Luận văn đề tài hôn nhân của Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện tại

32 5.2K 22
Luận văn đề tài hôn nhân của Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện tại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Luận văn đề tài hôn nhân của Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện tại.- Tại Hàn Quốc, hôn nhân giữa nam và nữ đồng nghĩa với việc kết nối hai gia đình, chứ không chỉ đơn thuần là kết nối hai cá nhân cô dâu - chú rể. Với ý nghĩa đó, sự kiện này được gọi là Taerye (대례) - Đại Lễ và mọi người thân quen đều đến tham dự. Chịu ảnh hưởng của giá trị Khổng giáo truyền thống, nghi thức kết hôn tại Hàn Quốc cũng khá dài dòng và phức tạp, từ việc kết đôi chồng vợ cho cô dâu - chú rể đến những nghi thức phải thực hiện sau hôn lễ chính.

LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: HÔN NHÂN CỦA HÀN QUỐC TỪ TRUYỀN THỐNG TỚI HIỆN ĐẠI Thành phố Hồ Chí Minh I. Nguồn gốc và ý nghĩa Tại Hàn Quốc, hôn nhân giữa nam và nữ đồng nghĩa với việc kết nối hai gia đình, chứ không chỉ đơn thuần là kết nối hai cá nhân cô dâu - chú rể. Với ý nghĩa đó, sự kiện này được gọi là Taerye (대례) - Đại Lễ và mọi người thân quen đều đến tham dự. Chịu ảnh hưởng của giá trị Khổng giáo truyền thống, nghi thức kết hôn tại Hàn Quốc cũng khá dài dòng và phức tạp, từ việc kết đôi chồng vợ cho cô dâu - chú rể đến những nghi thức phải thực hiện sau hôn lễ chính. NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA Trước đây, những người làm mai mối chuyên nghiệp có thể kết nối những "ứng viên" thích hợp cho hôn nhân, cặp vợ chồng mới cưới thường xuyên gặp gỡ lần đầu tiên ngay tại chính hôn lễ của mình. Gia đình là một trong những yếu tố quyết định hôn nhân, họ còn phải đến tìm thầy bói để xem dự đoán về tương lai của đôi bạn trẻ. Trong thời kỳ Joseon (조선), người ta lập gia đình khi vừa bước qua tuổi trưởng thành và thông thường nữ lớn hơn nam nhiều tuổi. Thông thường chú rể đến nhà cô dâu để cử hành nghi lễ, sau đó ở lại 3 ngày trước khi đưa cô dâu quay về nhà mình. Nghi lễ thật sự bao gồm một số nghi thức nhỏ với nhiều điệu bộ tượng trưng và các nghi thức lạy cầu kỳ. Những người tham dự lễ cưới đều phải kềm chế cảm xúc và giữ lại vẻ u sầu khi đưa cô dâu sang nhà mới. Mặc dù ngày nay, người Hàn Quốc còn lưu giữ lại nhiều khía cạnh của hôn lễ truyền thống, nhưng đa số các nghi lễ hiện đại giống với nghi thức kết hôn của phương Tây hơntruyền thống xứ Hàn. Tuy nhiên, ở nhiều ngôi làng nhỏ và các bảo tàng trên đất nước Hàn Quốc vẫn thường xuyên tổ chức nghi lễ kết hôn truyền thống để bảo tồn văn hóa nước nhà. Eum/Yang ( 음 / 양 ) Hôn nhân là đại diện cho sự kết hợp hoàn hảo và sự cân bằng của hai yếu tố chủ thể trong thế giới này: Eum (음) - bóng tối, yếu tố nữ giới và Yang (양)- ánh sáng, yếu tố nam giới; còn gọi là âm và dương. Thông thường, lễ thành hôn diễn ra vào lúc chạng vạng, đại diện cho sự cân bằng giữa ánh sáng ban ngày và bóng tối ban đêm. Màu xanh tượng trưng cho Eum còn màu đỏ tượng trưng cho Yang. I. Các nghi thức, nghi lễ liên quan đến hôn nhân a. Truyền thống Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa có một phong tục cưới hỏi riêng, mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Cùng tìm hiểu những nét độc đáo trong đám cưới truyền thống của người Hàn Quốc. Đám cưới truyền thống của người dân Hàn Quốc được gọi là Taerye ( 대례). Lễ cưới được tổ chức linh đình mà trang trọng, với nhiều thủ tục, nghi lễ kéo dài và cầu kỳ. 1. Eui Hon (Mai mối) (의혼) Tiến trình tìm kiếm người vợ hoặc chồng tương lai cho con cái trong nhà thường phải nhờ đến các nhà mai mối chuyên nghiệp, họ sẽ thu thập thông tin từ những cô gái - chàng trai đến tuổi thành gia lập thất nhưng vẫn còn đơn độc theo dòng dõi gia đình, học vấn hay đẳng cấp xã hội sao cho tương xứng. Người làm mai mối sẽ kết nối cho các cặp vợ chồng tương lai và định ngày để hai bên cha mẹ giáp mặt. Cha mẹ cũng sẽ gặp gỡ người hôn phối tương lai của con mình, nhưng lúc này cô dâu chú rể tương lai sẽ không được gặp mặt nhau. Gia đình chú rể sẽ gửi lời cầu hôn đến cha mẹ cô dâu - người có quyền chấp nhận hay từ chối thay mặt con gái mình. 2. Napchae (Định ngày lành) (납채) Sau khi lời cầu hôn được chấp nhận, gia đình chú rể sẽ chuẩn bị Saju ( 사주)- xác định ngày, tháng, năm, giờ sinh chính xác của chú rể theo âm lịch, sau đó gửi đến gia đình cô dâu. Giấy trắng cao 40cm, rộng 90cm, gấp lại 5 lần đều nhau sau đó viết Saju vào chính giữa rồi bỏ vào phong bì màu trắng. Không sử dụng keo để dán bì thư mà gia đình chú rể dùng nhánh tre gói bao thư vào trong sau đó cột lại bằng chỉ xanh và chỉ đỏ. Cuối cùng dùng Sajubo (사주보) , loại vải bọc màu đỏ bên trong và màu xanh bên ngoài quấn lại thật kỹ. Dựa theo thông tin từ Saju, thầy bói quyết định ngày giờ tốt lành để cử hành hôn lễ. Sau đó gia đình cô dâu gửi Yeongil (연길) đến gia đình chú rể cho biết ngày cưới và hỏi về số đo của chú rể để tiện việc mua sắm phục trang. 3. Napp'ae (Trao đổi hồi môn) (납폐) Trước ngày cưới, gia đình chú rể đưa quà cưới sang nhà gái trong một hộp lễ vật gọi là Ham (함). Thêm vào đó Hamjinabi (함진아비 )(người bưng Ham) và một nhóm bạn thân của chú rể đồng thời bưng Bongch'i Deok (봉치떡) bánh gạo đậu đỏ từ nhà trai sang nhà gái. Gia đình nhà gái sẽ tổ chức buổi tiệc nhỏ cho nhóm bạn này để đáp tạ công sức của họ. Buổi lễ đưa Ham đến nhà gái được xem như là sự kiện chính dành cho bạn bè chú rể, những người cầm Ham sẽ yêu cầu "bán" lại cho nhà gái lễ vật này. Trong thời hiện đại, nhóm bạn này rất đông đúc, náo nhiệt, thường đòi hỏi số tiền lớn đủ để mua rượu uống. Ham thường có 3 lễ vật. 1. Honseo (혼서) - hôn thư gói trong vải lụa đen, ghi tên của người gửi và mục đích hôn sự. Đây là biểu tượng của sự trung thành mà người vợ dành cho người chồng tương lai của mình. Người vợ phải giữ hôn thư mãi mãi bên mình, khi chết phải chôn theo. 2. Chaedan (채단) là một số cây vải xanh đỏ dùng để may trang phục. Vải xanh được cột bằng chỉ đỏ còn vải đỏ cột bằng chỉ xanh. Hai màu xanh đỏ là đại diện cho Eum/Yang hay còn gọi là Âm/Dương. Honsu là những món đồ giá trị dành cho cô dâu từ gia đình nhà chú rể. 3. Túi Obang (오방) Gồm có 5 túi nhỏ, túi màu đỏ đựng vào trong đó là những hạt đậu đỏ, tượng trưng cho sự xua đuổi các linh hồn xấu xa, được đặt ở phía tây nam. Chiếc túi màu vàng được đặt ở trung tâm với những hạt đậu màu xanh tượng trưng cho địa vị cao quý. túi màu xanh được đặt ở phía đông bắc, đặt vào đó một chút gạo nếp tượng trưng cho sự kiên nhẫn, nhẫn nại. Chiếc túi màu hồng được đặt ở hướng tây bắc, với ý nghĩa là sẽ sinh được nhiều con cháu và được đặt vào đó một chút bông gòn. Và chiếc túi màu xanh lá cây sẽ được đặt ở phía đông nam và cho vào đó cây bách xù với ý nghĩa, biểu tượng của sự thuần khiết, trong trắng 4. Vải: Khi gói Ham thì dưới đáy Ham cần những loại giấy đẹp hoặc giấy Hán (được lấy từ Trung Quốc) gấp lại gọn gàng và bỏ vào đó mỗi thứ một cuộn: vải, tơ lụa, vải gai, ii. Các nghi thức trong ngày hôn lễ 1. Ch'inyoung (Diễu hành) Theo nghi thức Ch'inyoung truyền thống, hôn lễ diễn ra bên nhà gái. Chú rể thường cỡi ngựa hay lừa, cùng đoàn tùy tùng đi đến nhà cô dâu hay nơi diễn ra lễ cưới. Chú rể thường đưa theo một đoàn nhạc công, thổi nhạc cụ để không khí nhộn nhịp hơn dù mặt chú rể có vẻ đăm chiêu và che giấu cảm xúc. 2. Jeonanrye (Trao ngỗng) (전안례) (奠雁禮) ( Điện nhạn lễ) Kireogi (Uyên ương - cặp ngỗng dại) ( 기러기 ) Một đôi ngỗng dại làm từ gỗ đại diện cho tân lang và tân nương. Trong nghi thức Jeonanrye của lễ cưới, chú rể đưa một con ngỗng gỗ kireogi cho nhạc mẫu của mình. Ngỗng tượng trưng cho nhiều quy tắc mà đôi vợ chồng mới phải tuân theo trong đời sống hôn nhân của họ: - Ngỗng dại chỉ có một bạn đời trong suốt cuộc sống của mình. Ngay cả khi 1 con chết, con còn lại sẽ không bao giờ tìm bạn đời mới. - Ngỗng dại là loài vật hiểu rõ ràng tôn ti trật tự. Ngay cả khi bay trên bầu trời, chúng vẫn duy trì đúng cơ cấu và sự hài hòa tuyệt đối. Ngỗng dại có bản chất luôn để lại sự tồn tại của mình ở bất cứ nơi nào nó đến. Con người nên để lại di sản lớn cho con cháu mai sau khi họ rời bỏ thế giới này. Gà Gà trống và gà mái được bọc lại bằng vải xanh và vải đỏ được đặt ngồi trên hoặc dưới bàn hôn lễ. Một trong những ý nghĩa của biểu tượng này là sự liên kết giữa những chú gà trống và buổi sáng. Mào gà trống đánh dấu sự khởi đầu của một ngày mới, sự khởi đầu tươi sáng như ý nghĩa của cuộc hôn nhân bền vững. Tiếng gáy của gà trống còn báo hiệu cho quỷ dữ biết rằng ngày đã đến và chúng phải mau biến mất khỏi thế giới này. Chú gà trống trong lễ cưới đánh dấu niềm hy vọng rằng các linh hồn ma quỷ sẽ phải tránh xa, không làm phiền cặp vợ chồng mới cưới. Ý nghĩa thứ hai đại diện cho niềm hy vọng rằng cặp vợ chồng mới cưới sẽ có nhiều con cái - điều rất quan trọng trong xã hội nông nghiệp truyền thống. Gà là loài vật đẻ nhiều trứng vì thế nên cô dâu mới có thể sinh nhiều con cái để cuộc hôn nhân càng thêm bền vững. [...]... đã được nhập quốc tịch Hàn Quốc Việt Nam có trên 37.000 cô dâu, đứng thứ 2 sau Trung Quốc Tuy nhiên, hôn nhân quốc tế cũng đã dẫn theo những hậu quả, gây ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội Hàn Quốc Tình trạng bất đồng văn hóa trong hôn nhân quốc tế tăng, dẫn đến tỷ lệ ly hôn giữa các cặp vợ chồng đa văn hóa cũng tăng nhanh Tỷ lệ ly hôn trong đối tượng hôn nhân đa văn hóa đã tăng vọt từ mức 2,4% cách đây... thức hôn lễ: Ngày xưa, hôn lễ truyền thống của Hàn Quốc rất cầu kì và phức tạp, kèm theo nhiều nghi lễ Ngày nay, có ít người tổ chức hôn lễ theo kiểu truyền thống, nếu có thì hình thức cũng được đơn giản hóa đến tối đa, và các nghi thức không cần thiết cũng được loại bỏ bớt Thường thì các đám cưới của Hàn Quốc ngày nay là hỗn hợp của cả hai đám cưới phương Tây và truyền thống Hàn Quốc b Các quan điểm... niệm về hôn nhân 1 Những thay đổi trong hôn nhân: Hình thức hôn nhân: Thời xưa, trong các gia đình Hàn Quốc, hôn nhân của con cái thường được những người có vai vế lớn trong gia đình như ông bà, cha mẹ quyết định Đây là hình thức hôn nhân sắp đặt: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” Có đôi khi hôn lễ được cha mẹ hai bên sắp đặt ngay từ khi đôi nam nữ còn nhỏ tuổi Ngày nay, ở Hàn Quốc chủ yếu là hôn nhân tự... đó dẫn đến hôn nhân có sự đồng ý của hai bên  Bận bịu với công việc và học tập nên giới trẻ hiện nay không có thời gian để làm quen,tìm hiểu nên nhiều bạn trẻ chọn cách hôn nhân qua mai mối Do đó ở Hàn Quốc hiện nay xuất hiện rất nhiều công ty môi giới hôn nhân Hầu hết những công ty môi giới này không chấp nhận những ứng viên sau: Nam giới: bị hói,tàn tật hay không có bằng đại học Nữ giới: không hấp... bản sắc riêng của xứ sở kim chi, ngày nay việc tổ chức hôn nhân của người Hàn Quốc với người nước ngoài có xu hướng gia tăng bùng nổ với tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập mạnh mẽ về kinh tế, nhu cầu lao động và hợp tác lao động quốc tế xuất hiện, giao lưu quốc tế bùng nổ và xã hội Hàn Quốc đã có những thay đổi theo xu hướng đa văn hóa, đa dân tộc, tuy nhiên bản sắc hôn nhân của người Hàn Quốc vẫn mang... lao động quốc tế xuất hiện, giao lưu quốc tế bùng nổ và xã hội Hàn Quốc đã có những thay đổi theo xu hướng đa văn hóa, đa dân tộc Tháng 5 năm 2006, chính quyền Roh Muhyun chủ trương xây dựng Hàn Quốc thành một xã hội đa văn hóa, đa dân tộc Với chủ trương này, chính phủ Hàn Quốc đảm nhận vai trò chính để truyền bá chủ nghĩa đa văn hóa và xem đây như một cách thức dễ dàng để giải quyết các vấn đề của tỉ... hội Hàn Quốc đang già hóa đi Theo thốngcủa cơ quan chức năng Hàn Quốc, số trường hợp kết hôn giữa nam giới Hàn Quốc với phụ nữ nước ngoài đã gia tăng nhanh chóng trong vòng một thập kỷ qua Tính đến tháng 1/2011, có tổng cộng 181.671 người nước ngoài diện kết hôn đang sinh sống tại Hàn Quốc, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2009 Trong số đó, 89,7% là phụ nữ lấy chồng Hàn và có 31,1% đã được nhập quốc. .. về, những người thân và họ hàng sẽ tới nhà xem cuộc sống mới của đôi vợ chồng trẻ Đôi vợ chồng trẻ sẽ tiếp đón họ bằng những món ăn ngon Sự khác nhau giữa truyền thống và hiện đại Truyền thống Trước ngày hôn lễ 1 Eui Hon (Mai mối)(의혼) 2 Napchae (Định ngày lành)(납채) 3 Napp'ae (Trao đổi hồi môn) (납 폐) Hiện đại Trước ngày hôn lễ 1 Có hai cách để đến với hôn nhân: yonea (hôn nhân theo tình yêu), chungmae... Việt Nam lẫn Hàn Quốc đều tỏ ra rất bất bình trước vụ việc cô dâu Việt Nam bị nhà chồng tước đoạt quyền nuôi con, không cho cô được tiếp xúc với hai đứa con của mình ngay sau khi cô sinh xong Và gần đây nhất là vụ việc cô dâu Thạch Thị Hồng Ngọc đã bị chồng, vốn là người có vấn đề về thần kinh, đâm chết vào ngày 8/7/2010 tại thành phố Busan V Kết luận : Đối với văn hóa hôn nhân của Hàn Quốc mang đậm... tượng kết hôn quốc tế gia tăng mạnh tại Hàn Quốc và dần trở thành một vấn đề xã hội Người Hàn Quốc trước nay vốn tự hào về sự thuần nhất của dân tộc Với xuất phát điểm một dân tộc thuần nhất này, người Hàn Quốc nhìn chung có xu hướng coi thường người nước ngoài và coi rẻ những cuộc kết hôn với người nước ngoài Chính vì thế, trong quá khứ, Hàn Quốc cũng không quan tâm đến chính sách cho người di cư nước . LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: HÔN NHÂN CỦA HÀN QUỐC TỪ TRUYỀN THỐNG TỚI HIỆN ĐẠI Thành phố Hồ Chí Minh I. Nguồn gốc và ý nghĩa Tại Hàn Quốc, hôn nhân giữa nam và nữ đồng nghĩa. kết hôn của phương Tây hơn là truyền thống xứ Hàn. Tuy nhiên, ở nhiều ngôi làng nhỏ và các bảo tàng trên đất nước Hàn Quốc vẫn thường xuyên tổ chức nghi lễ kết hôn truyền thống để bảo tồn văn. trị Khổng giáo truyền thống, nghi thức kết hôn tại Hàn Quốc cũng khá dài dòng và phức tạp, từ việc kết đôi chồng vợ cho cô dâu - chú rể đến những nghi thức phải thực hiện sau hôn lễ chính. NGUỒN

Ngày đăng: 21/05/2014, 08:46

Mục lục

  • Đám cưới hiện đại của người Hàn Quốc

  • Trước ngày hôn lễ

  • Trao đổi hồi môn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan