Luận văn Đề tài nguồn gốc tộc người Hàn Quốc

21 3K 6
Luận văn Đề tài nguồn gốc tộc người Hàn Quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn Đề tài nguồn gốc tộc người Hàn Quốc

LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: NGUỒN GỐC TỘC NGƯỜI HÀN QUỐC Tp. Hồ Chí Minh 1 SƠ LƯỢC VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA HÀN QUỐC Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên (phía Đông Bắc Á), gồm phần chính là bán đảo và 3.576 đảo, có tổng diện tích là 220.800 km 2 . Bán đảo Triều Tiên có phía Bắc giáp Trung Quốc (có chung 1.025km đường biên giới), Nga (25km), phía Tây giáp Hoàng Hải và phía đông là biển Nhật Bản. Khoảng cách ngắn nhất đi từ bán đảo Triều Tiên đến bán đảo Sơn Đông (Trung Quốc) khoảng 190 km, từ cảng Pusan đến đảo Honshu (Nhật Bản) khoảng 180km. I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM TỘC NGƯỜI HÀN QUỐC 1. Lịch sử hình thành tộc người *Theo huyền thoại của Hàn Quốc: Xưa kia, Thần nhà trời tên Hwanin có một vị hoàng tử là thần Hwanung. Hwanung vì muốn giúp loài người nên đã xin vua cha cho ông được trị vì Bán đảo Hàn Quốc. Thần nhà trời Hwanin chấp nhận nguyện vọng của con, hoàng tử Hwanung được phái xuống trần gian cùng với ba ngàn người hộ tống. Cũng trong thời kỳ ấy, có một con gấu và một con hổ sống trong một cái hang lớn ở gần đó. Mỗi ngày, chúng thường đến cây gỗ đàn hương thần và cầu xin Hwanung làm phép cho chúng được biến thành người. Sau nhiều lần cầu xin và van nài của hai con hổ và gấu, hoàng tử Hwanung đã mủi lòng. Ông gọi hổ và gấu lại, ban cho hai mươi nhánh tỏi, vẩy nước thần lên chúng và bảo rằng: "Các ngươi hãy ăn những thứ này và tránh ánh sáng ban ngày trong 100 ngày tới. Nếu các ngươi làm được như vậy các ngươi sẽ trở thành người." Nói rồi Hwanung bỏ đi, gấu và hổ ăn tỏi, chịu nước thần và trở về hang của chúng. Tuy nhiên, sau 20 ngày, con hổ đã rời khỏi hang vì không chịu đựng nổi. Còn con gấu thì vẫn kiên trì ở trong hang tối và sau 100 ngày nó đã biến thành một người đàn bà vô cùng đẹp. Người đàn bà đẹp - tức con gấu - đã vui mừng khôn xiết, nhưng lại không tìm được ai để lấy mình. Sau một thời gian dài , nàng quay trở lại gặp Hwangung và xin thần ban cho nàng một đứa con. Và hoàng tử đã hóa thân thành người. Người đàn bà đã thụ thai rồi sinh hạ một người con trai, bà đặt tên cho con mình là Tan Gun Sau đó Tan Gun trở thành vua có tính chất người đầu tiên của bán đảo Triều Tiên. Ông cho lập ra vương quốc của mình là Choson và trị vì trong khoảng 1500 năm. Cuối cùng ông thoái vị và trở thành thần núi. Kết thúc câu chuyện và lưu truyền mãi mãi về sau trong lịch sử Hàn Quốc một huyền thoại có tên Tan Gun. *Dựa trên các tài liệu về ngôn ngữ và khảo cổ: 2 - Vào thập niên cuối của thế kỷ XX, nhóm nghiên cứu Spencer Wells của National Geographic (Mỹ) và nhóm Stephen Oppenheimer của Đại học Oxford (Anh) đi sâu vào nghiên cứu quá trình di dân của loài người từ châu Phi. Hai Dự án cho ra cùng một kết quả: Người hiện đại Homo sapiens được sinh ra tại Đông Phi khoảng 160.000 năm trước. Đến khoảng 70.000 năm trước, họ đã từ châu Phi tới các đảo ngoài khơi Đông Nam Á, Việt Nam và Nam Trung Hoa. Sau đó họ đi lên Trung Hoa, tới Trung Á, sang châu Âu rồi tới Đông Bắc Á (Triều Tiên, Nhật Bản…) - Cũng trong thập niên 90, Trung Quốc có Dự án Đa dạng di truyền người Trung Hoa (Chinese Human Genome Diversity Project) của nhóm Giáo sư Y. Chu với nội dung chính: Khoảng 70.000 năm trước, người Homo sapiens từ châu Phi, men theo bờ biển Ấn Độ, Pakistan tới miền Trung và Bắc Việt Nam. Dừng lại đây trong vòng 10.000 năm, họ lai giống, sinh sôi. Khoảng 50.000 năm trước họ di cư sang châu Úc. Khoảng 40.000 năm trước chiếm lĩnh New Guinea và các đảo ngoài khơi Đông Nam Á. Thời gian này, do phía bắc ấm lên, người từ Việt Nam đi lên Trung Quốc, tới Triều Tiên, Nhật Bản, sang Trung Á rồi lên Siberia, vượt eo Beringa sang châu Mỹ. - Cư dân Triều Tiên di cư từ Việt Nam sang theo kết luận của nhóm giáo sư Y.Chu cũng phù hợp với điều rút ra được từ nghiên cứu về sự hình thành của nhóm người Bách Việt của tác giả Hà Văn Thùy: Người từ châu Phi tới Việt Nam gồm hai đại chủng Mongoloid và Australoid. Họ hòa huyết, sinh ra 4 chủng Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid. Người Việt cổ, khoảng 50.000 năm trước đã từ Việt Nam di cư sang châu Úc, New Guinea, các đảo ngoài khơi Đông Nam Á, sang Miến Điện, Ấn Độ, sau đó lên Trung Quốc. Sống thời gian dài ở Việt Nam và Trung Hoa, trong những điều kiện địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, từ bốn chủng Việt cổ phân ly thành những nhóm địa phương khác nhau, được lịch sử gọi là Bách Việt. Người Bách Việt từ Trung Hoa di cư tới Triều Tiên, Nhật Bản, rồi lên Siberia, vượt eo Beringa sang châu Mỹ. - Theo “Địa lý Đông Bắc Á” (Huỳnh Văn Giáp, NXB ĐHQG TPHCM) : Tổ tiên của người Hàn hiện nay có nguồn gốc di cư từ bắc Siberia, đến Mông Cổ, Mãn Châu, bắc Trung Quốc rồi xuống bán đảo Triều Tiên vào khoảng 5.000 năm trước công nguyên, định cư ở đây và di truyền nòi giống. Một nhánh khác của người Triều Tiên cổ tiếp tục di chuyển vào Nhật Bản. Còn người Bắc Siberia thì trong 400 năm bị phong kiến Trung 3 Quốc đô hộ (từ năm 100 trước CN đến năm 300 sau CN) đã pha trộn huyết thống với người Trung Quốc. Trong các triều đại Koryo có một số lượng lớn người Hoa và Bắc Á di cư từ Trung Quốc, Mãn Châu đến bán đảo Hàn, đồng thời cũng có một lượng lớn người Hàn di cư đến bán đảo Sơn Đông (Trung Quốc) vì mục đích thương mại. Đến năm 668, sự hoàn chỉnh dân tộc Triều Tiên mới được hình thành, khi vương quốc Silla thông nhất toàn bán đảo. - Căn cứ vào các di chỉ khảo cổ học (tham khảo: “Korea xưa và nay”, Mai Đặng Mỹ Hiền dịch, NXB TPHCM) + Thời kì đồ đá cũ Những di chỉ phát hiện tại làng Kulp’ol, Unggi vào năm 1962 và 1 số di chỉ tại làng Sokchang, Kongju vào năm 1964 đã cho thấy rằng con người thuộc Thời kì đồ đá cũ đã từng sinh sống rộng rãi trên khắp bán đảo Triều Tiên. Niên đại của Thời kì đồ đá cuea chưa được xác định chắc chắn. Các độ tuổi của 2 tầng văn hóa tại di chỉ làng Sokchang thuộc Thời kì hậu đồ đá cũ đã được xác nhận cách đây khoảng từ 20.000 đến 30.000 năm. Tuy nhiên, trong số các địa điểm đã khải quật, có ít nhất 2 khu vực xác định niên đại liệt vào Thời sơ kì đồ đá cũ, vì vậy cho phép giả định rằng con người đã bắt đầu sinh sống và phát triển văn hóa tại bán đảo cách đây ít nhất từ 400.000 năm đến 500.000 năm. Tuy nhiên, theo quan điểm thống lĩnh hiện thời thì người Hàn ngày nay không phải là hậu duệ của những cư dân Thời kì đồ đá cũ này, những người đã từng sinh sống trên mảnh đất của họ. + Thời kì đồ đá mới Khoảng 5.500 năm TCN, lần đầu tiên con người thuộc thời kì đồ đá mới đã bắt đầu xuất hiện, với những vật tượng trưng là những công cụ bằng đất hoặc đá mài nhẵn và đồ gốm. Thời kì này ở Triều Tiên được chia làm 3 kì: Thời sơ kỳ đồ đá mới, Thời trung kỳ đồ đá mới và Thời hậu kỳ đồ đá mới. • Thời sơ kỳ đồ đá mới : niên đại từ 5.000 đến 6.000 năm TCN, đánh dấu qua việc tạo nên những chiếc bình nhỏ, không trang trí, giản dị như của 1 loại bình gốm được trang trí tùy hứng bằng cách thêm vào những sọc ngắn nhỏ bằng đất sét lên chiếc chén hay lên thân bình. Những tạo vật này được phát hiện ở 2 cực bắc và nam ven bờ biển phía Đông, những khu vực miền trung của bán đảo, đồng thời cũng được phát hiện ở Mãn Châu và đảo Tsushima. • Thời trung kỳ đồ đá mới : niên đại từ khoảng 4.000 năm TCN, được xác định dựa vào những chiếc bình gốm có hoa văn hình học đặc thù, thường gọi là “bình gốm kiểu răng lược”. Loại bình gốm này được khai quật tại nhiều di chỉ trên khắp bán 4 đảo , đặc biệt các khu vực bờ biển, bờ sông, và từ Siberia xuyên qua Mông Cổ, Mãn Châu và xuống tận Nhật Bản. • Thời hậu kỳ đồ đá mới : khoảng 2.000 năm TCN, nền văn hóa gốm sứ mới với nét đặc thù là họa tiết, lan tràn từ Trung Quốc xuống tận bán đảo Triều Tiên. Các di chỉ của thời đại này được phát hiện rộng rãi ở những địa điểm khai quật nằm rải rác khắp bán đảo. Như vậy, nền văn hóa Thời kỳ đồ đá mới ở bán đảo Triều Tiên đã qua 3 giai đoạn phát triển chính, rất có thể chúng phản ánh 3 làn sóng di cư liên tiếp xuống bán đảo. Không giống như trường hợp các bộ phận dân cư thuộc Thời kỳ đồ đá cũ, người ta thấy những tộc người thuộc Thời đại đồ đá mới phát triển liên tục, không gián đoạn, góp 1 yếu tố cấu thành nên dân tộc người Hàn sau này. Kế đến, người ta tin rằng, trong suốt quá trình phát triển lịch sử lâu dài, những cư dân của Thời đại đồ đá mới này đã hòa nhập với nhau và giao thoa cùng với những nhóm tộc người mới của thời đại đồ đồng sau. + Thời kỳ đồng thau Niên đại kéo dài từ thế kỉ VIII đến thế kỉ IV TCN, được xác định dựa vào những chiếc dao găm bằng đồng hình dạng 1 cây đàn măng-đô-lin và những chiếc gương đồng với những lằn sọc đơn giản và nhiều nét lấm chấm. Sự xuất hiện của loại gốm có mô típ hình học trong các đồ vật thuộc Thời kỳ đồ đá mới cho thấy đã có 1 giai đoạn chuyển tiếp khi có sự tiếp xúc giữa 2 nền văn hóa. Vào thời kỳ này, việc trồng lúa cũng đã bắt đầu được tiến hành, bằng chứng là việc sử dụng những con dao đá hình lưỡi liềm để cắt lúa và những cuốc đá có rãnh để xới đất. Và chính vì cả 2 công cụ này được sử dụng trong nền văn hóa lúa nước ở Trung Quốc nên người ta nghĩ rằng nền nông nghiệp lúa nước đã được truyền từ Trung Quốc. + Thời kỳ đồ sắt Vào thế kỉ thứ IV TCN, 2 nền văn hóa đồ kim loại mới, vốn có lai lịch khác nhau, đã truyền vào bán đảo Triều Tiên. Một bên là nền văn hóa đồ sắt của Trung Quốc, bên kia là nền văn hóa đồng thau có nguồn gốc Scytho – Siberia, thể hiện qua những đồng tiền cổ Trung Quốc, những chiếc đai thắt lưng hình thú theo kiểu Scytho – Siberia, 1 loại đồ gốm bằng đá xám mới và những khuôn đúc đồng hoặc sắt, các vật dụng khác bao gồm 1 loạt các vũ khí như dao găm sắt, mũi giáo sắt nhọn… Hai nền văn hóa này giao thoa tại Mãn Châu, sau đó lan xuống đến khu vực sông Taedong, từ đó nhanh chóng lan truyền khắp các hướng, thậm chí xâm nhập vào Nhật Bản, nơi chúng phát triển thành văn hóa Yayoi. 5 Nói tóm lại, dù có rất nhiều bằng chứng, tư liệu khác nhau về lịch sử hình thành tộc người Hàn Quốc, nhưng rõ ràng không phải ngay từ thời sơ khai đến thời điểm hiện tại họ chỉ là 1 dân tộc thuần nhất (có lẽ chỉ trong thần thoại về Tangun mới là điểm tựa cho niềm tin của họ về 1 nguồn gốc duy nhất) do những cuộc di dân liên tục đã tạo nên sự xáo trộn sắc tộc giữa các bộ lạc, giữa các thời kì, để đưa đến kết quả cuối cùng là hình thành nên tộc người Hàn Quốc như ngày nay. 2. Đặc điểm tộc người a, Ngôn ngữ Ngôn ngữ Triều Tiên cách đây không lâu được phần đông các nhà khoa học coi là ngôn ngữ biệt lập, tức là nó không được đưa vào bất kì nhóm ngôn ngữ học nào. Có những giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của ngôn ngữ này (giả thuyết thuộc ngôn ngữ Dravidien, Nhật Bản, Cổ Á, Ấn – Âu, Antai). Trong đó ý kiến cho rằng tiếng Triều Tiên có tính gần gũi với các ngôn ngữ thuộc nhánh Tungus của ngữ hệ Antai là ý kiến phổ biến nhất. Tất cả người Hàn Quốc đều nói chung 1 ngôn ngữ, đây được coi là nhân tố quyết định trong việc tạo nên bản sắc dân tộc mạnh mẽ của họ. Người Hàn Quốc đã từng phát triển 1 số phương ngữ khác ngoài ngôn ngữ chuẩn được dùng tại Seoul. Tuy nhiên, những phương ngữ này, trừ ngôn ngữ được nói ở tỉnh Jeju-do, đều khá giống với ngôn ngữ chuẩn, vì thế người nói các tiếng địa phương có thể hiểu được nhau không mấy khó khăn. Trong vốn từ Triều Tiên có lượng lớn từ vay mượn từ các từ Trung Quốc (54% từ gốc Hán hiện đang được sử dụng) Người Triều Tiên được xem là những người nước ngoài đầu tiên học và sử dụng chữ Hán, thứ chữ cổ nhất Đông Á. Đến năm 1446, Hoàng đế Sejong (1418 – 1450),vị vua thứ tư của vương quốc Choson cùng Hội đồng học giả hoàng gia đã sáng tạo ra hệ thống chữ cái tiếng Hàn Hunmin Chongum (Huấn dân chính âm), hay còn gọi là Hangeul. Hangeul bao gồm 10 nguyên âm và 14 phụ âm, có thể kết hợp thành vô vàn các nhóm âm tiết. Bảng chữ cái này hết sức đơn giản, có hệ thống, dễ hiểu và được coi là 1 trong những hệ thống chữ viết khoa học nhất trên thế giới. Hangeul rất dễ học và dễ viết, vì thế đã đóng góp 1 phần to lớn vào tỉ lệ biết chữ cao và 1 nền công nghiệp in ấn phát triển của Hàn Quốc. b, Tôn giáo Hàn Quốc là một nước đảm bảo tự do tôn giáo. Tại đây, tôn giáo tín ngưỡng và các hoạt động liên quan được tự do phát triển mạnh mẽ Tính đến năm 2005, Hàn Quốc có 24.970.000 người theo tôn giáo (theo số liệu của Cục Thống kê quốc gia) chiếm 53,1% dân số. Trong đó, số người theo Phật giáo chiếm 43%, Tin lành 34,5%, Thiên chúa giáo 20,6%. 6 Ngoài ra, còn có các tôn giáo thiểu số khác như Nho giáo, Wonbul giáo, Cheondo giáo, Cheungsang giáo và Deajong giáo. c, Thành phần dân tộc Triều Tiên nói chung và Hàn Quốc nói riêng vốn được xem là một trong những quốc gia thuần nhất về mặt dân tộc lớn nhất thế giới. Ngoại trừ một thiểu số khoảng 30.000 người Hoa sống ở Seoul và Inchon, dân tộc Triều Tiên là cư dân bản địa đơn dân tộc, có chung một ngôn ngữ và một nền văn hóa truyền thống phân bổ đều khắp trên bán đảo Triều Tiên từ xưa đến nay. Tuy nhiên, trong vài chục năm trở lại đây, số lượng người nhập cư vào Hàn Quốc đang tăng lên rất nhanh, vì thế khái niệm ‘một dân tộc’ đang dần chuyển đổi. Người nhập cư có thể chia thành 2 nhóm : người nhập cư theo diện kết hôn và người lao động nước ngoài. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á năm 1997, Hàn Quốc cùng với Nhật Bản là hai quốc gia sớm khắc phục được khủng hoảng, vì vậy mà một số lượng lớn lao động từ các nước châu Á khác (như Philippin, Ấn Độ) cũng như từ các nước châu Phi đã đổ về đây để tìm kiếm việc làm trong các nhà máy lớn. Một bộ phận không nhỏ người Hoa Kỳ cũng đang sống và làm việc tại Hàn Quốc, họ tập trung tại một khu vực của thành phố Seoul có tên động Itaewon. Ở đây người ta cũng có thể tìm thấy một khu "làng Liên hiệp quốc" bên cạnh nhiều đại sứ quán và công ty nước ngoài. Theo điều tra của Cục thống kê Hàn Quốc, chỉ riêng năm 2006 đã có 39.700 cuộc kết hôn giữa người nước ngoài và người Hàn, chiếm 11,9 % tổng số các cuộc kết hôn trong năm đó. 7 Số lượng người nước ngoài đăng kí cư trú chính thức tại Hàn Quốc Ngược lại cũng có rất nhiều người Hàn Quốc sinh sống tại nước ngoài, ví dụ như tại Trung Quốc và nhiều nước vùng Trung Á. Trong thời kì bị Nhật đô hộ, một số người cũng đã bị đưa sang Nhật Bản. Sự bất ổn chính trị, xã hội và kinh tế trong nước đã dẫn tới việc nhiều người Hàn Quốc di cư sang Canada và Hoa Kỳ. Từ khi tình hình trong nước trở lại ổn định, một số đã trở về quê hương (mang hai quốc tịch). b, Ý thức tự giác tộc người Người Hàn Quốc trong bất cứ trường hợp nào, ở bất cứ nơi cũng luôn tự hào về dân tộc mình. Họ tin rằng cả dân tộc cùng chảy trong mình một dòng máu, cùng có nguồn gốc tổ tiên chung. Shin Chae-Ho, một nhà dân tộc học lỗi lạc của Hàn Quốc đã cho rằng, Hàn Quốc được xem như là một quốc gia dân tộc là được bắt nguồn từ nhân vật thần thoại Dangun – là con của Thần Trời, vì thế họ tự hào rằng mình có nguồn gốc thần tiên. Tính đồng nhất dân tộc dường như đã trở thành gốc rễ trong đời sống người dân Hàn Quốc, thể hiện qua việc họ duy trì 1 chế độ chính trị, 1 ngôn ngữ duy nhất trong thời gian dài. Và, khi phải đối mặt với sự xâm lược của các nước đế quốc, người Hàn Quốc cũng đã biểu hiện rõ rệt tinh thần dân tộc của mình. Họ nhấn mạnh rằng, cơ sở 8 dân tộc còn mạnh mẽ hơn cả yếu tố quân sự trong việc xác lập nên đất nước Hàn Quốc. Bằng tinh thần dân tộc bất khuất, họ đã kiên quyết chống lại những thế lực bên ngoài, những âm mưu đồng hóa văn hóa mà họ đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, khi mà trải theo chiều dài lịch sử, Hàn Quốc đã phải chịu biết bao tác động bởi các thế lực bên ngoài như Mông Cổ, phong kiến Trung Hoa, quân phiệt Nhật, Hoa Kì. Cũng có lúc họ bị lung lay ý chí, nhìn nhận sai vấn đề và tiếp nhận 1 cách mù quáng văn hóa ngoại quốc, nhưng tận sâu trong gốc rễ thì bản sắc dân tộc vẫn luôn trụ vững trong họ. Thậm chí ngày nay, người Hàn Quốc còn duy trì tinh thần dân tộc của mình trên khắp thế giới, cộng đồng người Hàn Quốc ở nước ngoài vẫn tiếp tục hoạt động như 1 nguồn lực quan trọng trong quan hệ kinh tế, chính trị với nước nhà. Ý thức được bản sắc của quốc gia dân tộc chính là nguồn gốc quan trọng cho niềm tự hào của mọi người dân trong những năm hỗn loạn của đất nước Hàn Quốc, những nguy biến của quốc gia (chiến tranh do chủ nghĩa thực dân, sự phân chia lãnh thổ, chế độ độc tài …) Và chính điều đó cũng đã góp phần tăng cường ý thức tập thể và nội bộ đoàn kết chống lại sự đe dọa từ các thế lực thù địch bên ngoài. Tuy nhiên, không hẳn tính đồng nhất của một quốc gia dân tộc bao giờ cũng là một lợi thế, mà có khi nó lại trở thành nhân tố cực quyền trong hệ thống chính trị, văn hóa, xã hội. Tính đồng nhất ấy đã bỏ qua yếu tố cạnh tranh và dẫn đến sự nghèo nàn trong tư tưởng, bao gồm chủ nghĩa tự do, bảo thủ và cấp tiến; cản trở sự đa dạng văn hóa xã hội trong xã hội Hàn Quốc. Chủ nghĩa dân tộc sẽ còn tồn tại như 1 nguyên tắc của xã hội Hàn Quốc mà không dễ gì bỏ qua hoặc chỉ xem như 1 huyền thoại. Nhưng chủ nghĩa dân tộc cũng không thể tồn tại dưới góc độ hợp nhất nó với hệ tư tưởng phân biệt chủng tộc với các dân tộc khác (người Hàn Quốc gọi tộc người Trung Quốc đang sinh sống ở Hàn là “hwakyo”-Hoa Kiều, Luật quốc tịch Hàn Quốc vẫn còn dựa trên chế độ “hợp pháp” hoặc “bất hợp pháp”, vấn đề gia đình đa văn hóa …chính những điều này, dù vô tình hay hữu ý đã tạo nên một khoảng cách khá lớn đối với lao động nước ngoài nhập cư tại đây). Chính vì vậy mà Hàn Quốc phải thực sự cẩn trọng trong việc xây dựng chủ nghĩa quốc gia dân tộc và luôn phải tìm cách giảm thiểu các tác hại ẩn sâu bên trong nó. 9 II. SƠ LƯỢC VỀ NHỮNG VƯƠNG TRIỀU VÀ NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA GIA ĐÌNH HÀN QUỐC 1. Những triều đại nổi bật của tộc người Hàn Quốc Người ta vẫn cho rằng Hàn Quốc cổ xưa có đặc điểm của các quốc gia thành thị độc lập nhỏ bé, do các cộng động thị tộc sát nhập với nhau tạo thành. Quốc gia thành thị này đã dần dần được thống nhất thành các thị tộc với cấu trúc chính trị hết sức phức tạp, thậm chí còn tạo thành những quốc gia. Trong số rất nhiều những thị tộc này, Goguryeo (37 B.C đến A.D 668), có vị trí dọc theo vùng trung lưu sông Amnokgang (Yalu), đây là một trong những thị tộc lớn mạnh và trở thành vương quốc. Các đội quân hiếu chiến của Goguryeo đã chính phục lần lượt các thị tộc láng giềng, và vào năm 313, những đội quân này thậm chí còn đóng chiếm cả vùng biên cương của nước Lolang, Trung Quốc. Baekje (18 trước CN đến năm 660 sau CN) đã phát triển mạnh mẽ từ một quốc gia thị tộc ở phía Nam sông Hangang. Con sông tại vùng phụ cận của Seoul ngày nay, là một vương quốc liên hợp hơi giống với vương quốc Goguryeo. Trong suốt triều đại vua Geunchogo (từ năm 346 đến năm 370), Baekje đã phát triển thành một quốc gia tập trung và quý tộc. Để hiểu rõ về tộc người Hàn Quốc chúng tôi xin được lướt qua những triều đại nổi bật của tộc người Hàn Quốc, bao gồm: vương quốc Shilla, Balhea, Joseon. Vương quốc Silla (năm 57 trước CN đến 935 sau CN): nằm ở vị trí xa nhất phía Nam của bán đảo, ban đầu là quốc gia yếu nhất và kém phát triển nhất trong số ba quốc gia. Tuy nhiên, do có sự xa cách mang tính địa lý của những ảnh hưởng từ Trung Quốc, quốc gia này được mở rộng với những sự thực hành và ý tưởng khác với Trung Quốc. Xã hội có xu hướng phân chia giai cấp rõ rệt và sau này đã phát triển Tổ chức Hwarang (Hoa niên), một tổ chức độc nhất phát triển về nghiên cứu Phật giáo. Cho đến giữa thế kỷ thứ 6, Vương quốc Shilla đã xâm chiếm vương quốc Gaya láng giềng, một nhóm các quốc gia thành thị được củng cố phát triển ở khu vực đông nam 10 [...]... Hàn Quốc, nhưng hy vọng đã phần nào gợi mở về nguồn gốc hình thành, đặc điểm tộc người Hàn, cũng như vấn đề gia đình đa văn hóa vẫn đang diễn ra mạnh mẽ ở quốc gia này./ Tài liệu tham khảo 1 Huỳnh Văn Giáp, Địa lý Đông Bắc Á, NXB ĐHQG TPHCM 2 C.J.Eckert – K.Lee – Y.I.Lew – M.Robinson – E.W.Wagner,Mai Đặng Mỹ Hiền dịch, Korea xưa và nay, NXB TPHCM, 2001 3 Hàn Quốc : Đất nước – con người, Trung tâm văn. .. dân tộc thuần nhất sẽ là điều không thể Bất kể vấn đề nào cũng đều có mặt tích cực, tiêu cực, quan trọng là người dân Hàn Quốc phải có cách nhìn nhận sao cho đúng về vấn đề đa văn hóa đang dần nổi lên ở đất nước này, chính phủ cần đưa ra quyết sách nhanh chóng, phù hợp ra sao để có thể đảm bảo được cuộc sống mỗi cư dân của đất nước 20 Đề tài này có thể chưa giải quyết triệt để được vấn đề về tộc người. .. vào thẳng phòng cưới 3 Gia đình đa văn hóa ở Hàn Quốc Các gia đình đa văn hóa đã trở thành một mối quan tâm xã hội ở Hàn Quốc trong thời gian ngắn trở lại đây Khi trẻ em sinh ra giữa người nam giới và phụ nữ của nền văn hóa quốc gia khác nhau rồi hòa nhập vào cộng đồng, trường học thì mới nảy sinh nhiều vấn đề bất cập Và có dự đoán rằng số trẻ em sinh ra từ gia đình đa văn hóa sẽ tăng nhanh hơn những... tính nóng vội… ta dễ dàng nhận ra những nét ấy ở một người Hàn Quốc Vậy còn những người vẫn dùng tiếng Hoa, Nhật, Anh, Pháp…trong các giao dịch kinh doanh hằng ngày, hoặc lối sinh hoạt theo kiểu của người Việt, người Philipin, Malaysia… của các cô dâu ngoại quốc, thì họ là ai trong cái quốc gia đơn tộc ấy? Rõ ràng dân tộc Hàn không xuất phát từ một cội nguồn duy nhất, không hề có sự xuất hiện của 1 cư... Hàn Quốc thực hiện với mục đích để các bậc cha mẹ nhập cư sẽ có đủ kiến thức về những gì cần làm khi con cái họ đến tuổi đi học, để phụ nữ di dân và người chồng Hàn Quốc chuẩn bị tốt cho vai trò của mình trong việc giáo dục con cái của họ từ thời điểm tạo ra một gia đình KẾT LUẬN Trước nay Hàn Quốc vẫn được xem là một quốc gia dân tộc, bởi cái thống nhất trong lối sống, phong tục, tập quán của con người. .. thiết để giải quyết những vấn đề này a, Thành phần gia đình đa văn hóa Trong những năm 1990 đàn ông Hàn Quốc bắt đầu lập gia đình với phụ nữ nước ngoài đang tăng nhanh, những người nước ngoài bao gồm dân tộc Triều Tiên từ Trung Quốc, Nhật Bản và Philippines Số trẻ em của họ đã tăng liên tục từ giữa những năm 1990, nhưng nó đã bị chựng lại cho đến giữa thập niên 2000 do Hàn Quốc đã bắt đầu hướng sự chú... gia đình đa văn hóa Vấn đề đáng lo ngại là về việc phát triển nhân cách các trẻ em của gia đình đa văn hóa, diều này cũng có ảnh hưởng lớn đến thành tích giáo dục ở Hàn Quốc Vấn đề ảnh hưởng nhiều nhất về sự phát triển của trẻ em là sự đa dạng về ngôn ngữ trong học tập, thường là vấn đề đọc hiểu và học từ vựng rất khó khăn, đặc biệt là trong các môn học lịch sử và văn hóa Ngoài ra, trẻ em đa văn hóa thường... mà tất cả các thành viên của một gia đình tham gia vào giáo dục cho trẻ em Trong ý nghĩa này, vai trò của người chồng Hàn Quốc và của người vợ người nhập cư là rất quan trọng Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện ra một thực tế là những người cha Hàn Quốc hiếm khi đóng vai trò tích cực trong giáo dục ở nhà 17 Nhiều trường hợp báo cáo rằng các bà mẹ nhập cư không thể đọc được tiếng Hàn nên không đáp... họ về ngôn ngữ Hàn Quốc, văn hóa và xã hội Người mẹ không thể dễ dàng giao tiếp với giáo viên và cha mẹ khác, và do đó thiếu tiếp cận với những cơ hội khác nhau trong giáo dục Sự khác biệt của những người mẹ trong gia đình đa văn hóa còn tùy thuộc vào nền giáo dục của họ, khả năng ngôn ngữ, tự hào về quốc tịch gốc của họ, và mức độ tự tin Khả năng giáo dục chung của các gia đình đa văn hóa được quyết... chịu ảnh hưởng lâu đời của đạo khổng, người con trai có trách nhiệm nặng trong gia đình, tâm lý trọng nam cũng là tâm lý phổ biến trong xã hội Hàn Quốc để giải quyết tâm lý trọng nam khinh nữ, chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi hầu hết các văn bản luật liên quan đến gia đình theo cách đảm bảo sự bình đẳng giữa con trai và con gái về quyền thừa kế Đám cưới của người Hàn Quốc thường tổ chức tại nà cô dâu Vào . LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: NGUỒN GỐC TỘC NGƯỜI HÀN QUỐC Tp. Hồ Chí Minh 1 SƠ LƯỢC VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA HÀN QUỐC Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên (phía Đông. với hệ tư tưởng phân biệt chủng tộc với các dân tộc khác (người Hàn Quốc gọi tộc người Trung Quốc đang sinh sống ở Hàn là “hwakyo”-Hoa Kiều, Luật quốc tịch Hàn Quốc vẫn còn dựa trên chế độ “hợp. bật của tộc người Hàn Quốc Người ta vẫn cho rằng Hàn Quốc cổ xưa có đặc điểm của các quốc gia thành thị độc lập nhỏ bé, do các cộng động thị tộc sát nhập với nhau tạo thành. Quốc gia thành thị

Ngày đăng: 21/05/2014, 08:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan