Bài luận môn Nhân học đại cương

8 4.1K 63
Bài luận môn Nhân học đại cương

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài luận môn Nhân học đại cương

BÀI LUẬN MÔN: NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG Câu hỏi: 1. Phân biệt các khái niệm chủng tộc, quốc gia dân tộc, tộc người. Lấy ví dụ chứng minh. 2. Trình bày những hiểu biết của anh(chị) về nội dung và cơ chế tiến hóa Trả lời: 1. Phân biệt các khái niệm chủng tộc, quốc gia dân tộc, tộc người. Lấy ví dụ chứng minh *Khái niệm chủng tộc, quốc gia dân tộc, tộc người: a) Chủng tộc ( Race) -Về nguồn gốc của thuật ngữ “Chủng tộc” Race - Racialism, có sự giải thích khác nhau. Có người cho rằng bắt nguồn từ từ Arập “Ras”, nghĩa là “xuất xứ”, “ban đầu”. Một số khác giải thích là từ chữ “Razza”của Ý có nghĩa là “bộ lạc”. Từ “chủng tộc - Race” với ý nghĩa như ngày nay chúng ta dùng thì lần đầu tiên được nhà bác học người Pháp Phơranxoa Bécnê (Francois Berniêr) đưa ra và áp dụng vào năm 1684. -Khi nhìn vào 1 ng châu Âu, châu Á hay châu Phi, chúng ta cũng có thể dễ dàng phân biệt được người đó thuộc chủng tộc nào. Do giữa các chủng tộc có những đặc điểm hình thái như: màu da, màu mắt, màu tóc; các hình dạng mặt, mũi, môi; tầm vóc người; các kiểu tóc, kiểu mắt… rất khác nhau mà khiến chúng ta không thể nhầm lẫn được, đó là những đặc điểm di truyền về hình thái, sinh lý mà tùy vùng địa vực nhất định mà có sự khác nhau đó. Vậy : “Chủng tộc là 1 quần thể (hoặc tập hợp các quần thể) đặc trưng bởi những đặc điểm di truyền về hình thái, sinh lý mà nguồn gốc và quá trình của chúng liên quan đến một vùng địa vực nhất định ”. - Chủng tộc là đối tượng nghiên cứu của ngành Chủng tộc học b) Quốc gia dân tộc (Nation) -Quốc gia dân tộc là 1 cộng đồng người cùng sống trong 1 thể chế chính trị, 1 chính phủ, 1 nhà nước, 1 pháp luật, sử dụng ngôn ngữ hành chính quốc gia và có chủ quyền về lãnh thổ. Lãnh thổ của quốc gia là bất khả xâm phạm, từ đó hình thành nên sứ mệnh lịch sử đối với tổ quốc. - Quốc gia dân tộc là đối tượng nghiên cứu của môn Lịch sử học. c) Tộc người (Ethnic) - Tộc người là 1 tộc người ổn định hoặc tương đối ổn định được hình thành trong lịch sử, dựa trên những mối liên hệ chung về ngôn ngữ, sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác dân tộc thể hiện bằng 1 tộc danh chung. - Tộc người là đối tượng nghiên cứu của ngành Dân tộc học. *Qua khái niệm trên ta thấy rõ, khái niệm chủng tộc chỉ đề cập đến mặt sinh lý của con người, đó là tính chất di truyền về đặc điểm hình thái-sinh lý, liên quan đến vùng địa vực mà nó được phát sinh. Khái niệm quốc gia dân tộc thì đề cập chủ yếu về mặt chính trị, về chủ quyền lãnh thổ. Khái niệm tộc người nhấn mạnh về tính văn hóa của tộc người ấy, đó là nền văn hóa có bản sắc đặc trưng riêng, là ngôn ngữ vốn có(tiếng mẹ đẻ) và ý thức tự giác tộc người. 1 *Một số ví dụ để làm rõ về sự khác nhau này giữa 3 thuật ngữ: chủng tộc, quốc gia dân tộc và tộc người: -Chủng tộc: Đại chủng Môngôlôit (da vàng châu Á) tập trung phân bố ở vùng Đông Á, Nam Á, trung tâm châu Á, Xibêri và châu Mĩ , có chung những đặc điểm mô tả (da xám màu, có ánh vàng hoặc ngăm đen, mắt và tóc đen, tóc thẳng, cứng, mặt bẹt, mũi rộng trung bình…), đặc điểm đo đạc (chiều cao trung bình), đặc điểm hóa sinh (có nhóm máu Diêgô mà không có ở các đại chủng khác). Trong 1 chủng tộc thì có nhiều quốc gia, nhiều tộc người khác nhau. -Quốc gia dân tộc: Quốc gia đơn tộc với số dân thuần gốc chiếm trên 90%dân số (Nhật Bản là một ví dụ kinh điển về một quốc gia dân tộc và được xem là quốc gia dân tộc lớn nhất với dân số người Nhật Bản thuần gốc là 120 triệu người) hay quốc gia đa tộc như Việt Nam với 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên 1 lãnh thổ bất khả xâm phạm, cùng 1 thể chế chính trị, có ngôn ngữ hành chính quốc gia (tiếng Việt) , hay như ở Ấn Độ dù có ngôn ngữ riêng nhưng ngôn ngữ hành chính quốc gia vẫn là tiếng Anh. Từ đó suy rộng ra 1 quốc gia dân tộc có thể chỉ gồm 1 tộc người hoặc có thể có nhiều tộc người cùng sinh sống. -Tộc người: Việt Nam có 54 tộc người đại diện cho 54 nền văn hóa đậm đà bản sắc, nói thứ ngôn ngữ riêng là tiếng mẹ đẻ (Ba Na, Khmer…), có ý thức tự giác tộc người- tiêu chí hàng đầu để xác định tộc người, bởi dù thời gian xa quê có là 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn thế nhưng mỗi người vẫn biết rằng trong họ vẫn chảy dòng máu của dân tộc thì họ vẫn là 1 thành phần của cộng đồng, và họ có quyền tự hào về chính nguồn gốc của mình. 2. Nội dung và cơ chế tiến hóa loài người: Sự xuất hiện của loài người cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, thử tìm hiểu 1 vài quan điểm trước khi đến với thuyết tiến hóa của Darwin *Quan điểm 1 : quan niệm thần thoại và tôn giáo: Chuyện thần thoại về nguồn gốc loài người từ thời Trung Quốc cổ đại đã kể về bà Nữ Oa dùng đất sét nặn ra con người và thổi vào đó linh hồn để tạo nên sự sống Trong các huyền thoại Ai Cập có chuyện thần Hanuman cũng dùng đất tạo ra con người trên các bàn xoay làm đồ gốm, rồi đưa linh hồn cho con người “Đất sét” mà thần đã sáng tạo, và nhiều chuyện khác nữa, Người Việt cổ từ xa xưa cũng giải thích theo huyền thoại cho rằng nguồn gốc dân tộc mình là “Con Rồng, cháu Tiên”. Rồi đến kinh thánh của Thiên chúa giáo thì giải thích nguồn gốc các loài vật và loài người một cách có hệ thống, điển hình là chuyên thần Ađam và Eva chỉ trong một tuần lễ đã sáng tạo ra tất cả muôn vật, muôn loài, kể cả loài người. Theo kinh thánh thì ngày thứ 5, Tạo hoá đã hoàn thành việc sáng tạo các động vật thuỷ sinh và chim, đến ngày thứ 6 thì xuất hiện các loài động vật khác và con người *Quan điểm 2: Con người là sản phẩm của người ngoài hành tinh Một số nhà khoa học phương Tây đưa ra giả thuyết cho rằng con người là sản phẩm của người ngoài hành tinh. Họ đã đến thăm trái đất, nghiên cứu con người và quyết định vận dụng những hiểu biết siêu việt của mình trong lĩnh 2 vực giải phẫu và công nghệ gen để cải tạo nòi giống loài người theo hướng hoàn thiện hơn. Các hóa thạch tìm được cho thấy đã từng có các loài vượn người và người vượn với bộ não nhỏ hơn hay to hơn so với loài có bộ não trung bình là tổ tiên của chúng ta ngày nay. Chúng được coi là phiên bản không thành công (do đó bị loại bỏ) trong quá trình thử nghiệm của người ngoài hành tinh. Và các điểm khác biệt của loài người cũng được lý giải bởi công nghệ gen được họ ứng dụng từ hàng triệu năm về trước. Ngày nay, họ vẫn định kỳ thực hiện các chuyến viếng thăm bằng đĩa bay để theo dõi cuộc sống và sự phát triển của các tác phẩm này. Tuy nhiên cho đến nay, quan điểm phổ biến và khoa học nhất vẫn là quan điểm về sự hình thành con người là kết quả của quá trình tiến hóa, mà khởi nguồn là học thuyết tiến hóa của Darwin. Theo thuyết tiến hóa của Darwin, con người có nguồn gốc từ loài vượn. Nhưng bằng cách nào vượn biến thành người, thì cho đến nay vẫn là vấn đề còn tranh cãi. Nội dung quá trình tiến hóa: Quá trình nhân hóa được bắt đầu bằng một đặc trưng cơ bản đó là sự đi thẳng thường xuyên. Đi thẳng làm giải phóng hoàn toàn bàn tay khỏi chức năng vận chuyển để cầm nắm và lao động, giảm kích thước phần mặt, chủ yếu phần xương hàm, phát triển bộ não liên quan đến chức năng tinh thần, những cơ quan cảm giác quan trọng đều tập trung ở đầu - mặt, đặc biệt thị giác giúp cho việc thu nhận tối đa những thông tin bên ngoài. Nhờ sự phát triển nổi trội của bộ não và hoạt động kì diệu của bàn tay, con người đã tiến tới lao động. Như vậy, sự đi thẳng của người đã có áp lực chọn lọc lớn, tạo ra mọi biến đổi trong quá trình nhân hóa. Vậy thì nhân tố nào được coi là quyết định để vượn biến thành người? Và nếu nhân tố đó thường xuyên tồn tại thì vì sao loài vượn hiện đại lại không tiếp tục biến thành người ? Cơ chế của quá trình tiến hóa : Quan điểm 1: do sự biến đổi của khí hậu Hai nhà nghiên cứu Mỹ Mark Cane và Peter Molnar đã đưa ra một giả thuyết cho rằng người nguyên thuỷ đã buộc phải tiến hoá để thích nghi với sự biến đổi khí hậu ở đông Phi cách đây từ 4-2,5 triệu năm. Các nhà khoa học tin rằng khoảng 5 triệu năm trước đây, phần lớn các dòng chảy vào Ấn Độ Dương là từ phía nam Thái Bình Dương tới, trong đó có một nửa là các dòng hải lưu ấm. Những dòng nước ấm đó gây ra lượng mưa lớn ở Đông Phi. Nhưng, khi lục địa Australia và New Guinea dần trôi dạt về phía bắc, quần đảo Indonesia, đặc biệt là đảo Halmahera, nổi lên rất cao đã chặn các dòng hải lưu ấm này. Thế vào đó là các dòng hải lưu lạnh chảy từ phía bắc Thái Bình Dương xuống Ấn Độ Dương. Kết quả là tỷ lệ bốc hơi và lượng mưa ở Đông Phi giảm đi rõ rệt, khí hậu Đông Phi trở nên khô ráo hơn, lượng mưa ít đi khiến các cánh rừng nhiệt đới rậm rạp suy thoái dần, nhường chỗ cho đất đồng cỏ. Khi đó, các cư dân cổ ở đây phải chuyển sang sử dụng đôi chân nhiều hơn để tìm kiếm thịt, cũng như thu thập hoa quả và củ, làm thức 3 ăn. Thay cho việc dùng tay leo trèo trong các cánh rừng rậm, họ dần đứng thẳng trên đôi chân của mình. Đây là quan điểm được chấp nhận được bởi nó tuân theo 3 nguyên tắc: +chọn lọc tự nhiên : quá trình làm gia tăng tần suất của các đặc điểm thích nghi theo thời gian. +di truyền : con cháu thừa hưởng những đặc điểm từ cha mẹ chúng, ít nhất là ở một mức độ nào đó và theo cách nào đó. +sự thành công tái sản xuất khác nhau: các cá thể thích nghi tốt hơn thường sản sinh ra nhiều con cháu hơn qua các thế hệ so với số ít thích nghi hơn Vì thế sự thay đổi khí hậu kéo theo điều kiện sống thay đổi, khi đó cơ thể cũng phải thay đổi để thích nghi được với các điều kiện đó. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn chưa đủ sức thuyết phục bởi ít nhiều có mang tính chủ quan. Nếu họ-các cư dân cổ thời đó không đi thẳng mà vẫn di chuyển bằng 4 chi thì vẫn có thể tìm kiếm được thức ăn như các loài động vật hiện nay. Hoặc họ có thể thích nghi theo cách khác như cơ thể gọn hơn, chạy nhanh hơn, lanh lẹ hơn, với răng nanh sắc nhọn… họ có thể tìm được thức ăn dễ dàng chứ không nhất thiết là tiến tới cách đi thẳng, không còn những cái răng nanh mạnh mẽ và những cái vuốt nhọm sắc để tìm kiếm thức ăn và chống lại thú dữ, không còn khả năng chạy nhanh nhu động vật bốn chân, cách đi thẳng cũng làm trở ngại cho việc leo trèo một cách khéo léo lên cây như trước… nói 1 cách chung nhất, nếu chỉ để thích nghi với môi trường sống thì tổ tiên con người đã không thay đổi cấu trúc cơ thể cho kém hơn về thể lực so với bố mẹ(vượn) rất nhiều như thế. Và trong cuộc đấu tranh sinh tồn khắc nghiệt của tự nhiên ấy, tổ tiên con người sẽ không tránh khỏi sự diệt vong nếu không tìm được phương thức dống với những vật thay thế. Hơn nữa lý do biến đổi khí hậu cũng không hoàn toàn thỏa đáng, bởi sự trở lạnh là hiện tượng chung của toàn cầu, nếu chỉ do sự biến đổi của khí hậu thì từ lâu vượn người hiện đại đã trở thành người, nhưng điều đó đã không xảy ra. Quan điểm 2 : Tác động của tiến hóa năng lượng vũ trụ “Tiến hóa từ thú lên vượn người, vượn người lên người còn có nguyên nhân đột biến gien di truyền do tiến hóa năng lượng vũ trụ tác động lên vượn làm chúng biến đổi di truyền sinh ra loài người có hình thể như người cổ đại đã tìm thấy trên các châu”. Điều này đã khẳng dịnh rằng cấu trúc AND con người đã được hình thành từ năng lượng tiến hóa vũ trụ động ion hóa thay đổi mã di truyền sinh dục trong vượn thành mã di truyền loài người, có nghĩa hình thể con người có nguồn gốc từ năng lượng vũ trụ. Trên đây là vài giả thuyết về nguồn gốc loài người nhưng chưa được chứng minh một cách thuyết phục, cụ thể mà phần lớn xuất phát từ suy nghĩ chủ quan, mơ hồ. Thế nhưng việc chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết này là điều không hoàn toàn đơn giản như cảm giác ban đầu, nếu có nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng hơn nữa, có thể sẽ tìm được ra câu trả lời. 4 Quan điểm 3: Phóng xạ thúc đẩy sự tiến hóa của loài người Theo một số nhà nhân chủng học, các họ vượn người đã phân chia từ lâu, trước khi một số trong số đó bắt đầu chế tạo được các công cụ bằng đá. Cách đây không lâu, nhà nhân chủng học Richard Liki đã phát hiện trên một bờ hồ ở Bắc Kênya một chiếc sọ người cổ đại rất gần với cấu tạo của sọ người hiện đại. Phát hiện này cùng với những phát hiện tiếp theo của Donald Johanson đã làm cho tuổi của loài người già thêm 1,5 triệu năm nữa. Cùng với nhiều số liệu khác, người ta đã coi lục địa châu Phi là chiếc nôi của loài người. Như vậy bức tranh đã hiện ra rõ dần.Vào cuối kỷ đệ tam (cách nay 2,5 - 3,8 triệu năm), ở đâu đó tại châu Phi, đã diễn ra những biến đổi căn bản làm thay đổi tính chất di truyền của loài vượn người. Kết quả là xuất hiện loài động vật hai chân có khả năng thực hiện được một số loại lao động đơn giản - tổ tiên của loài người chúng ta mà Liki đã tìm thấy di tích. Một câu hỏi tiếp theo lại xuất hiện: nguyên nhân của những biến đổi di truyền dẫn tới sự xuất hiện của loài người là gì vậy ? Câu trả lời chắc chắn cần được tìm kiếm trong các đặc điểm tự nhiên tại quê hương đầu tiên của con người.Tại vùng Ðông Nam châu Phi, người ta phát hiện thấy những mỏ quặng urani rất lớn. Ða số các di chỉ của người nguyên thủy và lãnh thổ sinh sống của loài khỉ giống người hiện đại đều nằm ở đó. Ngoài ra vùng này còn là vùng hoạt động của núi lửa, động đất và kiến tạo mạnh mẽ hơn hẳn các vùng khác. Có lẽ chính những sự vận động địa chất này đã gom quặng urani lại, tạo ra một kiểu lò phản ứng hạt nhân tự nhiên tại vùng mỏ urani ở Oklo. Lò phản ứng này đã hoạt động vào thời tiền Cambri (khoảng 6 x 108 năm về trước), chất liệu hạt nhân urani -235 đã bị cháy một phần, do đó hiện nay ở vùng này tỉ lệ đồng vị U-235 trong urani phát hiện được thấp hơn so với bình thường. Sự tập trung quặng urani đồng nghĩa với độ phóng xạ cao hơn tại vùng có quặng. Có lẽ độ phóng xạ cao đã tác động tới chất di truyền của những loài sinh vật sống tại đây trong đó có loài vượn người, đã làm thay đổi cấu trúc di truyền trong nhân tế bào (từ 24 cặp nhiễm sắc thể (NST) giảm xuống còn 23 cặp NST, sự giảm bớt này là do một chuyển đoạn NST đem dính 2 NST tâm mút tạo ra 1 NST ở tâm giữa) dẫn đến kết quả là xuất hiện tổ tiên đứng thẳng của loài người. Những sự vận động địa chất mạnh mẽ dẫn tới sự tích tụ các chất phóng xạ tự nhiên và độ phóng xạ đủ lớn trong một thời gian khá dài diễn ra với một xác suất rất nhỏ nhoi. Và có lẽ chính vì vậy các loài vượn người hiện tại hầu như không có cơ hội may mắn để tiếp tục trở thành con người như tổ tiên xa xưa của chúng. Quan điểm này được đồng tình hơn cả, vì trong suốt quá trình phát triển trên 4 tỉ năm của Trái Ðất, các nguyên tố phóng xạ tự nhiên đã tham gia vào một chu trình phát triển bất tận. Trong tất cả các biến động của lớp vỏ Trái Ðất - động đất, núi lửa, lục địa trôi dạt, mưa bào mòn mặt đất, sông cuốn trôi phù sa ra biển, đều có sự tham gia của các chất phóng xạ, trong đó có urani và thori cùng con cháu của chúng. Ðại dương và khí quyển đang giữ gìn các nguyên tố hóa học được sông ngòi gió mưa chuyên chở từ lục địa, các chất phóng xạ do đó cũng tham gia vào chu trình chung của vật chất 5 trong tầng sinh quyển. Cùng với nước, chúng có mặt trong thành phần của vật chất sống. Về nguyên tắc thì đột biến gen xảy ra với tần suất khá lớn trong cuộc đời sinh vật cũng như của quần thể. Bằng phương pháp giám định ngẫu nhiên gen của tế bào sinh dục, người ta đã ước tính có từ vài % tới hàng chục % tế bào chứa gen đã bị đột biến khác với cấu trúc gốc của bố mẹ. Tuy nhiên để những đột biến này có ảnh hưởng rõ rệt tới cấu trúc vĩ mô của cơ thể thì nó phải vượt qua cơ chế sàng lọc cực kỳ phức tạp và kéo dài. Còn quan điểm cho rằng con người hiện đại đã nhảy vọt từ vượn cổ, thiết nghĩ đó hoàn toàn là chuyện có thể đã xảy ra khi xem xét chuỗi thời gian hàng chục triệu năm tồn tại của loài vượn cổ và xác suất để 1 nhóm đột biến vượt qua được sự chọn lọ để có thể đi đến kết luận khá chắc chắn. Vào thời điểm vài triệu năm trước, trong quần thể vượn cổ đã tách ra 1 nhóm cá thể nổi trội hơn về kích thước hộp sọ, đồng nghĩa với khả năng nhận thức tốt và khéo léo hơn. Quan điểm 4: Do tác động của các nhân tố xã hội Theo F. Anghen, vấn đề nguồn gốc loài người không đơn thuần giải thích bằng các quy luật sinh học, muốn giải quyết vấn đề này phải chú ý đến vai trò các nhân tố xã hội. Các nhân tố xã hội gồm: lao động, tiếng nói, ý thức. Trong đó lao động là nhân tố xã hội cơ bản nhất. Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người, lao động đã sáng tạo ra con người. Theo Anghen các sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người là: - Tay trở thành cơ quan chế tạo dụng cụ lao động. - Phát triển tiếng nói có âm tiết. - Phát triển bộ não và hình thành ý thức. - Hình thành đời sống xã hội. Thế nhưng quan điểm này vẫn còn 1 vài điểm chưa đủ sức thuyết phục: hoạt động xã hội – lao động đã xuất hiện hàng triệu năm sau khi có những biến đổi trong cấu tạo của tổ tiên con người, vì vậy nó không thể đóng vai trò quyết định được. Hơn nữa như các nhà di truyền học đi đến kết luận chung rằng “những kết quả hoạt động xã hội-lao động, như các định luật di truyền đã chứng minh, không thể ghi lại vào các gen, không thể trở thành chủ thể của tiến hóa sinh học” . Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận sạch trơn vai trò của các nhân tố xã hội trong quá trình tiến hóa của loài người. Bởi nếu các nhân tố sinh học đóng vai trò chủ yếu trong giai đoạn vượn người, sau đó vẫn phát huy tác dụng nhưng bị đẩy lùi xuống hàng thứ yếu thì các nhân tố xã hội đóng vai trò chính từ giai đoạn vượn người trở đi, trong đó nhân tố cơ bản nhất là lao động, nhờ lao động mà con người thoát khỏi trình độ động vật, hạn chế sự phụ thuộc vào tự nhiên, tiến lên làm chủ tự nhiên. Tóm lại : Vậy thì quan điểm nào sẽ được nhân loại đón nhận và có ý nghĩa bất diệt? Rõ ràng là không một ai có thể chắc chắn được, bởi khoa học không ngừng 6 phát triển, tri thức con người không ngừng được rộng mở, các ngành khoa học riêng biệt không ngừng bổ sung nhau nhằm tìm ra những tri thức mới. Một ví dụ nhỏ, từ trước tới nay, người ta vẫn tin rằng chim tiến hóa từ khủng long, nhưng phát hiện mới đây của các nhà khoa học Nga cho thấy khi nghiên cứu một số mẫu hóa thạch thuộc loài chim cổ đại cho thấy chúng có tuổi lớn hơn nhiều so với tuổi hóa thạch của khủng long, tức là xuất hiện trước loài khủng long. Điều này đảo ngược hoàn toàn quan niệm hiện hành về quá trình tiến hóa của các loài chim, đồng thời khẳng định rằng không có chân lý tuyệt đối trong khoa học. Vì vậy, cuộc tranh luận xung quanh học thuyết tiến hóa là điều bình thường và dễ hiểu. Kiến thức là vô hạn, chỉ có hiểu biết con người mới là hữu hạn, tiếp tục tìm hiểu về thế giới này, chính loài người sẽ còn phát hiện được thêm muôn vàn điều mới mẻ. Câu3:Thuật ngữ cơ bản, thuật ngữ ghép, thuật ngữ miêu thuật trong tiếng Hàn: 1)Thuật ngữ cơ bản: là những từ đơn lẻ mang tính độc lập,không thể tách ra thành nhiều nghĩa riêng biệt. 아버지(abơchi) :cha 어머니(omoni) :mẹ 언니(ơnni) :chị 고모(cômô) :cô 2)Thuật ngữ ghép: là loại hình thuật ngữ phức hợp được cấu tạo bởi một thuật ngữ cơ bản ghép với một hoặc nhiều thuật ngữ khác mang tính định ngữ và dung để bổ nghĩa cho một thuật ngữ cơ bản. 할아버지(harabơchi):ông nội 할어머니(haramơni):bà nội 큰 언니(khưn_ơnni):chị cả 고모부(cômô bu) :dượng 3)Thuật ngữ miêu thuật là loại hình thuật ngữ được cấu tạo bởi hai hoặc nhiều thuật ngữ cơ bản ghép lại với nhau. 아버지의 언니(abochi e onni):chị của cha 언니의 남편(ơnni e nampiơn):chồng của chị 남편의 언니(nampiơn e ơnni):chị của chồng 아내의 언니(anê e ơnni) :chị của vợ 7 Câu4 :Vẽ sơ đồ phả hệ của thân tộc Chúc các bạn thành công 8 . BÀI LUẬN MÔN: NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG Câu hỏi: 1. Phân biệt các khái niệm chủng tộc, quốc gia dân tộc, tộc người biến đổi trong quá trình nhân hóa. Vậy thì nhân tố nào được coi là quyết định để vượn biến thành người? Và nếu nhân tố đó thường xuyên tồn tại thì vì sao loài vượn hiện đại lại không tiếp tục biến. người Theo một số nhà nhân chủng học, các họ vượn người đã phân chia từ lâu, trước khi một số trong số đó bắt đầu chế tạo được các công cụ bằng đá. Cách đây không lâu, nhà nhân chủng học Richard Liki

Ngày đăng: 21/05/2014, 00:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan