Báo cáo hoạt động kinh doanh 2007

13 659 1
Báo cáo hoạt động kinh doanh 2007

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo hoạt động kinh doanh 2007

MỤC LỤCTrangPHẦN A: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2007 .2I. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 21. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2007: .22. Tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2007 .2II. KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2007 21. KẾT QUẢ KINH DOANH CHUNG: .32. KẾT QUẢ KINH DOANH TỪNG NGHIỆP VỤ 5III. kẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG quẢn lý kinh doanh .81. Công tác tổ chức – nhân sự - đào tạo: .82. Công tác hỗ trợ và phát triển đại lý: 83. Công tác tài chính, kế toán: .84. Công tác kế hoạch, thống kê, xây dựng cơ bản: 85. Công tác Công nghệ Thông tin: 96. Công tác xây dựng thương hiệu: .9PHẦN C: PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2008 9I. NHẬN ĐỊNH CÁC YẾU TỐ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 91. CƠ HỘI: 92. THÁCH THỨC: 9II. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ mỤC TIÊU KINH DOANH NĂM 2008 101. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG LỚN NĂM 2008 102. CÁC MỤC TIÊU KINH DOANH NĂM 2008 .10III. BỊÊN PHÁP THỰC HIỆN 101. ĐỐI VỚI CÁC NHÓM NGHIỆP VỤ .112. ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KINH DOANH 12Bảo Minh - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 Trang 1 BÁO CÁO TỔNG KẾTHOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2007 PHẦN A: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2007I. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2007:Năm 2007, kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, tăng trưởng GDP đạt 8,48%; khối lượng vốn đầu tư tòan xã hội ước đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% tổng sản phẩm trong nước, tăng 15,8%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngòai đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3%.Năm 2007, tuy gặp nhiều khó khăn như thiên tai, bão lũ, tai nạn, dịch bệnh và giá cả leo thang nhưng hầu hết các lĩnh vực kinh tế then chốt đều đạt được những kết quả vượt trội so với năm 2006, tạo đà thuận lợi cho ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển.2. Tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2007Sau một năm gia nhập WTO, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng có bước phát triển mạnh mẽ. Tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 8.258 tỷ đồng, tăng 29% so với năm trước, doanh thu bảo hiểm nhân thọ đạt 9.438 tỷ đồng, tăng 11% so năm trước.Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm qua đón nhận thêm ba thành viên mới; Hai doanh nghiệp hàng đầu là Bảo Minh và Bảo Việt đã lựa chọn được các đối tác chiến lược nước ngoài.Các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục hòan thiện cơ chế chính sách về bảo hiểm phù hợp với hội nhập WTO. Chính phủ đã ban hành Nghị định 45 và 46/2007/NĐ-CP, ngày 27/3/2007, qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Thông tư 155/TT-BTC và 156/TT-BTC hướng dẫn việc thực hiện các Nghị định 45 và 46 của TTg Chính phủ có nhiều quy định mới đối với hoạt động kinh doanh BH II. KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2007Năm 2007 đánh dấu một bước phát triển mới của Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh cùng với sự phát triển chung của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường. Uy tín và thương hiệu Bảo Minh tiếp tục được củng cố, khẳng định vị trí hàng đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam thể hiện bằng những thành quả mà chúng ta đã đạt được trong năm qua : Cùng với sự phát triển chung của thị trường, mặc dù có nhiều khó khăn, cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhưng Bảo Minh vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn định. Các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản đều tăng cao và vượt kế họach đề ra.  Thực hiện quản trị điều hành kinh doanh theo đúng các chuẩn mực của một công ty cổ phần được miêm yết: công khai và minh bạch. Mọi hoạt động kinh doanh đều đã được hướng theo khẩu hiệu: Bảo Minh – tận tình phục vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Mạng lưới hệ thống hoạt động và phân phối được mở rộng thông qua việc thành lập thêm 2 công ty thành viên ( BM Kon tum và BM Lao cai) cùng với nhiều phòng khai thác các quận huyện.Bảo Minh - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 Trang 2  Tăng vốn thành công từ 434 tỷ đồng lên 755 tỷ đồng và lựa chọn đối tác chiến lược là tập đòan AXA (Pháp), là tập đòan tài chính bảo hiểm lớn thứ ba trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi giúp Bảo Minh nâng cao uy tín, năng lực tài chính và nhanh chóng tiếp thu kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ tiên tiến của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới nhằm nâng cao sức cạnh tranh, phát triển ổn định trong quá trình hội nhập của nền kinh tế. Đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động thông qua việc thành lập Công ty chứng khóan Bảo Minh (đã được Ủy ban chứng khóan Nhà nước chấp thuận về mặt nguyên tắc), từng bước chuyên môn hóa và nâng cao hiệu quả công tác đầu tư tài chính. Cơ bản hoàn tất các bước thủ tục cần thiết theo quy định để chuyển niêm yết cổ phiếu Bảo Minh (BMI) từ Trung tâm giao dịch chứng khóan Hà Nội sang Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao tính thanh khoản của cổ phiếu và thương hiệu Bảo Minh.1. KẾT QUẢ KINH DOANH CHUNG:1.1. Kết quả: Tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt trên 1.711 tỷ đồng, đạt 110% so với kế họach ĐHCĐ giao, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm nghiệp vụ nhìn chung đều có doanh thu tăng cao so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt trên 1.591 tỷ đồng, bằng 110% kế họach, tăng 16% so với năm 2006. Nếu không kể bảo hiểm hàng không do có đặc thù riêng, doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt mức tăng trưởng 25,8%. Có 51/58 công ty thành viên và trụ sở chính hòan thành và hòan thành vượt mức kế họach doanh thu năm 2007, có 54/58 đơn vị có doanh thu tăng trưởng so với năm 2006. - Doanh thu nhận tái bảo hiểm đạt 123 tỷ đồng, bằng 123% kế họach năm, tăng 52% so với năm 2006.- Doanh thu họat động tài chính là 257 tỷ đồng, đạt 257% kế họach, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước.- Chi bồi thường 786,5 tỷ, bằng 42% doanh thu phát sinh, giảm 2% so với năm trước (năm 2006 là 44%). Nguyên nhân chủ yếu do tỷ lệ bồi thường nhóm bảo hiểm Hàng hải và nhóm bảo hiểm Xe cơ giới giảm so với năm trước. - Tổng chi quản lý là 335,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 19,6% doanh thu phát sinh, giảm 1,9% so với năm trước (năm 2006 tỷ lệ này là 21,5%). Các khoản chi đều trong mức kiểm soát. - Lợi nhuận trước thuế đạt: 161 tỉ và lợi nhuận sau thuế đạt 132 tỷ đồng, đạt 120% kế họach, tăng 20% so với năm 2006. 1.2. Đánh giá tổng quát về kết quả kinh doanh:Để đạt được kết quả trên, ngoài những yếu tố thuận lợi do môi trường kinh doanh mang lại, chủ yếu là do các nguyên nhân chủ quan sau:- Tất cả các đơn vị thành viên đã nỗ lực phấn đấu đẩy mạnh họat động kinh doanh. Hầu hết các đơn vị có tăng trưởng và hoàn thành vượt mức kế hoạch, trong đó, có sự góp mặt đầy đủ các công ty lớn tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. - Chiến lược phát triển mạnh mạng lưới kinh doanh, chú trọng các địa bàn trọng tâm trọng điểm được triển khai qua 3 năm ngày càng khẳng định tính đúng đắn, đem lại kết quả duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao cho Tổng Công ty. Riêng tổng doanh thu năm 2007 Bảo Minh - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 Trang 3 của 5 công ty tại 2 địa bàn TPHCM và Hà Nội là 699,5 tỷ đạt mức tăng trưởng 28% so với năm 2006 tương đương 153,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 41% trên tổng doanh thu tòan Tổng công ty (tỷ trọng này năm trước là 37,7%).- Với uy tín, thương hiệu Bảo Minh ngày càng được khẳng định trên thị trường cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho CBNV, cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường…đã tạo điều kiện cho Tổng Công ty phát triển đều ở tất cả các nhóm nghiệp vụ. Ngọai trừ nhóm bảo hiểm Hàng không, các nhóm bảo hiểm còn lại đều đạt mức tăng trưởng trên 20%.1.3. Tồn tại, khó khăn:Trong hệ thống:- Hiện tượng mất cán bộ có kinh nghiệm nhất là những cán bộ chủ chốt làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của một số đơn vị tiếp tục xảy ra.Do đó, có thể trở thành nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Tổng công ty, đặc biệt trong tình hình nhân lực về bảo hiểm khan hiếm không đáp ứng đủ cho thị trường và ngày càng có nhiều công ty bảo hiểm mới ra đời.- Bảo Minh chưa xây dựng được chiến lược quản lý, đào tạo nguồn nhân lực dài hạn; chính sách lương, thưởng và chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút và giữ nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh trong tình hình mới. Hiện nay, các chiến lược này mới là ngắn hạn, tạm thời, chưa đồng bộ, chưa cụ thể dẫn đến còn bị động trong công tác nhân sự.- Chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghiệp vụ nhất là đào tạo nâng cao chưa được cải tiến rõ rệt do chưa khắc phục được các tồn tại từ khâu xác định nhu cầu đào tạo, quản lý và theo dõi sau đào tạo, trình độ giảng viên không đồng đều, hệ thống giáo trình giáo án chưa chuẩn mực…- Công tác phát triển sản phẩm chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, mới chỉ dừng lại ở việc sửa đổi điều khỏan theo yêu cầu giải quyết tình thế trong quá trình khai thác do công tác marketing còn yếu.- Chưa năng động cải tiến, áp dụng các phương thức bán hàng mới; số lượng đại lý chuyên nghiệp còn ít. Việc khai thác còn theo các phương thức cũ, truyền thống dẫn đến cạnh tranh và chi phí tăng cao làm giảm hiệu quả kinh doanh, khó phát triển họat động kinh doanh, mất giảm doanh thu, thị phần. - Hầu hết các cán bộ chưa quan tâm đến việc trau dồi nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng bán hàng,… mà phần lớn vẫn là tận dụng các mối quan hệ cá nhân nên đây vẫn chỉ là những giải pháp kinh doanh theo tình thế. - Tình hình cạnh tranh nội bộ tuy có giảm nhưng vẫn xuất hiện ở các dịch vụ nhỏ gây không ít ảnh hưởng đến uy tín của Bảo Minh.- Việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ, các quy định của Tổng Công ty tại một số đơn vị chưa nghiêm dẫn đến vẫn xảy ra tình trạng khai thác ẩu, vi phạm các quy định về quản lý tài chính, luân chuyển chứng từ và cập nhật số liệu không kịp thời đầy đủ dẫn đến khó khăn trong công tác đòi bồi thường nhà tái bảo hiểm…gây thiệt hại chung cho Tổng công ty. - Chất lượng và công tác quản lý công tác giám định, bồi thường chưa có chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ bồi thường một số nghiệp vụ vẫn còn cao do các nguyên nhân như trục lợi bảo hiểm, trình độ cán bộ yếu…; Công tác đòi người thứ 3, bán hàng thu hồi sau bồi thường 100% thực hiện chưa tốt.Bảo Minh - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 Trang 4 - Việc khai thác các nguồn khách hàng được coi là thuận lợi như các cổ đông chiến lược, các đối tượng được BM tham gia đầu tư góp vốn vẫn chưa được tận dụng.Ngòai hệ thống:- Áp lực cạnh tranh tiếp tục tăng cao: các doanh nghiệp mới ra đời sau thời gian ổn định đều bằng mọi biện pháp đẩy mạnh kinh doanh, mở rộng địa bàn hoạt động; một số công ty nhỏ cạnh tranh bằng mọi giá; các hình thức cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường như tăng chi phí, hoa hồng, giảm phí BH, mở rộng điều khỏan phi kỹ thuật đã đến mức báo động.- Cùng với xu thế hội nhập và mở cửa thị trường bảo hiểm, mọi hạn chế kinh doanhcác đã được dỡ bỏ. Đây sẽ là khó khăn rất lớn đối với Bảo Minh trong thời gian sắp tới bởi việc giữ khách hàng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan ngoài mức phí và chất lượng dịch vụ. - Tình trạng đấu thầu hình thức, chia sẻ cho nhiều doanh nghiệp tham gia đồng bảo hiểm gây khó khăn cho công tác khai thác vẫn tiếp diễn. - Thách thức lớn đặt ra với các doanh nghiệp bảo hiểm nhất là các doanh nghiệp lớn là thu hút và giữ người tài khi ngày càng có nhiều đối thủ tham gia vào thị trường. - Tình hình thiên tai, bão lũ, dịch bệnh diễn biến phức tạp và giá cả leo thang gây khó khăn cho đời sống của một bộ phận lớn dân chúng và ảnh hưởng không ít đến các doanh nghiệp bảo hiểm (nhu cầu bảo hiểm giảm; tỷ lệ tổn thất, nhất là tổn thất về hàng hải và tài sản tăng, .)2. KẾT QUẢ KINH DOANH TỪNG NGHIỆP VỤ2.1. Nhóm các nghiệp vụ BH xe cơ giới: Về doanh thu:- Doanh thu đạt 500,7 tỷ đồng; tăng 28,6% so với cùng kỳ (năm trước tăng trưởng 12,7%), hòan thành 120,7% kế họach mục tiêu năm; chiếm tỷ trọng 31,4 % trong cơ cấu tổng doanh thu tòan Tổng Công ty (năm trước chiếm 28,5%). - Bảo hiểm xe mô tô thực hiện 55,3 tỷ đồng, không hoàn thành kế hoạch, giảm so với năm trước. - Bảo hiểm TNDS xe ô tô tăng trưởng tốt, đạt 126 tỷ đồng; tăng 39,5% so với cùng kỳ, hoàn thành 128,7% kế hoạch.- Bảo hiểm vật chất xe ô tô, đạt 319,3 tỷ; tăng 31,6% so với cùng kỳ. Đây là nghiệp vụ có doanh thu cao, tốc độ tăng trưởng cao trong tình hình thị trường xe ô tô đăng ký mới tăng không đáng kể, cạnh tranh về giảm phí rất gay gắt (từ 10-15%).Về bồi thường :- Tỷ lệ bồi thường năm 2007 là 57,8% có phần giảm nhẹ với tỷ lệ bồi thường năm 2006. Đây là tín hiệu đáng mừng trong khi nghiệp vụ bảo hiểm xe mô tô có hiệu quả cao nhất thì không tăng trưởng. - Trong năm đã phát hiện một số trường hợp trục lợi bảo hiểm; đặc biệt có 1 vụ tổn thất vật chất xe ô tô tổn thất trên 1,2 tỷ đồng.Bảo Minh - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 Trang 5 2.2. Nhóm các nghiệp vụ BH con người: Về doanh thu:- Doanh thu đạt 262,88 tỷ đồng, bằng 111,8% kế họach, tăng trưởng 24,9% so với năm 2006. - Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp và chăm sóc sức khỏe chiếm tỷ trọng cao (42,7%) và tăng trưởng cao so cùng kỳ (144%). - Doanh thu bảo hiểm học sinh đạt 63 tỷ tăng 120% so với cùng kỳ, bảo hiểm tòan diện học sinh tăng trưởng mạnh, bảo hiểm tai nạn có xu hướng giảm, chi phí bảo hiểm học sinh cao do việc cạnh tranh trong khai thác. - Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm du lịch và trách nhiệm với người lao động chỉ đạt 95% kế hoạch. Tuy nhiên bảo hiểm du lịch quốc tế tăng trưởng cao so với cùng kỳ (139%). Về bồi thường:- Bồi thường 136,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 51,9% cao hơn so với năm 2006 (49%). Tỷ lệ bồi thường tăng, chủ yếu là nhóm nghiệp vụ chăm sóc sức khỏe (60%), do nhiều nguyên nhân: nhu cầu về chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng cao, giá cả các vật tư y tế và thuốc điều trị đều tăng. 2.3. Nhóm các nghiệp vụ BH hàng hải: Về doanh thu:- Doanh thu nghiệp vụ Hàng hải năm 2007 đạt xấp xỷ 270 tỷ đồng, tăng 28.47% so với cùng kỳ 2006 và đạt 117% kế hoạch. - Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa đạt mức tăng trưởng đáng kể: 19,27% đối với hàng xuất nhập khẩu và 37,84% đối với hàng nội địa, đạt 124,40% kế hoạch doanh thu của nghiệp vụ. - Nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuỷ: hoàn thành 113.07% kế hoạch, tăng trưởng 34.86% so với cùng kỳ 2006. Uy tín của Bảo Minh đã tăng đáng kể khi liên tục thắng thầu trong các dịch vụ lớn, trong đó đáng kể nhất các loại hình bảo hiểm thân tàu biển, P&I và đóng tàu. Về bồi thường:- Số tiền bồi thường chỉ bằng 73.05% cùng kỳ năm ngoái làm cho tỷ lệ bồi thường giảm từ 83,56% (2006) xuống còn 47.52%, đặc biệt thấp đối với hàng VCNĐ và P&I là một tín hiệu đáng mừng đối với kết qủa kinh doanh của nghiệp vụ hàng hải.- Tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa giảm đáng kể và chỉ bằng 64,38% so với cùng kỳ năm 2006 do việc kiểm tra kỹ các thông tin về tàu chở hàng và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Tổng Công ty và các đơn vị trong việc giám định và đề phòng hạn chế tổn thất. Tình hình tổn thất hàng xá vẫn rất xấu.- Số tiền bồi thường nghiệp vụ tàu thủy cũng giảm đáng kể do các vụ tồn đọng của các năm trước đã được giải quyết xong và chỉ chiếm 82.15% so với cùng kỳ 2006. 2.4. Nhóm các nghiệp vụ BH tài sản & k thuật: Về doanh thu:- Năm 2007, doanh thu nhóm nghiệp vụ Bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật – Trách nhiệm toàn Tổng Công ty đạt trên 397 tỷ đồng, tăng trưởng trên 20% so với năm 2006, vượt mức 2% so với kế hoạch. Cụ thể tình hình kinh doanh của từng nghiệp vụ như sau:Bảo Minh - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 Trang 6 - Nhóm Bảo hiểm Tài sản: dù sức ép cạnh tranh rất khốc liệt nhưng nghiệp vụ này vẫn đạt: 217 tỉ đồng tăng trưởng 14,67% so với cùng kỳ năm 2006 và vượt mức 10,5% kế hoạch do hầu hết các cán bộ khai thác đều năng động, quan tâm chăm sóc khách hàng, một số dịch vụ lớn đã được nhiều công ty hợp tác đồng bảo hiểm. - Nhóm Bảo hiểm kỹ thuật: đạt 143 tỉ đồng tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm 2006 nhưng chỉ đạt 94% kế hoạch. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này, chủ yếu do việc chậm trễ trong việc tham gia bảo hiểm, trả phí bảo hiểm của nhiều dự án lớn như: Thủy điện Dak RTih, Đồng Nai 3&4,… và tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường. - Nhóm bảo hiểm trách nhiệm: đạt 32 tỉ đồng tăng trưởng 11% so với năm 2006, vượt 8,7% kế họach đề ra. Nhu cầu của thị trường về những loại hình này tăng cao do kinh tế phát triển và hệ thống pháp luật ngày càng ổn định, chặt chẽ. Tiềm năng của thị trường này còn rất lớn vì các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến rất nhiều loại hình bảo hiểm này.Về bồi thường:- Năm 2007 là năm thế giới tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, tổng số tiền ước bồi thường đã trả đối với nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và kỹ thuật của BM là 117 tỷ VNĐ, trong đó, tổn thất điển hình như: Anoasis khoảng 400.000 USD, Cảng Cái Lân khoảng 51 tỷ VNĐ, Baconco khoảng 1,2 triệu USD. 2.5. Nhóm các nghiệp vụ BH hàng không: - Tuy Tổng công ty Hàng Không Việt Nam thay đổi thời hạn bảo hiểm của năm 2008 (từ 15/12/2007 đến hết 14/12/2008), tức giảm thời hạn bảo hiểm năm 2007, dẫn đến giảm phí bảo hiểm cả năm 2007 (khoảng 2,1 tỉ đồng). Nhưng doanh thu phí thực thu nghiệp vụ hàng không vẫn đạt 175 tỷ đồng đạt 101,53% kế hoạch. 2.6. Hoạt động tái bảo hiểm: * Về nhượng TBH:- Tổng phí tái bảo hiểm năm 2007 ước 600 tỷ chiếm 35% doanh thu. Tỉ lệ TBH Fronting về tài sản còn rất cao chiếm 45% phí TBH tài sản.- Đã hòan tất việc tái tục hợp đồng các hợp đồng tái bảo hiểm năm 2008, chương trình tái bảo hiểm năm 2008 tiếp tục được cải thiện với trách nhiệm hợp đồng cao hơn và điều kiện rộng hơn và linh động hơn.* Về nhận TBH: - Doanh thu nhận tái bảo hiểm năm 2007 đạt 123 tỉ, tăng 52% so với cùng kỳ 2006 và bằng 123% kế họach năm 2007. - Tỷ lệ bồi thường chiếm 50% do chuyển 1 số vụ bồi thường lớn năm 2006 sang 2007 - Khó khăn: Do Bảo Minh chưa được xếp hạng nên không thể mở rộng nhận tái bảo hiểm ra thị trường bên ngòai, mất nhiều công sức xem xét rủi ro đựợc chào nhưng không được chấp nhận do không có rating.2.7. Hoạt động đầu tư vốn: * Kết quả hoạt động: - Trong năm 2007, họat động đầu tư vốn đã mang lại kết quả khả quan. Tổng số tiền đầu tư bình quân trong năm khỏang 940 tỷ đồng, nhưng đã thu được khỏan lãi là 177 tỷ, tăng 90% so với cùng kỳ năm trước (93 tỷ); tỷ suất lợi nhuận bình quân đối với tòan bộ danh Bảo Minh - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 Trang 7 mục là 18,8%. Lãi đầu tư tăng nhanh do Bảo Minh đã đạt được tỷ suất lợi nhuận trên lọai hình đầu tư cổ phiếu cao.- Năm 2007, tình hình thị trường chứng khóan có nhiều biến động, nhìn chung VN Index có chiều hướng giảm dần. Ngay từ đầu năm, Bảo Minh đã bán một số cổ phiếu đã mua từ những năm trước để thu lãi, đồng thời, Bảo Minh đã thực hiện góp thêm vốn vào các công ty mà Bảo Minh đang nắm giữ cổ phiếu, cổ phần. Tổng số tiền đầu tư thêm vào lọai hình cổ phần, cổ phiếu trong năm là 100 tỷ.III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KINH DOANH1. Công tác tổ chức nhân sự - đào tạo: 1.1. Công tác tổ chức:- Phạm vi hoạt động của Tổng công ty được mở rộng hơn: thành lập 2 công ty Bảo Minh Lào Cai và Bảo Minh Kon Tum ; Quy chế bổ nhiệm lãnh đạo, quy trình qui hoạch cán bộ nguồn, quy chế dân chủ trong doanh nghiệp cổ phần đã đựợc xây dựng và triển khai thực hiện.- Cơ cấu tổ chức các công ty được xem xét, điều chỉnh và bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Việc chấp hành các quy định của Tổng công ty về công tác tổ chức, nhân sự đã được quan tâm, chú trọng hơn trước. 1.2. Công tác nhân sự:- Việc ban hành các quyết định thay thế, bổ nhiệm lãnh đạo tại các công ty đã theo sát tình hình và nhu cầu của đơn vị. Tổng công ty cũng đã có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nguồn đưa vào diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo cho một số công ty thành viên: Đak lak, Kiên giang, Thanh hoá, Ninh bình, Phú yên 2. Công tác hỗ trợ và phát triển đại lý: - Nâng cấp và hòan thiện hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý đại lý SAMS tại các công ty thành viên, mở rộng phạm vi của hệ thống về quản lý hóa đơn và quản lý ấn chỉ qua môi giới và kênh trực tiếp. - Phát triển hệ thống bán bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng. Ký thỏa thuận triển khai bảo hiểm TNDS bắt buộc xe gắn máy qua hệ thống Techcombank (Fastmobi Pay), ký thỏa thuận triển khai tất cả các sản phẩm bảo hiểm qua tòan hệ thống Sacombank. 3. Công tác tài chính, kế toán: - Năm 2007 công tác kiểm tra giám sát về tài chính kế toán đã được tăng cường từ Tổng công ty tới các công ty thành viên. Tổng công ty đã thực hiện kiểm tra về công nợ, xác nhận nợ, ấn chỉ tại nhiều công ty thành viên, - Năm 2007 đã tổ chức 2 lớp đào tạo kế toán SAP và tập huấn, trao đổi nghiệp vụ, học hỏi cho tất cả các cán bộ kế toán toàn Tổng công ty, qua đó hội nghị đã đề xuất một số phương hướng quản lý tài chính mới trong năm 2008.- Tổng công ty cũng đã Ban hành Quyết định phương pháp tính HQKDQU mới cho năm 2008, ban hành qui trình quản lý ấn chỉ tập trung toàn TCTY thông qua phần mềm SAMS+, Qui định về giám định, bồi thường hộ giữa các đơn vị trong TCTy 4. Công tác kế hoạch, thống kê, xây dựng cơ bản: - Công tác xây dựng, giao nhiệm vụ kế họach, định mức cho các đơn vị được thực hiện sớm đã tạo điều kiện để đơn vị chủ động triển khai, khai thác các tiềm năng bảo hiểm trên địa Bảo Minh - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 Trang 8 bàn. Công tác phân tích tình hình thực hiện kế họach kinh doanh của từng đơn vị đã hỗ trợ cho công tác quản lý và điều hành, chỉ đạo kịp thời của Tổng công ty.- Hòan thành việc xây dựng, bàn giao đưa vào sử dụng trụ sở làm việc mới cho 05 đơn vị Bảo Minh Bình Định, BM Tây Ninh, BM Quảng Ngãi, BM Bà Rịa- Vũng Tàu; BM Quảng Trị. Hòan thành việc cải tạo sửa chữa 04 trụ sở : BM Bình Dương, BM Gia Lai, BM Thái Bình, BM Thăng Long. - Hòan tất việc mua đất để đầu tư trụ sở cho các đơn vị : BM Chợ Lớn, Hà Tây, Trà Vinh, Yên Bái, Lạng Sơn, Lào Cai.5. Công tác Công nghệ Thông tin: - Sau quá trình xem xét đánh giá về tài liệu giải pháp, demo hệ thống, đã đề xuất giải pháp phần mềm quản lý nghiệp vụ bảo hiểm: POLISY/Asia của hãng CSC để triển khai trong thời gian tới.- Hoàn tất giai đoạn xây dựng phần quản lý ấn chỉ, đang chuẩn bị đào tạo và triển khai cho các công ty thành viên và TSC.6. Công tác xây dựng thương hiệu: Đã thực hiện tốt công tác quảng bá hình ảnh, thương hiệu Bảo Minh tới công chúng qua nhiều kênh truyền thông như quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện, hội trợ triển lãm, khuyến mại, bảng quảng cáo ngòai trời .Đặc biệt, để công tác thương hiệu đạt hiệu quả cao và thực sự trở thành đòn bẩy cho họat động kinh doanh, Tổng công ty đã xây dựng chiến lược thương hiệu và kế hoạch truyền thông cho năm 2008 trên cơ sở đánh giá từng kênh truyền thông thích hợp cho từng giai đọan và nhiệm vụ cụ thể, không chạy theo vụ việc.PHẦN B:PHẦN C: PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2008I. NHẬN ĐỊNH CÁC YẾU TỐ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC1. CƠ HỘI:- Nền kinh tế, chính trị, xã hội nước ta tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ cao (tốc độ tăng trưởng GDP 2007 là 8,44%). Đầu tư nước ngòai, đầu tư trong nước tiếp tục tăng trưởng mạnh tạo tiềm năng nhu cầu lớn về bảo hiểm. - Các quy định về tham gia bảo hiểm bắt buộc từng bước được tuyên truyền, triển khai mạnh trong các doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân…làm nâng cao nhận thức về bảo hiểm. - Bảo Minh là một trong những Tổng Công ty hàng đầu, có uy tín, thương hiệu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện để đón lấy các cơ hội khai thác tiềm năng trên thị trường.- Với sự tham gia góp vốn của đối tác chiến lược AXA việc hợp tác toàn diện để tăng cường năng lực cạnh tranh của Bảo Minh sẽ là cơ hội tốt nhằm phát triển Bảo Minh lên một tầm cao mới.2. THÁCH THỨC:- Số lượng các công ty bảo hiểm gia nhập thị trường ngày càng tăng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, hình thức cạnh tranh không lành mạnh: tăng chi phí, giảm phí phi kỹ thuật…phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Bảo Minh - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 Trang 9 - Tính độc quyền kinh doanh trên thị trường ngày càng rõ khi hàng lọat các công ty bảo hiểm mới ra đời có vốn góp của các ngân hàng, các tập đòan. Các công ty này dần độc quyền khai thác các đối tượng được ngân hàng tài trợ vốn hay hệ thống trực thuộc các tập đòan…làm giảm đáng kể một lượng doanh thu khai thác của các doanh nghiệp khác trong đó có Bảo Minh; - Việc mở cửa thị trường của Chính Phủ : các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới; từ 1/1/2008 là thời điểm dỡ bỏ rào cản đối với các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngòai, các công ty này với thế mạnh về khả năng và trình độ sẽ là những đối thủ mạnh đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nhất là trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản, hàng hải…- Nguy cơ chảy máu chất xám và nhu cầu cần có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu hội nhập là thách thức lớn đối với công tác quản trị nguồn nhân lực để nhắm tới mục tiêu thu hút và giữ được người tài.II. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU KINH DOANH NĂM 20081. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG LỚN NĂM 2008- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển họat động kinh doanh theo định hướng chiến lược: Hiệu quả, tăng trưởng và đổi mới với khẩu hiệu: Bảo Minh – Tận tình phục vụ. Hướng mọi hoạt động vào việc tăng cường công tác phục vụ và chăm sóc khách hàng.- Thực hiện công tác khai thác bảo hiểm theo hướng chuyên nghiệp, phân cấp phân quyền rõ ràng; quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và tiến đến các chuẩn mực quốc tế. Không khai thác bảo hiểm bằng mọi giá, cạnh tranh không lành mạnh, tăng chi phí tràn lan, hạ phí bảo hiểm phi kỷ thuật. - Nghiên cứu phát triển và cải tiến các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày một cao của xã hội và hoạt động kinh kế để khai thác tiềm năng trên thị trường, đặc biệt là các nghiệp vụ bảo hiểm con người.- Tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giám định, bồi thường; đảm bảo bồi thường nhanh chóng, đúng theo các quy định; Kiên quyết phát hiện và xử lý các trường hợp trục lợi bảo hiểm.- Xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; các chính sách lương thưởng và chế độ đãi ngộ phù hợp đáp ứng việc thu hút và giữ người tài đảm bảo cho sự phát triển ổn định, lâu dài của Tổng Công ty.- Hòan tất các bước thủ tục để đưa vào họat động Công ty Chứng khóan Bảo Minh, Công ty Quản lý Quỹ nhằm từng bước chuyên môn hóa và nâng cao hiệu quả công tác đầu tư vốn.- Tăng cường hợp tác toàn diện với AXA trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đặc biệt việc triển khai dự án ứng dụng phần mềm quản lý nghiệp vụ bảo hiểm.2. CÁC MỤC TIÊU KINH DOANH NĂM 2008HĐQT đã trao đổi và thảo luận, thống nhất trình ĐHCĐ các chỉ tiêu kinh doanh của năm 2008 như sau: - Tổng doanh thu phí bảo hiểm phấn đấu đạt: 1800 tỉ đồng tăng trưởng 5,2%, trong đó:+ Doanh thu phí bảo hiểm gốc: 1.675 tỷ đồng, tăng trưởng 4,4 %+ Doanh thu nhận tái bảo hiểm: 125 tỷ đồng, tăng trưởng 1,6 %- Lợi nhuận sau thuế: 136 tỷ đồng, tăng trưởng 3%. III. BỊÊN PHÁP THỰC HIỆNBảo Minh - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 Trang 10 [...]... thống nhất nhằm phát huy sức mạnh tổng Bảo Minh - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 Trang 12 thể của toàn hệ thống, đồng thời nâng cao năng suất lạo động, tăng tính chuyên môn và chuyên nghiệp hóa của đội ngũ cán bộ - Tổ chức lại hệ thống khai thác bảo hiểm và giải quyết bồi thường; Tách bạch rõ ràng hai khâu quan trong này của hoạt động kinh doanh để tăng cương công tác kiểm tra và giám sát... 164 tỷ đồng (bằng 95,23% so với doanh thu thực hiện năm 2007) , với 2 khách hàng là Vietnam Airlines và Vasco Việc giảm kế hoạch doanh thu là do thị trường bảo hiểm hàng không thế giới năm 2008 vẫn có xu hướng giảm phí, dẫn tới giảm doanh thu phí 1.6 Hoạt động Tái bảo hiểm - Doanh thu nhận tái bảo hiểm 135 tỷ đồng, tăng trưởng 20,3% - Đảm bảo an tòan cho họat động kinh doanh nghiệp vụ của tòan công ty,... đơn vị trực thuộc, nâng cao kỷ luật tài chính - Ban hành qui định chi tiết lại các qui chế tài chính phù hợp với chính sách mới của nhà nước và mục tiêu kinh doanh các năm tiếp sau Tổng Công ty Bảo Minh - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 Trang 13 ... với từng khách hàng 1.4 Nghiệp vụ Bảo hiểm Tài sản kỹ thuật: * Mục tiêu doanh thu 435 tỷ, tăng trưởng 10% * Biện pháp: - Chuyển đổi cách thức quản lý nghiệp vụ theo hướng tập trung trong toàn hệ thống để phát huy được sức mạnh của thương hiệu Bảo Minh và phù hợp với tình hình mới Bảo Minh - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 Trang 11 - Tăng cường công tác quản lý, hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ... đòi bồi thường từ các Nhà nhận TBH một cách có hiệu quả nhất, tỉ lệ cao nhất 1.7 Hoạt động đầu tư vốn - Phấn đấu đạt kế họach thu lãi đầu tư tài chính là tỷ - Tiếp tục đầu tư vào thị trường chứng khóan và tham gia đầu tư bất động sản - Phát triển họat động đầu tư theo hướng chuyên nghiệp 2 ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KINH DOANH 2.1 Công tác công nghệ thông tin: - Triển khai dự án phần mềm quản lý nghiệp... tập huấn nghiệp vụ theo kế họach và theo đề nghị của đơn vị 1.3 Nghiệp vụ Bảo hiểm Hàng hải: * Mục tiêu: - Kế hoạch doanh thu nghiệp vụ hàng hải 2008 là 290 tỷ, tăng trưởng 8,5% * Biện pháp: - Điều chỉnh phân cấp nghiệp vụ để tạo thế chủ động cho các đơn vị thực hiện tốt vai trò kinh doanh - Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo theo hướng chuyên môn hoá cao - Đánh giá và chọn lựa lại các nhà thầu cung... triển kinh doanh, phát triển sản phẩm bảo hiểm mới, quản lý rủi ro, đào tạo nguồn nhân lực - Tăng cường và củng cố mối quan hệ: chính quyền, Bộ ban ngành, các tổng công ty là đối tác chiến lược của Bảo Minh và các tập đoàn kinh tế khác - Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm bạn trong việc chào thầu bảo hiểm cho các dịch vụ lớn 1.5 Nghiệp vụ Bảo hiểm Hàng không - Kế hoạch doanh. .. thiết lập theo dõi và quản lý 1.2 Nghiệp vụ Bảo hiểm Con người: * Mục tiêu: Doanh thu phấn đấu đạt và vượt kế hoạch 290 tỷ tăng trưởng 10% * Biện pháp: - Hoàn thiện và phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường; - Tiếp tục triển khai mạnh bảo hiểm hộ gia đình, có các biện pháp để tiếp cận khai thác như quảng cáo, phát triển kênh phân phối - Tiếp tục hỗ trợ nghiệp vụ cho đơn vị,... quyết bồi thường; Tách bạch rõ ràng hai khâu quan trong này của hoạt động kinh doanh để tăng cương công tác kiểm tra và giám sát chống trục lợi bảo hiểm và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về hoạt động KDBH - Tập trung đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn và bổ nhiệm kịp thời cán bộ có năng lực cho các công ty thành viên Xây dựng kế hoạch về cán bộ nguồn từ nội bộ và bên ngoài để chuẩn bị sẵn sàng cho... thông tin: - Triển khai dự án phần mềm quản lý nghiệp vụ bảo hiểm từ khâu khai thác, bồi thường và phục vụ khách hàng để đưa nhanh việc vân dụng lợi thế về công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành kinh doanh - Tiếp tục triển khai và hoàn tất dự án phần mềm quản lý ấn chỉ hóa đơn - Nâng cấp và mở rộng hạ tầng kỹ thuật CNTT nhằm đáp ứng cho hệ thống phần mềm quản lý nghiệp vụ bảo hiểm - Lập kế hoạch . động kinh doanh năm 2007 Trang 1 BÁO CÁO TỔNG KẾTHOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2007 PHẦN A: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2007I. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH1 .. tương đối cao cho Tổng Công ty. Riêng tổng doanh thu năm 2007 Bảo Minh - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 Trang 3 của 5 công ty tại 2 địa bàn

Ngày đăng: 23/01/2013, 00:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan