Thị trường bán lẻ việt nam trước thềm mở cửa

9 845 8
Thị trường bán lẻ việt nam trước thềm mở cửa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thị trường bán lẻ việt nam trước thềm mở cửa

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM 1 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Trung tâm Thông tin – Tư Liệu ------------------------------------------------------------ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRƯỚC THỀM MỞ CỬA Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập buộc chúng ta phải thực hiện các cam kết mở cửa thị trường nội địa. Quá trình mở cửa và sự phát triển nền kinh tế thị trường đã mang lại cho nền kinh tế nước ta những cơ hội to lớn đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới với hầu hết các ngành nghề và lĩnh vực. Trong đó lĩnh vực phân phối hàng hoá không phải là một ngoại lệ. Hệ thống phân phối về cơ bản bao gồm mạng lưới bán buôn và bán lẻ. Hệ thống này ngày càng phát triển và đa dạng do có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đó là các doanh nghiệp, tập đoàn, các công ty đa quốc gia hệ thống các cửa hàng bán lẻ, siêu thị, các trung tâm thương mại… Sự phát triển của hệ thống bán lẻ ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, giữ vai trò liên kết giữa nhà sản xuất và tiêu dùng, nó tác động trực tiếp đến lợi nhuận của nhà sản xuất và lợi ích của người tiêu dùng. Việc xây dựng và phát triển hệ thống phân phối đã và đang trở thành một dạng thức kinh doanh mang tính cạnh tranh cao. Sự phát triển của hệ thống phân phối hàng hoá làm cho quá trình chuyển dịch hàng hoá gắn liền với nhu cầu thực tế của thị trường, giúp cho nhà sản xuất có những điều chỉnh thích hợp. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực phân phối cũng phải đương đầu với sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài nhiều kinh nghiệm. Để tồn tại và phát triển lớn mạnh các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng cho mình một hướng đi thích hợp. Bên cạnh đó nhà nước cần có những chính sách đúng đắn, cụ thể để hỗ trợ, đảm bảo cho các doanh nghiệp phát triển đúng định hướng qua đó thúc đẩy sự phát triển thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM 2 1. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam Những năm vừa qua, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Mạng lưới kinh doanh bán lẻ theo hướng hiện đại đã được hình thành và phát triển. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, chợ đầu mối… xuất hiện ngày càng nhiều và làm thay đổi bộ mặt thị trường bán lẻ ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… Nếu như năm 1995, Việt Nam chỉ có 10 siêu thị và hai trung tâm thương mại, thì năm 2007, có khoảng 200 siêu thị và đại siêu thị, 32 trung tâm thương mại, hơn 1,000 cửa hàng tiện lợi, gần 10,000 chợ trong đó có khoảng 6790 chợ tại khu vực nông thôn và 3,210 chợ tại khu vực thành thị, đã và đang xây dựng hơn 150 chợ đầu mối buôn bán hàng nông sản cấp địa phương. Hình thức mua sắm truyền thống chiếm phần lới tổng doanh thu bán lẻ, nhưng đang có bước chuyển mạnh sang hình kinh doanh hiện đại. Số lượng các cửa hàng mặt tiền đang giảm do được nâng cấp thành các trung tâm thương mại. Phần lớn các siêu thị, trung tâm thương mại nhất là các siêu thị và trung tâm thương mại tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã đáp ứng được các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định và hoạt động có hiệu quả, có triển vọng tăng trưởng và phát triển tốt trong tương lai. Thị trường bán lẻ Việt Nam đã có những bước phát triển khá mạnh, đặc biệt trong 3 năm gần đây mức tăng trưởng thường xuyên đạt trên 20% . Năm 2007, Ngân hàng thế giới cho biết, VN xếp thứ 4 thế giới với chỉ số bán lẻ đạt 74/100 điểm, Việt Nam chỉ đứng sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc về mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ. Bảng 1: Nhóm các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới Xếp hạng Quốc gia Độ hấp dẫn (%) Rủi ro Quốc gia (%) Độ bão hòa (%) Áp lực T.gian (%) Điểm số 1 Ấn Độ 42 67 80 74 92 2 Nga 52 62 53 90 89 3 Trung Quốc 46 75 56 84 86 4 Việt Nam 34 57 76 59 74 5 Ukraina 43 41 44 88 69 Nguồn: AT Kearney 2007 Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM 3 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ và dịch vụ của Việt Nam năm 2007 là 726.113 tỉ đồng, tăng tới 23,3% so với năm 2006. Đó là điều dễ hiểu bởi những năm gần đây, ngành bán lẻ VN xuất hiện thêm nhiều tập đoàn nước ngoài như Metro Cash&Carry, Bourbon, Parkson và các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam như: Hapro, Phú Thái Group, Nguyễn Kim, Saigon Co.op . Có thể nói rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam đang rất hấp dẫn. Các doanh nghiệp bán lẻ coi đây là cơ hội kinh doanh lớn và đang chuẩn bị cho cuộc đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Kênh siêu thị và trung tâm thương mại mới chiếm trên 10% thị phần bán lẻ và hầu như mới phát triển mạnh ở các đô thị. Hiện tại vẫn còn non nửa các tỉnh thành Việt Nam chưa xuất hiện loại hình mua bán hiện đại này. Do đó, nhìn về dài hạn thị trường bán lẻ vẫn còn rất nhiều khoảng trống. Đây là lý do để các doanh nghiệp bán lẻ nội địa đang mở rộng phạm vi về các tỉnh lẻ, chiếm những mặt bằng tốt, vị trí đẹp khi mà các đại gia nước ngoài chưa kịp để ý đến. Cuộc cạnh tranh cũng bắt đầu diễn ra sôi nổi khi các nhà kinh doanh bán lẻ trong nước vào cuộc và đang quyết tâm chiếm lĩnh thị trường sân nhà. Một số tập đoàn lớn về bán lẻ đã được thành lập và phát triển như Saigon Co-op Mart, Satra, Citimart, Maximark, Hapro, Phú Thái, Intimex, Fivimart…và hàng loạt của hàng bán lẻ chuyên ngành đã được hình thành và mở rộng. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có dấu hiệu xích lại gần nhau nhằm tận dụng những lợi thế của nhau trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong quá trình mở cửa. Đáng chú ý là sự liên kết của 4 doanh nghiệp Hapro, Saigon Co-op, Phú Thái, Satra. Sự liên kết giữa 4 nhà (VDA) là một dấu hiệu tích cực của thị trường bán lẻ Việt Nam từ việc mở cửa thị trường. Một trong những nhân tố chính củng cố sự lạc quan của các nhà kinh doanh bán lẻ là cơ cấu dân số của Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam với dân số khoảng trên 85 triệu người trong đó 65% là dân số trẻ, tỷ lệ gia tăng trong tiêu dùng vượt xa so với tốc độ tăng dân số (năm 2006 tỷ lệ tăng dân số 1.21% trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 6.6%). Thu nhập bình quân đầu người dần được cải thiện và kéo theo đó là mức chi tiêu của người dân cũng tăng lên. GDP bình quân đầu người năm 2005 là 638,4 USD năm 2006 đạt 725,3 USD, năm 2007 đạt 835 USD, năm 2008 ước đạt khoảng 960 USD. Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM 4 Tại Việt Nam đang dần hình thành thế hệ khách hàng có sở thích “mua sắm” ngày càng “sành điệu”. Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam cũng thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (Việt Nam trên 70%, Singapore 55,9%, Malaysia 58,2%, Thái Lan 67,7% .) Việt Nam cũng là cửa ngõ để dẫn vào các thị trường như Lào, Campuchia… Sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư ngày càng tăng mạnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO với cam kết mở cửa thị trường bán lẻ để các nhà đầu tư nước ngoài được trực tiếp tham gia. Theo đó: • Từ tháng 1/2007, các nhà đầu tư nước ngoài đã được phép thành lập các công ty liên doanh phân phối hàng hoá, trong đó phía nước ngoài được phép chiếm giữ 49% số vốn. • 01/01/2008 cho phép liên doanh không hạn chế vốn góp từ phía nước ngoài. • 01/01/2009 cho phép thành lập các doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài. • 01/01/2010 các doanh nghiệp FDI được cung cấp dịch vụ bán buôn, bán lẻ tất cả các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam. Theo lộ trình mở cửa cùng với những thuận lợi từ thị trường bán lẻ Việt Nam, đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các tập đoàn bán lẻ trên thế giới. Hiện nay ba tập đoàn bán lẻ hàng đầu là Wal – Mart (Mỹ), Carefuor (Pháp) và Tesco (Anh) đang rất chú ý tới Việt Nam. Đây là những tập đoàn lớn với khả năng cạnh tranh lớn, hứa hẹn sẽ mang đến cho thị trường Việt Nam những thay đổi mạnh mẽ và làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam thêm sôi động. Bên cạnh đó, Việt Nam đang có sự gia tăng đáng kể của các chủ sản xuất và kinh doanh vào hệ thống phân phối: Với mục tiêu tăng trưởng bình quân GDP thời kỳ 2001 – 2010 là 7 - 7.5%/năm thì quy về tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ ở thị trường trong nước vào năm 2010 sẽ ở mức 600 – 650 nghìn tỷ đồng. Theo dự báo, tỷ trọng bán lẻ theo thành phần kinh tế đến năm 2010 : khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 93%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 7%. Đến năm 2020 tỷ trọng này Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM 5 tương ứng là 80% và 20%. Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa qua loại hình thương mại hiện đại đạt 20% (khoảng 160 nghìn tỷ đồng) và đến năm 2020 phấn đấu đạt 40% (khoảng 640 nghì tỷ đồng). Sự tăng trưởng mạnh và bền vững về kinh tế cùng với sự ổn định về chính trị - xã hội là nhân tố quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm của các tập đoàn bán lẻ trên thế giới. Như vậy, thị trường kinh doanh bán lẻ của Việt Nam được cho là đầy hứa hẹn của thế giới nhờ vào quy thị trường, sự gia nhập WTO gần đây và sự phát triển ổn định của nền kinh tế cùng các loại hình giải trí đang phát triển và mức thu nhập thực tế tăng cao. Các xu hướng này vẫn còn tiếp tục phát triển trong thời gian dài nữa do đầu tư trực nước ngoài đang tăng lên và quá trình đô thị vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Đây là những điều thuận lợi cho thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. 2. Trở ngại của thị trường bán lẻ Việt Nam Hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta đã phát triển tương đối mạnh cả về số lượng, chất lượng và quy mô, bước đầu thỏa mãn nhu cầu đa dạng của người dân, tác động tích cực vào quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, cho đến nay do nhiều nguyên nhân khác nhau thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn chưa được khai thác một cách thực sự hợp lý, sự phát triển thiếu quy hoạch và đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Trên thực tế, người tiêu dùng vẫn chưa có nhiều cơ hội để lựa chọn những sản phẩm chất lượng tốt, giá cả phù hợp. Trong khi đó, người sản xuất còn đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Việc thiếu hụt các hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường đang trở thành một trong những nhân tố làm cho nền kinh tế Việt Nam kém sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Các thách thức này xuất hiện từ nhiều phía: từ môi trường kinh tế vĩ mô, từ nội tại các doanh nghiệp bán lẻ, từ nhà sản xuất, từ nhà trung gian và từ chính người tiêu dùng… Các khó khăn có thể được nhắc tới hiện nay gồm: Một là, hệ thống mạng lưới phân phối bán lẻ ở nước ta ở trình độ chưa cao do xuất phát điểm thấp bởi vì trong một thời gian dài, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng còn manh mún nhỏ lẻ, Việc chiếm lĩnh thị trường còn yếu trong khi đó các tập đoàn nước ngoài khá thành công trong Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM 6 việc chiếm lĩnh thị trường bán lẻ nước ta như tập đoàn Metro & Carry (Đức) với vốn đầu tư 120 triệu USD cho 7 siêu thị hoạt động bán buôn bán lẻ tại các thành phố lớn với giá trị bán lẻ lớn và giá bán thấp hơn so với các cửa hàng bán lẻ. Bên cạnh đó còn có nhiều tập đoàn khác như tập đoàn Big C (Pháp), tập đoàn Parkson (Malaysia),)… Thứ hai, Hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ nước ta hiện nay đều gặp phải khó khăn về vấn đề nhân lực. Hiện tại, nhân lực của ngành mới chỉ có từ 4-5% được đào tạo bài bản, phần lớn có nhược điểm: Thiếu tính chuyên nghiệp trong thị trường bán lẻ hiện đại, thiếu khả năng sử dụng ngoại ngữ tính cộng đồng, chậm thay đổi tư duy với môi trường mới. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ chưa nhìn nhận đúng vai trò của người bán hàng, trong khi đó: "họ trực tiếp quan hệ với khách hàng, tạo nên khách hàng quen thuộc - đối tượng góp tới 60% doanh thu của siêu thị". Nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chỉ dừng ở hình vừa và nhỏ, vốn và kinh nghiệm còn hạn chế nên chưa chú trọng tới việc đào tạo nhân lực. Công tác dự báo doanh thu chưa tốt cũng dẫn đến việc không dự báo được nhu cầu về nhân lực. Thứ ba, Các doanh nghiệp bán lẻ đang phải đối mặt với sự thiếu hụt trầm trọng mặt bằng kinh doanh. Hầu hết các mặt bằng hiện hữu không đạt chuẩn quốc tế và đảm bảo chỗ đứng của mình , nhiều nhà kinh doanh quốc tế đã phải lựa chọn giải pháp cải tạo lại các cửa hàng mặt tiền trong khi chờ đợi những mặt bằng có chất lượng tốt hơn.Theo báo cáo của phòng phụ trách tư vấn kinh doanh bán lẻ CBRE cho biết, tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện mới có 13 trung tâm thương mại cung cấp cho thị trường 140.000 m2 và Hà Nội 7 trung tâm cung cấp 95.000 m2 cho hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại. Nếu so sánh với Singapore mới khánh thành một trung tâm thương mại với diện tích 100.000 m2 thì những con số trên của Việt Nam còn quá nhỏ bé. Hiện nay công suất cho thuê mặt bằng tại các thành phố lớn đều đạt trên 95% và nhu cầu thuê mặt bằng đang tăng mạnh. Có nhiều trung tâm thương mại đến nay vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng các nhà kinh doanh cũng đã đăng ký thuê kín chỗ. Bên cạnh đó, do thiếu mặt bằng kinh doanh nên giá thuê trung binh tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các thanh phố lớn khác đang tăng lên nhanh chóng kể từ năm 2002 và đạt mức 40 USD/m2/tháng vào cuối quý III năm 2007. Giá thuê của những mặt bằng tại những vị trí đẹp, hoặc tại các khu trung tâm kinh doanh thương mại và tầng trệt lên đến 200USD/m2/tháng. Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM 7 Thứ tư, thách thức không nhỏ đối với hệ thống phân phối truyền thống thời gian tới sẽ là không khí cạnh tranh quyết liệt do hệ thống phân phối hiện đại phát triển bởi cả các nhà phân phối hùng mạnh trên thế giới lẫn các doanh nghiệp Việt Nam đang lớn dần lên. Bên cạnh còn có cả những yếu tố như thay đổi hoặc biến động của thị trường, tình hình cung - cầu, giá cả, phương thức kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ. Một điểm yếu kém mà giới bán lẻ Việt Nam không thể phủ nhận, đó là hệ thống thương mại bán lẻ Việt Nam còn mang nặng tính đại lý, thực chất là làm thuê, lấy công làm lãi, khó giàu, khó có lợi nhuận để tái đầu tư và mở rộng thị phần, tăng tỷ trọng thương mại nội địa. Tính hiện đại và chuyên nghiệp của hệ thống siêu thị nội địa chưa cao trong khi kênh phân phối hiện đại cần có tính chuyên nghiệp thì mới đạt hiệu quả cao, thực trạng cho thấy các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chưa quan tâm đến việc tổ chức, huấn luyện nghiệp vụ mua hàng, trưng bày, bán hàng của một siêu thị bán lẻ hiện đại và chuyên nghiệp cho đội ngũ nhân viên của mình… Thứ năm, các doanh nghiệp bán lẻ chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên hạn chế tốc độ phát triển và hiện đại hoá mạng lưới bán lẻ. Tỷ trọng hàng hoá lưu thông hàng hoá qua các siêu thị và trung tâm thương mại còn thấp so với mức luân chuyển hàng hoá qua hệ thống chợ và cửa hàng bán lẻ. Các doanh nghiệp bán lẻ chưa thiết lập được mối liên kết chặt chẽ lâu dài với các cơ sở sản xuất và giữa doanh nghiệp bán lẻ với nhau để hình thành một chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại, hình thành hệ thống phân phối hiện đại, tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng, xây dựng thị trường cung ứng và tiêu thụ vững chắc, ổn định. Thứ sáu, Bên cạnh các yếu tố trên các doanh nghiệp bán lẻ nước ta hiện nay còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức từ sự biến động phức tạp của tình hình kinh tế vĩ mô: sự leo thang của giá cả tiêu dùng, sự biến động phức tạp của tỷ giá và lãi suất, sự lên xuống của thị trường bất động sản… những yếu tố trên là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ. Nhà nước chưa xây dựng được một quy hoạch thống nhất về thị trường bán lẻ, quản lý và điều hành của nhà nước về thị trường chưa kịp thời, chưa đáp ứng được đòi hỏi của quá trình phát triển thị trường bán lẻ còn tình trạng phát triển tự phát, mất cân đối, chưa xây dựng được một quy hoạch về hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên phạm vi toàn quốc. Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM 8 3. Những giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam Phát triển thị trường bán lẻ có vai trò ngày càng quan trọng, là yếu tố then chốt để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, là nhân tố quyết định để đẩy mạnh sản xuất. Vì vậy cần thiết phải duy trì sự ổn định của bán lẻ và phát triển kênh phân phối theo hướng văn minh hiện đại, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Theo các cam kết mở của thị trường bán lẻ Việt Nam. Chúng ta sẽ mở cửa cả 4 loại hình phân phối: bán lẻ, bán buôn, đại lý hoa hồng và nhượng quyền thương mại. Như vậy thời điểm chúng ta mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ không còn cách bao xa. Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang gặp phải nhiều nguy cơ “thất bại” ngay trên sân nhà bởi sự cạnh tranh chiếm lĩnh của các tập đoàn nước ngoài. Để tránh được việc đó chúng ta cần làm tốt các công việc sau: Một là, các doanh nghiệp trong nước cần tận dụng lợi thế về mạng lưới sẵn có, về thị phần, về thương hiệu. Về khả năng hiểu biết thị trường nội địa để xây dựng và hình thành nền móng vững chắc cho mình trong giai đoạn thời điểm mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ gần kề. Hai lài, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần tăng cường khả năng liên minh, liên kết với nhau nhằm hình thành hiệp hội các nhà bán lẻ, hình thành nên chuỗi các siêu thị bán lẻ hiện đại,các trung tâm thương mại bán sỉ, kinh doanh nhượng quyền thương mại…bên cạnh đó cũng cần phải đưa ra quy chế hoạt động của hiệp hội. Nâng cao sự hiệp tác, phối hợp với nhau nhằm nâng cao sức cạnh tranh so với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Ba là, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng lực lượng chuyên nghiệp. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm tạo ra sự thoả mãn cao nhất cho khách hàng khi mua sắm. Mối nhân viên cần nhận thức rõ nhiệm vụ của bản thân trong việc tạo ra niềm tin đối với khách hàng. Bốn là, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần quán triệt tư tưởng lấy khách hàng làm mục tiêu phục vụ. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp bán lẻ. Các doanh nghiệp Việt Nam có ưu thế trong việc nắm được tập quán mua bán của người dân, và am hiểu về đặc điểm của địa phương. Đây là một lợi thế không nhỏ trong quá trình cạnh trạnh với các đối thủ. Các doanh nghiệp cần xây dựng chính sách phát triển lấy người tiêu dùng làm trung tâm, thực hiện tốt việc phân phối hàng hoá Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM 9 đan dạng, giá hợp lý, chất lượng cao, thái độ phục vụ tốt, có trách nhiệm và thực sự tiện nghi, thực hiện tốt chế độ bán hàng và sau bán hàng. Năm là, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo ra môi trường thuận lợi và ổn định cho phát triển hệ thống phân phối, tạo hành lang pháp lý thống nhất cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Nhà nước cần có quy hoạch cụ thể và công khai về vị trí bán lẻ và đưa công tác quy hoạch lên trước một bước. Các địa phương, vùng miền khi làm quy hoạch nên quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại và mạng lưới bán lẻ. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được những thay đổi trong quy hoạch, tránh mập mờ trong quy chế đấu thầu cơ sở hạ tầng, tránh trường hợp khi nhà đầu tư muốn đầu tư bán lẻ lại bảo là không có trong quy hoạch. Bên cạnh đó quy hoạch của nhà nước phải cải tiến về thủ tục cấp phép cho các doanh nghiệp bán lẻ. Hiện nay tuy Bộ Công thương quản lý về thị trường bán lẻ nhưng các bộ khác lại có quyền cấp phép cho các dự án đầu tư mới. Do đó gây ra những khó khăn sẻ làm cản trở việc thị trường bán lẻ nội địa phát triển. Nhà nước cần có các chính sách thống nhất từ chính phủ tới các bộ, ngành, địa phương vì nếu không có biện pháp kỹ thuật của nhà nước cùng với sự nỗ lực của doanh nghiệp thì sẽ không cân bằng được với các doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp nội trong quá trình cạnh tranh và phát triển khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài xuất hiện * * * Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế quốc tế, trong quá trình hội nhập đó chúng ta phải từng bước dỡ bỏ các rào cản thương mại, thực hiện các lộ trình mở cửa đã cam kết khi gia nhập WTO. Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Trong lĩnh vực bán lẻ cũng vậy, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải thay đổi, cần phải xây dựng cho mình một định hướng cụ thể mới có đủ sức để cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần xây dựng một quy hoạch cụ thể phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ vể cơ sở hạ tầng, vận chuyển, kho bãi… Có thể nói rằng nếu được đầu tư đúng mức các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ từng bước hình thành và phát triển hiện đại, sánh ngang với các tập đoàn bán lẻ trong khu vực và thế giới. . Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam Những năm vừa qua, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Mạng lưới kinh doanh bán lẻ theo hướng. ------------------------------------------------------------ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRƯỚC THỀM MỞ CỬA Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu, rộng vào nền kinh

Ngày đăng: 23/01/2013, 00:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan