THỰC TRẠNG LY HÔN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ LY HÔN TẠI HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

36 4K 50
THỰC TRẠNG LY HÔN  VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ LY HÔN TẠI HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

nội dung chính của chuyên đề được trình bày trong hai chương.Chương I. Những vấn đề lý luận về ly hôn1.1. Khái niệm về ly hôn1.2. Căn cứ cho ly hôn1.3. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết các vụ, việc Hôn nhân và gia đình, thẩm quyền giải quyết các vụ, việc hôn nhân và gia đình của Toà và thủ tục giải quyết các vụ, việc hôn nhân và gia đình.1.4. Thủ tục giải quyết các vụ, việc Hôn nhân và gia đình tại Toà án.Chương II. Thực trạng ly hôn tại Toà án nhân dân và một số kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế ly hôn tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình2.1. Giới thiệu chung2.2. Tình hình ly hôn tại địa phương2.3. Đường lối giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình2.4. Nguyên nhân ly hôn2.5. Một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn2.6. Những vấn đề còn tồn tại ở địa phương2.7. Một số kiến nghị qua thời gian thực tập tại Tòa.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA LUẬT HỌC  BÙI THỊ DUYẾN THỰC TRẠNG LY HÔN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ LY HÔN TẠI HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đà Lạt, tháng 5 năm 2013 Để hoàn thành tốt được chuyên đề “ Thực trạng ly hôn một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình”, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô quý cơ quan. Trước hết tác giả xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong Khoa Luật - Trường Đại học Đà Lạt, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Vân Anh là người đã trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình tác giả thực tập nghiên cứu để hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình. Đồng thời tác giả xin chân thành cảm ơn Toà án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình các chú, các bác, các anh, các chị trong Toà án đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tác giả hoàn thành tốt chuyên đề trong thời gian thực tập. Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu của chuyên đề cũng như đây là lần đầu nghiên cứu của tác giả do đó không tránh khỏi những sai sót, hạn chế của đề tài. Do đó tác giả mong mọi sự góp ý chân thành của các thầy cô cũng như của những người đọc chuyên đề này để đề tài nghiên cứu của tác giả được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Đà lạt, ngày tháng năm 2013 Bùi Thị Duyến LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Thực trạng ly hôn một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi với sự giúp đỡ của nhiều cá nhân tổ chức, hoàn toàn không có sự sao chép, giả mạo của tác giả khác. Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu sử dụng nội dụng chuyên đề tốt nghiệp trung thực. Đồng thời tác giả cam kết rằng kết quả quá trình nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp này chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về vấn đề này. Đà lạt, ngày tháng năm 2013 Tác giả Bùi Thị Duyến LỜI MỞ ĐẦU Các công trình nghiên cứu cũng như hiện thực cuộc sống đã chứng minh vai trò của con người đối với xã hội, vai trò của gia đình đối với mỗi con người. Từ ngàn đời nay gia đình luôn là cái nôi hình thành nuôi dưỡng nhân cách của mỗi con người. “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”. Những nhân cách ấy đã góp phần tạo nên bộ mặt của mỗi Quốc gia. Những gia đình tốt đẹp sẽ xây dựng được một xã hội tiến bộ văn minh, một xã hội tiến bộ văn minh là cơ sở để xây dựng một gia đình tốt đẹp. Chính vì vậy, vai trò vị trí của gia đình ngày càng được quan tâm đề cao trong xã hội. Mối quan hệ gia đình, hay mối quan hệ vợ chồng, cũng chịu những ảnh hưởng nhất định. Bên cạnh những truyền thống tốt đẹp, trong quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại được tôn trọng phát huy thì mặt trái của xã hội đã tạo nên một thực trạng đáng lo ngại. Đó là vấn đề ly hôn ngày càng trở nên phổ biến trở thành vấn đề được cả xã hội quan tâm. Thực trạng đáng lo ngại này cũng đối với quan hệ hôn nhân gia đình cũng đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Huyện Nho Quan là một huyện lâu đời thuộc tỉnh Ninh Bình một miền đất có nhiều chiến tích lịch sử, truyền thống văn hoá tốt đẹp. Các cơ quan quản Nhà nước cũng như các cơ quan pháp luật của Huyện luôn quan tâm xây dựng phát triển nền kinh tế - xã hội. Số lượng gia đình văn hoá ngày một lớn. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực đó thì các vụ án ly hôn vẫn ngày một tăng phổ biến. Thực trạng này kéo theo những hậu quả mang tính tiêu cực không chỉ về mặt đạo đức mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội của huyện. Trước thực trạng đáng lo ngại, cũng như tác hại của vấn đề ly hôn đối với xã hội. Tác giả thực hiện chuyên đề này, với các kiến thức được các thầy cô giáo bộ môn Luật hôn nhân gia đình truyền dậy, cũng như quá trình nghiên cứu của bản thân, muốn đóng góp một phần công sức của mình vào việc hạn chế, khắc phục tình trạng ly hôn. Để huyện Nho Quan ngày một phát triển mạnh mẽ, xứng đáng hơn nữa với truyền thống tốt đẹp của quê hương, giữ vững phát triển bản sắc văn hoá để góp phần vào công cuộc phát triển chung của đất nước. Trong quá trình thực tập nghiên cứu ở địa phương mình do kinh nghiệm còn hạn chế trong việc tìm hiểu, thu thập đánh giá thông tin một cách hệ thống khoa học còn nhiều hạn chế nên đề tài của em còn có những thiếu sót là không thể tránh khỏi. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự sửa chữa, đóng góp, bổ sung từ phía các thầy cô giáo cũng như các bạn sinh viên, để tác giả có một nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này, để từ đó áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn! 1. do chọn đề tài Để góp phần xây dựng, hoàn thiện bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp cho các ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Kể từ khi ra đời cho đến nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta luôn chú ý đến việc xây dựng hoàn thiện các quy định của Luật Hôn nhân gia đình. Với Luật Hôn nhân gia đình năm 1959, 1986 năm 2000, Luật Hôn nhân gia đình ngày càng hoàn thiện, đáp ứng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, cũng như của gia đình Việt Nam. Xã hội càng phát triển thì gia đình cũng có nhiều biến đổi bởi vì như chúng ta đã biết “ Gia đình là tế bào của xã hội”, bên cạnh những sự phát triển tích cực thì một trong những hiện tượng tiêu cực trong sự phát triển của gia đình hiện đại đó là tỷ lệ ly hôn trong các cặp vợ chồng ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như sự phức tạp trong quan hệ. Trong Luật Hôn nhân gia đình đã có các quy định cụ thể về việc giải quyết vần đề ly hôn, tuy nhiên để hiểu rõ hơn về việc ly hôn trong tình hình hiện nay tác giả đã chọn một chế định nhỏ trong Luật Hôn nhân gia đình, đó chế định về Ly hôn trong Luật Hôn nhân gia đình quy định cụ thể tại chương X của Luật Hôn nhân gia đình năm 2000. Qua đó, chúng ta có thể nhìn nhận một cách thấu đáo hơn về thực trạng ly hôn những vướng mắc gặp phải trong quá trình giải quyết việc ly hôn trực trạng ly hôn tại Toà án, giúp chúng ta tìm ra những nguyên nhân dẫn việc ly hôn, tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế sự gia tăng các vụ, việc ly hôn góp phần nhỏ bé cùng Đảng Nhà nước ta xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Cũng qua đề tài này bản thân tác giả nêu ra một số bất cập, vướng mắc trong các quy định của Luật Hôn nhân gia đình về Ly hôn đưa ra một số kiến nghị, giải pháptính chất gợi ý có thể giúp ích được cho công tác hoàn thiện pháp luật. Bởi vì những do trên bản thân tác giả đã chọn chuyên đề “Thực trạng ly hôn một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn tại Toà án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình”. 2. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu Mục đích, ý nghĩa của chuyên đề là làm sáng tỏ hơn về mặt luận thực tiễn các quy định cuả pháp luật về Hôn nhân gia đình việc áp dụng các quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ, việc Hôn nhân gia đình phát sinh tại Toà án nhân dân huyện Nho Quan. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về Hôn nhân gia đình. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng phạm vi nghiên cứu là các cá nhân tham gia vào quan hệ Hôn nhân gia đình được giải quyết tại Toà án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình được Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 điều chỉnh. Tuy nhiên qua tình hình thị lý, giải quyết án tại Toà nơi thực tập, đề tài này đi sâu nghiên cứu các cá nhân tham gia vào quan hệ Ly hôn đã được Toá án giải quyết trong những năm gần đây. 4. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài phải dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin với phép biện chứng lịch sử biện chứng duy vật gắn với thực tiễn Việt Nam trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh đường lối, chính sách của Đảng về Nhà nước pháp luật. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu chuyên đề còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp đánh giá đối chiếu kết hợp nhận xét để làm rõ các quy định của pháp luật về ly hôn. 5. Bố cục của chuyên đề Ngoài phần mở đầu kết luận, nội dung chính của chuyên đề được trình bày trong hai chương. Chương I. Những vấn đề luận về ly hôn 1.1. Khái niệm về ly hôn 1.2. Căn cứ cho ly hôn 1.3. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết các vụ, việc Hôn nhân gia đình, thẩm quyền giải quyết các vụ, việc hôn nhân gia đình của Toà thủ tục giải quyết các vụ, việc hôn nhân gia đình. 1.4. Thủ tục giải quyết các vụ, việc Hôn nhân gia đình tại Toà án. Chương II. Thực trạng ly hôn tại Toà án nhân dân một số kiến nghị giải pháp nhằm hạn chế ly hôn tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình 2.1. Giới thiệu chung 2.2. Tình hình ly hôn tại địa phương 2.3. Đường lối giải quyết vụ, việc hôn nhân gia đình 2.4. Nguyên nhân ly hôn 2.5. Một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn 2.6. Những vấn đề còn tồn tại ở địa phương 2.7. Một số kiến nghị qua thời gian thực tập tại Tòa. CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN VỀ LY HÔN 1.Nhận thức chung về ly hôn Quá trình hội nhập đã thúc đẩy nền kinh tế chính trị - xã hội phát triển một cách mạnh mẽ. Mọi mối quan hệ trong xã hội cũng có sự vận động thay đổi theo xu thế của nó. Gia đình là tế bào của xã hội nên cũng không nằm ngoài quy luật đó. Xã hội phát triển, đời sống người dân được nâng cao cùng với sự du nhập những tư tưởng, cách sống mới làm cho mỗi người có một trình độ hiểu biết khác nhau từ đó cách nhìn nhận, suy nghĩ các vấn đề khác nhau. Chính từ những quan điểm khác nhau đó nên thường xảy ra các mâu thuẫn đối kháng. Nhất là trong vấn đề hôn nhân nên việc tan vỡ gia đình là rất phổ biến. 1.1. Khái niệm ly hôn Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng (khoản 8 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2000). Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, hôn nhân (trong đó ly hôn) là hiện tượng xã hội, mang tính giai cấp sâu sắc. Pháp luật của nhà nước phong kiến, tư sản thường quy định hoặc cấm vợ chồng ly hôn, hoặc đặt ra các điều kiện hạn chế quyền ly hôn của vợ chồng, hoặc quy định giải quyết ly hôn dựa trên sở lỗi của vợ, chồng. Hệ thống pháp luật Hôn nhân gia đình ở nước ta dưới thời phong kiến, thực dân đã thể hiện cụ thể luận điểm trên. Dưới chế độ cũ, quyền yêu cầu ly hôn các duyên cớ ly hôn theo luật định thường dựa trên quan hệ “bất bình đẳng” giữa vợ chồng. Ly hônmột hiện tượng xã hội phức tạp, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, hạnh phúc của vợ chồng, đến lợi ích của gia đình xã hội. Trong những năm gần đây, các việc ly hôn ở nước ta các nước trên thế giới gia tăng đáng kể. Những nguyên nhân, do ly hôn cũng rất đa dạng, phức tạp. Vì vậy, muốn giải quyết ly hôn chính xác, vừa bảo đảm quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ, chồng vừa bảo đảm lợi ích của gia đình xã hội, cán bộ thẩm phán cần phải nắm vững quy định của pháp luật, điều tra, tìm hiểu kỹ lưỡng nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng, tâm tư tình cảm, nguyện vọng của mỗi đương sự, đồng thời phải lưu ý đến các đặc điểm về tình hình kinh tế - chính trị xã hội tác động đến quan hệ hôn nhân trong thời điểm giải quyết ly hôn, để kết hợp đúng đắn đường lối chính sách cụ thể của Đảng Nhà nước đối với việc giải quyết từng loại án kiện về ly hôn. Hệ thống pháp luật về hôn nhân gia đình của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay quy định vấn đề ly hôn với quan điểm vừa tôn trọng, bảo vệ quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, vừa quy định giải quyết ly hôn có lý, có tình; bằng pháp luật Nhà nước kiểm soát quyền tự do ly hôn của vợ chồng vì lợi ích gia đình xã hội. Ly hônmột mặt của quan hệ hôn nhân. Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng, thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Trong trường hợp đó, ly hônmột việc cần thiết cho cả vợ chồng cho xã hội; vì nó giải phóng cho tất cả mọi người, cho cả vợ, chồng, các con cũng như những thành viên trong gia đình thoát khỏi xung đột, mâu thuẫn bế tắc trong cuộc sống chung. Thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ, bảo đảm quyền tự do hôn nhân bao gồm quyền tự do kết hôn của nam, nữ quyền tự do ly hôn của vợ chồng. Theo Luật hôn nhân gia đình Việt Nam, quyền yêu cầu ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật là quyền nhân thân gắn liền với nhân thân của vợ, chồng; chỉ có vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn; cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét xử ly hôn là Toà án nhân dân. Pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không thể cấm hoặc đặt ra những điều kiện nằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình. Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam nữ phải yêu nhau kết hôn với nhau, thì cũng không thể bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết mục đích của hôn nhân đã không thể đạt được. Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ chồng, con cái các thành viên trong gia đình. Theo Lênin: “ Thực ra tự do ly hôn không có nghĩa là “ tan rã” những mối quan hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có vững chắc trong một xã hội văn minh”. Quyền tự do ly hôn là quyền chính đáng bình đẳng giữa vợ chồng. “ Người ta không thể là một người dân chủ xã hội chủ nghĩa nếu ngay từ bây giờ không đòi quyền hoàn toàn tự do ly hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với giới bị áp bức, đối với phụ nữ. Tuy hoàn toàn chắng khó khăn gì mà không hiểu được rằng khi ta thừa nhận cho phụ nữ tự do bỏ chồng thì không phải là ta khuyên tất cả họ bỏ chồng”. Nhà nước bảo hộ hôn nhân, bảo đảm quyền tự do ly hôn của vợ chồng không có nghĩa là giải quyết ly hôn tuỳ tiện, theo ý chí, nguyện vọng của vợ chồng muốn sao làm vậy, mà bằng pháp luật, nhà nước kiểm soát việc giải quyết việc ly hôn. Bởi vì, trong quan hệ hôn nhân, không phải chỉ có lợi ích riêng tư của vợ, chồng mà còn có lợi ích của nhà nước xã hội thể hiện qua những chức năng cơ bản của gia đình – tế bào của xã hội lợi ích của con cái – thành viên của gia đình xã hội. Phê phán quan điểm vợ chồng chỉ chú ý đến hạnh phúc cá nhân, xin ly hôn một cách tuỳ tiện, C.Mác chỉ rő: “ Họ đứng trên quan điểm coi hạnh phúc cá nhân của mình là mục đích sống của họ, họ chỉ nghĩ đến hai cá nhân mà quên mất gia đình. Họ quên rằng, hầu như mọi sự tan vỡ của hôn nhân đều là sự tan vỡ của gia đình quên rằng ngay cả khi đứng trên quan điểm thuần tuý pháp lý, hoàn cảnh của con cái tài sản của chúng cũng không thể bị lệ thuộc vào sự xử tuỳ tiện của bố mẹ, vào việc bố mẹ muốn sao làm vậy. Nếu như hôn nhân không phải là cơ sở của gia đình, thì nó cũng không phải là đối tượng của công việc lập pháp, ví dụ như tình bạn chẳng hạn. Như vậy, chỉ có ý chí cá nhân, hay nói đúng hơn là ý muốn tuỳ tiện của vợ chồng, là được chú ý; còn ý chí của hôn nhân, thực chất của mối quan hệ này thì chưa được chú ý tới”… như vậy, thông qua pháp luật, nhà nước bảo vệ lợi ích của gia đình, của xã hội bằng việc xác định những điều kiện cho phép chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, xác định “ Trong những điều kiện nào thì hôn nhân không còn là hôn nhân nữa”. Đó chính là việc nhà nước căn cứ để giải quyết ly hôn. 1.2. Căn cứ cho ly hôn theo luật hôn nhân gia đình Việt Nam 1.2.1. Khái niệm Trong xã hội có giai cấp, hôn nhân là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua Nhà nước, bằng pháp luật (hay tục lệ ) quy định chế độ hôn nhân phù hợp với ý chí của Nhà nước. Tức là Nhà nước bằng pháp luật quy định trong những điều kiện nào thì cho phép xác lập quan hệ vợ chồng, đồng thời [...]... phiên họp dân sự để giải quyết việc dân sự về hôn nhân gia định cụ thể tại Điều 314 Bộ Luật tố tụng dân sự CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG LY HÔN MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ LY HÔN TẠI HUYỆN NHO QUAN – TỈNH NINH BÌNH 2.1 Giới thiệu chung Nho Quan là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Bình Phía Bắc giáp các huyện Yên Thủy Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp các huyện Gia Viễn,... quan trọng nhất để thực hiện vấn đề này Với dung lượng ngắn trong phạm vi cho phép của chuyên đề này tác giả không thể thể hiện được đầy đủ mọi khía cạnh, tầm quan trọng, sự phức tạp của đề tài: Thực trạng ly hôn một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Đây là một mảng kiến thức xã hội khó đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu rõ hơn, sâu hơn phải có một khoảng thời... gian đi sâu vào nghiên cứu chuyên đề thực tập về ly hôn đã giúp tác giả hiểu rõ hơn về thực trạng ly hôn để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tới mức tối đa tình trạng ly hôn tại địa phương Đây là một vấn đề rất gần gũi cần thiết đối với đời sống xã hội đối với mỗi gia đình Với tầm quan trọng như vậy tác giả hy vọng mình sẽ đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc xây dựng bảo vệ hạnh phúc... là hôn nhân đã “chết” rồi, việc Toà án xử cho ly hôn chỉ là việc công nhận một thực tế khách quan: Hôn nhân không thể tồn tại được nữa Hệ thống pháp luật hôn nhân gia đình của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay đã quy định căn cứ ly hôn ngày càng hoàn thiện, phù hợp, là cơ sở pháp để Toà án giải quyết các án kiện ly hôn Cùng với Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy định chế. .. nhân gia đình 2011 2012 Qua bảng thống kê trên chúng ta thấy số lượng án ly hôn thụ giải quyết ngày càng tăng, năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 12 vụ án Các vụ, việc hôn nhân gia đình mà Tòa án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình thụ lí giải quyết trong những năm vừa qua đại đa số là án ly hôn, các vụ án giải quyết tranh chấp về cấp dưỡng, chia tài sản chung trong thời kì hôn. .. hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật hôn nhân gia đình năm 2000 2.4 Nguyên nhân ly hôn Trong số các vụ, việc Hôn nhân gia đình mà Tòa án nhân dân huyện Nho Quan đã thụ giải quyết trong... hợp đã ly hôn, dù ly hôn do một bên vợ, chồng yêu cầu hay hai vợ chồng thuận tình ly hôn, Toà án nhân dân đều phải tiến hành điều tra hoà giải nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình, vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc, chỉ khi nào xét thấy quan hệ vợ chồng đã thực sự đến mức “ tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” thì Toà án mới giải quyết cho ly hôn Đó... so với số lượng án được Tòa án công nhận sự thuận tình ly hôn giữa vợ, chồng Như vậy có thể thấy rằng khi vụ, việc đã được Tòa án thụ giải quyết thì đa số các đương sự lựa chọn giải pháp là thuận tình ly hôn để chấm dứt quan hệ hôn nhân Trong các vụ án ly hôn có tới 80% người đứng đơn yêu cầu Tóa án giải quyết cho ly hôn là người vợ 2.3 Đường lối giải quyết án ly hôn 2.3.1 Các vấn đề cần giải quyết... mới giải quyết cho ly hôn Điều 89 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “ 1 Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn 2 Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn Cần hiểu quan hệ vợ chồng ở vào... sở khoa học thực tiễn kiểm nghiệm trong mấy chục năm qua, từ khi Nhà nước ta ban hành Luật hôn nhân gia đình năm 1959 Khi giải quyết ly hôn, không thể hiểu đơn thuần “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” là tình yêu giữa vợ chồng không còn nữa mà điều đó nói lên một thực trạng hôn nhân đã tan vỡ, quan hệ vợ chồng không thể tồn tại được nữa, . TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA LUẬT HỌC  BÙI THỊ DUYẾN THỰC TRẠNG LY HÔN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ LY HÔN TẠI HUYỆN NHO. pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này. 2. Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật. ý đến việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986 và năm 2000, Luật Hôn nhân và gia đình ngày càng hoàn thiện, đáp ứng

Ngày đăng: 17/05/2014, 10:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan