Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi IIB tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

62 818 0
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi IIB tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu Khóa Luận tốt nghiệp cho các bạn học Lâm Nghiệp rất hay !

1 - 1 - Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng có ý nghĩa đặc biệt lớn, không chỉ cung cấp của cải cho nền kinh tế của đất nước mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ, cải thiện môi trường và cân bằng sinh thái. Vai trò của rừng là rất to lớn, thế nhưng trong những năm vừa qua diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê Cục Lâm nghiệp hàng năm có hàng ngàn ha rừng bị mất. Hầu hết các diện tích rừng bị phá đều tập trung ở các tỉnh miền núi vùng sâu, vùng xa, nơi sinh sống của đại đa số các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp. Không chỉ dừng lại ở đó lũ lụt, hạn hán cũng là một trong những nguyên nhân gây mất rừng. Vấn đề hiện nay là làm sao để phục hồi lại các khu rừng đã mất khi mật độ che phủ của rừng đã bị suy giảm xuống dưới mức an toàn sinh thái ảnh hưởng đến khả năng phát triển của đất nước. Phục hồi rừng là quá trình tái lập lại rừng trên những diện tích đã bị mất rừng. Đó là quá trình sinh địa phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm cây gỗ bắt đầu khép tán. Tuỳ theo mức độ tác động của con người trong quá trình thiết lập lại rừng mà phân chia thành các giải pháp phục hồi rừng: tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh, tái sinh nhân tạo (trồng rừng). Như vậy, trừ trồng rừng các giải pháp khác đều liên quan đến tái sinh tự nhiên . Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng sẽ cho thấy tiềm năng phát triển của rừng trong tương lai và khả năng sử dụng không gian dinh dưỡng trên mặt đất rừng…Tái sinh rừngmột quá trình phức tạp, nghiên cứu rừng là cần thiết, vừa có ý nghĩa về cả lý luận và cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm xúc tiến tái sinh rừng theo hướng sử dụng rừng bền vững. Định Hóa là một xã thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trước kia, Định Hóa có diện tích rừng khá lớn, nhưng do chiến tranh, hạn hán lũ lụt, chế độ canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số nên diện tích rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Hầu hết các khu rừng tự nhiên đã bị mất dần và thay thế vào đó là các quần thể cây tái sinh ưa sáng mọc nhanh nhiều tầng tán. 1 2 - 2 - Cho đến nay đã có rất nhiều công trình trên thế giới và trong nước nghiên cứu về tái sinh rừng nhưng họ chỉ tập trung nghiên cứu tại một điểm hay một vùng nhất định mà chưa đi sâu vào từng khu vực. Vì vậy, tái sinh tự nhiên vẫn đang là nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi IIB tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” 1.2. Mục đích nghiên cứu Nhằm đánh giá thực trạng khả năng tái sinh tự nhiêntrạng thái phục hồi rừng IIB tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp xúc tiến quá trình phục hồi nhằm nâng cao chất lượng rừng và các quá trình diễn ra trong hệ sinh thái rừng tự nhiên. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi rừng IIB tại huyên Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi rừng IIB tại huyên Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp kĩ thuật lâm sinh nhằm xúc tiến tái sinh tự nhiên, nâng cao chất lượng rừng phục hồi IIB tại Định Hóa. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu Góp phần củng cố phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên, giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất lâm nghiệp một cách có hiệu quả. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Phục hồi rừng để bảo vệ nguồn gen duy trì tính đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong vùng là hết sức cần thiết, do đó kết quả của nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm tái sinh và khả năng phục hồi tự nhiên trạng thái IIB tại khu vực nghiên cứu. 2 3 - 3 - Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Rừng IIB: rừng phục hồi sau khai thác kiệt, gồm những quần thụ non, thành phần loài không phức tạp, không đều tuổi, độ ưu thế không rõ ràng. Rừng phục hồi trong giai đoạn sau chủ yếu là cây ưa sáng mọc nhanh (Thẩu tấu, Hu đay, Màng tang…) đã xuất hiện cây chịu bóng, cây gỗ lớn và có hiện tượng cạnh tranh về không gian dinh dưỡng. Mật độ cây là 1000cây/hecta với đường kính D 1.3 > 10cm, trữ lượng không vượt quá 50 m 3 /ha - ký hiệu: IIB. Ngô Quang Đê (1992)[1]: Rừng IIBrừng nghèo tổ thành chưa phù hợp với yêu cầu mục đích kinh doanh tầng trên còn ít cây mục đích , gieo giống, tán rừng cũng bị vỡ từng đám, phẩm chất cây xấu, ở lớp cây tái sinhmột lượng nhất định đại diện cho của các loài cây mục đích. Một số khái niệm và cơ sở lý luận về tái sinh phục hồi rừng : Tái sinh rừng: Tái sinh rừngmột quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng. Đó là sự xuất hiện các thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng như dưới tán rừng, khoảng trống trong rừng trên đất rừng sau khi đã khai thác hoặc sau khi làm nương rẫy, các cây con sẽ thay thế các cây già cỗi. Theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ Đứng trên quan điển triết học, tái sinh rừngmột quá trình phủ định biện chứng. Đứng trên quan điểm chính trị kinh tế học, tái sinh rừng là quá trình tái sản xuất mở rộng tài nguyên rừng, tạo tiền đề quyết định cho tái sản xuất mở rộng kinh tế trong lâm nghiệp. Như vậy, tái sinh rừng không còn chỉ vấn đề tự nhiên, kỹ thuật mà còn là một vấn đề kinh tế, xã hội. (sinh thái rừng- Hoàng Kim Ngũ- Phùng Ngọc Lan, 1998)[10] Xét về bản chất sinh học, tái sinh rừng diễn ra dưới 3 hình thức: Tái sinh hạt, tái sinh chồi và tái sinh thân ngầm (các loài tre nứa). Mỗi hình thức tái sinh trên có quy luật riêng và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau (theo Ngô Quang Đê, 1992 ) [3] Các rừng tái sinh sẽ có xu hướng phát triển thích ứng ngày càng cao với điều kiện ngoại cảnh. Trên thực tế tùy theo điều kiện tự nhiên có 3 3 4 - 4 - phương thức cơ bản để tái sinh rừngtái sinh tự nhiên, tái sinh nhân tạo, xúc tiến tái sinh tự nhiên. Tái sinh tự nhiên là quá trình tạo thành thay thế hệ cây rừng bằng con đường tự nhiên về cơ bản không có sự tác động của con người. kết quả tái sinh tự nhiên phụ thuộc hoàn toàn vào các quy luật và điều kiện tự nhiên. Phục hồi rừng: Phục hồi rừng được hiểu một cách khái quát nhất chính là quá trình ngược lại của sự suy thoái. Nếu một khu rừng nguyên sinh bị tác động làm phá vỡ sự cân bằng của nó, với khả năng tự điều chỉnh tự nhiên thì nó luôn luôn có xu hướng vận động quay trở lại trạng thái ban đầu, quá trình này được gọi là diễn thế phục hồi. Trong nhiều trường hợp, khi sự tác động quá mạnh, vượt qua khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái thì quá trình phục hồi lại trạng thái ban đầu không thể xảy ra hoặc xảy ra rất chậm. Lúc này cần đến sự trợ giúp của con người. Do đó, hoạt động phục hồi rừng được hiểu là các hoạt động có ý thức của con người nhằm làm đảo ngược quá trình suy thoái rừng. Để phục hồi lại các hệ sinh thái rừng đã bị thoái hóa, chúng ta có rất nhiều lựa chọn tùy từng đối tượng và mục đích cụ thể. Lamb và Gilmoer (2003) đã đưa ra 3 nhóm hành động nhằm là đảo ngược quá trình suy thoái rừng là: Cải tạo (reclamation), khôi phục (restoration) và phục hồi (rehabilitation). Chỉ tiêu định lượng xác định rừng non thứ sinh phục hồi đối với rừng gỗ sử dụng quan điểm của Trần Đình Lý (1995) là: độ tàn che của cây gỗ có chiều cao từ 3m trở lên đạt 0,3. Đối với rừng vầu, nứa theo tiêu chuẩn tại điểm c mục 2 điều 7 quy phạm QPN 21-98 độ che phủ đạt trên 80%, nhưng điểm bổ sung là độ che phủ tính cho cả vầu, nứa và cây gỗ hỗn giao. Cơ sở sinh thái cấu trúc rừng Cấu trúc rừng: Cấu trúc rừngmột khái niệm dùng để chỉ quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần xã thực vật rừng theo không gian và thời gian (Phùng Ngọc Lan, 1986) [9] 2.2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 2.2.1 Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trên thế giới 2.2.1.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng Khái niệm về cấu trúc không chỉ bao gồm những nhân tố cấu trúc về hình thái mà cả những nhân tố cấu trúc về sinh thái. Giữa cấu trúc và sinh thái rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bất kỳ một quy luật cấu trúc quần thể nào cũng đều có nội dung sinh thái học bên trong của nó. Không quán triệt quan điểm sinh 4 5 - 5 - thái trong khi nghiên cứu cấu trúc rừng thì sẽ không có cơ sở khoa học để giải thích những quy luật cấu trúc của quần thể thực vật. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi. Baur. G. N. (1976) [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả đã đưa ra những tổng kết hết sức phong phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản là đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa. Catinot (1965) [2], Plaudy J đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến Odum E.P (1971) [11] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học. Nói chung trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng. Các nghiên cứu này đã mang lại rất nhiều hiệu quả và thành công trong việc phục hồi và kinh doanh rừng. Nhưng các công trình này chỉ tập trung nghiên cứu các loại rừng như rừng mưa, rừng nhiệt đới mà ít đề cập tới đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên. 2.2.1.2. Nghiên cứu tái sinh rừng Trên thế giới các công trình nghiên cứu chủ yếu về rừng mưa chỉ tập trung vào nghiên cứu các loài cây có giá trị dưới tán rừng ít bị biến đổi. Tuy nhiênmột số công trình nghiên cứu về tái sinh rừng nhiệt đới như: Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Richards, P.W (1952), Bernard Rollet (1974), tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tự nhiên đã nhận xét: trong các ô có kích thước nhỏ (1 x 1m, 1 x 1.5m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson. ở châu Phi trên cơ sở các số liệu thu thập Tayloer (1954), Barnard (1955) xác định số lượng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ sung bằng trồng rừng 5 6 - 6 - nhân tạo. Ngược lại, các tác giả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châu Á như Budowski (1956), Bava (1954), Atinot (1965) lại nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các biện pháp lâm sinh đề ra cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng. Van steenis (1956) [19] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng. Như vậy, các kết quả nghiên cứu trên đã phần nào chỉ ra được một số quy luật kết cấu và cũng như các biện pháp kĩ thuật tái sinh rừngmột số nơi. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 2.2.2.1. Nghiên cứu cấu trúc rừng Cấu trúc rừngmột khái niệm dùng để chỉ quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần xã thực vật rừng theo không gian và thời gian (Phùng Ngọc Lan, 1986) [9]. Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật trong sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có thể chung sống hài hòa và đạt tới sự ổn định tương đối trong một giai đoạn phát triển nhất định của tự nhiên. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là sự thể hiện quan hệ đấu tranh và thích ứng lẫn nhau giữa các sinh vật rừng với môi trường sinh thái và giữa các sinh vật rừng với nhau. Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) [18] khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam, đã kết luận: ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng. Nếu các điều kiện khác của môi trường như đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa thay đổi thì tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và cũng không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời gian mà diễn thế theo những phương thức tái sinh có quy luật nhân quả giữa sinh vật và môi trường. 2.2.2.2 Nghiên cứu tái sinh rừng Nhiều nghiên cứu tái sinh khác nhằm khoanh nuôi phục hồi rừng của các tác giả Vũ Đình Huề (1975) [6], Ngô Văn Trai (1995) [17] , đã nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng thông qua việc nghiên cứu số lượng cây tái sinh. 6 7 - 7 - Vũ Tiến Hinh (1991) [4] nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh của rừng tự nhiên ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận xét: hệ số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên hệ chặt chẽ. Đa phần các loài có hệ số tổ thành tầng cây cao càng lớn thì hệ số tổ thành tầng tái sinh cũng vậy. Đào Công Khanh (1996) [7] trong công trình nghiên cứu ong đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kĩ thuật lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng. Nhiều nghiên cứu tái sinh khác nhằm khoanh nuôi phục hồi rừng của các tác giả Vũ Đình Huề (1975) [6], Ngô Văn Trai (1995) [17] , đã nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng thông qua việc nghiên cứu số lượng cây tái sinh. Hiện tượng tái sinh lỗ trống ở rừng thứ sinh Hương Sơn, Hà Tĩnh đã được Phạm Đình Tam (1987) [14] làm sáng tỏ. Theo tác giả, số lượng cây tái sinh xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau. Lỗ trống càng lớn, cây tái sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán. Từ đó tác giả đề xuất phương thức khai thác chọn, tái sinh tự nhiên cho đối tượng rừng khu vực này. Đánh giá vai trò tái sinhphục hồi rừng tự nhiên ở các vùng miền Bắc, Trần Xuân Thiệp (1995) [15] nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi về lượng, chất lượng của tái sinh tự nhiênrừng phục hồi. Qua đó, tác giả kết luận: Rừng phục hồi vùng Đông Bắc chiếm trên 30% diện tích rừng hiện có, lớn nhất so với các vùng khác. Khả năng phục hồi hình thành các rừng vườn, trang trại rừng đang phát triển ở các tỉnh trong vùng. Rừng Tây Bắc phần lớn diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy, diễn thế rừng ở nhiều vùng xuất hiện nhóm cây ưa sáng chịu hạn hoặc rụng lá, kích thước nhỏ và nhỡ là chủ yếu và nhóm cây lá kim rất khó tái sinh phục hồi trở lại do thiếu lớp cây mẹ Trần Ngũ Phương (1970) [12] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta 7 8 - 8 - để thảm thực vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới dạng gần giống rừng khí hậu ban đầu”. Trần Ngũ Phương (2000) [13] khi nghiên cứu các quy luật phát triển rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh của rừng tự nhiên như sau: “Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng trên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế, trường hợp nếu chỉ có một tầng thì trong khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện và sẽ thay thế nó sau khi nó tiêu vong, hoặc cũng có thể một thảm thực vật trung gian xuất hiện thay thế, nhưng về sau dưới lớp thảm thực vật trung gian này sẽ xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay thế thảm thực vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi”. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thường thiên về việc mô hình hoá các quy luật kết cấu lâm phần và việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng thường ít đề cập đến các yếu tố sinh thái nên chưa thực sự đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài. 2.3. Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu 2.3.1.Vị trí địa lý Huyện Định Hóa bao gồm 23 xã và 1 thị trấn có tổng diện tích tự nhiên 52.272,23 ha. Ranh giới của huyện: Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn và huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn; Phía Nam giáp huyện Đại Từ; Phía Đông giáp huyện Phú Lương; Phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. 2.3.2. Địa hình địa thế Căn cứ và đặc điểm nhiên có thể chia huyện Định Hóa thành 4 tiểu vùng sau: - Tiểu vùng núi trung bình và núi thấp: Phân bố phía Tây Bắc và Tây Nam, giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Tuyên Quang, thuộc địa phận các xã: Linh Thông, Quy Kỳ, Bảo Linh, Thanh Định, Điềm Mặc, Phú Đình và Bình Thành. Địa hình chia cắt phức tạp với các đỉnh cao từ 500-800 m, độ dốc lớn trên 25 0 . Cao nhất có đỉnh núi Bóng 851 m (giáp với huyện Đại Từ). Khu vực này tập trung nhiều rừng phòng hộ. 8 9 - 9 - - Tiểu vùng núi đá: Phân bố ở trung tâm huyện theo hướng Bắc Nam, độ cao phổ biến từ 300-700 m, thấp dần từ Bắc xuống Nam từ xã Linh Thông qua Lam Vĩ, Quy Kỳ, Kim Phượng tới thị trấn chợ Chu. Hướng sử dụng là bảo vệ nghiêm ngặt, khoanh nuôi tái sinh, kết hợp tác động các biện pháp lâm sinh khác, để khôi phục hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và cảnh quan tự nhiên. - Tiểu vùng đồi cao: Phân bố phía Đông giáp huyện Phú Lương, độ cao trung bình từ 20-300 m, độ dốc khá lớn 20-25 0 , thuộc địa bàn các xã Lam Vĩ, Tân Thịnh, Tân Dương. Vùng thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp, trồng cây gỗ lớn, kết hợp trồng rừng nguyên liệu. - Tiểu vùng đồi thấp và thung lũng: Phân bố hầu hết ở các xã. Kiểu địa hình là đồi bát úp (dưới 200 m) xen kẽ với các thung lũng. Vùng này thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp và trồng rừng nguyên liệu. 2.3.3. Khí hậu thủy văn a. Đặc điểm khí hậu Huyện Định Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, ảnh hưởng của khí hậu vùng cao. Một năm chia thành 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. * Chế độ nhiệt - Nhiệt độ bình quân năm 22,5 0 C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 14,6 0 C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 7) là 42,6 0 C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng là 7,6 0 C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 8 đến 10 0 C. - Số giờ nắng trung bình năm 1.560 giờ/năm, năm cao nhất là 1.750 giờ, năm thấp nhất 1.470 giờ. * Chế độ ẩm - Lượng mưa trung bình năm 1.750 mm, năm cao nhất với 2.450 mm, năm thấp nhất 1.250 mm. Lượng mưa phân bố không đều; Từ tháng 4 đến tháng 9 lượng mưa tới 84% tổng lượng mưa cả năm, ngày mưa lớn nhất lên tới 300 mm; Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm 16%. - Lượng bốc hơi bình quân 885 mm/năm, bằng 50,6% lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi thường xảy ra vào tháng 12, tháng 1 gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng ảnh hưởng tới cây trồng vụ đông xuân. 9 10 - 10 - - Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, giữa các tháng trong năm biến động từ 75-86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm vào tháng 4 và tháng 5. Mùa khô mặc dù ít mưa nhưng có sương mù nêm độ ẩm không khí cao. - Vào tháng 12 và tháng 1 thường xuất hiện sương muối, đây là điều kiện bất lợi cho cây trồng. b. Chế độ thủy văn Định Hóa là đầu nguồn của Sông Công, sông Chu, là các chi lưu của hệ thống sông Cầu tại trạm thác Riềng trung bình 16,1 m 3 /s, lưu lượng cực đại 319 m 3 /s, lưu lượng cực tiểu 2,3 m 3 /s. Lưu lượng nước chênh lệch giữa các mùa khá lớn, do hiện nay diện tích rừng bị suy giảm mạnh, kéo theo những tác động như hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra, đe dọa tới cuộc sống của nhân dân trong vùng. 2.3.4. Địa chất thổ nhưỡng Theo tài liệu địa chất Việt Nam, huyện Định Hóa nằm trong phạm vi Đông Bắc, Bắc bộ và các đới địa chất sông Hiến, đới này có nhiều vũng sâu và có bề dày địa chất rất lớn. a. Địa chất Đá trầm tích cổ nhất ở đây có tuổi Cambri, chủ yếu gồm các hệ lục nguyên, lộ ra các đá phiến, bột kết màu xám tím hoặc màu đỏ có nhiều vảy Mica có rất ít lớp mỏng bột kết chứa vôi. Phân bố rộng rãi nhất là các đồi được cấu tạo bằng các loại đá thuộc điệp sông Hiến, chủ yếu là cát kết, đá khoáng và bột kết phân lớp mỏng xen kẽ với đá phiến sét, tuổi Palêôzôn. Tại phía bắc của huyện còn có khối đá vôi màu xám tối, chứa Bitum có xen những kẹp đá phiến, có tuổi Đêvôn trung. b. Thổ nhưỡng Thông qua kết quả điều tra, xác định huyện Định Hóa có 7 nhóm đất dạng chính với các đặc trưng và tính chất cơ bản sau: 1. Nhóm dạng đất núi thấp (N3), dốc 25 0 tầng mỏng đá trung bình, đất Feralit phát triển trên đa macsma axit. Bao gồm một số dạng đất N3VFa, N3IVFa với diện tích 8.148 ha, chiếm 15,6% diện tích tự nhiên. Nhóm dạng đất này phân bố trên độ cao 300-700m thuộc sườn dãy phía tây huyện Định Hóa, phần giáp Tuyên Quang, có địa thế khá phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn. 10 [...]... Quy Kỳ huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2012 3.2 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ - Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc cây tái sinh + Đặc điểm cấu trúc tổ thành, cây tái sinh + Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh + Mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng + Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học (Shannon - Weaver) - Nghiên cứu quy... huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng sẽ cho thấy rõ hiện trạng phát triển của rừng, cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai Các đặc điểm tái sinh rừng là cơ sở khoa học để xác định kỹ thuật lâm sinh phù hợp điều chỉnh quá trình tái sinh rừng theo hướng bền vững cả về mặt kinh tế, môi trường và đa dạng sinh học 4.2.1 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành cây tái sinh. .. bố cây tái sinh + Phân bố số cây theo cấp chiều cao 18 19 - 19 - + Phân bố loài cây theo cấp chiều cao - Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tái sinh tự nhiên - Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho trạng thái rừng phục hồi trạng thái IIB tại khu vực nghiên cứu 3.3 Phương pháp thu thập số liệu 3.3.1 Phương pháp kế thừa Đề tài có kế thừa một số số liệu sau: Những liệu về điều kiện tự nhiên, ... ăn quả và rừng trồng đều không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về một số đặc điểm cấu trúc tổ thành cây tái sinh (tần suất xuất hiện, độ phong phú loài cây, xác định tính đa dạng loài); Quy luật phân bố số loài, số cây theo cấp chiều cao; Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cây tái sinh trong trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Xã... dạng sinh học (Shannon - Weaver) Chỉ số đa dạng sinh học đánh giá mức độ phong phú của loài trong quần thể, tính đa dạng của các quần hợp cây tái sinh đã nghiên cứu Qua nghiên cứu ta có bảng số liệu sau: Bảng 4.04 Chỉ số đa dạng sinh học tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Xã Quy Kỳ Phú Đình OTC 1 2 3 4 5 6 H’ 3,06 2,9 2,94 3,17 2,99 3,14 Qua bảng số liệu trên ta thấy mức độ đa dạng của trạng thái IIB. .. cây tái sinh Qua bảng trên ta nhận thấy trạng thái rừng phục hồi có chất lượng cây tái sinh biến động từ 12,68 % - 63,33 % Tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt biến động từ 50,01 % - 63,33 % Tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng trung bình biến động từ 15,25 % - 35,94 %, cây tái sinh có chất lượng xấu biến động từ 12,68 % - 23,73 % Trạng thái rừng IIB có chất lượng cây tái sinh tốt cao vì đây là trạng thái. .. Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu - N: Tổng số cây tái sinh g Phân bố số loài, số cây tái sinh theo cấp chiều cao: Thống kê số loài, số cây tái sinh theo 7 cấp chiều cao: < 0,5 m; 0,5-1 m; 1,0-1,5 m ; 1,5-2 m; 2,0-2,5 m; 2,5-3 m và trên 3 m Vẽ biểu đồ biểu diễn số loài, số cây tái sinh theo cấp chiều cao 24 25 - 25 - Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ trạng thái. .. thành rừng trạng thái IIB khá đa dạng, thành phần loài có sự khác biệt, có sự chuyển tiếp từ lâm phần gồm những loài cây ưa sáng mọc nhanh chiếm tỷ trọng lớn sang lâm phần có giá trị sinh thái, có khả năng tham gia vào tầng cây chính Vì vậy, cần nâng cao chất lượng rừng, khả năng phòng chống sâu bệnh hại, lửa rừng và duy trì bảo vệ đất và nước 4.2 Đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng IIB tại huyện. .. này có thể kìm hãm sự sinh trưởng của cây đặc biệt là các cây tái sinh trong giai đoạn cây mạ Khi độ tàn che của cây rừng thấp chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây bụi sinh trưởng và phát triển Qua quá trình điều tra ta có bảng số liệu sau: Bảng 4.08 Cây bụi, thảm tươi trạng thái rừng IIB tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Xã OTC Cây bụi, thảm tươi Cây tái sinh CTV 1 Quy Kỳ 2 4... thêm một số loài cây tái sinh gỗ nhỏ như: Hu đay, Màng tang, Lim xẹt Ta thấy các loài cây tái sinh xuất hiện khá phong phú, là các loài cây sẽ thay thế tầng cây gỗ trong tương lai nên cần có các biện pháp kĩ thuật lâm sinh phù hợp để nâng cao chất lượng rừng 4.2.2 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng Mật độ cây tái sinhmột trong những chỉ tiêu quan trong khi nghiên cứu . tục nghiên cứu. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi IIB tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 1.2 hồi rừng IIB tại huyên Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi rừng IIB tại huyên Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. -. trình phục hồi nhằm nâng cao chất lượng rừng và các quá trình diễn ra trong hệ sinh thái rừng tự nhiên. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi

Ngày đăng: 16/05/2014, 00:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan