Ứng dụng GIS và viễn thám để thành lập bản đồ hiện trạng rừng tại xã cao kỳ huyện chợ mới tỉnh bắc kạn

70 6.5K 29
Ứng dụng GIS và viễn thám để thành lập bản đồ hiện trạng rừng tại xã cao kỳ   huyện chợ mới   tỉnh bắc kạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu Khóa Luận tốt nghiệp cho các bạn học Lâm Nghiệp rất hay !

1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Với sự phát triển kỳ diệu của công nghệ thông tin trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 đã đặt nền móng cho sự ra đời của hệ thống thông tin không gian. Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Infomation System) ảnh viễn thám (Remote Sensing) đã mở ra nhiều hướng ứng dụng trong nhiều ngành khoa học quản lý. Đặc biệt đối với lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng môi trường, công nghệ này hỗ trợ đắc lực cho quản lý cơ sở dữ liệu, lưu trữ, thống nhất lưu trữ mô hình hóa mô tả được nhiều loại dữ liệu, đặc biệt là khả năng phân tích liên kết dữ liệu thuộc tính với dữ liệu không gian để lựa chọn các giải pháp quản lý, sử dụng bền vững có hiệu quả tài nguyên. Ngày nay, với kỹ thuật GPS GIS, viễn thám càng ngày càng có rất nhiều ứng dụng thực tế cụ thể trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, không thể không kể đến các ứng dụng của viễn thám trong nghiên cứu các lĩnh vực thuộc Khoa Học Trái Đất, đặc biệt là Tài Nguyên Rừng. Trong lĩnh vực quản lý rừng, công nghệ viễn thám được coi như một công cụ quan trắc hữu ích nhằm theo dõi những biến động, thay đổi trạng thái của rừng theo thời gian, phát hiện kịp thời những bất lợi của các hiện tượng thiên nhiên tác động của con người lên rừng: chặt phá, khai thác bừa bãi, phát hiện cháy rừng, nghiên cứu tài nguyên rừng thành lập bản đồ chuyên đề (đặc biệt là các bản đồ hiện trạng rừng). Trong thành lập bản đồ hiện trạng rừng, viễn thám cung cấp thông tin bao quát trên diện rộng, chi phí lại thấp, thời gian ngắn, cập nhật thông tin một cách nhanh nhạy, giảm bớt được một khối lượng lớn công việc mà trước đây khi xây dựng bản đồ hiện trạng rừng phải đo đạc, quan trắc khảo sát thực địa nhưng kết quả lại không cao. Vì vậy việc sử dụng các thông tin viễn thám tích hợp với hệ thống thông tin địa lý (GIS) hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cùng với các quan trắc thu được từ bề mặt sẽ đáp ứng khách quan đa dạng các thông tin cần thiết phục vụ công tác lập bản đồ chuyên đề nghiên cứu giám sát quản lý tài nguyên rừng để có các biện pháp tác động xử lý kịp thời. 1 1 2 Ở nước ta, các chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng đã được tiến hành từ những năm 1976 với chương trình đánh giá diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 1976 - 1990 - 1995, chương trình điều tra, đánh giá theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc 5 năm các giai đoạn 1996 - 2000 2000 - 2005 hiện nay đang thực hiện chương trình điều tra, đánh giá theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 2006 - 2010. Những năm trước đây để điều tra theo dõi diễn biến tài nguyên rừng chủ yếu vẫn dựa trên việc đo vẽ, thành lập bản đồ hiện trạng rừng bằng phương pháp thủ công vì vậy công việc này đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc, độ chính xác không cao thông tin thường không được cập nhật vì tình hình rừng đất rừng luôn biến động. Trong những năm gần đây, khi khoa học công nghệ viễn thám phát triển mạnh thì việc áp dụng công nghệ viễn thám vào lâm nghiệp là rất cần thiết vì kỹ thuật viễn thám với khả năng quan sát các đối tượng ở các độ phân giải phổ không gian khác nhau, từ trung bình đến siêu cao chu kỳ chụp lặp từ một tháng đến một ngày cho phép ta quan sát xác định nhanh chóng hiện trạng lớp phủ rừng, từ đó có thể dễ dàng xác định được biến động rừng đặc biệt là xu hướng của biến động. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ viễn thám trong lâm nghiệp còn rất thiếu đặc biệt là công nghệ xử lý ảnh số viễn thám tự động bán tự động hầu hết đều sử dụng các sản phẩm phần mềm xử lý ảnh thương mại có giá thành cao từ vài chục đến hàng trăm nghìn đô la Mỹ. Tại tỉnh Bắc Kạn việc quản lý tài nguyên rừng đang là một vấn đề hết sức cấp thiết. Với đặc thù là một tỉnh miền núi địa hình hiểm trở còn nhiều khó khăn, diện tích đất lâm nghiệp còn nhiều nhưng rừng có trữ lượng về giá trị kinh tế không cao. Việc đưa công nghệ mới vào quản lý tài nguyên rừng là rất cần thiết trong việc trồng rừng bảo vệ rừng từ đó giúp cho việc quản lý rừng của các cấp lãnh đạo được tốt hơn. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng GIS viễn thám để thành lập bản đồ hiện trạng rừng tại Cao Kỳ - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn”. 2 2 3 1.2. Mục đích nghiên cứu Ứng dụng công nghệ GIS viễn thám này ta có thể thiết lập bản đồ hiện trạng rừng phục vụ cho việc đánh giá, quy hoạch quản lý tài nguyên rừng làm cơ sở cho việc định hướng quản lý bền vững tài nguyên rừng một cách phù hợp nhất. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Xây dựng được bộ khóa giải đoán ảnh spot 5 cho Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn . - Xác định được quy mô diện tích theo trạng thái rừng năm 2011. - Xác định được quy mô diện tích theo chức năng của rừng năm 2011. - Đưa ra được quy trình giải đoán ảnh viễn thám spot 5. 1.4. Ý nghĩa đề tài - Đối với học tập nghiên cứu khoa học: + Nâng cao khả năng khai thác các tư liệu địa lý phục vụ trong lâm nghiệp như các loại bản đồ giấy, máy địa bàn, máy GPS cầm tay. + Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng GIS cũng như kỹ năng sử dụng máy tính trong thực tiễn. + Góp phần giới thiệu sơ bộ về công nghệ GIS, viễn thám GPS cũng như thúc đẩy việc nghiên cứu các công nghệ này trong sinh viên. - Ý nghĩa thực tiễn: + Đề tài tiến hành thành lập bản đồ hiện trạng rừng đây chính là tư liệu phục vụ cho công tác quản lý quy hoạnh rừng. + Thống kê được diện tích các trạnh thái rừng là cơ sở cho công tác đánh giá diễn biến tài nguyên rừng quản lý rừng một cách bền vững. + Điều tra nguyên nhân tác động đến biến động rừng phân tích được các nguyên nhân gây biến động rừng từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác quản lý bảo bệ rừng tại địa bàn nghiên cứu. + Trang bị cho sinh viên một số kiến thức ngoài thực tiễn. 3 3 4 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở khoa học giải đoán ảnh viễn thám Viễn thám (Remote Sensing) là phương pháp công nghệ nhằm xác định thông tin về hình dáng tính chất của một vật thể, một đối tượng từ một khoảng cách cố định, không có sự tiếp xúc trực tiếp với chúng. Nguyên tắc hoạt động của viễn thám là dựa trên sự liên quan giữa sóng điện từ từ nguồn phát vật thể quan tâm. Từ đó thấy rằng cơ sở nhận biết các đối tượng trên ảnh viễn thám đó chính là tương tác giữ sóng điện từ vật chất. Sự tương tác giữa sóng điện từ vật chất: Sóng điện từ mà không bị tán xạ hấp thụ bởi khí quyển có thể vươn tới tương tác với các đối tượng vật chất trên bề mặt trái đất. Có ba dạng tương tác có thể xảy ra khi sóng điện từ đập vào bề mặt vật chất trên trái đất là: hấp phụ, xuyên qua phản xạ. Mức độ của từng dạng phản xạ của mỗi đối tượng phụ thuộc vào độ trơn láng hay thô của bề mặt đối tượng so với bước sóng của sóng điện từ tới. Nếu những bước sóng nhỏ hơn nhiều so với kích thước các hạt của bề mặt thì phản xạ khuếch tán sẽ trội hơn. Ví dụ với cát mịn sẽ xuất hiện khá trơn với các sóng cực ngắn có bước sóng dài hoàn toàn thô với bước sóng ánh sáng nhìn thấy. Trong lá cây tồn tại một hợp chất gọi là diệp lục (chlorophyll) hấp thụ mạnh các sóng điện từ trong vùng xanh lục. Do đó lá cây xuất hiện màu xanh lục chúng xanh nhất vào mùa hè khi mà lượng diệp lục trong lá cây đạt cực đại. Vào mùa thu lượng diệp lục trong lá cây giảm vì vậy sóng điện từ trong vùng màu đỏ ít bị hấp thụ đồng thời nó được phản xạ nhiều hơn làm cho lá cây có màu đỏ hoặc vàng (màu vàng là màu được kết hợp giữa màu xanh lục màu đỏ). Thực vật phản xạ ở bước sóng 0.54 (µm) phần hồng ngoại. Khả năng phản xạ phổ của thực vật ở phần hồng ngoại lớn hơn rất nhiều lần so với vùng ánh sáng nhìn thấy. Với nước thì các sóng điện từ có bước sóng dài hơn, trong vùng sóng nhìn thấy hồng ngoại gần sẽ bị hấp thụ nhiều hơn so với các sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn. Vì vậy nước trong có màu xanh lam hoặc lam lục do 4 4 5 sự phản xạ mạnh hơn của các sóng điện từ trong vùng sóng đỏ bị hấp thụ manh hơn vùng bước sóng màu xanh lam xanh lục. Do đó trong vùng bước sóng đỏ hay hồng ngoại gần, nước sẽ trông tối hơn. Nước trong sẽ hấp thụ nhiều phản xạ ít, do đó màu sắc của nó sẽ rất thẫm trên ảnh. Nước đục sẽ phản xạ mạnh hơn nước trong vì khả năng phản xạ của nó phụ thuộc vào khả năng phản xạ của các đối tượng trong nước (ví dụ như phù sa hoặc rong rêu). Vì trong tảo có diệp lục hấp thụ nhiều sóng điện từ vùng màu xanh lam đỏ nó phản xạ mạnh hơn với vùng sóng điện từ màu xanh lục làm cho nước có màu xanh hay xanh lục hơn. Đất phản xạ rất mạnh khả năng phản xạ phụ thuộc vào chiều dài bước sóng. Ngoài ra đối với đối tượng đất, mặc dù nó có thể phản xạmọi bước sóng nhưng nếu trong đất có chứa các tạp chất nước thì khả năng phản xạ phổ của nó sẽ thay đổi. Ví dụ trong trong đất có nước thì nó hấp thụ nhiều năng lượng phản xạ ít năng lượng hơn. Nếu trong đất có chứa chất phù sa hoặc chất sắt thì nó cũng hấp phụ nhiều năng lượng màu sắc của nó sẽ trở nên sẫm hơn. Như vậy các đối tượng khác nhau có sự nghi nhận về sự hấp thụ, truyền phản xạ về sóng điện từ khác nhau, bằng cách đo lường năng lượng phản xạ hay bức xạ từ các đối tượng trên bề mặt trái đất thông qua nhiều dải bước sóng khác nhau. Dựa trên cơ sở đó có thể nhận diện các đối tượng, sự thay đổi các đối tượng dựa vào ảnh vệ tinh. 2.1.2. Cơ sở khoa học thành lập bản đồ hiện trạng Bản đồ hiện trạng rừngbản đồ chuyên đề về tài nguyên rừng được biên vẽ trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ, trên đó thể hiện đầy đủ chính xác vị trí, diện tích các loại trạng thái rừng phù hợp với kết quả thống kê, kiểm kê tài nguyên rừng theo định kỳ. Bằng việc sử dụng các màu sắc hiệu thích hợp hiển thị các trạng thái rừng khác nhau, nó cho thấy rõ toàn bộ sự phân bố tài nguyên rừng trên khu vực. 5 5 6 Bản đồ hiện trạng rừngtài liệu quan trọng cần thiết cho công tác quản lý, phát triển tài nguyên rừng cho các ngành kinh tế, kỹ thuật khác đang sử dụng khai thác tài nguyên rừng. Bản đồ hiện trạng rừng được thành lập ra nhằm mục đích: - Thể hiện kết quả thống kê, kiểm kê tài nguyên rừng lên bản vẽ. - Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ quản lý, phát triển tài nguyên rừng. - Là tài liệu phục vụ xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp, kế hoạc sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, lập phương án bảo vệ, quản lý rừng, đất rừng kiểm tra thực hiện quy hoạch lâm nghiệp đã được phê duyệt của các địa phương các ngành kinh tế. Bản đồ hiện trạng rừng được xây dựng cho từng cấp hành chính: xã, huyện, tỉnh, toàn quốc. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng rừng được quy định như sau: - Cấp xã: 1/ 5 000 - 1/ 10 000. - Cấp huyện: 1/ 10 000 - 1/ 25 000. - Cấp tỉnh: 1/ 50 000 - 1/ 100 000. - Toàn quốc: 1/ 200 000 - 1/ 1 000 000. Nội dungbản của bản đồ hiện trạng rừng bao gồm: - Ranh giới hành chính. - Địa hình, thủy văn, địa vật địa danh quan trọng. - Ranh giới các loại trạng thái rừng. Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng rừng: Trên cơ sở các tài liệu thu thập được ta có thể chọn một phương pháp thích hợp trong các phương pháp sau để thành lập bản đồ hiện trạng rừng: - Thành lập bản đồ hiện trạng rừng mới trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng giai đoạn trước. Bằng cách đưa bản đồ cũ ra thực địa đối soát, sau đó chỉnh lý xác định biến động tài nguyên rừng, khoanh vùng các loại trạng thái rừng theo thực tế. Cuối cùng là thực hiện việc biên tập, tổng hợp nội dung bản đồ hiện trạng rừng. - Thành lập bản đồ hiện trạng rừng bằng phương pháp đo ảnh viễn thám. - Thành lập bản đồ hiện trạng rừng bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa. - Ứng dụng công nghệ bản đồ số. 6 6 7 2.1.3. Vai trò của hệ thống thông tin địa lý GIS viễn thám trong công tác thành lập bản đồ hiện trạng rừng - Vai trò hệ thống thông tin địa lý GIS: Hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản lý tài nguyên rừng được ứng dụng ở khía cạnh: điều tra giám sát tài nguyên rừng, phân tích, mô hình hóa dự đoán nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định. (Jean E. McKendry and J Ronald Eastman). Hiện nay xây dựng cơ sở dữ liệu GIS đang được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau như: ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý tài nguyên quy hoạch lãnh thổ du lịch (Trương Sỹ Vinh, 1997). Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rác thải ở thành phố Đà Nẵng dưới sự trợ giúp của GIS (Nguyễn Thị Diệu, 2010). Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên nước dưới đất (Đặng Nguyễn Anh Thư, 2008), xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ hiệu quả công tác quản lý dịch bệnh trên phạm vi toàn tỉnh Bến Tre (gần Vĩnh Phước, 2008).…những nghiên cứu đều cho thấy quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS là hết sức cần thiết hữu ích. Kết quả đều nhằm giúp cho quá trình quản lý hiệu quả bền vững hơn nguồn tài nguyên tiềm năng của ngành. Trong lâm nghiệp có thể kể ra một số các tác giả sau: Nguyễn Quang Tuấn (2009). Ứng dụng GIS viễn thám thành lập bản đồ hiện trạng thảm thực vật tỷ lệ 1/ 50.000 huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Hoàng Tiến Hà (2011). Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) để dự báo xói mòn đất huyện Sơn Động - Tỉnh Bắc Giang. - Vai trò viễn thám: Ảnh viễn thám (vệ tinh máy bay) là những hình ảnh thu chụp được từ một khoảng cách (độ cao) nào đó trên những giải sóng khác nhau, bằng các thiết bị khác nhau. Ảnh số là một dạng tư liệu ảnh ghi nhận các thông tin viễn thám ở dạng số, thường được lưu trên các media điện từ bằng các băng từ, đĩa quay từ,… Hình ảnh thu được sẽ được chia thành nhiều phần tử nhỏ, mỗi phần tử được gọi là các pixel. Mỗi pixel tương ứng với một đơn vị không gian bao phủ trên bề mặt trái đất. Độ rộng bao phủ mặt đất của một pixel có thể từ vài mét đến 7 7 8 hàng km tùy theo loại bộ cảm được gọi là độ phân giải ảnh. Vị trí của mỗi pixel được xác định theo tọa độ hàng cột trên ảnh tính từ góc trên cùng bên trái. Tùy theo hệ thống quét ảnh mà kích thước của hình ảnh (diện tích quét trên mặt đất). Ví dụ với hệ thống Landsat MSS là 185 x 185km, với hệ thống SPOT là 65 x 65km, ảnh NOAA là 2400 x 2400km… [5] Sử dụng các giải phổ đặc biệt khác nhau để quan sát các đối tượng nên tư liệu ảnh viễn thámđộ chính xác về những biến đổi của đối tượng thuận tiện cho việc nghiên cứu biến đổi khí hậu, nhiệt độ của trái đất. Tư liệu viễn thámđộ phân giải cao nên có thể sử dụng để thành lập bản đồ từ tỷ lệ lớn (1/ 5.000 - 1/ 25.000) đến tỷ lệ trung bình (1/ 50.000 - 1/ 100.000) tỷ lệ nhỏ (1/ 250.000 - 1/ 1.000.000), nên nó không chỉ dừng lại ở việc thành lập bản đồ hiện trạng rừng mà còn được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học khác như trong công tác điều tra quy hoạch rừng, khí tượng, đánh giá tác động môi trường. Với những đặc tính thuận lợi như trên thì tư liệu ảnh viễn thám thuận tiện cho việc thành lập bản đồ chuyên đề nói chung bản đồ hiện trạng rừng nói riêng. Mặt khác tư liệu ảnh viễn thám cũng là nơi cung cấp những thay đổi để cập nhật vào cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia. 2.2 Tình hình nghiên cứu trên Thế Giới trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế Giới Trên thế giới sự ra đời của viễn thám như một lĩnh vực khoa học có thể coi được bắt đầu ngay từ những năm 1840 khi giám đốc đài thiên văn Pari Arago đưa ra ý tưởng sử dụng ảnh cho mục đích điều tra địa hình. Năm 1849 Colobil Aine Laussedat một quan chức thuộc hiệp hội các kỹ sư Pháp đã khởi động một chương trình đầy tham vọng - sử dụng ảnh để xây dựng bản đồ địa hình. Gần mười năm sau, năm 1858 các không khí cầu được sử dụng làm công cụ bay chụp ảnh của nhiều lĩnh vực. Sự ra đời của máy ảnh bay đánh dấu một bước tiến quan trọng, kể từ đó chúng ta có thể chụp ảnh ở những khu vực định trước trong điều kiện xác định. Những bức ảnh hàng không đầu tiên được ghi nhận đã thực hiện trong chuyến bay của Wilbur Wright vào năm 1909 ở Centocelli, Italia. 8 8 9 Spurr đã chia lịch sử viễn thám trong lâm nghiệp thế giới thành ba giai đoạn chính như sau: Giai đoạn thứ nhất: Từ cuối thế kỷ 19 đến trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đánh dấu bằng sự ra đời của ảnh hàng không, kính lập thể những thử nghiệm ban đầu về ứng dụng chúng trong lâm nghiệp như thí nghiệm của Rudolf Kobsa Ferdinand Wang (Áo, 1882), Hugershoff.R (Đức-1911), Hand Dock (Áo.1913). Giai đoạn thứ hai: Từ chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai. Giai đoạn này ghi nhận thành công của một số tác giả ở một số nước. Xây dựng bản đồ rừng từ ảnh hàng không ở vùng Maurice thuộc Canada, bản đồ thực vật rừng ở Anh (1924), điều tra trữ lượng rừng từ ảnh hàng không của Mỹ (1940). Thí nghiệm các phương pháp đo tán, đo chiều cao trên ảnh của Seely, Hugershoff,… Tuy nhiên, giai đoạn này chưa xây dựng được hoàn chỉnh hệ thống lý luận cũng như các phương pháp đọc đoán ảnh hàng không. (Vũ Tiến Hinh & Phạm Ngọc Giao, 1997). [3] Giai đoạn thứ ba: Từ chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, việc nghiên cứu ứng dụng viễn thám ngày càng phát triển rộng rãi ở nhiều nước. Năm 1956, Colwell đã tiến hành những thí nghiệm rất sớm về sử dụng ảnh hàng không để nhận biết phân loại thực vật, phát hiện những khu vực bị nhiễm bệnh. Đến những năm 1960 hàng loạt các công trình nghiên cứu về ứng dụng của ảnh màu hồng ngoại ảnh đa phổ đã được tài trợ của cơ quan hàng không vũ trụ (NASA), dẫn đến sự ra đời của các máy thu ảnh đa phổ được đặt tên là Landsat sau này những năm 1970. Năm 1960, vệ tinh Tiros - 1 được phóng lên quỹ đạo mang theo một camera vô tuyến, một xạ tuyến 5 kênh một bolometer đã mở đầu cho sự phát triển mới của viễn thám. Kể từ đây việc quan sát trái đất một cách hệ thống đã được thực hiện từ độ cao vũ trụ. Những kỷ nguyên của các vệ tinh tài nguyên chỉ thực sự bắt đầu kể từ năm 1972 khi vệ tinh landsat - 1 được phóng lên quỹ đạo, mở đầu một chuỗi các vệ tinh landsat được phóng lên kế tiếp nhau cho đến ngày nay sau Mỹ các nước khác cũng đã lần lượt đưa lên quỹ đạo các vệ tinh tài nguyên của riêng mình như Pháp với vệ tinh SPORT, 9 9 10 cộng đồng Châu Âu với ERS Envisat, Nga với Resources Ocean, một số các nước nhỏ như Hàn Quốc, Thái Lan , Idonesia, Malaysia, Negeria, Trung Quốc Kết quả theo dõi từ năm 1972 đến năm 1991, nhờ ứng dụng công nghệ RS GIS trong đánh giá biến động rừng độ che phủ rừng cho thấy ở Ấn Độ diện tích rừng là 14,12 triệu ha, giảm 2,4 triệu ha, từ kết quả đó Ấn Độ đã xây dựng hệ thống bản đồ hiện trạng với chu kỳ 2 năm để quản lý, bảo vệ phát triển rừng hiệu quả.(Dutt, Udayalakshmt, 1994). [11] Theo Devendra Kumar (2011), việc ước tính sự thay đổi về độ che phủ rừng dựa trên dữ liệu vệ tinh có thể giúp các nhà nghiên cứu thấy rõ được khả năng tính lũy carbon, biến đổi khí hậu, mối đe dọa đến đa dạng sinh học mức độ biến động rừng thông qua dữ liệu vệ tinh. Bản đồ lớp phủ rừng của các vùng được xây dựng dựa trên ba loại nguồn dữ liệu: thu thập ý kiến chuyên gia, dựa vào các sản phẩm viễn thám thống kê quốc qia. [12] Bodart et al. (2009) theo dõi sự thay đổi độ che phủ rừng nhiệt đới ở châu Mỹ Latinh, Nam Á Châu Phi năm 1990 - 2000 bằng cách sử dụng ảnh vệ tinh. [10] Hansen defries (2004) sử dụng ảnh vệ tinh để theo dõi sự thay đổi độ che phủ rừng trong thời gian 1982 - 1990 cuối cùng kết luận rằng, trái ngược với Liên Hiệp Quốc tổ chức Nông Lương (FAO) báo cáo về một sự gia tăng toàn cầu về độ che phủ rừng. Mỹ latinh vùng nhiệt đới Châu Á là hai khu vực phá rừng chiếm ưu thế. Paraguay cho thấy tỉ lệ cao nhất liên quan đến mất rừng, trong khi Indonecia đã có sự gia tăng lớn nhất trong việc phá rừng từ những năm 1980 đến năm 1990. [13] Ở Nhật Bản, đã ứng dụng RS GIS để xây dựng bản đồ địa hình bản đồ lớp phủ rừng, đây là cơ sở cho việc theo dõi đánh giá cho sự phục hồi sinh thái của Siri Kawala Ierd, K.kujiwara. [15] Su-Fen Wang (2004), khi tiến hành giải đoán ảnh Spot 4 Spot 5 theo phương pháp phân loại có kiểm định cho những vùng núi ở phía Bắc Đài Loan, kết quả cho thấy độ chính xác của ảnh Spot 5 (74%) cao hơn ảnh Spot 4 (71%) do ảnh Spot 5 có độ chính xác cao hơn. Kết quả phân loại ra 3 trạng 10 10 [...]... sử dụng ảnh MODIS để thành lập bản đồ lớp phủ bề mặt sử dụng đất, bản đồ phân bố rừng thảm thực vật tỉ lệ 1/ 500 000 vùng Tây Nguyên Đông Nam Bộ một số bản đồ dẫn xuất khác Nguyễn Quốc Khánh (2007) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám GIS xây dựng bộ bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên phục vụ công tác quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh Vũ Bích Ngọc (2007) Nghiên cứu sử dụng. .. UBND Cao Kỳ, 2011) 20 21 21 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đất rừng trạng thái rừng tại Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn - Phạm vi nghiên cứu: do hạn chế về điều kiện thực hiện, đề tài này được giới hạn trong phạm vi sau: + Địa điểm nghiên cứ : khu vực nghiên cứu là Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, ... tập bản đồ: Từ kết quả kế thừa lớp bản đồ địa hình, sông suối, đường giao thông Cao Kỳ của Sở tài nguyên môi trường Bắc Kạn hệ VN2000, lớp hiện trạng rừng ta tiến hành biên tập bản đồ như sau: B1 Định vị bản đồ số hóa các lớp thông tin bản đồ hiện trạng rừng năm 2006 - Định vị bản đồ - Số hóa các lớp thông tin bản đồ B2 Tạo màu chú giải - Mở file hiện trạng, thủy văn, đường, địa hình -... các trạng thái rừng giai đoạn 2011 - Xác định quy mô diện tích các trạng thái theo chức năng - Đánh giá đặc điểm các trạng thái rừng sử dụng - Đưa ra quy trình giải đoán ảnh viễn thám thành lập bản đồ hiện trạng rừng 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Thu thập bản đồ: bản đồ hiện trạng rừng của phân viện điều tra Đông Bắc Bộ chương trình chu kỳ. .. địa lý Cao Kỳ là một vùng cao nằm ở phía Bắc của huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, cách thị Bắc Kạn 20km về phía Bắc. Gồm 14 thôn bản trong đó có 6 thôn vùng sâu 100% là người dân tộc gồm 4 dân tộc chính (Tày, Kinh, Dao, Hoa) Cao Kỳ tiếp giáp với : - Phía Bắc : giáp Hòa Mục, Tân Sơn - Phía Đông : giáp Đổng Xá, huyện Na Rì - Phía Tây : giáp Thanh Mai, Thanh Vận - Phía Nam : giáp Yên... Bích Ngọc (2007) Nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh công nghệ GIS trong việc giám sát hiện trạng tài nguyên rừng, thử nghiệm tại 1 khu vực cụ thể Nguyễn Trường Sơn (2009), tác giả kết hợp GIS viễn thám trong việc giám sát hiện trạng rừng tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang Tác giả sử dụng ảnh viễn thám Lansat 7 năm 1999 ảnh Spot 5 năm 2003, tác giả sử dụng phương pháp phân loại có kiểm định theo thuật... tích các loại rừng, loại đất hiện có - Tuyến được đo xác định trên bản đồ nhờ tiến hành định vị bằng GPS 60CSx (76CSx) chấm điểm trên bản đồ - Đối chiếu kiểm tra, chỉnh sửa tên mã các loại rừng, loại đất trên bản đồ cho phù hợp với thực địa - Khoanh vẽ bổ sung diện tích rừng mới phục hồi do cháy rừng phá rừng, rừng mới trồng mà trên ảnh không phát hiện kịp thời Những lô rừng thay đổi... kỹ thuật - GIS trong điều tra quy hoạch quản lý rừng Việt Nam”, Nguyễn Mạnh Cường năm 1995 “Xây dựng bản đồ rừng trên cơ sở ứng dụng thông tin viễn thám Nguyễn Ngọc Thanh NNK, Hà Nội 1999, đã thử nghiệm sử dụng ảnh MODIS để thành lập bản đồ lớp phủ bề mặt sử dụng đất, bản đồ phân bố rừng thảm thực vật tỉ lệ 1/ 500 000 vùng Tây Nguyên Đông Nam Bộ 13 14 14 2.3 Tổng quan điều kiện TN -... hoạch rừng nhận được dự án do UNDP/FAO tài trợ lần đầu tiên các ảnh vệ tinh lansat MSS đã được sử dụng để thành lập bản đồ hiện trạng rừng toàn quốc đánh giá biến động rừng ở Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến 1983 [9] 11 12 12 Từ năm 1991 - 1995 đã tiến hành theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc xây dựng bản đồ hiện trạng rừng Có thể kể ra một số các tác giả sau: Lại Huy Phương năm 1995 Ứng. .. động diện tích rừng dựa vào phần mềm Arcview 3.2a cho giai đoạn 2005 2009 Kết quả cho thấy diện tích đất có rừng tăng 30.903,19 ha [ 7] Dự án VIE - 76 - 014 lần đầu tiên đã xây dựng bản đồ hiện trạng rừng các trạng thái rừng trên cơ sở sử dụng ảnh viễn thám Landsat Đây là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của việc ứng dụng RS GIS vào Lâm Nghiệp nói chung điều tra quy hoạch rừng nói riêng [8] . đề tài: Ứng dụng GIS và viễn thám để thành lập bản đồ hiện trạng rừng tại xã Cao Kỳ - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn . 2 2 3 1.2. Mục đích nghiên cứu Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám này ta. loại trạng thái rừng theo thực tế. Cuối cùng là thực hiện việc biên tập, tổng hợp nội dung bản đồ hiện trạng rừng. - Thành lập bản đồ hiện trạng rừng bằng phương pháp đo ảnh viễn thám. - Thành lập. pháp thành lập bản đồ hiện trạng rừng: Trên cơ sở các tài liệu thu thập được ta có thể chọn một phương pháp thích hợp trong các phương pháp sau để thành lập bản đồ hiện trạng rừng: - Thành lập bản

Ngày đăng: 15/05/2014, 23:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần 1

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Đặt vấn đề

  • 1.2. Mục đích nghiên cứu

  • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu

  • 1.4. Ý nghĩa đề tài

  • Phần 2

  • TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

  • 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

  • 2.1.1. Cơ sở khoa học giải đoán ảnh viễn thám

  • 2.1.2. Cơ sở khoa học thành lập bản đồ hiện trạng

  • 2.1.3. Vai trò của hệ thống thông tin địa lý GIS và viễn thám trong công tác thành lập bản đồ hiện trạng rừng

  • 2.2 Tình hình nghiên cứu trên Thế Giới và trong nước

  • 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế Giới

  • 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

  • 2.3. Tổng quan điều kiện TN - KT - XH khu vực nghiên cứu

  • 2.3.1. Vị trí địa lý, địa hình

  • 2.3.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

    • Bảng 2.1: Yếu tố khí tượng năm 2010 của xã Cao Kỳ

    • 2.3.3. Y tế, giáo dục

    • 2.3.4. Công tác dân số, thành phần dân tộc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan