DỰ TRỮ bắt BUỘC

38 2.7K 18
DỰ TRỮ bắt BUỘC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.lịch sử hình thành dự trữ bắt buộc2.cách xác định mức dự trữ3.phương pháp xác định dự trữ bắt buộc đang áp dụng tại việt nam, ưu, nhược điểm của phương pháp4.thực trạng quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại việt nam giai đoạn 2006- 2012

BÀI THẢO LUẬN Môn: Ngân hàng trung ương. Đề tài: TRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ DỰ TRỮ BẮT BUỘC Ở VIỆT NAM. Hà Nội, năm 2014. 1 Lời mở đầu: Để có thể thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng thông qua việc cung ứng tiền và điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, NH Trung ương (NHTW) các nước có thể sử dụng các công cụ khác nhau: lãi suất, chính sách chiết khấu, thị trường mở Trong đó, DTBB là công cụ nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách - họ đã tốn không ít giấy mực để nói về dự trữ bắt buộc. Làm thế nào để quản lý tốt công cụ dự trữ bắt buộc? Trong nền kinh tế đang suy thoái, Việt Nam đã làm gì và sử dụng phương pháp quản lý là gì đểđiều hành CSTT phục vụ cho nhiệm vụ điều tiết nền kinh tế ở VN. Nhận thức đây là đề tài lớn, có tính chất quan trọng, và cấp thiết, từ những tư liệutham khảo và sưu tầm được trên tạp chí và mạng internet, Chúng em chọn đề tài : '' PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ DỰ TRỮ BẮT BUỘC TẠI VIỆT NAM''.Trong bài viết này, chúng em chỉ nghiên cứu mang tính lý thuyết ở các góc cạnh khác nhau của DTBB và từ đó nhìn nhận lại sự điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thông qua công cụ dự trữ bắt buộc thời gian qua. Hy vọng đây là nguồn tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 2 Mục lục: Trang I.Khái quát về Dự trữ bắt buộc ở Việt Nam. 1.Lịch sử hình thành và phát triển DTBB…………….4 2.Vai trò của DTBB………………………………… 5 II. Phương pháp quản lý DTBB ở Việt Nam. 1.Đối tượng thực hiện DTBB ……………………… 6 2.Cơ sở xác định DTBB…………………………… 6 3.Căn cứ xác định tỷ lệ DTBB …………………… 8 4.Cách xác định DTBB…………………………… 11 5. Phương pháp quản lý DTBB ở Việt Nam………… 12 III.Thực Trạng của thay đổi DTBB từ năm 2006 đến nay……… 16 3 I.Khái quát về Dự trữ bắt buộc ở Việt Nam. 1.Lịch sử hình thành và phát triển của DTBB. Từ thời nguyên thủy của hoạt động ngân hàng, khi chưa có Ngân hàng trung ương cũng như chưa có bất kỳ sự quản lý hành chính nào khác, các chủ ngân hàng tư nhân thời ấy đã tự ý thức được ngân hàng của mình muốn tồn tại phải tạo được niềm tin đối với khách hàng. Trong trường hợp ngân hàng không thanh toán kịp thời cho khách hàng, người gửi tiền sẽ lo ngại cho số tiền của họ gửi ở ngân hàng và điều tất yếu là họ sẽ ồ ạt đến rút tiền. Do vậy, để duy trì niềm tin của người gửi tiền các chủ ngân hàng đều có một khoản tiền mặt để phòng ngừa và từ đo có khái niềm “ tiền mặt dự trữ” được hình thành. Cho đến hết thế kỉ 19, việc dự trữ tiền mặt này là hoàn toàn tự nguyện. Việc được tự do dự trữ tiền mặt này tạo điều kiện cho ngân hàng lạm dụng cho vay quá nhiều, để lại dự trữ quá ít. Điều này dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1907 tại Mỹ với làn sóng ồ ạt đòi rút tiền, kéo theo sự đổ vỡ của hàng trăm ngân hàng. Bối cảnh đó đặt ra cho nước Mỹ sự cần thiết phải có một phương thức mới về quản lý dự trữ nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra các cuộc hoảng loạn về tài chính. Cho đến năm 1913, phương thức đó được hình thành bởi luật dự trữ liên bang Hoa Kỳ. Luật đã khai sinh ra Hệ thống dự trữ Liên bang Mỹ như một ngân hàng Trung Ương và giao cho hệ thống này quyền được áp đặt tỷ lệ dự trữbắt buộc tối thiểu mà các ngân hàng trung gian phải để lại trên tổng tiền gửi huy động của chủ thể phi ngân hàng. Thuật ngữ dự trữ bắt buộc hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc ra đời từ đó. Phương thức này nhanh chóng được áp dụng tại New Zealand, Mexico năm 1936; Thụy Điển, Ecuado, Costarica năm 1937, Venezuela năm 1940, Australia, Tây Đức năm 1948; Hàn Quốc năm 1950; Nam phi năm 1956… Tại Việt Nam, mặc lịch sử ra đời của dự trữ bắt buộc là từ những năm đầu của thế kỷ 20, song ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng Việt Nam mới chỉ làm quen với khái niệm này vào năm 1990.Tháng 5/1990, sau khi “Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam”, “Pháp lệnh Ngân hàng, các hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” được ban hành thì các NHTMViệt Nam mới bắt đầu thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc. 2.Khái niệm. Dự trữ bắt buộc là một phần số tiền gửi cácloạimà các ngân hàng thương mại (NHTM) phải dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửitại NHTƯ.Trong hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM sử dụng các khoản tiền gửicủa khách hàng để cho vay hoặc đầu tư một cách khá linh hoạt. Nếu như các khoản chovay đều có thời hạn, một ngày hay cho vay qua đêm cũng đều có thời hạn, thậm chí thờihạn có thể còn kéo dài hơn dự kiến vì đến hạn thu nợ, có thể ngân hàng vẫn không 4 thuđược nợ .Trong khi đó, đối với nguồn tiền gửi của khách hàng thì các ngân hàng lại rất khókhăn trong việc kiểm soát thời hạn, ngay cả khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì khách hàng gửitiền vẫn có thể rút tiền trước khi đến hạn; tình trạng tiền cho vay ra chưa thu hồi về nhưngkhách hàng gửi tiền lại có nhu cầu rút tiền trước hạn là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Điều nàycho thấy rủi ro thanh khoản luôn là mối lo của các NHTM. Mặt khác, trên thực tế thời hạncho vay còn dài hơn thời hạn của nguồn tiền gửi, nói khác đi là kỳ hạn gửi tiền của mỗiloại tiền gửi không phải lúc nào cũng là cơ sở để xem xét và quyết định thời hạn cho vay,mà ngân hàng có thể khai thác tính ổn định tương đối của tổng số tiền gửi không kỳ hạnđể cho vay có thời hạn, dùng nguồn tiền gửi thời hạn ngắn để cho vay với thời hạn dàihơn nên nguy cơ rủi ro cao hơn. Khi rủi ro thanh khoản xảy ra, ngân hàng mất khả năngthanh toán - các khoản tiền gửi ở các ngân hàng sẽ nhanh chóng “bay hơi”, không nhữngthế nó còn làm “bay hơi” giá trị tài sản và các khoản dự trữ của ngân hàng đó và theo phảnứng dây chuyền thì rủi ro này sẽ làm chấn động toàn hệ thống ngân hàng. Vì thế, như mộtkết quả cần phải có, các nhà phân tích đã chỉ ra rằng các NHTM phải để dự trữ bắt buộc vìđây chính là kho dự trữ lỏng để trợ giúp cho các ngân hàng trong thời kỳ hoảng loạn. 3.Vai trò của DTBB 3.1. Bình ổn lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng. Chức năng bình ổn lãi suất của dự trữ bắt buộc được thực hiện thông qua lượng dự phòng trung bình. Để đáp ứng yêu cầu quản lý dự trữ bắt buộc theo nguyên tắc bình quân, các ngân hàng sẽ lập một mức dự trữ phù hợp dưới hình thức mức dự phòng trung bình. Mức dự trữ này sẽ được quyết định trên cơ sở mức dự trữ trung bình hàng ngày của 1 ngân hàng và được lập cho thời hạn 1 tháng hoặc 1 tuần, 2 tuần… các ngân hàng có thể dự trữ“ trước” hoặc “sau” tùy theo tình hình ngân quỹ, tùy theo mức độ chi phí tiền gửi ngày và tùy theo dự báo tăng hay giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ, sự thiếu cân bằng tức thời về nhu cầu tiền mặt cho chi trả có thể được các ngân hàng bù đắp vào kì duy trì một lượng trong phần dự phòng mà không cần phải đi vay, giảm áp lực đối với lãi suất thị trường. 3.2.Điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Sự đòi hỏi có dự trữ bắt buộc đã làm tăng nhu cầu vốn khả dụng của các ngân 5 hàng, từ đó đã hình thành chức năng điều tiết vốn khả dụng của DTBB. Để tối đa hóa hiệu quả của dự trữ bắt buộctrong chức năng này, các nhà chức trách điều chỉnh tỉ lệ dự trữ bắt buộc và khoảng thời gian của kì duy trì để sao cho hệ thống ngân hàng luôn trong tình trạng thiếu hụt dự trữ ròng phải phụ thuộc vào ngân hàng trung ương, từ đó đảm bảo cân bằng tài chính. Hiện nay, chỉ có duy nhất Hà Lanlà quốc gia sử dụng chức năng này. 3.3.Kiểm soát sự tăng trưởng tiền tệ. Trong điều kiện các công cụ gián tiếp, trực tiếp khác không có hiệu quả, chức năng trên được gọi là chức năng thiết yếu của dự trữ bắt buộc. Chức năng này giúp ngân hàng trung ương kiểm soát được khối lượng tiền có thể phát hành séc (tiền gửi không kỳ hạn) mà các ngân hàng có thể tạo ra.Bằng cách áp đặt những đòi hỏi dự trữ theo pháp luật cao, Ngân hàng Trung ương có thể hạn chế mức tăng của tiền gửi có thể phát hành séc như mong muốn. 3.4.Tạo thu nhập cho Ngân hàng Trung ương: Vì tiền gửi dự trữ bắt buộc không được trả lãi, hoặc được trả lãi tháp hơn lãi suất cho các ngân hàng vay nên nó đã tạo cho NHTW có nguồn thu. Nguồn thu từ dự trữ bắt buộc của ngân hàng TW có thể được dung để bù đắp cho chi phí của việc phát hành tiền. II. Phương pháp quản lý Dự Trữ bắt buộc ở Việt Nam. 1.Đối tượng thi hành quy chế dự trữ bắt buộc (DTBB) là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: - Ngân hàng thương mại quốc doanh. - Ngân hàng đầu tư và phát triển. - Ngân hàng thương mại cổ phần. - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam. - Công ty tài chính. 6 2. Cơ sở xác định DTBB. a. Đối với VND. Cơ sở xác định DTBB bằng VND là tiền gửi hoặc có tính chất tiền gửi thể hiện trên bảng cân đối tài khoản kế toán tổng hợp của TCTD (gồm hoạt động của trung tâm, các hội sở và các chi nhánh trực thuộc). Các loại tiền gửi và có tính chất tiền gửi sau đây là căn cứ để tính DTBB: - Tiền gửi kho bạc Nhà nước. - Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng( kể cả tiền gửi của công ty Vàng bạc và Đá quý). - Tiền gửi vốn chuyên dùng. - Tiền gửi của các tổ chức và người nước ngoài. - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đến 12 tháng. - Tiền gửi tiết kiệm khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, phát hành trái phiếu các loại có kỳ hạn đến 12 tháng. - Tiền quản lý và giữ hộ. Cụ thể gồm các tài khoản: 2121, 3611, 3612, 3613, 3614, 3711, 3712, 3719, 441, 442, 449, 381. b. Đối với ngoại tệ. Cơ sở xác định DTBB bằng ngoại tệ là tiền gửi hoặc có tính chất tiền gửi, thể hiện trên bảng cân đối tài khoản kế toán tổng hợp của TCTD, cụ thể gồm các tài khoản kế toán: 207, 2122, 3621, 3622, 3623, 3624, 3721, 3722, 441, 442, 449. - Tiền gửi của NHNN bằng ngoại tệ. - Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước bằng ngoại tệ. - Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng bằng ngoại tệ. - Tiền gửi vốn chuyên dùng bằng ngoại tệ. - Tiền gửi của các tổ chức và người nước ngoài bằng ngoại tệ. 7 - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiết kiệm có kỳ hạn đến 12 tháng bằng ngoại tệ. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, phát hành các loại trái phiếu khác bằng ngoại tệ có kỳ hạn đến 12 tháng. Tiền gửi ngoại tệ làm cơ sở tính DTBB các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi, được quy thành USD và thực hiện DTBB bằng USD. 3. Căn cứ xác định tỷ lệ DTBB mà NHNN Việt Nam đang áp dụng, Cơ sở xác định dự trữ bắt buộc: NHTƯ các nước thường sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong vai trò là công cụ điều hành chính sách tiền tệ, giúp NHTƯ kiểm soát hệ số nhân tiền và trên cơ sở đó kiểm soát khối lượng tiền cung ứng, do đó, tùy vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ mà tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định khác nhau. Điều này được chứng minh rất rõ ở nước ta trong thời gian qua: Bảng 01: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD Việt Nam từ tháng 01/2008- 01/2011 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (VND) Văn Bản 11%(1)- 5%(2) 187/QĐ-NHNN ngày 16/1/2008 10%(1)- 4%(2) 2560/QĐ-NHNN ngày 03/11/2008 8%(1)- 2%(2) 2811/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008 6%(1)- 2%(2) 2951/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008 5%(1)- 1%(2) 3158/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 3%(1) - 1%(2) 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2009 (1): đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng (2): đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 8 Nguồn: http://www.sbv.gov.vn Bảng 01 cho thấy từ tháng 01/2008 - 01/2011 đến nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm, việc điều chỉnh này của NHNN, một mặt, nhằm đưa ra tín hiệu nới lỏng tiền tệ; mặt khác, thông qua việc nâng cao hệ số nhân tiền chính thức mở rộng khả năng cho vay, kích thích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tích cực cung ứng vốn cho nền kinh tế. Ngày nay, khi sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc, nghĩa là, NHTƯ đang muốn điều chỉnh hệ số nhân tiền, mặc vậy nhưng mục tiêu đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng của dự trữ bắt buộc vẫn không bị mất đi ý nghĩa của nó, không những thế, nó còn là cơ sở để xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Những căn cứ cụ thể sau thường được sử dụng để đưa ra yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc: - Tính chất kỳ hạn của mỗi loại tiền gửi - tùy vào tính chất kỳ hạn của tiền gửi mà nghĩa vụ dự trữ bắt buộc khác nhau; thông thường kỳ hạn càng dài thì mức độ ổn định càng cao và độ rủi ro thanh khoản càng thấp và vì thế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi này thường thấp hơn so với loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn hơn. - Mức độ của các khoản nợ - quy mô của các nguồn tiền gửi. Thông thường quy mô của các nguồn tiền gửi càng cao thì khả năng rủi ro càng cao và vì thế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tỷ lệ thuận với quy mô nguồn tiền gửi. Về điều này, ta có thể tham khảo yêu cầu tỷ lệ dự trữ bắt buộc của FED. - Loại tiền gửi khác nhau cũng chứa đựng khả năng an toàn thanh khoản khác nhau nên NHTƯ có thể quy định tỷ lệ khác nhau cho tiền gửi của các đồng tiền khác nhau (Xem bảng 02). Bảng 02: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo Quyết định 379 và Quyết định 79. Loại hình tổ chức tín dụng 379/QĐ-NHNN 79QĐ-NHNN Tiền gửi VND không kỳ hạn và dưới 12 tháng. Tiền gửi VND từ 12-24 tháng Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn và dưới 12 tháng Tiền gửi ngoại tệ từ 12-24 tháng 1. NHTM nhà nước, NHTMCP đô 3% 1% 4% 2% 9 thị , chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính. 2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 1% 1% 3% 1% 3. NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân. 1% 1% 3% 1% 4. Tổ chức tín dụng khác. 0% 0% 0% 0% Nguồn: http://www.sbv.gov.vn Ở nước ta, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được phân chia tùy theo tính chất kỳ hạn, loại tiền gửi và thông thường, loại tiền gửi kỳ hạn ngắn, tiền gửi bằng ngoại tệ phải duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hơn. Ngoài ra, tỷ lệ DTBB còn có thể quy định tùy theo quy mô và mức độ an toàn chung của mỗi ngân hàng. Hơn nữa, sự khác biệt về tỷ lệ dự trữ bắt buộc giữa các ngân hàng cũng được quan tâm. Theo quy định tại Quyết định số 379/QĐ-NHNN áp dụng từ ngày 24/2/2009 (đối với VND) và Quyết định 79/QĐ-NHNN áp dụng từ 01/2/2010 (đối với ngoại tệ) thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định như sau: Để khuyến khích một số NHTM cho vay nông nghiệp và nông thôn ngày 08/12/2010, NHNN đã ban hành các thông báo số 457; 458; 459; 460; 461 về việc áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng có tỷ trọng cho vay nông nghiệp và nông thôn cao theo Thông tư 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010 của NHNN. Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/20 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTM cổ phần Quốc Tế Việt Nam, NHTM cổ phần Kiên Long, NHTM cổ phần Mê Kông được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường. (www.sbv.gov.vn). Với quy 10 [...]... cho việc xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đó là tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn tùy thuộc vào đối tượng đầu tư của các NHTM 4 Cách xác định dự trữ bắt buộc Về nguyên tắc, dự trữ bắt buộc được tính như sau: Mức dự trứ bắt buộc = tỷ lệ dự trữ bắt buộc x số bình quân tài khoản thuộc đối tương dự trữ bắt buộc kỳ xác định Trong đó, số bình quân tài khoản thuộc đối tượng dự trữ bắt buộc kỳ xác định = Tổng... phải dự trữ bắt buộc (kỳ xác định) / số ngày trong kỳ Kỳ xác định dự trữ bắt buộc là kỳ( số ngày) được sử dụng để tính số tiền phải DTBB ở kỳ duy trì Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là kỳ phải thực hiện DTBB (khoảng thời gian mà đối tượng thực hiện dự trữ bắt buộc thực hiện theo mức đã được tính toán vào cuối kỳ xác định) VÍ DỤ VỀ TÍNH DỰ TRỮ BẮT BUỘC, DỰ TRỮ THỰC TẾ Về cách tính dự trữ bắt buộcdự trữ. .. của phương pháp nối tiếp - Đối với các TCTD: đối tượng phải dự trữ bắt buộc hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng dữ trữ vì vào đầu kỳ đã biết được mức dự trữ bắt buộc phải thực hiện trong kỳ, giảm được chi phí khi thực hiện dự trữ bắt buộc Tuy nhiên, số tiền gửi để tính dự trữ bắt buộc biến động không ngừng và do vậy việc sử dụng dự trữ bắt buộc để kiểm soát khả năng cho vay ít có tác dụng Lãi suất... TRỮ THỰC TẾ Về cách tính dự trữ bắt buộcdự trữ thực tế: Ví dụ đối với kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 1/2013: Kỳ xác định dự trữ bắt buộc: từ đầu ngày 1/12/2012 đến cuối ngày 31/12/2012 Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc: từ đầu ngày 1/1/2013 đến cuối ngày 31/1/2013 Cách tính dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 1/2013: Tỉ lệ DTBB của từng loại tiền gửi trong kì duy trì DTBB tháng 1/2013... tiền gửi phải DTBB X Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng của từng loại tiền gửi của tổ chức tín dụng Cách tính số tiền gửi huy động bình quân trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc: Số tiền gửi huy động bình quân = Tổng số cuối ngày của tài khoản tiền gửi huy động từ ngày 1 đến 31/12/2012 31 Cách tính dự trữ thực tế trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 1/2013 Dự trữ thực tế = Tổng số cuối... thể dự báo được chính xác hay chắc chắn nhất về cầu của DTBB Mục đích hay tác động của dự trữ bắt buộc - Dự trữ bắt buộc và tiềm năng tín dụng của các ngân hàng Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi, nó trực tiếp tác động đến nguồn vốn khả dụng của mỗi ngân hàng Với tổng số nguồn tiền gửi huy động được, tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng thấp thì phần chênh lệch còn lại - vốn khả dụng của bản thân ngân hàng này... phần thiếu hụt cho cả kỳ duy trì dự trữ bắt buộc Đối với phần thiếu tiền dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng chịu phạt theo lãi suất bằng 150% lãi suất đô la Mỹ trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Singapore (SIBOR) kỳ hạn 3 tháng được công bố vào ngày làm việc cuối cùng của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc, tính trên phần thiếu hụt cho cả kỳ duy trì dự trữ bắt buộc Trong tương lai, Việt Nam... nông nghiệp và phát triển nông thôn, quỹ tín dụng nhân dân trung ương tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1% 22 - Từ năm 2009 -2012, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các TCTD đối với tiền gửi VND cố định 3% và không thay đổi - Một số vấn đề hạn chế về sử dụng công cụ tỷ lệ dự tr bắt buộc trong giai đoạn 2011- 2012 NHNN cố định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND trong suốt thời gian dài từ 2009-2012 trong cả quá... nghiên cứu bổ sung hoàn thiện cơ chế điều hành công cụ dự trữ bắt buộc, để phát huy hiệu quả cao hơn Một số gợi ý khi sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc: Ngoài việc khai thác các góc độ khác nhau của tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thiết nghĩ trong quá trình sử dụng công cụ này để điều hành chính sách tiền tệ NHTƯ nên quan tâm đến một số vấn đề sau: Dự trữ bắt buộc có thể duy trì dưới dạng tiền mặt tại quỹ các NHTM... lệ dự trữ bắt buộc gửi tại NHNN sẽ không phản ánh đúng thực tế đang diễn ra - hệ số nhân tiền thực tế sẽ luôn nhỏ hơn hệ số nhân tiền dự báo và như vậy, khối lượng tiền cung ứng thực tế thấp hơn so với mức mong muốn Dự trữ bắt buộc chỉ là yếu tố quyết định hệ số nhân tiền tệ trong dự báo, dự trữ thực của các NHTM mới thực sự quyết định hệ số nhân tiền trong thực tế Trong tác động của dự trữ bắt buộc . lệ dự trữ bắt buộc còn tùy thuộc vào đối tượng đầu tư của các NHTM. 4. Cách xác định dự trữ bắt buộc. Về nguyên tắc, dự trữ bắt buộc được tính như sau: Mức dự trứ bắt buộc = tỷ lệ dự trữ bắt. tượng thực hiện dự trữ bắt buộc thực hiện theo mức đã được tính toán vào cuối kỳ xác định). VÍ DỤ VỀ TÍNH DỰ TRỮ BẮT BUỘC, DỰ TRỮ THỰC TẾ Về cách tính dự trữ bắt buộc và dự trữ thực tế: Ví. này , đối tượng thuộc diện phải dự trữ bắt buộc luôn quan tâm đến dự trữ bắt buộc, không sử dụng quá mức dự trữ có được. Vì vậy, số dư tiền gửi để tính dự trữ bắt buộc cũng như lãi suất thị trường

Ngày đăng: 15/05/2014, 23:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan