Nghiên cứu mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố thái nguyên

81 2K 9
Nghiên cứu mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu hay về kinh tế phát triển nông thôn !

1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ở Việt Nam, nông nghiệp được xác định là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển nền kinh tế đất nước. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng phát triển kinh tế. Thị trường ngày càng được mở rộng, các hoạt động kinh tế diễn ra mạnh mẽ đa dạng góp phần đẩy mạnh nền kinh tế phát triển, đồng thời kéo theo đó là sự phát triển của xã hội. Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng cao hơn. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với nông sản nhất là rau xanh là vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Việc ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá đã gây ảnh hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài đối với sức khỏe cộng đồng. Trước vai trò của rau xanh những thực trạng trong sản xuất rau khi đời sống phát triển, nhu cầu về rau an toàn đạt chất lượng cao ngày càng gia tăng cho thấy việc sản xuất ra nhiều loại rau với số lượng lớn, đảm bảo chất lượng là một nhiệm vụ quan trọng. Bên cạnh đó việc sản xuất rau trái vụ phục vụ nhu cầu xã hội làm tăng thu nhập cho người dân cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Đảng Nhà nước đã đang đưa ra những chủ trương, chính sách để phát triển nông nghiệp thông qua việc đưa ra các hình về triển khai tại địa phương, các khu vực nông thôn trong cả nước đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Các hình giống cây trồng, vật nuôi được đưa về tận các thôn, xã… tạo điều kiện phát triển nông nghiệp nâng cao thu nhập cho người dân. 2 Trong sản xuất nông nghiệp, cây rau có vị trí quan trọng. Rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người. Rau cung cấp cho con người phần lớn các khoáng chất, Vitamin, các chất dinh dưỡng như Protein, Lipit, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tinh bột một cách dễ dàng hơn. Ngoài giá trị dinh dưỡng, rau xanh còn là cây trồng đem lại thu nhập cao, góp phần phát triển kinh tế hộ và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng thu nguồn ngoại tệ đáng kể của nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Thành phố Thái Nguyên là thành phố công nghiệp có tổng diện tích tự nhiên 18.970,48 ha, với dân số khoảng 33 vạn người. Bên cạnh đó là các cơ quan xí nghiệp của trung ương, với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề. Đây là thị trường lớn để tiêu thụ nông sản đặc biệt là rau xanh. Thành phố đã tiến hành quy hoạch từng bước xây dựng các hình sản xuất rau an toàn ở một số xã, phường. Nhìn chung các cấp chính quyền, cơ quan ở thành phố cũng đã có sự quan tâm đến hình sản xuất rau an toàn. Chương trình sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố cũng đang được tiến hành với nhiều hình thức, từ việc tập huấn tuyên truyền các vấn đề an toàn trên rau, lấy mẫu xét nghiệm để xác định vùng đất có thể trồng rau, hỗ trợ nông dân thực hiện trồng rau an toàn theo quy định. Cũng như những ngành sản xuất khác, sản xuất rau an toàn cũng đòi hỏi những vấn đề cần được giải quyết cả về trước mắt và lâu dài trước cả hai khía cạnh sản xuất và thị trường tiêu thụ. Vì bất kỳ một loại sản phẩm hàng hóa nào cũng cần phải quan tâm đến thị trường tiêu thụ ngay từ khi hình thành ý tưởng sản xuất. Hơn nữa, một hình được coi là thành công nếu nó có khả năng được nhân rộng. Đối với hình rau an toàn của thành phố Thái Nguyên, vấn đề sản xuất tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi quyết định thực hiện đề tài “ Nghiên 3 cứu hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ” Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một trong những tài liệu tham khảo trong việc xây dựng kế hoạch, đồng thời tìm kiếm các giải pháp phát triển cho hình sản xuất tiêu thụ RAT của thành phố Thái Nguyên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm trong thời gian qua, đề xuất ra các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm và mở rộng hình sản xuất RAT trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể − Đánh giá các điều kiện của thành phố Thái Nguyên, tác động vào hình RAT. − Nghiên cứu hiện trạng hình sản xuất RAT. − Đánh giá thị trường tiêu thụ RAT thời gian qua. − Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ RAT. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập nghiên cứu khoa học Thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên là cơ hội cho sinh viên làm quen dần với việc nghiên cứu khoa học, biết gắn kết những kiến thức đã học vào thực tiễn một cách sáng tạo khoa học. Quá trình nghiên cứu giúp cho sinh viên có điều kiện tự khẳng định mình sau 4 năm học. Thời gian thực tập củng cố cho sinh viên những kiến thức còn thiếu sót cần bổ sung để sau này trở thành một kỹ sư Khuyến nông có năng lực chuyên môn tốt đáp ứng nhu cầu của công việc. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 4 Kết quả nghiên cứu đề tài về hình sản xuất RAT giúp cho thành phố nhìn nhận đánh giá quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành nghề từ phương thức sản xuất truyền thống sang sản xuất hàng hoá. Những phân tích, đánh giá trong đề tài có thể làm tài liệu cho hệ thống khuyến nông cơ sở đi sâu tìm hiểu nhu cầu mong muốn của người dân, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông. 1.4. Giới hạn của đề tài Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài mới chỉ phỏng vấn có 45 hộ một số người tiêu dùng điển hình. Vi vậy chưa đánh giá được hết những khó khăn của từng hộ gia đình, nhiều hộ nông dân không có sổ ghi chép về các khoản thu chi nên chỉ thông tin chỉ là "ước khoảng". Vì vậy rất khó trong việc tính thu chi của từng hộ do đó số liệu thu được chỉ mang tính tương đối. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1 Định nghĩa rau an toàn Rau an toàn: là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm ) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy định kỹ thuật bảo đảm tồn dư về vi sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép theo quy định [7]. Theo Bộ NN & PTNN: "Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả những loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các chất độc mức độ ô nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gọi tắt là rau an toàn" [8]. Rau an toànrau khi sản xuất vẫn sử dụng phân hoá học các hoá chất BVTV, song có giới hạn. Chất lượng rau sản xuất ra có các tiêu chuẩn về: dư lượng thuốc BVTV; gốc nitrat các yếu tố độc hại gây bệnh khác trong rau nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo vệ sinh an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng. - Rau an toànrau không có đất, cát, rác hoặc các chất bám vào thân, lá, cành của rau. - Rau an toànrau được thu hái, sử dụng đúng lúc rau có khả năng cho năng suất, chất lượng cao nhất của từng đợt từng lứa thu hái. - Rau an toànrau tươi không chứa các tạp chất khác, có bao bì vệ sinh sạch, bảo đảm đến người sử dụng ăn ngon, tươi an toàn. 6 - Rau an toàn không chứa các dư lượng độc hại vượt quá ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh y tế không bị nhiễm các hoá chất, thuốc BVTV, hàm lượng nitrat, kim loại nặng vi sinh vật gây bệnh khác.Tóm lại: Rau an toàn phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Không chứa dư lượng thuốc sâu quá mức cho phép. - Không chứa lượng nitrat quá mức cho phép. - Không chứa các vi khuẩn kí sinh trùng gây bệnh cho người gia súc, gia cầm (kể cả ăn sống nấu chín ngay khi ăn cả một thời gian sau khi ăn). - Không tồn dư một số kim loại nặng như: Thuỷ ngân (Hg), chì (Pb) quá ngưỡng cho phép theo “Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn”[7]. 2.1.2. Tiêu chuẩn rau an toàn Tiêu chuẩn về rau an toàn của Bộ NN PTNT Ngày 28 tháng 4 năm 1998, Bộ NN & PTNN đã ra quyết định số 67/1998 QĐ - BNN - KHCN ban hành “Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn” để áp dụng cho cả nước. Trong quyết định này quy định mức dư lượng cho phép trên sản phẩm rau đối với hàm lượng nitrat, kim loại nặng, vi sinh vật gây hại thuốc BVTV. Các mức dư lượng cho phép này chủ yếu dựa vào quy định của Tổ chức Nông Lương Thế Giới (FAO) Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO). Các cá nhân, tổ chức sản xuất sử dụng rau dựa vào các mức dư lượng này để kiểm tra xác định sản phẩm có đạt tiêu chuẩn an toàn hay không.  Tiêu chuẩn vùng sản xuất rau an toàn * Vùng sản xuất - Vùng rau phải có diện tích canh tác tập trung theo đơn vị hành chính thôn, bản hoặc xã. 7 - Vị trí vùng canh tác: Phải nằm trong vùng rau quy hoạch phát triển rau an toàn của thành phố, thị xã, huyện không gần nơi bị ô nhiễm như khu công nghiệp, bệnh viện, khu chứa rác thải, nghĩa trang… - Đất canh tác có tính lý hoá phù hợp với sự phát triển của cây rau, thường xuyên được bón phân, duy trì độ phì của đất, có nguồn nước tưới sạch không ô nhiễm do sản xuất trước đây. Riêng các loại rau trồng ruộng nước: rau muống, rau nhút, sen thì không bị ô nhiễm bởi nguồn nước. - Nước tưới: Nguồn nước tưới cho vùng rau không bị ô nhiễm các loại hoá chất vi sinh vật gây hại, không dùng nước thải của sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước ao tù tồn đọng chưa qua xử lý… - Các chỉ tiêu phân tích lý hoá chất, nguồn nước trong vùng phải đạt tiêu chuẩn rau an toàn theo quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHKT ngày 28/4/1998 của Bộ NN & PTNN về "Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn". * Điều kiện kỹ thuật - Tối thiểu 90% số hộ trồng rau đồng thuận sản xuất RAT phải được tập huấn kỹ thuật về sản xuất RAT do Chi cục BVTV, Trung tâm Khuyến nông tổ chức cấp giấy chứng nhận, hộ hoặc các nhóm hộ phải cơ bản đồng thuận sản xuất theo quy trình kỹ thuật RAT. - Đảm bảo 95% diện tích trồng rau trong vùng thực hiện đúng quy trình sản xuất RAT của Bộ NN & PTNN. - Phải áp dụng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho con người môi trường. - Giống: Chọn giống tốt sạch mầm bệnh, khuyến khích sử dụng các giống mới có chất lượng năng suất cao. 8 - Biện pháp canh tác: Thực hiện theo quy trình của Bộ NN & PTNN ban hành chú ý chế độ luân canh lúa - rau màu hoặc xen canh, luân canh giữa các loại rau khác nhau để giảm lây lan sâu bệnh. - Thuốc BVTV: Sử dụng khi thật sự cần thiết luân phiên các loại thuốc BVTV. Tuyệt đối không dùng các thuốc cấm hạn chế sử dụng ở Việt Nam đã được Bộ NN & PTNN ban hành. Khuyến khích sử dụng thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độ độc thấp (nhóm III, IV), thuộc nhóm nhanh chóng phân huỷ ít ảnh hưởng đến các loài sinh vật có ích trên đồng ruộng. - Phân bón: Không sử dụng phân tươi, phân hữu cơ chưa ủ hoai. Tuỳ từng loại rau mà số lượng, chủng loại phân cân đối, hợp lý có thời gian cách ly an toàn khi thu hoạch. Việc sử dụng phân đạm các loại phân khác đảm bảo không tạo ra dư lượng vượt quá ngưỡng cho phép theo quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHKT ngày 28/4/1998 của Bộ NN & PTNN về "Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn". * Điều kiện sản xuất - Vận động các hộ trồng rau trong vùng thành lập tổ sản xuất, có ban điều hành do tập thể bầu ra để thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, tiếp thu chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm. - Trong thời gian 3 tháng sau khi tập huấn, Chi cục BVTV sẽ tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên các mẫu trên đồng ruộng sau thu hoạch khi tất cả các mẫu đạt tiêu chuẩn RAT sẽ đề nghị sở NN & PTNN ra quyết định công nhận vùng RAT. *Tiêu chuẩn về hình thái Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau (đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm), không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh có bao gói thích hợp. * Tiêu chuẩn về các chỉ tiêu nội chất trong rau. 9 Tất cả các chỉ tiêu trong sản phẩm của từng loại rau an toàn đều phải nằm dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) hoặc của một số nước tiên tiến như: Nga, Mỹ Chỉ tiêu nội chất được quy định cho rau tươi bao gồm: * Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Thuốc BVTV hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hoá chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Khi phun thuốc BVTV, có một phần lượng thuốc bám lại trên bề mặt cây rau gọi là dư lượng thuốc. Lượng thuốc tồn dư này ở một mức độ nhất định sẽ gây ngộ độc cho người ăn. Người bị ngộ độc có thể sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề trước mắt hoặc lâu dài tuỳ thuộc vào nồng độ loại độc tố tích luỹ trong cơ thể. Khi phun thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ dại…thuốc sẽ tạo thành lớp mỏng trên bề mặt của lá, quả, thân cây, mặt đất, mặt nước. Hiện nay, Việt Nam sử dụng khoảng 270 loại thuốc trừ sâu, 216 loại thuốc trừ bệnh, 160 loại thuốc trừ cỏ, 12 loại thuốc diệt chuột 22 loại thuốc kích thích sinh trưởng với khối lượng ngày càng tăng (Trần Khắc Thi cs, 2008) [5]. Rau có nhiều chủng loại, do vậy sâu hại cũng đa dạng, thông thường sâu bệnh làm giảm năng suất từ 10 - 40% đôi khi còn tới 100% nếu có dịch hại. Do thói quen sợ rủi ro, ít hiểu biết về mức độ độc hại của các loại hoá chất BVTV nên nông dân sử dụng quá nhiều (0,4 - 0,5 kg a.i - a.i là lượng hữu cơ hữu hiệu) trong khi đó liều lượng cho phép không quá 0.2 - 0.25 kg a.i (Bùi Bảo Hoàn cs, 2000)[3]. Một số nguyên nhân quan trọng khác nữa là khoảng cách thời gian cách ly giữa lần phun thuốc cuối cùng tới lúc thu hoạch không tuân thủ nghiêm ngặt, đặc biệt là các loại rau thu hoạch liên tục như cà chua, đậu cô ve, dưa chuột… 10 Ngoài ra nông dân còn sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu có độc tố cao (nhóm I, II) để bảo quản hạt giống các loại rau hay bị sâu mọt như hạt mùi, tía tô, rau dền, rau muống. Bảng 2.1: Dư lượng thuốc BVTV tối đa cho phép trong rau tươi Tên thuốc Mức giới hạn (mg/kg) Tên thuốc Mức giới hạn (mg/kg) Aldrin* & Dieldrin* 0,1 Methyl parathion 0,2 Carbaryl 5,0 Monocrothophos ** 0,2 Diazinon 0,5 - 0,7 Phosalon 1,0 Dichlorvos ** 0,5 Phosphamidon 0,2 Dimenthroat 0,5 - 1,0 Trichlorphon 0,5 Endosulfan ** 2,0 Pirimiphos - Methyl 2,0 Endrin 0,02 Carbosulfan ** 0,5 Fenitrothion 0,5 Cartap 0,2 Heptachlor * 0,05 Methamidophos ** 1,0 Lindan * 0,5 Cypermethrin 1 - 2 Malathion 8,0 Permethrin 5,0 Methidathion 0,2 (Nguồn: WHO/FAO năm 1998) Chú thích: * : Thuốc cấm sử dụng ở Việt Nam ** : Thuốc cấm sử dụng trên rau ở Việt Nam Biện pháp hữu hiệu đơn giản nhất để làm cho hàm lượng thuốc BVTV trong rau thấp hơn mức cho phép là áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sử dụng thuốc hoá học một cách hợp lý nhất. * Hàm lượng nitrat tồn dư trong rau (NO 3 - ) Đạm là thành phần hữu cơ quan trọng cho rau. Khi đất trồng có quá nhiều đạm thì lượng đạm dư thừa sẽ tích luỹ trong rau dưới dạng Nitrat (NO 3 - ). Khi đi vào cơ thể con người NO 3 - sẽ bị khử thành NO 2 , NO 2 làm chuyển hoá chất Oxyhemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) thành một chất không hoạt động được gọi là methahemoglobin, làm cho máu thiếu oxy. Trong cơ thể, lượng nitrat ở mức cao sẽ gây phản ứng với anmin thành chất gây ung thư gọi là [...]... hiện hình sản xuất tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 35 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN 4.1.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 4.1.1 Điều kiện tự nhiên * Vị trí địaThái Nguyênthành phố đô thị loại một thuộc tỉnh Thái Nguyên, là thành phố đông dân thứ lớn thứ 3 ở miền Bắc Việt Nam sau Hà Nội Hải Phòng , trung tâm vùng trung du miền núi phía Bắc Thành phố. .. hoặc kênh tiêu thụ hỗn hợp … PHẦN 3 NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các hình sản xuất RAT tại thành phố Thái Nguyên - Đề tài tập trung vào các hộ tham gia hình RAT năm 2011 - Một số người tiêu dùng 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu trên phạm vi toàn thành phố Thái Nguyên, chọn mẫu nghiên cứu là: 3 hình RAT... Dân số lao động 31 + Cơ sở hạ tầng 3.3.2 Hiện trạng hình sản xuất RAT - Quy - Đối tượng làm hình - Tiến trình thực hiện hình - Kết quả đạt được của hình - Tình hình sản xuất chung của thành phố - Tình hình sản xuất tại các hộ 3.3.3 Tình hình tiêu thụ RAT − Thị trường tiêu thụ − Kênh tiêu thụ − Giá chất lượng sản phẩm − Yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất tiêu thụ 3.3.4 Đề xuất các... chế biến còn tạo nên sản phẩm rau an toàn đổi mới tập quán tiêu dùng truyền thống, kích thích mở rộng tính đa dạng trong tiêu dùng sản phẩm rau an toàn + Nhóm nhân tố về trình độ tổ chức tiêu thụ: trong nền kinh tế thị trường khả năng tiêu thụ rau an toàn của người tiêu dùng phụ thuộc vào trình 29 độ năng lực tổ chức sản xuất của người sản xuất, kinh doanh, nghệ thuật khả năng tiếp thị,... thức trên ngoài ra còn áp dụng thông qua những người bán buôn nhỏ lẻ trung gian 2.3.Những bất cập tồn tại của sản xuất RAT ở nước ta 2.3.1 Những bất cập trong sản xuất rau an toàn - Kinh phí sản xuất rau an toàn còn dàn trải, có khi còn hạn chế bởi kiến thức cả lương tâm nghề nghiệp Việc triển khai sản xuất rau an toàn ngoài đồng ruộng với diện tích quá ít nên còn bị lẫn sản phẩm rau an toàn và. .. sản phẩm rau an toàn không an toàn - Chưa liên doanh, liên kết các hộ sản xuất rau an toàn với nhau ngay trong một vùng miền - Nhiều vùng sản xuất rau an toàn mặc dù thu được một số kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn chưa có thương hiệu hoặc có thì cũng chưa có thị trường để tiêu thụ 24 - Việc sản xuất rau an toàn còn mang tính hình thức chứ chưa mang tính thực tiễn sản xuất phục vụ nhân dân - Một số... Giá thành rau an toàn còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của khách hàng, lý do là chất lượng rau không ổn định, các vấn đề liên quan đến tiêu thụ - Chưa có chiến lược xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu, cụ thể là chưa có chiến lược lâu dài sản xuất rau an toàn Những tồn tại, bất cập trên ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng diện tích sản xuất tiêu thụ sản phẩm rau an toàn. .. pháp nhằm duy trì phát triển hình sản xuất RAT 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Chọn mẫu điều tra - Chọn hình: Trên cơ sở xem xét phỏng vấn cán bộ người dân, đề tài tiến hành chọn phường, xã ở thành phố Thái Nguyên đã thực hiện hình sản xuất rau an toàn năm 2011 Cụ thể đề tài chọn: 3 hình RAT tại 3 xóm Cổ Rùa (xã Cao Ngạn) - Nhị Hòa (xã Đồng Bẩm) - Tổ 2 (phường Quang Vinh) - Chọn hộ:... biết: trong tổng số trên 186.000 ha của 6 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, 22 Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc hiện có khoảng 16.000 ha sản xuất rau an toàn, chiếm khoảng 8,4% [8] 2.2.4.2 Tình hình tiêu thụ Rau an toàn Việt Nam chủ yếu sản xuất để tiêu dùng nội địa Về mặt giá trị, tiêu thụ rau an toàn chiếm khoảng 0,56% tổng chi tiêu bình quân của các hộ gia đình Mức tiêu thụ RAT theo đầu người... (xã Đồng Bẩm) – Tổ 2 (phường Quang Vinh) 3.2 Địa điểm thời gian nghiên cứu 3.2.1 Địa điểm nghiên cứu 3 xóm: • Cổ Rùa (xã Cao Ngạn) • Nhị Hòa (xã Đồng Bẩm) • Tổ 2 (phường Quang Vinh) 3.2.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ: tháng 2/2012 – 5/2012 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu − Điều kiện tự nhiên + Vị trí địa lý + Địa hình thổ nhưỡng + Khí hậu - thời . dưới mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gọi tắt là rau an toàn& quot; [8]. Rau an toàn là rau khi sản xuất vẫn. phát triển cho mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT của thành phố Thái Nguyên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản. hoạch và từng bước xây dựng các mô hình sản xuất rau an toàn ở mô t số xã, phường. Nhìn chung các cấp chính quyền, cơ quan ở thành phố cũng đã có sự quan tâm đến mô hình sản xuất rau an toàn.

Ngày đăng: 15/05/2014, 23:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đối với thương mại, dịch vụ nông nghiệp, thị trường đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Thị trường thúc đẩy nhu cầu và gợi mở nhu cầu, kích thích sản xuất ra sản phẩm mới có chất lượng cao. Thị trường là công cụ điều tiết của Nhà Nước đến hoạt động thương mại và toàn nền kinh tế. Thị trường dự trữ hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội đảm bảo việc điều hòa cung cầu. Thị trường là một yếu tố chủ yếu thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài, môi trường kinh tế xã hội. Thị trường là cầu nối giữa doanh nghiệp thương mại với bên ngoài, đó là khách hàng, các doanh nghiệp khác và ngành khác… Thị trường phá vỡ ranh giới của nền sản xuất tự nhiên, tự cấp tự cung, phát triển các loại dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu dùng, giải phóng con người khỏi công việc nặng nhọc, giành nhiều thời gian nhàn rỗi. Thị trường hàng hóa dịch vụ ổn định có tác dụng to lớn đến sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân.

  • * Hệ thống điện

  • * Hệ thống nước sinh hoạt

  • * Hệ thống thông tin liên lạc và truyền thông

  • Bảng 4.12: Nguồn gốc giống trong sản xuất rau ở các hộ điều tra năm 2011

  • Nhìn chung giống rau từ các xã,phường đều có nguồn gốc ở những địa điểm có uy tín và chất lượng tốt như cửa hàng vật tư, trạm Khuyến nông... Đặc biệt với rau bắp cải thì ở mỗi xã có sự lựa chọn địa điểm mua giống khác nhau. Điều này chứng tỏ rau giống tại địa bàn thành phố có chất lượng khá tốt, phù hợp với địa phương nên được các hộ sản xuất rau tín nhiệm và đưa vào sản xuất qua nhiều năm, bảng 4.12.

  • 4.3.4.5. Sử dụng nước tưới cho sản xuất rau

  • Qua khảo sát trực tiếp các hộ sản xuất rau cho thấy nguồn nước tưới để phục vụ cho sản xuất rau về cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Các hộ sử dụng chủ yếu bằng nguồn nước sông chiếm (71,11%) đảm bảo nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm. Khoảng 20% hộ dùng nước suối, đối với xóm Nhị Hòa - xã Đồng Bẩm sử dụng nước suối Linh Nham, đây cũng là một nguồn nước động tốt để phục vụ sản xuất, 8.89% số hộ còn lại sử dụng nước giếng khoan. Dụng cụ tưới rau của các hộ chủ yếu là dùng máy bơm, bơm nước từ sông lên hoặc từ giếng khoan.

  • (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2012)

  • 4.3.3.1. Thị trường

  • 4.3.4.1. Người tiêu dùng

  • 4.4.3.2. Hiểu biết của người tiêu dùng về rau an toàn

  • 4.4.3.3. Điều kiện kinh doanh của các cơ sở tiêu thụ

  • 4.4.3.4. Chủ trương, chính sách của Nhà nước

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan