Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp

69 1.8K 17
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giới thiệu tình hình nghiên cứu ở Việt Nam. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động R

Bộ Khoa học công nghệ viện chiến lợc chính sách khoa học công nghệ ______________________________________ báo cáo tổNG HợP Đề tài CP Cơ sở: Nghiên cứu CáC YếU Tố ảNH HƯởNG TớI HOạT ĐộNG NC&PT CủA DOANH NGHIệP Chủ nhiệm đề tài: HOàNG VĂN TUYêN 7090 13/02/2009 Hà Nội 3/2008 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO ĐỀ TÀI 3 1.1 Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam 3 1.1.1 Tổng quan chung 3 1.1.2 Nhận xét 9 1.2 Những vấn đề đặt ra cho đề tài 10 1.2.1 Những vấn đề đặt ra 10 1.2.2 Giới hạn vấn đề nghiên cứu 10 1.2.3 Phương pháp nội dung nghiên cứu 11 1.2.4 Khung phân tích của đề tài 12 CHƯƠ NG II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT 14 2.1 Hoạt động R&D vai trò của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp 14 2.1.1 Hoạt động R&D ĐMCN 14 2.1.2 Vai trò của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp 17 2.2 Các hình thức tiến hành hoạt động R&D của doanh nghiệp 19 2.2.1 Tiến hành hoạt động R&D ngay tại doanh nghiệp (in-house R&D) 19 2.2.2 Hợp tác/hợp đồng R&D 19 2.2.3 Nên chọn in-house R&D hay hợp tác R&D? 20 2.3 Kinh nghiệm nước ngoài 22 2.3.1 Tổng hợp kinh nghiệm nướ c ngoài 22 2.3.2 Nhận xét kinh nghiệm nước ngoài 27 CHƯƠNG III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG TỚI HOẠT ĐỘNG R&D CỦA DOANH NGHIỆP 28 3.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 28 3.1.1 Quy mô doanh nghiệp 28 3.1.2 Nguồn lực của doanh nghiệp 30 3.1.3 Sở hữu của doanh nghiệp 31 3.1.4 Chiến lược kế hoạch của doanh nghiệp 33 3.1.5 Ban lãnh đạo doanh nghiệp 33 3.1.6 Tập thể doanh nghiệp 34 3.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 34 3.2.1 Chính sách vốn cho hoạt động R&D của doanh nghi ệp 34 3.2.2 Chính sách đối với trang thiết bị phục vụ R&D của doanh nghiệp 37 3.2.3 Ưu đãi thuế cho hoạt động R&D của doanh nghiệp 37 3.2.4 Tín dụng cho hoạt động R&D của doanh nghiệp 38 3.2.5 Chính sách nhân lực KH&CN 40 3.2.6 Sở hữu trí tuệ (SHTT) 41 3.2.7 Cơ sở hạ tầng KH&CN quốc gia 42 3.2.8 Ngành nghề doanh nghiệp 44 3.2.9 Vị trí địa lý của doanh nghiệp 44 3.2.10 Áp lực cạnh tranh 44 3.2.11 Quản lý nhà nước về KH&CN 45 3.2.12 Xu thế phát tri ển KH&CN 45 3.2.13 Một số cơ chế khuyến khích khác của nhà nước cho R&D doanh nghiệp 46 3.2.14 Môi trường các thể chế chính sách 46 3.3 Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến R&D doanh nghiệp 47 CHƯƠNG IV. NGHIÊN CỨU THỰC TẾ Ở VIỆT NAM 48 4.1 Điểm qua về hoạt động KH&CN của doanh nghiệp Việt Nam 48 4.1.1 Nguồn nhân lực KH&CN 48 4.1.2 Hoạt động KH&CN 49 4.2 Các nghiên cứu trường hợp 51 4.2.1 Công ty cổ phần TRAPHACO 51 4.2.2 Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA) 56 4.2.3 Nhận xét qua các nghiên cứu trường hợp 59 KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN 63 Khuyến nghị: 63 Kết kuận: 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 2 MỞ ĐẦU Theo đánh giá chung trong báo cáo “Năng lực cạnh tranh toàn cầu” của Diễn đàn kinh tế thế giới, trong năm 2006 năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đứng thứ 77/125 nước xếp hạng. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao các doanh nghiệp của Việt Nam lại kém về khả năng cạnh tranh như vậy? Để cải thiện khả năng cạnh tranh của mình, mỗi doanh nghiệp có những kế hoạch hành động khác nhau như: đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến thiết kế, kiểm soát chất lượng, tiến hành các hoạt động nghiên cứu triển khai (R&D) hoặc ngay chính tại doanh nghiệp hoặc hợp đồng R&D với các tổ chức bên ngoài, v.v Trong các hoạt động này của doanh nghiệp thì hoạt động R&D được xem là hoạt động đem lại lợi ích cho doanh nghiệp từ nhiều khía cạnh: giúp doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm/dịch vụ có chất lượng, thúc đẩy năng lực công nghệ của chính doanh nghiệp, hấp thụ đồng hoá công nghệ nhập, đổi mới công nghệ đang có, v.v Tuy nhiên, việc một doanh nghiệp tiến hành hoạt động R&D phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong các nghiên cứu trước đây thì các học giả hoặc chỉ tập trung vào các yếu tố bên trong doanh nghiệp (như quy mô doanh nghiệp, nguồn lực định hướng của doanh nghiệp, v.v ) hoặc chỉ tập trung vào các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (ngành nghề doanh nghiệp hoạt động, môi trường thế chế hỗ trợ, v.v ). Gần đây, ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu liên quan ít nhiều đến vấn đề này, đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp (vừa nhỏ). Tuy nhiên, một bức tranh tổng thể về các yếu tố kể cả bên trong bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp hoặc chưa được xem xét phân tích một cách sâu sắc hoặc còn mờ nhạt trong các tài liệu trên. Xét theo giác độ đó, vấn đề nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh nghiệp là cần thiết. 3 CHƯƠNG I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam Thời gian qua, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu được thực hiện về những chủ đề ít nhiều có liên quan đến hoạt động R&D của doanh nghiệp, chủ yếucác nghiên cứu về ĐMCN của doanh nghiệp. Phần này sẽ xem xét tổng hợp một số nghiên cứu đã qua cũng như những kết luận rút ra từ những nghiên cứu đó, từ đó làm nảy sinh những luận điểm, gợi suy cho nghiên cứu của đề tài. 1.1.1 Tổng quan chung Trong khuốn khổ của Chương trình 98A “đồng bộ hoá cơ chế đổi mới quản lý KH&CN trong các năm 1985-1990”, đề tài 98A-02-05 hoàn thiện cơ chế kích thích đổi mới kỹ thuật trong các biện pháp quản lý sản xuất (Vũ Cao Đàm, 1989) đã có những nghiên cứu bổ ích về vấn đề này. Nghiên cứu này đã đề cập khá toàn diện đến nhiều vấn đề liên quan đến chính sách tài chính cho KH&CN như chính sách giá, khẩu hao, tạo vốn, lợi nhuận, tiền lương tiền thưởng. Một dự án nghiên cứu liên quan đến hoạt động ĐMCN trong các doanh nghiệp là Dự án điều tra năng lực công nghệ một số ngành kinh tế do NISTPASS thực hiện trong các năm 1996 1997. Kết quả của dự án này cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới ĐMCN (theo thang điểm 5) như sau: (i) những yếu tố bên trong doanh nghiệp: thiếu nhân lực có đủ trình độ chuyên môn (2,5 điểm); thiếu cơ hội hợp tác với các tổ chức KH&CN bên ngoài (2,7 điểm); tư tưởng bảo thủ, sợ đổi mới của doanh nghiệp (1,5 điểm). (ii) những yếu tố khác: thiếu nguồn tài trợ thích hợp (3,9 điểm); môi trường luật pháp không thuận lợi (2,5 điểm); chế độ thuế không khích lệ đổi mới (3,4 điểm). Như vậy về các yếu tố ảnh hưởng có thể thấy rằng các yếu tố về môi trường chính sách là ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề về tài chính thuế cũng như cơ hội hợp tác của các doanh nghiệp với các tổ chức nghiên cứu. Trong một số nghiên cứu sâu hơn về các biện pháp chính sách cụ thể đối với hoạt động KH&CN phải kể đến các nghiên cứu như: Hoàng Trọng Cư, Nguyễn Lan Anh, Nguyễn 4 Minh Hạnh một số người khác (1999) “nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động KH&CN”. Các tác giả đã đánh giá một cách khá đầy đủ về các sắc thuế được thể hiện trong các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động KH&CN, bao gồm nghiên cứu-triển khai, dịch vụ KH&CN ĐMCN. Kết quả của đề tài cho thấy rằng bên cạnh những tác động tích cực, các văn bản thuế này còn bộc lộ một số điểm không phù hợp. Ngoài ra trong một số văn bản còn cho thấy có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp (quy mô, sở hữu) khác nhau, tạo ra một môi trường cạnh tranh không bình đẳng. Một số nghiên cứu đề cập đến tín dụng cho hoạt động KH&CN (Nguyễn Thanh Tùng, 1999; Vũ Cao Đàm, 2003) cho thấy rằng tín dụng đối với hoạt động KH&CN hầu như không phát huy được hiệu quả do sự khác nhau giữa bản chất hoạt động của ngân hàng hoạt động KH&CN. Vấn đề dịch vụ KH&CN hỗ trợ cho doanh nghiệp, tác giả Nguyễn Minh Nga (2003) nhận định chúng ta đã có một hệ thống các tổ chức tư vấn KH&CN khá lớn nhưng lại chưa có nhiều tổ chức tư vấn chuyên nghiệp để cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng; lực lượng cán bộ tư vấn KH&CN thiếu kiến thức kinh nghiệm; thị trường tư vấn chưa được thiết lập, cạnh tranh không lành mạnh; các chính sách của nhà nước còn nhiều bất cập chưa đồng bộ. Vấn đề nhân lực (đào tạo, tuyển dụng đãi ngộ) đối với hoạt động KH&CN nói chung R&D nói riêng đã được đề cập trong một số nghiên cứu (Trần Xuân Định, 1991-1995; Ngô Quý Việt, 1998; Trần Chí Đức, 1999, 2000; Nguyễn Thị Anh Thu, 2000, 2005; Hoàng Xuân Long, 2004 một số nghiên cứu khác). Những nghiên cứu này đã đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện thay đổi chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN nói chung tất nhiên kể cả hoạt động KH&CN trong các doanh nghiệp Việt Nam. Trong nghiên cứu của Nguyễn Hồng Việt (2001) về một số giải pháp khuyến khích DNV&N ĐMCN theo hướng thân môi trường cũng đã đề cập đến một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐMCN của các DNV&N gồm: (i) các yếu tố bên trong doanh nghiệp (yếu tố kỹ thuật, yếu tố con người, yếu tố quản lý tổ chức, yếu tố thông tin khả năng tài chính); (ii) các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như thị trường, môi trường kinh doanh, các chính sách của chính quyền cộng đồng. Ngoài chính sách liên quan đến môi trường, các chính sách liên quan đến thị trường, dịch vụ hỗ trợ là những biện pháp cần thiết để kết nối hiệu quả hơn những yếu tố bên trong bên ngoài cho đổi mới của doanh nghiệp. Ngoài ra còn những ưu đãi về thuế, tín dụng cũng là những biện pháp bên ngoài khuyến khích doanh nghiệp ĐMCN. 5 Nghiên cứu của Trần Ngọc Ca (2000) “nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách biện pháp thúc đẩy hoạt động ĐMCN NC-TK trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam” đề cập về 2 mảng chính sách (tài chính nhân lực) ảnh hưởng đến ĐMCN của doanh nghiệp. Các kết quả của nghiên cứu này chỉ ra: - Về chính sách tài chính, bên cạnh những điểm tích cực của những chính sách này cũng cho thấy có sự chưa phù hợp của môi trường chính sách với nhu cầu của hoạt động ĐMCN trong doanh nghiệp; - Về chính sách nhân lực: thứ nhất là các chính sách về giáo dục đào tạo nhân lực, mặc dù đã có những thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của tình hình mới có những đóng góp đáng kể nhưng còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế như cơ cấu đào tạo, trình độ ngành nghề đào tạo chất lượng đào tạo thấp; thứ hai là chính sách tuyển dụng di chuyển lao động, vấn đề biên chế cứng của các tổ chức kinh tế đã tạo ra tình trạng mất cân đối về tương quan tỷ lệ lao động, phương thức quản lý cũ tạo ra tình trạng sử dụng không hợp lý lao động KH&CN; thứ ba chính sách tiền công, tiền lương: lực lượng cán bộ có kỹ thuật cao chưa nhận được sự hỗ trợ của các chính sách này, mức lương không những thấp mà còn mang nặng tính bình quân, bất lợi cho lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, lao động công nghệ nghiên cứu triển khai; - Có khá nhiều các văn bản được xây dựng thúc đẩy các doanh nghiệp trong hoạt động ĐMCN, nhưng lại không được các doanh nghiệp biết đến sử dụng (số doanh nghiệp không biết đến văn bản là 28-100% với đa phần là trên 50% tuỳ theo chính sách); - Sự thiếu vắng các thể chế hỗ trợ như các cơ quan trung gian, các cơ quan tư vấn, các hình thức tạo liên kết giữa doanh nghiệp trường đại học, viện nghiên cứu giữa các doanh nghiệp với nhau. Nghiên cứu của Nguyễn Võ Hưng (2005) “nghiên cứu cơ chế chính sách KH&CN khuyến khích ĐMCN đối với DNV&N có vốn nhà nước” đã tập trung vào phân tích các chính sách điều chỉnh hoạt động KH&CN ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới của DNV&N nói chung hành vi đổi mới của DNV&N thuộc các loại hình sở hữu khác nhau. Nghiên cứu này đã tập trung vào 4 nhóm vấn đề hỗ trợ ĐMCN cho các DNV&N là: (i) tạo/hoàn thiện/làm chủ những công nghệ phù hợp với DNV&N; (ii) thúc đẩy CGCN cho DNV&N; (iii) trợ giúp kỹ thuật cho DNV&N trong quá trình đổi mới; (iv) hỗ trợ tài chính cho DNV&N thực hiện đổi mới. Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra rằng tuy còn thiếu những 6 chính sách theo tư duy linh hoạt, hiện vẫn còn khá nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho DNV&N trong ĐMCN. Hạn chế chung lớn nhất của những chính sách này là phần lớn chưa được thực hiện. Nguyên nhân của tình trạng này là do thứ nhất, nhiều chính sách còn tham vọng, năng lực thực hiện chính sách (bao gồm cả khả năng về tài chính) của nhiều bộ, ngành, địa phương chưa cho phép thực hiện tốt chính sách đó. Thứ hai, là sự xung đột chính sách, dẫn đến việc chính sách bị giảm hiệu lực, thậm chí vô hiệu hoá. Thứ ba là công tác phổ biến chính sách còn chưa tốt khiến nhiều chính sách tuy tiến bộ nhưng không được phổ biến nên cũng làm giảm hiệu lực. Một kết quả nữa trong nghiên cứu này là tác giả đã nhấn mạnh sự “bất bình đẳng” giữa doanh nhiệp nhà nước (DNNN) DNV&N trong các lĩnh vực nói chung trong lĩnh vực KH&CN nói riêng. Theo tác giả thì các DNNN ở Việt Nam nhận được nhiều ưu ái hơn các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác ở một số nội dung này nhưng lại gặp khó khăn ở một số nội dung khác. Cũng từ nhận định này tác giả cho rằng nhà nước không nên có những cơ chế chính sách về KH&CN khuyến khích ĐMCN riêng cho các DNV&N có vốn nhà nước mà phải nhắm tới mọi loại hình doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Về vấn đề mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệp hoạt động KH&CN trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau cũng đã có một số tác giả khác đề cập đến. Những biểu hiện thực tế của sự khác nhau trong hoạt động KH&CN giữa DNNN doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN) đã được tác giả Hoàng Xuân Long (2002) liệt kê như: Số hợp đồng KH&CN với viện/trường của DNNNN thấp hơn khá nhiều so với DNNN; Số đề tài nghiên cứu được hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) ở DNNN lớn hơn nhiều so với DNNNN; Việc thu hút lao động có trình độ KH&CN vào các DNNN khó khăn hơn DNNNN. Sau khi phân tích các đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp này trong quá trình phát triển KH&CN (vốn, năng lực công nghệ, kỹ thuật, trình độ lao động quản lý, thiếu thông tin kiến thứ c, v.v ), tác giả Lê Nguyên Lương (2006) đưa ra một nhóm các giải pháp chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp này phát triển KH&CN. Nhóm các giải pháp này gồm: Xác định nhiệm vụ KH&CN: Ứng dụng kết quả KH&CN; Hỗ trợ dịch vụ KH&CN; Đào tạo nguồn nhân lực KH&CN; Các ưu đãi về thuế. 7 Đã có một số nghiên cứu về vấn đề liên kết, liên doanh giữa khu vực nghiên cứu, đào tạo khu vực doanh nghiệp (Nguyễn Văn Học, 1998; Hoàng Xuân Long, 1999; Nguyễn Thanh Thịnh; Nguyễn Việt Hoà, 2004 một số người khác). Các nghiên cứu này đều nhận định là mối quan hệ giữa khu vực nghiên cứu đào tạo với khu vực doanh nghiệp còn rất yếu. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ cả 2 hai phía: từ chính bản thân doanh nghiệp từ môi trường chính sách của nhà nước chưa thực sự thúc đẩy mối liên kết này. Trong một nghiên cứu gần đây của Hoàng Xuân Long (2006) “phân tích một số mô hình liên kết viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp để phát triển công nghệ mới”, sau khi phân tích một số mô hình liên kết viện-trường-doanh nghiệp, tác giả đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến sự liên kết này, gồm: Lãnh đạo doanh nghiệp phải thực sự coi trọng KH&CN. Đồng thời thái độ đối với KH&CN phải thể hiện cụ thể ở các mặt như đầu tư kinh phí cho R&D, chú trọng phát triển bộ phận R&D trong doanh nghiệp; Có chiến lược phát triển kinh doanh định hướng phát triển công nghệ rõ ràng; Doanh nghiệp phải nắm vững thông tin có khả năng phân tích về các đối tác cần liên kết; Xây dựng được quan hệ tin cậy lẫn nhau; Phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp với viện, trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ liên kết, thay vì giao trọn gói cho viện hoặc trường tiến hành nghiên cứu; Chú trọng vận dụng kinh nghiệm nước ngoài vào điều kiện Việt Nam. Những yếu tố này cũng có thể được xem như là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của Nguyễn Việt Hoà (2007) “nghiên cứu tác động của cơ chế, chính sách công đến việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN”, tác giả so sánh hai mô hình đầu tư vào KH&CN dựa vào cơ chế chính sách không dựa vào cơ chế chính sách. Nói cách khác tác giả đã phân tích hai mô hình các doanh nghiệp được hưởng lợi không được hưởng lợi từ cơ chế chính sách. Kết quả của đề tài cho thấy đối tượng được hưởng lợi từ cơ chế chính sách của nhà nước chủ yếucác doanh nghiệp cổ phần doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó là một số tổ chức đã chuyển đổi từ viện/trung tâm nghiên cứu thành doanh nghiệp. Đối tượng không được hưởng lợi từ cơ chế chính sách của nhà nước hoặc không quan tâm đến các cơ chế chính sách của nhà nước hoặc chủ yếucác doanh nghiệp ngoài nhà nước. Sau khi phân tích hai mô hình dựa vào cơ chế chính sách không dựa vào cơ chế chính sách, tác giả đã chỉ ra một số yếu tố thúc đẩy/cản trở doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN đó là: (i) hội nhập kinh tế cạnh tranh đang diễn ra mạnh mẽ, đổi mới là một trong những vấn đề sống còn của doanh nghiệp, bên cạnh đó cơ chế thị 8 trường hiện nay tác tác động đến hành vi đầu tư vào KH&CN của doanh nghiệp; (ii) nguồn thông tin đối với doanh nghiệp (các DNNN có lợi thế nguồn thông tin hơn các DNNNN); chi tiêu quốc gia cho KH&CN còn thấp; doanh nghiệp thiếu cộng tác với các tổ chức KH&CN; tách biệt giữa yếu tố KT-XH với các chính sách; cam kết nhận thức của doanh nghiệp; năng lực đổi mới năng lực KH&CN của doanh nghiệp còn yếu; cơ chế chính sách CGCN phức tạp dẫn đến doanh nghiệp hạn chế chuyển giao; thiếu liên kết hợp tác giữa tổ chức R&D doanh nghiệp xuất phát từ sự thiếu tinh thần trách nhiệm đối với xã hội; thiếu quyết đoán, thiếu sự thoả hiệp, thiếu tinh thần hợp tác, thiếu sự sẵn sàng giúp đỡ, nhiều sự né tránh bất hợp tác; thiếu sự tác động kịp thời của nhà nước; cuối cùng là thiếu ngôn ngữ giao tiếp, đàm phán ký kết. Nghiên cứu của Cao Thu Anh (2007) “nghiên cứu đánh giá chính sách hỗ trợ về tài chính cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp theo Nghị định 119”, tác giả đã sử dụng Nghị định 119 như một trường hợp điển hình khi phân tích, đánh giá chính sách tài chính cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình tuyến tính (đầu tư cho KH&CN sẽ dẫn tới ĐMCN ĐMCN sẽ dẫn tới nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất-kinh doanh cuối cùng là tăng năng suất) để phân tích chính sách tài chính theo tinh thần Nghị định 119. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra: Thứ nhất, khung lý thuyết đưa ra trong Nghị định 119 còn có những chỗ hổng căn bản bởi vì đầu tư cho KH&CN (thường là cung cấp các trợ cấp cho hoạt động R&D), một hình thức của ĐMCN, không phải lúc nào cũng dẫn đến ĐMCN bởi vì những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện hoạt động R&D các nguyên nhân khác. Thứ hai, các khuyến khích về tài chính không phải là nhân tố quyết định việc ĐMCN của doanh nghiệp. Các khuyến khích về tài chính sẽ mang lại những thành công nếu các điều kiện khác cho ĐMCN sẵn có. Thứ ba, Nghị định 119 sử dụng công cụ thuế các tài trợ về R&D để thúc đẩy đầu tư cho hoạ t động KH&CN không hấp dẫn đối với các doanh nghiệp bởi vì tính không linh hoạt của các khuyến khích về thuế quy trình khó khăn khi doanh nghiệp xin tài trợ. Thứ tư, trong trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam, các khuyến khích về tài chính không hấp dẫn đối với các doanh nghiệp có số lượng công nhân hạn chế hoặc ở trong các ngành dịch vụ khi nhu cầu ĐMCN của họ rất thấp việc thực hiện các hoạt động R&D là rất khó kh ăn vì thiếu đội ngũ nhân lực. Cuối cùng là những quy định quá khắt khe trong Nghị định (mức hỗ trợ tối đa là 30% thời gian được phê duyệt rất dài) buộc các doanh nghiệp phải tìm những cách khác để thực hiện dự án ĐMCN của mình hơn là trông chờ vào sự hỗ trợ này của nhà nước. 9 1.1.2 Nhận xét Qua những phân tích trên đây có thể thấy rằng vấn đề hoạt động R&D đặc biệt là ĐMCN của các doanh nghiệp đã được quan tâm nhiều trong giới nghiên cứu hoạch định chính sách ở Việt Nam. Những nghiên cứu này với những mục tiêu phương thức thực hiện khác nhau nhưng có thể thấy nổi lên một số nội dung: - Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nội dung ĐMCN của doanh nghiệp (điều này có thể lý giải như tác giả Trần Ngọc Ca là rất ít các doanh nghiệp ở Việt Nam làm R&D, nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam cần hoạt động cải tiến ĐMCN hơn là hoạt động R&D); - Các nghiên cứu tập trung nhiều vào các yếu tố về môi trường chính sách ảnh hưởng đến hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề về tài chính, thuế, tín dụng nhân lực (trừ trường hợp nghiên cứu của Hoàng Xuân Long, 2006 khi nghiên cứu một số mô hình liên kết viện/trường - doanh nghiệp, tác giả đã đưa ra một số yếu tố trong nội tại doanh nghiệp ảnh hưởng đến liên kết); - Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra có sự phân biệt đối xử về mặt chính sách liên quan đến hoạt động R&D ĐMCN giữa doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước doanh nghiệp ngoài nhà nước. Trong bối cảnh như vậy, một số vấn đề nảy sinh dẫn đến nhu cầu nghiên cứu vấn đề nghiên cứu tiếp theo. Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam mới chủ yếu dừng lại ở ĐMCN (theo cách tiếp cận tuyến tính của một số tác giả)? Thứ hai, hoạt động R&D ĐMCN của doanh nghiệp chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp? Thứ ba, trong các yếu tố bên ngoài thì có phải chỉ những chính sách KH&CN mới thực sự ảnh hưởng đến hoạt động KH&CN của doanh nghiệp? Như vậy có thể nói rằng mặc dù đã có một số nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, nhưng còn rất ít nghiên cứu đề cập đến tổng thể các yếu tố bên trong bên ngoài (không chỉ chính sách KH&CN) ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp. Chính vì vậy nghiên cứu này nhằm đi vào phân tích tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp. [...]... của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp ra sao? - Có thể rút ra những bài học gì thông qua kinh nghiệm nước ngoài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp? - Các yếu tố nào ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam: các yếu tố bên trong doanh nghiệp (các yếu tố nội tại doanh nghiệp như qui mô doanh nghiệp, nguồn lực doanh nghiệp, sở hữu, chiến lược của doanh nghiệp. .. nghiệp ) các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (môi trường doanh nghiệp hoạt động như cơ chế, chính sách, sự cạnh tranh, )? 1.2.2 Giới hạn vấn đề nghiên cứu Giới hạn vấn đề nghiên cứu của đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh nghiệp bao gồm cả các yếu tố bên trong bên ngoài Đề tài này phân tích tổng quát tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động R&D của các doanh nghiệp nói... chứng về mặt thống kê tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp những yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động R&D của doanh nghiệp mức độ ảnh hưởng tới đâu? Tuy vậy đề tài sẽ cố gắng điều tra một số doanh nghiệphoạt động R&D tốt tìm hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động này Trên cơ sở của những kết quả điều tra nhanh một số doanh nghiệp, đề tài tiến hành... nước cho R&D doanh nghiệp môi trường các thể chế chính sách) ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam thể hiện trong hình vẽ dưới đây (Hình 1) 12 Hoạt động R&D của doanh nghiệp Các yếu tố bên trong: - Qui mô doanh nghiệp, Nguồn lực của doanh nghiệp, Sở hữu của doanh nghiệp, Chiến lược kế hoạch của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo doanh nghiệp Tập thể doanh nghiệp Các yếu tố bên ngoài:... luận đề xuất được trình bày trong phần cuối cùng của báo cáo đề tài 1.2.4 Khung phân tích của đề tài Các yếu tố bên trong doanh nghiệp (các yếu tố nội tại doanh nghiệp như qui mô doanh nghiệp, nguồn lực của doanh nghiệp, sở hữu của doanh nghiệp, chiến lược kế hoạch của doanh nghiệp, ban lãnh đạo doanh nghiệp tập thể doanh nghiệp. ) các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (môi trường doanh nghiệp hoạt. .. bên ngoài doanh nghiệp) xem là có thể ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Việt Nam - Nghiên cứu thực tế ở Việt Nam (Chương 4): Chương này điểm qua về hoạt động KH&CN của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung Đồng thời chương này đi sâu phân tích hai trường hợp là doanh nghiệp lớn về hoạt động R&D của các doanh nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động R&D của... vừa nhỏ) 27 CHƯƠNG III CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG TỚI HOẠT ĐỘNG R&D CỦA DOANH NGHIỆP 3.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 3.1.1 Quy mô doanh nghiệp Phần này sẽ phân tích sự khác nhau giữa doanh nghiệp lớn doanh nghiệp vừa nhỏ (DNV&N) trên phương diện hoạt động R&D2 Nhiều tài liệu nghiên cứu nước ngoài đã đề cập đến mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp mức độ các hoạt động R&D Ngay từ năm 1934... chủ yếu dùng các phương pháp phân tích định tính, nghiên cứu theo hướng phát hiện các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh nghiệp điều tra Nội dung nghiên cứu của đề tài thể hiện trong các chương: - Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam những vấn đề đặt ra cho đề tài (Chương 1): Chương này sẽ tổng quan lại những nghiên cứu gần đây về chủ đề liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng hoạt động KH&CN và. .. dưới đây, đề tài sẽ phân tích chi tiết từng yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động R&D của doanh nghiệp nói chung ngụ ý vào các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng 13 CHƯƠNG II NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT 2.1 Hoạt động R&D vai trò của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp 2.1.1 Hoạt động R&D ĐMCN a) Hoạt động R&D R&D là hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách hệ thống để tăng cường vốn tri thức,... liên quan đến nghiên cứu ĐMCN công nghiệp Mỹ, trong phạm vi hệ thống luật CGCN, chương trình nghiên cứu đổi mới doanh nghiệp nhỏ (SBIR) được ban hành năm 1982 nhằm khuyến khích ĐMCN quốc gia, tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ vào các hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, thúc đẩy khuyến khích sự tham gia của cộng đồng người thiểu số những người tàn tật vào các hoạt động ĐMCN, . tài: Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh nghiệp bao gồm cả các yếu tố bên trong và bên ngoài. Đề tài này phân tích tổng quát tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động. tới hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam: các yếu tố bên trong doanh nghiệp (các yếu tố nội tại doanh nghiệp như qui mô doanh nghiệp, nguồn lực doanh nghiệp, sở hữu, chiến lược của doanh. từng yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động R&D của doanh nghiệp nói chung và ngụ ý vào các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Hoạt động R&D của doanh nghiệp Các yếu tố bên

Ngày đăng: 15/05/2014, 15:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Muc luc

  • Mo dau

  • Chuong 1: Tinh hinh nghien cuu o Viet Nam va nhung van de dat ra

    • 1. Tong quan mot so nghien cuu lien quan den hoat dong R&D cua doanh nghiep Viet Nam

    • 2. Nhung van de dat ra cho de tai

    • Chuong 2: Nhung van de ly thuyet

      • 1. Hoat dong R&D va vai tro cua hoat dong R&D doi voi doanh nghiep

      • 2. Cac hinh thuc tien hanh hoat dong R&D cua doanh nghiep

      • 3. Kinh nghiem nuoc ngoai

      • Chuong 3: Cac yeu to anh huong toi hoat dong R&D cua doanh nghiep

        • 1. Cac yeu to ben trong doanh nghiep

        • 2. Cac yeu to ben ngoai doanh nghiep

        • 3. Nhan xet cac yeu to anh huong den R&D doanh nghiep

        • Chuong 4: Nghien cuu thuc te o Viet Nam

          • 1. Diem qua ve hoat dong KH&CN cua doanh nghiep Viet Nam

          • 2. Cac nghien cuu truong hop

          • Ket luan va khuyen nghi

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan