Đánh giá biến động dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất rau xã vân nội, huyện đông anh, hà nội

51 896 4
Đánh giá biến động dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất rau xã vân nội, huyện đông anh, hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày. Cùng với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Tục ngữ có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc”. Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, các axít hữu cơ, chất khoáng… Theo tính toán của nhiều nhà dinh dưỡng học, muốn cơ thể hoạt động bình thường cần cung cấp 2300-2500 kcal mỗi ngày, trong đó phải có 250-300 gam rau (tương đương với 7,5-8 kg/tháng hay 90-108 kg/năm – Trần Khắc Thi). Như vậy tổng nhu cầu rau của nước ta sẽ là 7.650 – 9.180 nghìn tấn, tổng sản lượng rau các loại năm 2006 đạt 9.650 nghìn tấn. Chính vì thế, rau xanh trở thành một sản phẩm Nông Nghiệp có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, Việt nam có thể sản xuất rau quanh năm. Theo thống kê 2005, diện tích sản xuất rau ở nước ta vào khoảng 635,8 nghìn ha, sản lượng 9640,3 nghìn tấn, so với năm 1999 diện tích tăng 175,5 nghìn ha (tốc độ tăng bình quân 3,61%/ năm), sản lượng tăng 3071,5 nghìn tấn (tốc độ tăng bình quân 7,55%/năm). Trong đó rau ở miền bắc vào khoảng 249,7 ngàn ha (chiếm 39,3% tổng diện tích) [4]. Nội là một trong những địa phương sản xuất khá nhiều rau trong cả nước. Tổng diện tích gieo trồng rau các loại của thành phố Nội có 8,1 ngàn ha, năng suất đạt 186,2 tạ/ha, sản lượng 150,8 ngàn tấn. Do vậy, ngành hàng rau của tỉnh có những ảnh hưởng nhất định tới toàn bộ hệ thống ngành hàng rau của miền Bắc. Sản xuất rau một mặt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đang ngày càng tăng, mặt khác là giải pháp cho phép thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp Việt Nam và 1 nâng cao thu nhập cho người dân, chuyển đổi hiệu quả và bền vững cơ cấu cây trồng cũng như các điều kiện sản xuất. Sản xuất rau đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, do có nhiều loại sâu bệnh gây hại nên mức sử dụng phân bón cũng như các loại thuốc BVTV ngày càng gia tăng. Quá trình sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu chủ yếu là tự phát, kinh nghiệm mà không theo một quy trình hướng dẫn nào. Vì vậy ngày càng có nhiều loại sâu bệnh có tính kháng thuốc cao, là yếu tố buộc người sản xuất phải đầu tư nhiều hơn. Điều này để lại những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng rau, cũng như môi trường đất, nước, hệ sinh thái nông nghiệp , trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế (ILO), ở Việt nam con số bị ngộ độc do ăn rau là không nhỏ. Từ năm 1993 đến 6/1998, hàng chục ngàn người bị nhiễm độc do ăn phải rau còn lượng thuốc trừ sâu cao. Nặng nhất là ở ĐBSCL, năm 1995 có 1300 người nhiễm độc, trong đó có 354 người chết. Hàng loạt vụ ngộ độc đã và đang xảy ra là hồi chuông cảnh báo tới các cấp, các ngành và chính người sản xuất cũng như người tiêu dùng cần phải quan tâm hơn nữa [20]. Đông Anh là một huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Nội, là một vùng trọng điểm nằm trong vùng đô thị lõi mở rộng trong quy hoạch tổng thể thủ đô Nội đến năm 2050 . Trong những năm vừa qua, huyện đã có những bước phát triển vượt bậc. Trước năm 2009, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt dưới 15 triệu đồng/người/năm thì đến hết năm 2012 đã tăng lên 22 triệu đồng/người/năm. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đúng hướng và có hiệu quả. [8]. Diện tích đất cho công nghiệp ngày một tăng, diện tích đất cho nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Trong khi yêu cầu đặt ra là đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho huyện đã tạo ra sức ép khá lớn lên diện tích đất nông nghiệp nhỏ hẹp này, đòi hỏi cần có những biện pháp kỹ thuật tác động để 2 nâng cao năng suất cây trồng trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, thâm canh cao trong nông nghiệp gắn liền với việc tăng cường sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ đã làm ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh. Vân Nội nằm ở phía Tây huyện Đông anh - ngoại thành nội. Từ lâu, Vân Nội đã nổi tiếng là làng rau chuyên canh với diện tích khá lớn của huyện, là nơi cung cấp rau cho thành phố Nội và các vùng lân cận. Nhu cầu thị hiếu của người dân về rau ngày càng gia tăng, rau bán trên thị trường trước hết phải có mẫu mã đẹp, xanh, non, mà không bị sâu bệnh. Vì vậy, đòi hỏi người sản xuất cần phải tăng hàm lượng sử dụng thuốc BVTV, diệt trừ hết sâu bệnh để đảm bảo rau của mình dễ dàng được người dân sử dụng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thực sự của rau cũng như chất lượng môi trường do lượng các hóa chất BVTV này, qua đó ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Do vậy , việc tìm hiểu thực trạng sản xuất rau trong khu vực, thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau của lượng của nó trong đất, nước là điều rất quan trọng và hết sức cần thiết. Để từ đó đưa ra được những biện pháp quản lý và kiểm soát cũng như các biện pháp kỹ thuật phù hợp trong sản xuất rau vừa đáp ứng được nhu cầu rau trong khu vực, vừa đảm bảo được chất lượng rau cũng như chất lượng môi trường xung quanh. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá biến động lượng thuốc Bảo vệ thực vật cho sản xuất rau Vân Nội, huyện Đông Anh, Nội .” 1.2.Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau tại Vân Nội, huyện Đông Anh, Nội. 3 - Đánh giá biến động của thuốc BVTV trong môi trường đất, nước của vùng trồng rau của Vân Nội, huyện Đông Anh giai đoạn 2011 - 2013. - Đề xuất ra một số giải pháp để nâng cao mức độ an toàn thuốc BVTV đối với raubảo vệ môi trường sinh thái. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Thông tin thu thập về tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn phải chính xác, phù hợp với thực tế của địa phương. - Các số liệu phân tích trong phòng thí nghiệm phải đảm bảo tính chính xác và khoa học. - Sử dụng đúng thông tư, nghị định, quy định hiện hành về thuốc BVTV, các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường để đưa ra những kết quả đánh giá chính xác về tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn. - Đưa ra những đề xuất giải pháp khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn của xã. 4 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU TRÊN THẾ GIỚI 2.2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm rau, bên cạnh việc cải tiến không ngừng về giống, chủng loại rau, công nghệ sản xuất rau trên thế giới cũng không ngừng được hoàn thiện nhằm nâng cao năng suất và sản lượng rau xanh. Đồng thời kiểm soát triệt để hơn hàm lượng kim loại nặng, nitrat, vi sinh vật, cũng như lượng thuốc BVTV có hại đối với sức khỏe con người. Vì thế, năng suất và sản lượng rau trên thế giới các năm đã tăng lên rõ rệt. Theo số liệu thống kê năm 2001 của FAO sự gia tăng đó được thể hiện qua bảng 2.1 Qua bảng 2.1 ta thấy: từ năm 1997 – 2001, năng suất rau của Châu Á luôn đạt mức cao hơn so với năng suất chung của thế giới. Cụ thể, năm 1997 năng suất rau của Châu Á là 163,47 tạ/ha (tương đương 101,50% của toàn thế giới), năng suất rau cuat thế giới chỉ đạt mức 161,06 tạ/ha. Năm 2001, tỷ lệ năng suất rau của Châu Á so với thế giới đạt cao nhất qua 5 năm với 101,65%, năng suất rau của Châu Á là 164,95 tạ/ha, trong khi đó năm suất rau của thế giới chỉ đạt 162,27 tạ/ha. Diện tích trồng rau qua các năm trên thế giới và của Châu Á ngày càng tăng nhanh; tương đương năm 1997 là 37,759 triệu ha và 25,003 triệu ha; đến năm 2001 đã là 43,023 ha và 29,539 triệu ha. Sản lượng rau của toàn thế giới và Châu Á qua các năm tăng lên rõ rệt; tương đương đạt 608,146 triệu tấn và 408,724 triệu tấn vào năm 1997; đạt 698,134 triệu tấn và 487,246 triệu tấn vào năm 2001. Ta cũng nhận thấy Châu Á luôn là châu lục chiếm tỷ lệ đa số về cả diện tích, năng suất và sản lượng rau của toàn thế giới. 5 Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của Châu Á Năm Chỉ tiêu Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 1997 +Toàn thế giới + Châu Á + * Tỷ lệ (%) 37,759 25,003 66,21 161,06 163,47 101,50 608,146 408,724 67,21 1998 +Toàn thế giới + Châu Á + * Tỷ lệ (%) 39,740 26,745 67,30 158,79 159,85 100,67 631,031 427,519 67,75 1999 +Toàn thế giới + Châu Á + * Tỷ lệ (%) 41,558 28,087 67,59 160,65 160,82 100,11 667,629 451,695 67,66 2000 +Toàn thế giới + Châu Á + * Tỷ lệ (%) 42,442 28,883 68,05 163,02 165,22 101,35 691,889 477,205 68,97 2001 +Toàn thế giới + Châu Á + * Tỷ lệ (%) 43,023 29,539 68,66 162,27 164,95 101,65 698,134 487,246 69,79 * Tỷ lệ (Châu Á/Thế giới )% Nguồn FAO – Databases, 2002 Riêng ở Châu Á, sản lượng rau năm 2001 đạt khoảng 487,246 triệu tấn. Trong đó, Trung Quốc là nước có sản lượng rau cao nhất, đạt 70 triệu tấn/năm; thứ 2 là Ấn Độ với sản lượng rau đạt 65 triệu tấn/năm. Nhìn chung, mức tăng trưởng sản lượng rau Châu Á qua các năm đạt khoảng 3%/năm, tương đương khoảng 5 triệu tấn/năm. 6 2.1.2 Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới Rau được dùng kết hợp với các loại hoa quả thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ do có chứa các loại vitamin, các chất chống ôxi hoá tự nhiên, có khả năng chống lại một số bệnh như ung thư. Do vậy nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng tăng. Người dân Nhật Bản tiêu thụ rau quả nhiều hơn người dân của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, mỗi năm Nhật Bản tiêu thụ 17 triệu tấn rau các loại, bình quân mỗi người tiêu thụ 100 kg/năm. Xu hướng hiện nay là sự tiêu thụ ngày càng nhiều các loại rau tự nhiên và các loại rau có lợi cho sức khoẻ. Trung bình trên thế giới mỗi người tiêu thụ 154 - 172g/ngày (FAO, 2006 [FAO start database, 2006]). Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư, tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2005 - 2010, đặc biệt là rau ăn lá. Việc tiêu thụ rau diếp và các loại rau ăn lá khác tăng 22 - 23%, trong khi mức tiêu thụ khoai tây và các loại rau ăn củ chỉ tăng 7 - 8 %. 2.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU Ở VIỆT NAM 2.2.1 Tình hình sản xuất rau tại Việt Nam Nước ta có lãnh thổ dài trên 15 vĩ độ địa lý với địa hình không bằng phẳng đã hình thành nên nhiều vùng sinh thái có đặc thù riêng. Nằm ở vùng Đông Nam Á, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, gió mùa với tiềm năng nhiệt và bức xạ khá phong phú, nước ta có 4 vùng trồng rau lớn với những đặc trưng sinh thái đặc sắc [3]; [19]. 1) Vùng rau Á nhiệt đới Sa Pa, Bắc (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng): khí hậu quanh năm có nền nhiệt độ thấp, mùa đông lạnh với nhiệt độ tối thấp khoảng 4 – 5 0 C, đôi khi xuống dưới 0 0 C rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại rau có nguồn gốc ôn đới. 2) Vùng rau nhiệt đới có mùa đông lạnh Đồng bằng và Trung du Bắc bộ: khí hậu có 4 mùa rõ rệt, mỗi mùa cho phép trồng một số loại rau thích hợp, 7 hình thành các vụ rau khác nhau. Vụ Xuân trồng các loại rau ít chịu nóng như rau cải, rau cần, ngô rau…Vụ Hè phù hợp cho các loại rau chịu nóng và ưa nước như rau muống, cà pháo…Vụ Thu trồng các loại rau ít chịu lạnh như su hào, cà chua, còn vụ Đông phù hợp với các loại rau chịu lạnh như súp lơ, bắp cải, khoai tây… 3) Vùng nhiệt đới có mùa hè khô nóng Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận): phù hợp với các loại rau đặc thù như các loại dưa và đặc biệt là tỏi, hành tây. 4) Vùng nhiệt điển hình Nam Bộ với khí hậu hàng năm chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô nên có thể trồng các loại rau ưa nước trong mùa mưa và cây chịu hạn trong mùa khô [4]. Đầu thập kỷ 90, diện tích trồng rau của Việt Nam phát triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên canh cao. Ở các tỉnh phía bắc, diện tích trồng rau vụ đông năm 2005 đạt 137,4 nghìn ha( bằng 95.5%), năng suất đạt 153,5 tạ/ha(tăng 5,6%) và sản lượng đạt 2,1 triệu tấn(tăng 1,1%) so với vụ đông năm 2004 các tỉnh phía nam, năm 2006 gieo trồng được khoảng 235,182 ha rau các loại, tăng 22,959 ha so với năm 2005 và tăng chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long( 20.504 ha). Năng suất bình quân là 154,85 tạ/ha, sản lượng đạt 3.641.896 tấn, tăng hơn năm 2005 là 363.837 tấn [2]. Tính đến năm 2009, diện tích trồng rau cả nước là 735.335 ha, năng suất đạt 161,6 tạ/ha, sản lượng đạt 11.885.067 tấn, tăng 30,02 % so với năm 2001( 514.600 ha), tăng gấp đôi so với 10 năm trước( năm 1996 à 342,6 nghìn ha).đây là một trong nhóm cây trồng có tốc độ tăng diện tích gieo trồng nhanh nhất trong một thập kỷ qua [18]. 8 Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng rau ở Việt Nam phân theo địa phương TT Địa phương 2007 2008 2009 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Cả nước 706.479 1.1084.655 722.580 1.1510.700 735.335 11.885.067 I Miền Bắc 335.835 4.889.834 339.534 5.002.330 330.578 4.956.667 1. ĐBSH 160.747 2.996.443 156.144 2.961.669 142.505 2.832.753 2 ĐB 82.543 947.143 85.948 1.018.904 89.359 1.084.037 3 TB 15.563 179.419 16.681 195.605 18.093 211.852 4 BTB 76.982 766.829 80.761 826.152 80.620 828.024 II Miền Nam 370.644 6.194.730 383.046 6.510.387 404.757 6.928.400 1 NTB 47.427 708.316 46.646 695.107 49.459 713.473 2 TN 61.956 1.274.728 67.075 1.482.361 74.299 1.635.944 3 ĐNB 69.723 892.631 70.923 940.225 73.094 1.014.715 4 ĐBSCL 191.538 3.319.055 198.402 3.392.694 207.905 3.564.268 Nguồn: Tổng cục thống kê 2008 - 2010 Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả và Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, những năm gần đây các loại rau được xác định có khả năng xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau…phát triển mạnh cả về quy mô và sản lượng, trong đó sản phẩm hàng hóa chiếm tỷ trọng cao [7]. Hiện nay rau được sản xuất theo 2 phương thức tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa, trong đó rau hàng hóa tập trung chính ở 2 khu vực: - Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân cư. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loại rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao (4,3 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá, song mức độ không an toàn của sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất cao. - Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau được trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản phẩm rất 9 đa dạng: phục vụ ăn tươi cho dân cư trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chế biếnxuất khẩu. Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản xuất các loại cây quý hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của Israel có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường [22]. 2.2.2 Tình hình tiêu thụ rau tại Việt Nam Nhìn chung, ngành trồng rau đã đóng góp một khối lượng sản phẩm đáng kể cho xuất khẩu ở nước ta. Từ năm 1957, rau quả Việt Nam đã có mặt tại Trung Quốc. Thời kỳ 1986 – 1990, thực hiện Hiệp định hợp tác đã ký giữa hai Chính phủ Việt Nam và Liên Xô cũ (01/1985) về xuất khẩu sản phẩm rau quả sang Liên Xô, một khối lượng lớn rau đã được bán, góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 1990 – 2004 (Triệu USD) Năm Kim ngạch Năm Kim ngạch 1990 52,3 1997 68,2 1991 33,3 1998 53,0 1992 32,2 1999 104,9 1993 23,6 2000 213,126 1994 20,8 2001 329,972 1995 56,1 2002 218,521 1996 102,2 2003 182,554 Nguồn: Tổng cục thống kê, 1997 Tính đến năm 2002, nước ta có khoảng 60 cơ sở chế biến rau quả với tổng công suất 290.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó,doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 50%, doanh nghiệp tư nhân 16% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 34%. Ngoài ra còn hàng chục ngàn hộ gia đình làm chế biến rau quả với quy mô nhỏ [19]. 10 [...]... hội của Vân Nội, huyện Đông Anh, Nội 2) Tìm hiểu tình hình sản xuất rau ở địa bàn nghiên cứu 3) Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau tại Vân Nội, huyện Đông Anh 4) Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc BVTV 5) Điều tra, phân tích, đánh giá biến động của lượng thuốc BVTV trong đất, nước của vùng trồng rau Vân Nội, huyện Đông Anh giai đoạn 2011 – 2013 5) Đề xuất một số giải... VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Thuốc BVTV sử dụng đối với rau tại Vân Nội, huyện Đông Anh, Nội - Đất, nước của vùng trồng ra tại Vân Nội, huyện Đông Anh, Nội 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm: Vân Nội, huyện Đông Anh - Thời gian: 08/2013 – 08/2014 29 3.3 Nội dung nghiên cứu 1) Khái quát một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế, hội của Vân. .. và vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa Ranh giới hành chính: - Phía Bắc giáp Bắc Hồng và Nguyên Khê - Phía Đông giáp Tiên ng - Phía Tây giáp Nam Hồng, Kim Nỗ - Phía Nam giáp Vĩnh Ngọc, có đầm Vân Trì hay còn gọi là sông Thiếp Vân Nội có trục đường 23b là tuyến đường đô thị, trục kinh tế Đông Tây huyện Đông Anh Vân Nội được thành phố quy hoạch là khu vực... kiểm định chất lượng đất sản xuất RAT tại địa phương, chất lượng đất trồng phục vụ sản xuất rau đã đảm bảo cho việc trồng rau an toàn Hầu như các hộ dân trên địa bàn đều sản xuất rau an toàn, chỉ có 5% hộ dân vừa sản xuất rau an toàn vừa chăn nuôi gia súc nhưng các chuồng trại đều cách xa khu vực trồng rau nên chất lượng rau luôn đảm bảo Theo bảng 4.1, đất đai Vân Nội có thể chia thành các kiểu... nhiên, kinh tế - hội của Vân Nộihuyện Đông Anh – Nội 4.1.1 Điều kiện tự nhiên của Vân Nội 4.1.1.1 Vị trí địa lý Vân Nội là một nằm ở phía Tây huyện Đông Anh – ngoại thành Nội, có vị trí địa lý rất quan trọng về chiến lược quân sự, dân số trung bình, nghề làm ruộng là chủ yếu nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn Cách Thủ đô Nội 15 km, cách trung tâm huyện Đông Anh 6 km,... toàn Thị trường xuất nhập khẩu rau của các nước Đông Á và Đông Nam Á hàng năm đạt hàng chục tỷ đô la đòi hỏi các nước phải có các giải pháp gắt gao để đảm bảo sản phẩm rau an toàn, nhất là về lượng thuốc BVTV (Vong Nguyen, 2002) [58] Bảng 2.6 Tình hình lượng thuốc BVTV trên rau ở một số nước Tỷ lệ % mẫu có Tỷ lệ % mẫu có dư lượng lượng thuốc thuốc BVTV > mức cho Năm BVTV 72 phép (MRL) 4,8... người ăn nông sản có thể bị nhiễm độc Để bảo vệ sức khỏe của người sử dụng nông sản có phun thuốc, thì từng loại thuốc được quy định lượng tối đa cho phép (Maximum Residu Limit, viết tắt là MRL), tức là dư lượng thuốc BVTV cho phép có trong nông sản mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi Mức lượng tối đa cho phép được tính căn cứ vào lượng thuốc không gây hại cho cơ thể người... [17] Cho đến năm 2002 đã có 354 hoạt chất với 1113 tên thuốc thương phẩm đang được phép lưu hành Trên các chánh đồng rau vùng Nội, Vĩnh Phúc, Tây thì các loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ được dùng phổ biến Tỷ lệ các loại thuốc BVTV được sử dụng trên rau Nội, Vĩnh Phúc, Tây được thể hiện trong bảng 2.4: 17 Bảng 2.4 Tỷ lệ các loại thuốc BVTV được sử dụng trên rau họ HTT vùng Nội, . .. Châu Âu (EU) Hàn Quốc Đài Loan (14 vạn Ở nước ta, từ năm 1996 – 2001, sản phẩm rau được kiểm tra ở Nội và Tp Hồ Chí Minh có tới 30 – 60% số mẫu rau có dư lượng thuốc BVTV, trong đó 4 – 16% mẫu có lượng vượt quá mức cho phép (Cục BVTV, 2002) [5] Ở nước ta, do chưa có điều kiện quản lý chặt chẽ dư lượng thuốc BVTV trong nông sản, các kết quả về phân tích lượng thuốc BVTV trong sản phẩm rau còn ít,... một số thuốc Pyrethroid tổng hợp, một số hoạt chất này đã bị cấm sử dụng Kết quả kiểm tra gần đây ở Mỹ (năm 2003) cho thầy có 1,9% số rau nội địa không an toàn vềlượng thuốc BVTV và 37,4% mẫu rau không phát hiện thấy lượng thuốc BVTV Đặc biệt một số nhóm rau có nguy cơ cao (5 – 13% số mẫu có lượng thuốc BVTV cao quá mức tối đa cho phép) là rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, mướp tây, dưa chuột, . tài: Đánh giá biến động dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật cho sản xuất rau xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội .” 1.2.Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau. rau tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội. 3 - Đánh giá biến động của thuốc BVTV trong môi trường đất, nước của vùng trồng rau của xã Vân Nội, huyện Đông Anh giai đoạn 2011 - 2013. - Đề xuất. quanh. Xã Vân Nội là xã nằm ở phía Tây huyện Đông anh - ngoại thành Hà nội. Từ lâu, xã Vân Nội đã nổi tiếng là làng rau chuyên canh với diện tích khá lớn của huyện, là nơi cung cấp rau cho thành

Ngày đăng: 15/05/2014, 11:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan