VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG XANH LIÊN VÙNG - Tác giả Võ Hoàng Phi

9 362 3
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG XANH LIÊN VÙNG - Tác giả Võ Hoàng Phi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày nay, vấn đề phát triển năng lượng xanh, sạch đang được các nước trên thế giới quan tâm và đầu tư, vì đây là sự lựa chọn tất yếu trong việc tồn tại của một quốc gia, của một khu vực trong hiện trạng biến đổi khí hậu ngày một sâu rộng và ngày một trầm trọng hơn. Đảng và Nhà Nước ta trong những năm qua cũng đang nỗ lực tìm kiếm và xây dựng những giải pháp cụ thể để thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng xanh, sạch đúng với bản chất của nó. Trong đó việc thúc đẩy phát triển năng lượng xanh, sạch là tiền đề, là mấu chốt cơ bản để xây dựng một nền kinh tế xanh trong thời kỳ mới.

Tham lu󰖮n: V󰖦n 󰗂 phát tri󰗄n nng l󰗤ng xanh liên vùng Page 1 Tham Lu󰖮n H󰗚i Th󰖤o Khoa H󰗎c V󰖥N 󰗁 PHÁT TRI󰗃N NNG L󰗣NG XANH LIÊN VÙNG (Phạm vi: vùng Nam Trung Bộ, vùng Nam Bộ, và vùng Tây Nguyên) Ths. Hoàng Phi Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ Ngày nay, vấn đề phát triển năng lượng xanh, sạch đang được các nước trên thế giới quan tâm và đầu tư, vì đây là sự lựa chọn tất yếu trong việc tồn tại của một quốc gia, của một khu vực trong hiện trạng biến đổi khí hậu ngày một sâu rộng và ngày một trầm trọng hơn. Đảng và Nhà Nước ta trong những năm qua cũng đang nỗ lực tìm kiếm và xây dựng những giải pháp cụ thể để thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng xanh, sạch đúng với bản chất của nó. Trong đó việc thúc đẩy phát triển năng lượng xanh, sạch là tiền đề, là mấu chốt cơ bản để xây dựng một nền kinh tế xanh trong thời kỳ mới. I. Khái ni󰗈m nng l󰗤ng xanh Năng lượng xanh là những dạng năng lượng trong quá trình chuyển hóa, sử dụng ít gây ô nhiễm và tác động đến môi trường nhất. Có thể kể ra những loại năng lượng xanh như: năng lượng mặt trời, năng lượng sức gió, năng lượng thủy triều, sóng biển, năng lượng địa nhiêt, năng lượng sinh khối… Các dạng năng lượng này dễ dàng sử dụng và dễ tái tạo nên c ũng đư ợc gọi là “năng lượng tái tạo” (NLTT) và trong quá trình khai thác nó ít gây ô nhiễm và tác động đến môi trường nhất nên c ũng đ ư ợc gọi là “năng lượng sạch”. Như vậy năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo đều là những khái niệm dành cho các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, và trong quá trình khai thác đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho con người. Khái niệm xanh, sạch được đề cập ở đây c ũng mang tính t ương đ ối vì xét cho thật thấu đáo thì dạng năng lượng xanh, sạch nào khi trong quá trình khai thác, sử dụng c ũng đ ều ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường sống (môi trường sống của động, thực vật và con người), nhưng sự ảnh hưởng, tác động của nó đến môi trường không lớn và có thể kiểm soát được và có giải pháp khắc phục được. Việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng xanh thì khó kh ăn hơn vì k ỹ thuật và công nghệ khai thác phức tạp hơn, đ òi h ỏi phải đầu tư nhiều và phải có một trình đ ộ khoa học, kỹ thuật nhất định. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều và năng lượng sóng biển được đánh giá là thân thiện nhất với môi trường và ít gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội. Tham lu󰖮n: V󰖦n 󰗂 phát tri󰗄n nng l󰗤ng xanh liên vùng Page 2 II. Phát tri󰗄n nng l󰗤ng xanh là 󰗚ng l󰗲c cho tng tr󰗠ng xanh Trong thế giới tự nhiên, động vật, thực vật luôn phát triển, tăng trưởng là quy luật tất yếu của tự nhiên, một tỉnh thành, một khu vực luôn phát triển, tăng trưởng c ũng là m ột quy luật tất yếu của xã hội. Nhưng phát triển và tăng trưởng theo chiều hướng nào thì lại là vấn đề cần phải bàn luận, nghiên cứu và định hướng. Vùng Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên có những nét đặc trưng riêng của từng vùng miền nhưng c ũng có nh ững đặc điểm chung, những đặc điểm chung chính là những điểm giao thoa giữa các vùng miền. Nhưng tất cả đều mong muốn từng bước phát triển bền vững, có một nền kinh tế tăng trưởng theo hướng tăng trưởng xanh. Khi đoàn tàu chuyển bánh về phía trước chắc chắn phải cần có đầu tàu kéo, phải có động cơ để tạo nên lực kéo hoặc đẩy để đưa đoàn tàu từng bước vượt thời gian. Tương tự vậy, khi chúng ta ưu tiên phát triển nguồn năng lượng xanh sẽ làm động lực cho kinh tế phát triển bền vững, là điều kiện đủ để tăng trưởng xanh, và c ũng l à m ột trong những nhân tố chính để nền kinh tế có sức khoẻ tốt, và phát triển bền vững. Một khi đ ã đ ầu tư phát triển nguồn năng lượng xanh đ òi h ỏi phải có một trình đ ộ khoa học công nghệ cao, phải có một đội ng ũ các chuyên gia có kinh nghi ệm, phải có được sự đầu tư đúng mức về tài lực, trí lực và phải có được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong văn kiện của đại hội Đảng khoá XI về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020; Đảng c ũng đ ã xác định rõ mục tiêu chiến lược và khâu đột phá trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội là “Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu.” và Đảng đ ã kh ẳng định: “Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững”.[ 1] Đây là một chủ trương đúng đắn, khoa học, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và của thế giới. Chúng ta biết rằng năng lượng là “huyết mạch của nền kinh tế”, nó nuôi dưỡng nền kinh tế, là sự sống còn của tất cả các ngành trong nền kinh tế của một quốc gia. Cụ thể năng lượng điện là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các ngành từ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, y tế,.vv. Hơn 95% tất cả các sản phẩm, dịch vụ tạo ra trên thị trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng năng lượng điện. Điện là chi phí đầu vào cho tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ ngày nay. Thật vậy, khi đầu tư phát triển năng lượng điện từ các nguồn năng lượng xanh, sạch như năng lượng mặt trời thì phải cần các tấm quang điện để biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành điện năng như vậy sẽ kích thích ngành công nghiệp vật liệu mới phát triển, ngành điều khiển tự động, ngành hoá học phát triển theo, thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của công nghệ sản xuất tấm quang điện. Tham lu󰖮n: V󰖦n 󰗂 phát tri󰗄n nng l󰗤ng xanh liên vùng Page 3 Hình 1: Tấm quang điện - biến đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng (nguồn: [2]) Khi đầu tư phát triển điện năng từ năng lượng gió thì cần phải đầu tư phát triển các tuabin gió có công suất lớn; các tuabin gió này có đặc điểm phải nhẹ nhưng rất chắc chắn, linh động, phải chịu được sức gió bão cấp 9 đến cấp 11. Khi công nghệ sản xuất tuabin gió công suất lớn phát triển thì đòi hỏi các ngành vật liệu mới, công nghiệp nặng, cơ khí, công nghiệp sắt thép, ngành xây dựng, ngành điện,v vv phải phát triển theo. Hình 2: Tuabin gió- biến đổi năng lượng gió thành điện năng ( nguồn: [3]) Nếu đầu tư phát triển điện năng từ các nguồn năng lượng sạch khác như năng lượng sinh khối, địa nhiệt, sóng biển hay thuỷ triều sẽ kéo theo nhiều ngành khác như ngành nông nghiệp, địa chất, ngành hải dương học, công nghiệp nặng, ngành xây dựng, ngành tự động hoá, vv phát triển theo để đáp ứng các công nghệ chuyển đổi năng lượng này. Trên đây là những ví dụ cụ thể cho chúng ta thấy chuỗi các giá trị liên kết giữa các ngành. Khi đầu tư cho phát triển nguồn năng lượng xanh, sạch sẽ kéo theo một chuỗi các ngành khác Tham lu󰖮n: V󰖦n 󰗂 phát tri󰗄n nng l󰗤ng xanh liên vùng Page 4 phát triển theo, sẽ thúc đẩy các ngành khác có liên quan cùng phát triển và sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung, và sự tăng trưởng này bắt nguồn từ năng lượng xanh, sạch, và theo một nghĩa hẹp thì tăng trưởng kinh tế này theo hướng tăng trưởng xanh. Như vậy phát triển nguồn năng lượng xanh, sạch sẽ làm động lực cho các ngành công, nông nghiệp, dịch vụ phát triển nói riêng, sẽ là động lực cho phát triển bền vững kinh tế nói chung, là tiền đề để nền kinh tế tăng trưởng theo hướng tăng trưởng xanh. III. Phát tri󰗄n nng l󰗤ng xanh là m󰗚t trong nh󰗰ng y󰗀u t󰗒 c b󰖤n 󰗄 liên k󰗀t vùng Vấn đề liên kết vùng là một vấn đề lớn, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến từ l ĩnh v ực kinh tế, l ĩnh v ực văn hoá- xã hội, l ĩnh v ực dân tộc-tôn giáo đến l ĩnh v ực địa lý - tự nhiên. Trong phạm vi của bài tham luận này tôi chỉ muốn đề cập đến một trong những yếu tố cơ bản để liên kết vùngphát triển năng lượng xanh. Như phần trên đ ã đ ề cập phát triển năng lượng xanh là động lực để phát triển và tăng trưởng kinh tế nhưng nó c ũng là y ếu tố cơ bản để tạo nên liên kết vùng. Nói đến liên kết vùng thì tôi xin đ ề cập đến hai vấn đề là: yếu tố cơ bản để liên kết nội vùng và cũng là một trong những yếu tố cơ bản để liên kết ngoại vùng. 1. Liên kết nội vùng: Mỗi vùng Nam Trung Bộ, Nam Bộ hay Tây Nguyên nếu xét về mặt kinh tế thì đều có các thành phố trọng điểm hoặc có các ngành kinh tế trọng điển; nếu xét về mặt văn hoá-xã hội thì c ũng có các trung tâm văn hoá tr ọng điểm của khu vực để làm nền tảng để tạo sức hút các nguồn đầu tư bên ngoài và tạo sức lan toả cho các khu vực lân cận. Vì sao phát triển năng lượng xanh lại là yếu tố cơ bản để liên kết nội vùng? Thật vậy trong quá trình đ ầu tư phát triển năng lượng xanh, sạch thì phải cần có nhân lực, phải cần có nguyên liệu, phải cần có cơ sở hạ tầng, phải cần có trình đ ộ. Như vậy khi đầu tư một hệ năng lượng sạch sẽ tạo ra nhiều công việc làm ổn định cho người dân, sẽ thu hút được nhiều cá nhân, doanh nghiệp đầu tư để cung cấp nguồn nguyên liệu, phải có các trung tâm đào tạo, để đào tạo nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, phải có các ngành khoa học chuyên sâu nghiên cứu.vv. Ví dụ: Khi đầu tư xây dựng một nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí biogas đặt tại vùng trung du của Tỉnh Quảng Ngãi, Ngoài việc thu hút nhân lực của các tỉnh xung quanh như Quảng Nam, Bình Đ ịnh, Phú Yên, Khánh Hoà của khu vực Nam Trung Bộ còn thu hút nguồn nguyên liệu phế thải từ nông nghiệp của các tỉnh lân cận trong khu vực này để cung cấp cho nhà máy hoạt động. Như vậy giữa các tỉnh trong vùng đ ã hình thành s ự liên kết về kinh tế, về xã hội, chưa kể đến sự giao thoa giữa văn hoá và tôn giáo tạo nên mối liên kết nội vùng về cả kinh tế, văn hoá, x ã h ội, tôn giáo.vv Việc đầu tư phát triển năng lượng xanh sẽ tạo ra các mắt xích kéo theo các ngành khác phát triển sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm ổn định cho nông dân, cho công nhân, tạo Tham lu󰖮n: V󰖦n 󰗂 phát tri󰗄n nng l󰗤ng xanh liên vùng Page 5 an sinh xã hội, tạo mối liên kết giữa các nhà, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học. Là yếu tố cơ bản để thúc đẩy liên kết nội vùng. 2. Liên kết ngoại vùng: Việc đầu tư phát triển nguồn năng lượng xanh, sạch không những để ổn định an ninh năng lượng nội vùng, mà còn ổn định an ninh năng lượng quốc gia. Mỗi vùng có thế mạnh riêng, có vùng thì ưu tiên phát triển năng lượng gió, nhưng cũng có vùng ưu tiên phát triển năng lượng sóng biển, hoặc năng lượng sinh khối. Chúng ta biết rằng tất cả các nguồn năng lượng xanh, sạch đều phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời tiết cũng như những quy luật tự nhiên, vì thế điện năng sản xuất ra từ các nguồn năng lượng này thường không ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan. Vì thế để ổn định được nguồn điện trong sinh hoạt và sản xuất thường xuyên thì đ òi hỏi phải có sự đầu tư kết hợp nhiều nguồn năng lượng với nhau, bổ sung cho nhau khi thiếu hụt, vì thế việc xuất khẩu và nhập khẩu điện năng giữa các vùng là một tất yếu trong bức tranh tổng thể của việc điều độ và truyền tải điện lưới liên vùng, đây cũng là mắt xích tạo nên sự liên kết giữa các vùng với nhau. Ngoài ra việc giao lưu nguồn nhân lực chất lượng cao, giao lưu các nguồn phế liệu nông nghiệp để phục vụ cho sản xuất điện sinh khối, giao lưu các dịch vụ hỗ trợ cũng là mắt xích tạo nên liên kết vùng. Bên cạnh giao lưu nguồn nhân lực, trao đổi chuyên gia sẽ có kéo theo giao lưu văn hoá, tôn giáo và tín ngưỡng giữa các vùng miền với nhau. Đầu tư xây dựng các hệ thống sản xuất điện từ nguồn năng lượng xanh thường rất lớn đ òi hỏi phải cần có sự huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn lực, của nhiều vùng là cơ hội cho các vùng cùng tham gia đầu tư, đây cũng là mắt xích tạo nên liên kết vùng, Như vậy việc đầu tư để phát triển năng lượng xanh có ý nghĩa rất lớn đến liên kết vùng, là một trong những yếu tố cơ bản tạo tiền đề để các vùng liên kết với nhau, cùng hỗ trợ nhau phát triển, tăng trưởng một cách bền vững. IV. 󰗌nh h󰗜ng phát tri󰗄n nng l󰗤ng xanh cho t󰗬ng vùng Mỗi vùng, mỗi tỉnh, thành, dựa trên nội lực sẵn có và điều kiện tự nhiên, địa lý, c ũng nh ư điều kiện kinh tế - xã hội của mình mà có những đầu tư thích hợp trong việc chọn lọc và khai thác triệt để các nguồn năng lượng xanh, sạch một cách hiệu quả nhất. 1. 󰗒i v󰗜i khu v󰗲c Nam Trung B󰗚: Khu vực Nam Trung Bộ có bờ biển ôm chạy dọc theo hướng đông và chịu tác động của gió mùa đông bắc và tây nam nên khu vực ven biển là khu vực thuận lợi cho đầu tư các công tr ình lớn cho điện gió, điện thuỷ triều, và điện sóng biển. - Đối với khu vực trung du, đồi núi và các khu vực giáp với vùng Tây Nguyên là khu vực giao thoa giữa hai vùng miền sẽ ưu tiên phát triển nguồn năng lượng sinh khối. Phát huy ưu thế Tham lu󰖮n: V󰖦n 󰗂 phát tri󰗄n nng l󰗤ng xanh liên vùng Page 6 tinh thần cộng đồng làng xã của các dân tộc thiểu số hoặc từng cụm dân cư trên vùng cao để tận dụng phế phẩm chăn nuôi, phế phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp mà xây hầm Biogas có dung tích lớn để cung cấp khí sinh học cho đun nấu và chạy máy phát điện phục vụ cho sinh hoạt của người dân theo từng cụm dân cư, theo từng buôn làng, và theo từng nhóm dân tộc thiểu số. - Đối với khu vực thành thị và đồng bằng ưu tiên phát triển năng lượng mặt trời. Đặt biệt đối với các thành phố du lịch như Đà Nẵng, Hội An - Quảng Nam và Nha Trang- Khánh Hoà. Ưu tiên phát triển điện năng lượng mặt trời. Xây dựng các khu sản xuất điện từ năng lượng mặt trời kết hợp với nghệ thuật sắp xếp quảng cáo du lịch thông qua các tấm pin năng lượng, tạo thành các điểm đầu tư quy mô về quang điện vừa quảng cáo, vừa thu hút khách du lịch. Ví dụ như có thể sắp xếp các tấm pin năng lượng mặt trời trên núi bán đảo Sơn Trà thành chữ “Đà Nẵng thành phố đáng sống” mà bất cứ người dân nào, khách du lịch nào khi đến Đà Nẵng cũng đều nhìn thấy được ở mọi hướng. Như vậy vừa khai thác được điện năng lượng mặt trời vừa tạo mỹ quan và điểm nhấn kết hợp quảng bá du lịch và hình ảnh của Đà Nẵng với du khách gần xa. Đối với khu vực Nam Trung Bộ cần có những nghiên cứu, điều tra xã hội học một cách quy mô và đánh giá thật chính xác số lượng các hồ thuỷ điện và tác động của nó đến môi trường, đến đời sống xã hội. Trong hiện trạng biến đổi khí hậu ngày một khắc nghiệt hơn đ òi h ỏi chúng ta c ũng c ần phải thay đổi tư duy trong cách đầu tư sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Chúng ta cần giảm dần số lượng đập thủy điện có quy mô lớn bằng các đập thủy điện có quy mô nhỏ và nằm rải rác đảm bảo an toàn trong việc điều tiết xả nước. Bên cạnh đó chúng ta tăng cường đầu tư xây dựng các nhà máy điện thủy triều hoặc điện sóng biển như là tiềm năng vốn có của vùng. Hay nói cách khác chúng ta nên chuyển dịch cơ cấu thủy điện sang điện thủy triều hoặc điện sóng biển từng bước trong tương tai. Chúng ta có thể thấy một số nước đầu tư điện thủy triều rất thành công và hiệu quả. Như: +Năm 1966, tại Pháp đ ã xây d ựng một nhà máy thủy triều đầu tiên trên thế giới có quy mô công nghiệp với công suất 240 MW, sản xuất 640 triệu kWh hàng năm, cung cấp 90% điện cho vùng Brithany của Pháp. Cho đến nay, nhà máy đ ã v ận hành trên 40 năm và là một trong những nhà máy điện thủy triều lớn nhất trên thế giới. +Tại Canada đ ã v ận hành một nhà máy 20 MW từ năm 1984, sản xuất 30 triệu kW điện hàng năm. +Trung Quốc bắt đầu quan tâm sử dụng năng lượng thủy triều từ năm 1958, đ ã xây d ựng 40 trạm thủy triều mini (tổng công suất 12 kW). Hiện nay Trung Quốc có 07 nhà máy điện thủy triều đang vận hành với tổng công suất 11 MW. + Gần đây, Hàn Quốc rất chú trọng khai thác sử dụng năng lượng thủy triều. Một nhà máy điện thủy triều Shiwa có công suất 254 MW được hoàn thành năm 2010. Dự kiến điện năng sản xuất hàng năm đạt 550 GWh. Năm 2007, thành phố Incheon tuyên bố sẽ xây dựng tại Ganghwa Tham lu󰖮n: V󰖦n 󰗂 phát tri󰗄n nng l󰗤ng xanh liên vùng Page 7 một nhà máy có công suất 812 MW lớn nhất thế giới, với 32 tổ máy, sẽ đưa vào vận hành năm 2015 (đập nối liền 4 đảo)[ 4]. 2. 󰗒i v󰗜i khu v󰗲c Nam B󰗚: Khu vực Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn, hệ thống sông ngoài chằn chịt, có rất nhiều cửa sông và cửa biển, là vựa lúa của đất nước với nhiều phế thải nông nghiệp thải ra hằng ngày, là khu vực có số giờ nắng nhiều nhất. Bên cạnh đó khu vực Nam Bộ chịu tác động rõ rệt nhất của gió mùa Tây Nam là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư nhiều mô hình kết hợp khai thác năng lượng điện giữa các nguồn năng lượng khác nhau như: + Mô hình kết hợp NL gió, NL mặt trời và NL sinh khối + Mô hình kết hợp NL gió, NL thuỷ triều, NL sóng biển, NL mặt trời + Mô hình kết hợp NL gió và NL sinh khối + Mô hình kết hợp NL mặt trời và NL sinh khối + Mô hình kết hợp NL mặt trời và NL gió. Các tỉnh, thành phải có các điều tra, khảo sát, nghiên cứu thật khoa học, dựa trên tiềm lực sẵn có của mình đ ể có thể lựa chọn mô hình phát đi ện nào là hợp lý để đầu tư đúng mức nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Đối với vùng Đông Nam Bộ ưu tiên đầu tư khai thác các nguồn năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều, năng lượng sóng biển và năng lượng mặt trời. Đối với vùng Tây Nam Bộ ưu tiên đầu tư khai thác các nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng gió. Mặc khác đối với các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ là nơi tập trung dân cư đông đúc, cần phải đầu tư xây dựng các hệ thống Biogas quy mô công nghiệp để xử lý lượng rác thải khổng lồ hằng ngày, chất thải từ các hầm vệ sinh,vv nhằm khai thác nguồn khí sinh học để phát điện phục vụ lại năng lượng điện cho các thành phố này. Có như vậy chúng ta sẽ vừa giải quyết được bài toán xử lý rác thải đô thị, vừa giải quyết được bài toán về an ninh năng lượng của khu vực, vừa tận dụng phế phẩm của quá trình xử lý để làm phân bón phục vụ cho nông nghiệp địa phương. Tham lu󰖮n: V󰖦n 󰗂 phát tri󰗄n nng l󰗤ng xanh liên vùng Page 8 Hình 3: Khí Biogas được tích giữ trong các túi bạt HDPE quy mô công nghiệp phục vụ cho các lò đốt lớn. Chúng ta cần thay đổi tư duy để mạnh dạng chuyển dịch các hệ nhiệt điện lâu nay vẫn sử dụng than để đốt sang các hệ nhiệt điện dùng khí sinh học (biogas) để đốt. Đây là những hướng đi chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ trong đầu tư và phát triển bền vững cho khu vực Nam Bộ nói chung và các tiểu vùng, các tỉnh thành nói riêng. 3. 󰗒i v󰗜i khu v󰗲c Tây Nguyên: Khu vực Tây nguyên với vị trí địa lý đặt thù, nhiều đồi núi, nhiều đồng bào dân tộc sinh sống là khu vực đa sắc tộc, đa văn hoá, là khu vực trồng trọt cây công nghiệp lớn nhất của cả nước mà chủ yếu là cây cà phê, cây cao su, cây ca cao, cây điều. Ngoài ra cũng là vựa của cây nông sản và hoa màu. Với vị trí và điều kiện tự nhiên vốn có của mình, vùng Tây Nguyên thích hợp cho việc đầu tư và khai thác các nguồn năng lượng như năng lượng sinh khối từ các phế thải nông nghiệp; năng lượng gió tại các khu vực đồi núi có gió thổi quanh năm, năng lượng mặt trời. Với mô hình kết hợp năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối thành một hệ cung cấp điện quy mô cho từng làng xã vùng sâu, vùng xa là giải pháp tốt cho chủ trương điện hóa nông thôn. Đồng thời chủ động được nguồn điện đảm bảo an ninh năng lượng cho từng khu vực. Với việc đầu tư và chủ động được nguồn điện năng, sẽ tạo cơ hội cho đồng bào dân tộc thiểu số các vùng sâu, vùng xa tiếp cận được chủ trương của Đảng, Nhà Nước và tiếp cận được nền văn minh của nhân loại. Phải nghiên cứu xây dựng các mô hình khai thác và sử dụng năng lượng xanh, sạch dựa trên tính cộng đồng, làng xã của các dân tộc thiểu số mà không làm mất đi nét văn hoá riêng, đặt thù của họ. Tham lu󰖮n: V󰖦n 󰗂 phát tri󰗄n nng l󰗤ng xanh liên vùng Page 9 V. K󰗀t lu󰖮n Vấn đề phát triển năng lượng xanh liên vùng là một vấn đề mới, còn bỏ ngõ nhiều năm nay mà Đảng và Nhà Nước ta vẫn chưa đầu tư nghiên cứu và xây dựng thành các cơ chế chính sách và định hướng phát triển nguồn năng lượng xanh, sạch cho từng vùng và giữa các vùng với nhau. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động và an ninh năng lượng của quốc gia còn chưa được đảm bảo, thì việc đầu tư xây dựng, khai thác và phát triển nguồn năng lượng xanh, sạch dựa trên nội lực đang có và mối liên kết giữa các vùng với nhau của nước ta là một hướng đi cơ bản và bền vững trong tương lai. Trong thời gian qua khu vực Nam Trung Bộ phải hứng chịu nhiều trận l ũ l ụt kinh hoàng, thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân do mưa lớn và các hồ chứa của các đập thủy điện xả nước; còn vùng Nam Bộ lại phải hứng chịu nhiều trận ngập lụt do thủy triều dâng cao; vùng Tây Nguyên thì nhiều nơi phải hứng chịu các trận l ũ cu ốn, l ũ quét do mưa to nhi ều ngày trên diện rộng. Đây thật là những hồi chuông báo động cho sự biến đổi khí hậu trên diện rộng đối với nước ta và cường độ ngày một nghiêm trọng. Vì thế chúng ta c ũng c ần phải thay đổi tư duy trong cách ngh ĩ v à cách làm đ ể thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội ngày một khắc nghiệt. Chúng ta cần mạnh dạng chuyển đổi các thuỷ điện dần sang điện thuỷ triều và sóng biển. Đây là vấn đề mới cần nghiên cứu và quan tâm trong thời gian đến theo định hướng giảm các thủy điện có quy mô lớn, chỉ giữ lại hoặc xây dựng các thuỷ điện có quy mô nhỏ và dần chuyển sang đầu tư xây dựng điện thủy triều và sóng biển. Chúng ta phải biết biến thách thức thành cơ hội. Hiện tượng biến đổi khí hậu là một thách thức lớn của xã hội, nhưng chúng ta c ũng th ấy rằng trong thách thức này có rất nhiều cơ hội. Vấn đề là chúng ta có mạnh dạng hành động để biến những thách thức thành các cơ hội tốt cho chúng ta hay không. Biến đổi khí hậu sẽ tạo nên hạn hán và bão lụt lớn và tần suất ngày một nhiều, nhưng nó c ũng là cơ h ội lớn để chúng ta tận dụng khai thác các nguồn năng lượng này một cách hợp lý phục vụ đắc lực trong sự phát triển và tăng trưởng kinh tế trong thời gian đến theo hướng tăng trưởng xanh. Tài liệu tham khảo 1. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTin TongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&articleId=10038368 2. Tổng hợp nhiều hình từ trang mạng http://www.google.com/ với từ khóa “Solar cell” 3. Tổng hợp nhiều hình từ trang mạng http://www.google.com/ với từ khóa “ Wind Turbine” 4. http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-hat-nhan-nang-luong-tai-tao/can-co-buoc-dot- pha-trong-chien-luoc-phat-trien-nang-luong-tai-tao.html

Ngày đăng: 15/05/2014, 08:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan