chương v trao đổi vật chất và năng lượng

13 510 0
chương v trao đổi vật chất và năng lượng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 128 CHƯƠNG V TRAO ĐỔI VẬT CHẤT NĂNG LƯỢNG 1. Trao đổi vật chất là gì? Bất cứ một sinh vật nào cũng tồn tại trong một môi trường nhất định, có không gian thời gian nhất định có quan hệ chặt chẽ với môi trường mà nó sống. Sinh vật môi trường là một hệ thống thống nhất, nó chịu sự chi phối của môi trường, dựa vào môi trường để sống, đồng thời chúng tác động vào môi trường, gây ảnh hưởng tới môi trường. Hiện tượ ng trao đi đổi lại đó người ta gọi là trao đổi vật chất (t.đ.v.c). Sinh vật muốn tồn tại được là nhờ trao đổi vật chất. Quá trình này tiến hành không ngừng từ lúc hình thành cơ thểở dạng phôi bào đến lúc già chết. Trao đổi vật chất là tiêu chuẩn quan trọng nhất của hiện tượng sống (trừ trạng thái tiềm sinh). Giới vô cơ cũng có t.đ.v.c nhưng qua đó nó bị hao mòn. Trái lại thông qua t. đ.v.c mà giới sinh vật sinh sôi nảy nở phát triển. Sự khác biệt về chất lượng này xuất phát từ khả năng t.đ.v.c ở sinh vật có sự chọn lọc cải biến các yếu tố ngoại cảnh, nó hấp thu những yếu tố cần thiết của môi trường biến hoá những yếu tốđó thành dạng thích hợp cho cơ thểđể phát triển. Trao đổi vật chất bao hàm những nộ i dung gì? Sinh vật thực hiện t.đ.v.c. với môi trường mà nó sống, nó lấy từ môi trường những yếu tố dinh dưỡng, khí O 2 , H 2 O, khoáng một cách có chọn lọc đào thải ra môi trường những yếu tố không cần thiết từ trong cơ thể, trong quá trình tiếp nhận đào thải đó sinh vật tác động qua lại với ngoại cảnh theo hai hướng, hai quá trình gắn chặt với nhau đó là quá trình đồng hoá quá trình di hoá. Quá trình đồng hoá gồm những bước sau: Chọn lọc những yếu tố từ bên ngoài (lúc này chọn lọc có tính chất thô qua thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác như con v ật ăn thức ăn) Xử lý để hấp thu (quá trình tiêu hoá hấp thu), sau quá trình này các yếu tố ngoại cảnh đã được chuyển vào nội mô. Từ các yếu tố chọn lọc đó, sinh vật kiến tạo nên những yếu tố của cơ thể (enzyme,kháng thể ) để duy trì sự tồn tại phát triển. Quá trình đồng hoá có tính chất xây dựng, thông qua quá trình này các yếu tố ngoại cảnh đã biến thành các yếu tố c ủa cơ thể. Các nguyên liệu thức ăn lấy từ môi trường bên ngoài vào đã biến thành những chất thích hợp, đặc trưng cho cơ thể. Từ những yếu tốđó, sinh vật xây dựng cải tạo các mô bào, các hoạt chất của cơ thể. Đối với người gia súc, quá trình đồng hoá là quá trình sử dụng các nguyên liệu từ thức ăn thu được để tạo nên các mô bào. Song song với quá trình xây dựng này, trong cơ thể sinh vật luôn luôn có quá trình th ứ hai, đó là quá trình dị hoá. Quá trình dị hoá: Từ trong cơ thể ngay từ bước chọn lọc xử lý để hấp thu cơ thể sinh vật đã loại thải những yếu tố không cần thiết, quá trình này được tiếp tục thực hiện trong từng tế bào để loại thải những yếu tố không cần thiết già cỗi ra ngoài dưới dạng những chất đào thải. Quá trình http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 129 phân giải các chất có hiện tượng giải phóng năng lượng, năng lượng này được dùng vào các quá trình sống của cơ thể. Hai quá trình này xét khái quát thì có vẻ mâu thuẫn, nhưng xét về logic thì đây là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, là hai mặt khăng khít của một vấn đề. Đây là hai quá trình tiến hành song song trái ngược nhau, nhưng hỗ trợ lẫn nhau, không có đồng hoá thì không có dị hoá ngược lại. Thật vậy, quá trình đồng hoá tạo ra mọi thành phần củ a cơ thể trong đó có những enzyme xúc tác. Có những enzyme này thì những phản ứng phân giải của quá trình dị hoá mới tiến hành được, nhưng mọi phản ứng tổng hợp ở cơ thểđều cần đến năng lượng được sản sinh ra do quá trình dị hoá. Ngoại cảnh (môi trường) đối với một sinh vật là tất cả những gì bao quanh sinh vật đó, gồm những yếu tố thuận lợi c ũng như yếu tố cản trở sự tồn tại của nó. Muốn duy trì phát triển, mỗi động vật phải thích nghi, phải khai thác được những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại. Đồng hoá dị hoá được đặc thù ở từng loài, giống, giới, tiến tới từng cá thể sinh vật. Cách đồng hoá, dị hoá đặc trưng đó người ta gọi là kiểu trao đổi vật chấ t (k.t.đ.v.c). Vậy kiểu trao đổi vật chất là cách sử lý tiếp thu các điều kiện ngoại cảnh một cách đặc thù, cách thực hiện các phản ứng hoá sinh đặc thù. Chính kiểu trao đổi vật chất là cơ sở của khái niệm loài giống, loài giống khác nhau là do kiểu trao đổi vật chất khác nhau. Những biến đổi trong tiến hoá chính là những biến đổi về k.t.đ.v.c. Kiểu trao đổi vật chất có nề n tảng vật chất cụ thể là các hệ thống enzyme hay nói khác đi kiểu trao đổi vật chất được quyết định bởi các hệ thống enzyme đó, enzyme có bản chất là protein nên chính protein quyết định kiểu trao đổi vật chất. Enzyme hay protein là hệ thống có khả năng biến đổi thích nghi thông qua những ảnh hưởng kéo dài của ngoại cảnh, đó chính là nền tảng của sự tiến hoá, của lai tạo giống. Khi đ iều kiện môi trường đã ổn định thì kiểu hoạt động của các hệ thống enzyme đó ổn định được lưu lại trong hệ thống di truyền, trong cấu trúc của DNA, nên kiểu trao đổi vật chất là một hệ thống ổn định chứ không cốđịnh có thể thay đổi tuỳ theo mức độ thay đổi của môi trường. Quá trình trao đổi vật chất ởđộng vật được thể hi ện ở sơđồ sau (Hình 5.1). 2. Trao đổi năng lượng Một sinh vật muốn tồn tại được cần phải có năng lượng. Cơ thể sống khác cơ bản với vật không sống là đòi hỏi sự chi phí liên tục về năng lượng để thực hiện quá trình sống. Sống là quá trình chống lại Antropi Δ S ( Δ S = q/T - nguyên lý thứ hai của nhiệt động học). Antropi là hàm trạng thái, nó chỉ chiều hướng diễn biến của các quá trình. Chiều hướng của các quá trình tự diễn là luôn hướng về phía đạt tới trạng thái cân bằng, tức là theo chiều hướng thủ tiêu khả năng sinh ra công, hay là san bằng thừa số cường độ (thừa số không có cộng tính như nhiệt độ, nồng độ, áp suất ) tức là làm cho Antropi đạt tới cực đại. Quá trình sống c ũng tuân thủ theo quy luật này, do đó cơ thể sinh vật muốn duy trì trạng thái sống thì đòi hỏi phải có năng lượng để duy trì Antropi ở trạng thái cực tiểu. Muốn vậy nó phải khai thác năng lượng từ các yếu tố ngoại cảnh như thức ăn, nước uống. Sinh vật là một hệ thống mở, trong cơ thể bao giờ cũng tiến hành đồng thời hai loại phả n ứng toả nhiệt thu nhiệt, nên Antropi bao giờ cũng ở trạng thái cực tiểu. Trong nhiệt động học ta biết: ΔG = ΔH + T. ΔS. Trong đó ΔG là biến đổi năng lượng tự do của hệ thống (tức là năng lượng có khả năng sinh ra công); ΔH là nhiệt lượng toả ra hay http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 130 thu vào hệ thống, T là nhiệt độ tuyệt đối của quá trình. ΔS là biến đổi Antropi. Do cơ thể là một hệ thống mở có trạng thái ổn định nên ΔS coi bằng 0. Do đó biến đổi năng lượng tự do của quá trình gần giống như hiệu quả nhiệt tức là ΔG ≈ ΔH trong thực hành người ta đánh giá giá trị năng lượng của quá trình qua nhiệt lượng (đơn vị là Jun, calo ). Hình 5.1 . Sơđồ của quá trình trao đổi vật chất ởđộng vật Giai đoạn I (Tiêu hoá, hấp thu) Giai đoan II ( Chuyển hoá trung gian) Giai đoạn III ( Oxy hoá) Protein Glucid Lipid Acid amin Đường đơn (Glucose) Glyceral Acid béo Acid Pyruvic Acetyl CoA Chu trình Krebs CO 2 2H + H 2 O Chuỗi hô hấp ATP http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 131 2.1. Sinh vật sống bằng năng lượng gì? Tất cả sinh vật trên trái đất đều sống bằng năng lượng chuyển đổi điện tử của nguyên tử hydro, theo con đường oxy hoá khử. Dựa theo cách khai thác năng lượng từ nguồn dinh dưỡng hữu cơ chứa cacbon, người ta chia sinh vật thành hai nhóm: Nhóm tự dưỡng (Autotrophe): Nhóm này gồm có quang dưỡng: sống bằng năng lượng ánh sáng mặt trời hoá dưỡng: sống bằng n ăng lượng hoá học (oxy hóa S, F e ) Nhóm dị dưỡng (Heterotrophe): sống bằng năng lượng của sinh vật khác. Nhìn chung nguồn gốc năng lượng mà sinh vật trên trái đất sử dụng là năng lượng ánh sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp của cây xanh (diệp lục) mà quang năng đã biến thành hoá năng: hν 6 CO 2 + 6 H 2 O > C 6 H 12 O 6 + 6 O 2 Diệp lục Xét về mặt năng lượng C 6 H 12 O 6 là vật chứa năng lượng (dự trữ hoá năng). Trong quá trình quang hợp, năng lượng của lượng tử ánh sáng đã chuyền cho e của diệp lục, e của diệp lục nhận được hν đã chuyển lên mức năng lượng cao hơn, từ trạng thái mức năng lượng cao đó nó di chuyển qua các thành viên của quá trình phosphoryl hoá-quang hoá như feredoxyl, xytocrom b, f Trong quá trình chuyển dịch như vậy nó "nhả" năng lượng, năng lượng này được các thành viên trên tích lu ỹ vào ATP (biến ADP thành ATP), khi trở về mức năng lượng thấp (mức năng lượng ban đầu) nó trở lại diệp lục. Từ các ATP này mà tế bào cây xanh tổng hợp được C 6 H 12 O 6 từ CO 2 H 2 O (trong pha tối ). Hydro nằm trong phân tử nước có điện tửở mức năng lượng thấp, khi ở phân tửđường điện tử của nó ở mức năng lượng cao hơn, chính năng lượng ánh sáng đã được tích luỹởđiện tử có mức năng lượng cao này. Toàn bộ quá trình khai thác năng lượng ở sinh vật dị dưỡng chỉ là quá trình đưa điện tử có mức năng lượng cao trở về bậc năng lượng ban đầu. Số năng lượng dư thừa đó đã được chuyển sang các dạng cần cho quá trình sống (nhiệt năng, ATP ). Quá trình khai thác năng lượng này được gọi là quá trình oxy hoá khử sinh học được thực hiện bởi một cơ chế gọi là chuỗi hô hấp hay còn gọi là sự hô hấp mô bào. 2.2. Sự hô hấp mô bào (quá trình oxy hóa-khử sinh học) Đây là cách khai thác năng lượng các hợp chất hữu cơ bao quát nhất của sinh vật dị dưỡng, trong đó e cao năng của hợp chất hữu cơđược hạ thấp dần mức năng lượng, số năng lượng dự trữđược giải phóng ra được cất giữ dưới hình thức thích ứng tuỳ theo từng sinh vật mà trước hết là vào các liên kết phosphoryl cao năng (∼ P ). Quá trình oxy hóa khử sinh học là gì? bản chất nó không khác gì các quá trình oxy hóa khử hoá học tức là quá trình trao đổi điện t ử: A -e + B  A + + B -e ( A là chất khử, B là chất oxy hóa ). Tuy nhiên quá trình oxy hóa-khử sinh học, sở dĩ là sinh học vì: Quá trình diễn ra từ từ, do đó năng lượng toả ra không mãnh liệt, không ào ạt, biến đổi năng lượng tự do của hệ thống không lớn, không gây ảnh hưởng tới môi trường tế bào. http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 132 Quá trình xảy ra do enzyme xúc tác, do một hệ thống enzyme bố trí liên hoàn với nhau thành một chuỗi, một dây chuyền nên có tên gọi là chuỗi hô hấp. Quá trình diễn ra trong môi trường nước (môi trường hoạt động của enzyme). Năng lượng toả ra phần lớn được cất giữ vào các liên kết cao năng như ATP, UTP Sự tích luỹ hay toả nhiệt phụ thuộc vào yêu cầu của mô bào. Chuỗi hô hấp được phân bốở màng trong của ty lạp thể, màng của diệp l ạp thể, màng của vi sinh vật. Ty lạp thể (midochondrie) có thể ví như trạm điện của cơ thể. Cấu tạo của nó gồm màng ngoài (không có vai trò về năng lượng), màng trong gồm nhiều nếp gấp để tăng diện tích, nó liên quan tới số lượng chuỗi hô hấp điều này phụ thuộc vào chức năng của từng loại mô bào. Giữa hai lớp màng là khoảng không gian trong cùng là phần chất nền, ởđây có DNA riêng của ty lạp thể (hình 5.2.). Hình 5.2. Cấu tạo của ty lạp thể ( midochondrie) http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 133 Các thành viên của chuỗi hô hấp: Một số enzyme dehydrogenase: ứng với các cơ chất khác nhau có các coenzyme NAD + , NADP + , FAD + Hệ thống vận chuyển điện tử bao gồm: Hệ thống ubiquinon (UQ). Hệ thống cytocrome như b, c 1 , c, a. a 3 Nhóm sắt không hem (Feredoxin). Chuỗi hô hấp được biểu diễn theo sơđồ sau (hình 5.3). S H H NAD+ NADH2 FAD+ FADH2 UQ UQ H+ H + H+ H+ H+ H+ H+ H+ H+ H+ e e H+ H+ e e e e eee e Xyt b Xytc1 Xytc Xytaa3 1/2 O O- H2O e e e e e e e e e e Hình 5.3. Sơđồ của chuỗi hô hấp Cơ chấtchất cho các cặp H + cao năng, cho năng lượng ví dụ các acid béo, các phân tử đường R CH CH H COOH H > cặp hydro có thể cho Tr ước hết cơ chất bị tách H + do enzyme Dehydrogenase tương ứng, thường bắt đầu từ Dehydrogenase có nhóm ghép là NAD + (Nicotin amid Adenin Dinucleotide) (hình 5.4). http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 134 NAD + sau khi nhận cặp H + e thành NADH 2 , nó lại trở thành đối tượng tác động của enzyme Dehydrogenase có nhóm ghép là FAD + (Flavin Adenin Dinucleotide) (hình 5.5). Hình 5.4. NAD nhận cặp Proton điện tử http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 135 Hình 5.5. FAD nhận cặp Proton điện tử FAD + nhận được cặp H + chuyển thành FADH 2 , FADH 2 lại chuyển cặp H + e cho UQ (hình 5.6). http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 136 Hình 5.6. Ubiquinone nhận cặp Proton điện tử Từ UQ cặp H + đi ra ngoài môi trường, cặp e đi qua hệ thống cytocrome. Cytocrome nhận e, nguyên tử sắt từ Fe +3 thành Fe +2 , đến cytocrome a 3 nó sẽ hoạt hoá 1/2O 2 thành O - , O - kết hợp với cặp H + từ UQ chuyển vào thành H 2 O. Hình 5.7. Sắt trong cytocrome ở dạng oxy hoá dạng khử. Ở các loài vi khuẩn yếm khí, chất nhận cặp Proton e không phải là O 2 mà mỗi loài vi khuẩn yếm khí có chất nhận đặc trưng riêng. Ví dụ tế bào men rượu chất nhận là aldehyt axetic để trở thành rượu ethylic. CH 3 - CHO + NADH 2  CH 3 - CH 2 OH + NAD + Chuỗi hô hấp phân bốở màng trong của ty lạp thể về mặt không gian đây là nơi tiếp xúc với phần chất nền là nơi thực hiện quá trình oxy hoá các hợp chất hữu cơ. Một số enzyme như xantin oxydase sau khi nhận cặp e Proton nó chuyển cho O 2 tạo thành H 2 O 2 - là chất còn giầu về năng lượng, đây là chất độc đối với cơ thể vì nó phân ly tạo ra oxy nguyên tử [O]. Oxy nguyên tử có tính oxy hoá cao làm phá vỡ các màng sinh vật, cơ thể giải độc chúng bằng cách tiết enzyme catalase phân giải chúng thành nước oxy phân tử: Catalase 2 H 2 O 2 > 2H 2 O + O 2 http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động vật …………………………… 137 2.3. Quá trình phosphoryl hoá (quá trình tích luỹ năng lượng) Năng lượng giải phóng ra trong quá trình hô hấp mô bào, một phần toả ra dưới dạng nhiệt năng sưởi ấm cơ thể, một phần được tích luỹ lại thông qua quá trình phosphoryl hoá. Đây là quá trình quan trọng vì thông qua đó đã tạo ra các hợp chất cao năng mà điển hình là chất ATP (Adenozin triphosphate) (hình 5.8). Hình 5.8. Cấu trúc phân tử ATP Gốc acid phosphoric mất đi một nhóm OH thì gọi là gốc phosphoryl P O OH OH HO p O OH OH ~ - OH Acid phosphoric Gốc phosphoryl Khi nó nhận một chất nào đó thì chất đó gọi là chất được phosphoryl hoá, ví dụ chất A: p O OH OH ~ A + p O OH OH ~ A Quá trình phosphoryl hoá được thực hiện bởi enzyme phosphopherase (enzyme vận chuyển phosphate) hay còn gọi là kinase. Quá trình tích luỹ năng lượng trong cơ thểđộng vật thông qua phản ứng phosphoryl hoá được thực hiện theo 2 cách: Cách 1: phosphoryl hoá bậc cơ chất: Ví dụ từ acid 1,3 di P glyxeric (hình 5.9). Hình 5.9. Phosphoryl hoá bậc cơ chất Quá trình tách gốc phosphate cao năng (∼ P) từ cơ chất không qua quá trình trao đổi e, quá trình này hiệu quả khai thác năng lượng không cao. Cách 2: phosphoryl hoá - oxy hoá ( quá trình tạo ATP do sự chuyển đổi e xảy ra trong chuỗi hô hấp). Vấn đề đặt ra là năng lượng được giải phóng ra trong quá trình hô hấp từ các cặp e cao năng làm thế nào để gắn được vào gốc phosphoryl (∼ P) để biến ADP thành ATP? [...]... Boyer: Theo thyết này việc v n chuyển H+ từ bên ngoài v o không có tác dụng trực tiếp tạo ra ATP mà nó tác dụng lên ATPase ở phần Fl làm biến đổi cấu trúc của nó làm cho ATP đã có sẵn ở đó được thoát ra ngoài YÊU CẦU CẦN NẮM CHƯƠNG V: TRAO ĐỔI V T CHẤT V NĂNG LƯỢNG Khái niệm, nội dung của trao đổi v t chất, kiểu trao đổi v t chất Khái niêm v trao đổi năng lượng Năng lượng sống của sinh v t Sự hô hấp mô... photphoryl hoá Câu 1: Khái niệm v trao đổi v t chất ở động v t? Cho biết sơ đồ của quá trình này? Câu 2: Thế nào là kiểu trao đổi v t chất ở động v t? Cơ sở v t chất của nó? Câu 3: Trình bày quá trình oxy hoá khử sinh học ở động v t (sự hô hấp mô bào)? Câu 4: Trình bày quá trình photphryl hoá - oxi hoá? Câu 5: Nêu v n tắt các quá trình sinh hoá chủ yếu tạo ATP ở mô bào động v t? Trường Đại học Nông nghiệp... thấu), năng lượng của quá trình oxy hoá tích luỹ lại dưới dạng đầu tiên là một gradien nồng độ H+ v e Nhưng từ thế hiệu đó làm thế nào để tích lại ở ATP? Người ta thấy rằng cấu trúc hình nấm của màng có một hệ thống H+ translocase v n chuyển H+ từ mặt ngoài màng v o trong để làm giảm gradien nồng độ H+, hệ thống này có 2 yếu tố F1 v F0, H+ đi qua yếu tố F0 v F1 Khi qua F1 thì tạo ra ATP từ ADP v Pi... adenozin triphosphatase (hay là ATPase) Hai quá trình oxy hoá v phosphoryl hoá bao giờ cũng tiến hành đồng thời trong màng hợp diễn nên người ta gọi là 2 quá trình "hợp diễn" Bằng phương pháp đo thế năng oxy hoá hoàn nguyên v qua hệ số hô hấp P/O (P dùng để este hoá v O tiêu thụ, người ta thấy rằng mỗi cặp e v Proton qua chuỗi hô hấp mang đủ năng lượng để lập được 3 ATP (P/O = 3), tức là: 2e + 2 H+ +... H+ qua hệ thống H+ translocase cho ra 1 ATP v 1 cặp e cho 3 ATP V n đề tạo ra ATP khi H+ qua hệ thống H+ translocase như thế nào? có hai giả thiết: Giả thiết trực tiếp của Peter Midchell: Theo thuyết này khi cặp H+ đi qua F0 nó tác động v o 1 oxy của H3PO4 tạo thành H2O v gốc phosphoryl cao năng (∼ P), ở F1 có sẵn ADP nó sẽ kết hợp v i gốc phosphoryl cao năng này (∼ P) để tạo thành ATP (hình 5.11)... Hoá Sinh động v t …………………………… 138 http://www.ebook.edu.vn Hình 5.10 Cấu trúc của màng “hợp diễn” v quá trình phosphoryl hoá-oxy hoá Hình 5.11 Quá trình tạo ATP theo thuyết hoá thẩm thấu của Peter Midchell ở lạp thể Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động v t …………………………… 139 http://www.ebook.edu.vn Như v y hoạt động hoá học đã dẫn tới hiện tượng bán thấm của màng v điện tích (nên... hiện đồng thời hai quá trình: oxy hoá cho năng lượng v phosphoryl hoá để tích luỹ năng lượng đó (hình 5.10) Đặc điểm của màng hợp diễn là: Trong màng tỷ lệ protein/lipid = 2/1; Chiều dày của màng ổn định v bằng khoảng 70-90 A0; Trong màng có chứa chuỗi hô hấp đồng thời có chứa hệ thống enzyme để thực hiện quá trình phosphoryl hoá, tức là quá trình tích luỹ năng lượng do quá trình oxy hoá giải phóng ra... trong Như v y nhờ hoạt động của chuỗi hô hấp đã tạo nên 2 hệ quả quan trọng là: Thế hiệu điện tích (gradien e), màng trở thành một cái tụ điện v i điện thế 90-140 von, v i chiều dày 70-90 A0 thì đây là một chất cách điện tuyệt v i nhất trong tự nhiên Gradien nồng độ H+, quá trình oxy hoá càng mạnh thì hàm lượng H+ ở mặt ngoài màng càng lớn, chính gradien nồng độ H+ là nhân tố tích lại năng lượng nhiều... thì cơ thể thu được 3 ATP Người ta cũng đã xác định được 3 v trí tạo ra ATP, đó là: NAD FAD, Cytocrome b cytocrome c1 v cytocrome a a3 Từ H3PO4 làm thế nào thành gốc phosphoryl cao năng (∼ P) v tạo thành ATP? có nhiều giả thiết như lý thuyết màng hợp diễn hoá học của Lehninger năm 1972 (có hợp chất hoá học trung gian X,Y,Z nào đó nhận năng lượng của quá trình oxy hoá rồi chuyển cho gốc phosphoryl);... oxy hoá là một quá trình rất độc đáo trong hệ thống khai thác năng lượng của tự nhiên Người ta đã xác định được v trí thực hiện quá trình này, đó là màng trong của ty lạp thể, màng của diệp lạp thể, màng của VSV Ở tất cả những màng này đều có một cấu trúc đặc biệt gọi là cấu trúc hình nấm, ở ty lạp thể cấu trúc này hướng v o bên trong chất nền, ở diệp lạp thể hướng ra bên ngoài Màng thực hiện quá . CẦU CẦN NẮM CHƯƠNG V: TRAO ĐỔI V T CHẤT V NĂNG LƯỢNG Khái niệm, nội dung của trao đổi v t chất, kiểu trao đổi v t chất. Khái niêm v trao đổi năng lượng. Năng lượng sống của sinh v t. Sự hô. http://www.ebook.edu.vn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá Sinh động v t …………………………… 128 CHƯƠNG V TRAO ĐỔI V T CHẤT V NĂNG LƯỢNG 1. Trao đổi v t chất là gì? Bất cứ một sinh v t nào cũng. Quá trình trao đổi v t chất ởđộng v t được thể hi ện ở sơđồ sau (Hình 5.1). 2. Trao đổi năng lượng Một sinh v t muốn tồn tại được cần phải có năng lượng. Cơ thể sống khác cơ bản v i v t không

Ngày đăng: 14/05/2014, 16:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan