giáo trình kỹ thuật xử lý nước thải chương 6 xử lý các vấn đề ô nhiễm phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải

10 965 1
giáo trình kỹ thuật xử lý nước thải chương 6 xử lý các vấn đề ô nhiễm phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo trình kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng CHƯƠNG 6. XỬ CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM PHÁT SINH TỪ HỆ THỐNG XỬ NƯỚC THẢI 6.1 CÁC NGUỒN Ô NHIỄM TỪ HỆ THỐNG XỬ NƯỚC THẢI Trong hệ thống xử nước thải thường phát sinh các vấn đề ô nhiễm sau: Chất thải rắn Trong xử nước thải, chất thải rắn phát sinh từ quá trình sàng lọc tại song chắn rác, cặn lắng hay váng nổi trong bể điều hòa, bùn lắng từ bể lắng đợt 1, bùn lắng từ quá trình kết tủa, keo tụ tạo bông, bùn lắng từ quá trình lắng bậc 2, Không khí Nguồn phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí từ hệ thống xử nước thải thường bao gồm các vấn đề sau: ô nhiễm mùi từ sự lên men của chất hữu cơ trong bể điều hòa, từ khu vực lưu giữ bùn, từ bể nén bùn,…và trong một số trường hợp đặc biệt là sự bay hơi của chất vô cơ và hữu cơ trong quá trình thổi khí. Ngoài ra còn một hóa chất bay hơi từ hệ thống bồn lưu giữ hóa chất dành cho xử (khí Cl 2 , HCl, H 2 S,…). Tùy theo đặc tính của mỗi loại mà có biện pháp xử hay giảm thiểu riêng. Phần dưới đây trình bày sơ lược một số biện pháp xử và giảm thiểu các nguồn ô nhiễm trong hệ thống xử nước thải. 6.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ CHẤT THẢI RẮN 6.2.1 Tổng quan về công nghệ xử bùn Sơ đồ miêu tả đầu vào và các nguồn ra của một hệ thống xử nước như sau: Một trong những nhiệm vụ của quá trình xử nước thải là chuyển các chất ô nhiễm từ dạng hòa tan sang dạng rắn và tách các chất rắn ra khỏi pha lỏng. Các chất rắn sau khi khử nước (làm đậm đặc) được gọi chung là bùn, chứa nhiều thành phần khác nhau và phải được thải bỏ hợp lý. Bùn sinh ra từ hệ thống xử nước thải thường dạng lỏng có chứa từ 0.25 – 12% chất rắn tính theo khối lượng tùy thuộc vào công nghệ xử nước thải được áp dụng. Trong những thành phần cần xử lý, bùn chiếm thể tích lớn nhất và kỹ thuật xử cũng như thải bỏ bùn là một trong những vấn đề phức tạp nhất trong quá trình xử nước thải. Các thiết bị xử bùn chiếm từ 40 – 60% tổng chi phí xây dựng hệ thống xử nước thải và chi phí xử chiếm khoảng 50% chi phí vận hành toàn hệ thống. ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 155 Nguồn thải Trạm xử Nguồn tiếp nhận Nước thải Bùn thải Nước thải Biến đổi Bùn thải Giáo trình kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng Thành phần bùn Thành phần hóa học của bùn hoạt tính được trình bày trong bảng 6.1. Nhiều thành phần hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn giải pháp thải bỏ bùn sau xử nước thải sinh ra từ quá trình xử bùn. Bảng 6.1 Thành phần hóa học của bùn hoạt tính Thành phần Đơn vị Giá trị Tổng chất rắn khô % 0.83 – 1.16 Chất rắn bay hơi % 0.49 – 1.02 Dầu mỡ % 0.04 – 0.14 Protein % 0.27 – 0.48 Ni tơ % 0.02 – 0.06 Phosphor % 0.02 – 0.13 pH 6.5 – 8.0 Độ kiềm mg/L theo CaCO 3 580 – 1100 Acid hữu cơ mg/L 1100 – 1700 Năng lượng Kj/Kg 18560 – 23200 Số liệu về đặc tính bùn phát sinh trong các hệ thống thông thường và hệ thốngthông khí kéo dài được trình bày trong bảng 6.2. Bảng 6.2 Đặc tính bùn sinh ra trong hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí thông thường và thông khí kéo dài Hệ thống Tỷ trọng Chất rắn khô (mg/L) Hàm lượng chất rắn (% chất khô) Chất rắn Bùn Thông thường 1.25 1.005 72 – 96 0.5 – 1.5 Thông khí kéo dài 1.30 1.015 84 – 120 0.8 – 2.5 6.2.2 Sơ đồ dây chuyền xử bùn tổng quát Trong thực tế, quy trình công nghệ xử bùn thường chia làm dạng chính tùy theo phương pháp xử sinh học có được áp dụng trong hệ thống không. Quy trình công nghệ xử bùn có sử dụng phương pháp sinh học được trình bày tóm tắt trong hình 6.1. ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 156 Giáo trình kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng Hình 6.1 Các quy trình công nghệ xử bùn hoạt tính. 6.2.3 Tính toán thiết kế bể nén bùn 6.2.3.1 Bể nén bùn trọng lực Nén bùn trọng lực (Gravity thickening) được thiết kế tương tự như bể lắng cổ điển, thường sử dụng dạng bể hình tròn. Bùn lỏng được đưa vào ống lắng trung tâm (center feed well). Bùn sẽ lắng, nén lại đáy bể và được tháo ra định kỳ. Phần nước tách ra trên bề mặt được đưa trở lại bể lắng đợt 1. Bùn từ bể nén bùn được bơm đến bể phân hủy hoặc thiết bị tách nước. Nén bùn trọng lực được áp dụng rất hiệu quả đối với bùn từ bể lắng đợt 1. Việc thiết kế bể nén bùn trọng lực cơ bãn dựa trên tải trọng bùn. Để duy trì điều kiện hiếu khí trong bể, lưu lượng bùn cung cấp vào thiết bị cần duy trì mức 24 – 30 m 3/ m 2 .ngđ. Nồng độ bùn trước và sau khi nén bùn và tải trọng chất rắn trong bể nén bùn trọng lực được trình bày trong bảng 6.3. ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 157 Bể tuyển nổi Phân hủy kị khí Bể trộn hóa chất Lọc ép băng tải Bùn đã ép (bánh bùn) Bùn hoạt tính Nước về hệ thống XLNT Bùn từ quá trình xử sơ bộ Nén (nếu cần) Váng nổi về hệ thống XLNT or hệ thống phân tách Phần lọc dẫn qua bể nén hoặc hệ thống XLNT Phân hủy kị khí Bể lọc cát Bùn khôBùn hỗn hợp Váng nổi về hệ thống XLNT or xử riêng Phân hủy kị khí Bể trộn hóa chất HT Ly tâm Bùn đã tách nước Bùn hỗn hợp Bùn sinh học và bùn từ quá trình xử sơ bộ Váng nổi về hệ thống XLNT or hệ thống phân tách Phần ly tâm dẫn về hệ thống XLNT hoặc xử riêng Giáo trình kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng Bảng 6.3 Tải trọng chất rắn trong bể nén bùn trọng lực Hệ thống Nồng độ bùn (%) Tải trọng (kg/m 2 .ngđ) Chưa nén Đã nén Thông thường 0.5 – 1.5 2 – 3 10 – 35 Thông khí kéo dài 0.2 – 1.0 2 – 3 25 – 35 Một số thông số vận hành được áp dụng cho bể nén bùn trọng lực như sau: − Thời gian lưu bùn thường dao động trong khoảng 0.5 – 20 ngày; − Chiều dày lớp bùn trong bể dao động trong khoảng 0.6 – 2.4 m, tùy theo nhiệt độ môi trường. 6.2.3.2 Tuyển nổi tách bùn Theo nguyên vận hành thiết bị, quá trình tuyển nổi tách bùn có thể phân loại thành ba dạng chính sau đây: (1) tuyển nổi bằng khí hòa tan – DAF; (2) tuyển nổi chân không và (3) tuyển nổi bằng khí phân tán. Trong đó, tuyển nổi bằng khí hòa tan thường được sử dụng để xử bùn hoạt tính. Sơ đồ nguyên tuyển nổi tách bùn bằng DAF được biểu diễn trong hình 6.2. Hình 6.2 Sơ đồ tuyển nổi tách bùn DAF. Tải trọng bùn trong bể tuyển nổi tách bùn DAF cao hơn bể nén bùn trọng lực do tốc độ tách pha rắn trong bể DAF lớn hơn. Tải trọng chất rắn đặc trưng trong bể DAF được trình bày trong bảng 6.4. Bảng 6.4 Tải trọng bùn trong bể DAF Hệ thống Tải trọng (kg/m 2 .ngđ) Không châm hóa chất Có châm hóa chất ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 158 Tháo cặn đáy Cơ cấu hớt váng Bể tuyển nổi Thu gom bùn đáy Tuần hoàn cặn lơ lửng Đầu vào Cặn lơ lửng đầu ra Giáo trình kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng Thông thường 50 < 225 Cải tiến 60 < 250 6.2.3.3 Tính toán thiết kế bể phân hủy kị khí Việc thiết kế hệ thống phân hủy bùn kị khí dựa trên các thông số chính sau đây: (1) thời gian lưu bùn, (2) tải trọng thể tích và (3) độ giảm thể tích bùn theo thời gian. Thời gian lưu bùn Sản phẩm của quá trình phân hủy kị khí bùn thải là khí CH 4 và CO 2 . Lượng khí CH 4 sinh ra có thể được ước tính theo công thức sau: ( ) [ ] x PQSSkV .42,1 0 −−= + V: thể tích CH 4 sinh ra điều kiện chuẩn (m 3 /ngđ); + k: hằng số biến đổi theo thuyết (= 0.35 m 3 CH 4 /kg BOD L ); + Q: lưu lượng ((m 3 /ngđ)); + S 0 : nồng độ BOD đầu vào (kg/m 3 ); + S: nồng độ BOD đầu ra (kg/m 3 ); + P x : khối lượng bùn sinh ra trong một ngày (kg/ngđ). Đối với thiết bị phân hủy kị khí tải trọng cao, có khuấy trộn hoàn toàn và không tuần hoàn bùn, sinh khối bùn sinh ra hàng ngày có thể được ước tính theo công thức sau đây: ( ) cd x k QSSY P θ .1 . 0 + − = + Y: hệ số thu hoạch (kg/kg); + k d : hệ số phân hủy nội bào (ngày -1 ); + Ө c : thời gian lưu bùn (ngày). Thông số thiết kế cho thời gian lưu bùn trong thiết bị phân hủy kị khí tải trọng cao, có khuấy trộn hoàn toàn được trình bày trong bảng 6.5. Bảng 6.5 Thời gian lưu bùn trong thiết bị phân hủy kị khí tải trọng cao, có khuấy trộn hoàn toàn Nhiệt độ ( o C) Thời gian lưu bùn (ngđ) Tối thiểu Đề xuất 18 11 28 24 8 20 30 6 14 35 4 10 Hệ số tải trọng ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 159 Giáo trình kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng Hai dạng hệ số tải trọng thông dụng nhất là: (1) khối lượng chất rắn bay hơi đưa vào bể mỗi ngày trên một đơn vị dung tích bể (kg/m 3 .ngđ) và (2) khối lượng chất rắn bay hơi đưa vào thiết bị tính trên khối lượng chất rắn bay hơi có trong bể (kg/kg). tải trọng đặc trưng đối với thiết bị phân hủy tải trọng tiêu chau63n thường dao động trong khoảng 0.5 – 1.6 kg/m 3 .ngđ (tính theo chất rắn bay hơi). Đối với thiết bị phân hủy kị khí tải trọng cao, giá trị tải trọng đặc trưng dao động trong khoảng 1.6 – 4.8 kg/m 3 .ngđ (tính theo chất rắn bay hơi) và thời gian lưu nước dao động trong khoảng 10 – 20 ngày. tải trọng cao hơn 4.0 kg/m 3 .ngđ, quá trình khuấy trộn sẽ gặp trục trặc. Ảnh hưởng của nồng độ bùn, thời gian lưu nước đối với hệ số tải trọng chất rắn bay hơi được trình bày trong bảng 6.6. Bảng 6.6 Mối quan hệ giữa tải trọng chất rắn bay hơi và nồng độ bùn Nồng độ bùn (%) Tải trọng chất rắn bay hơi (kg/m 3 .ngđ) 10 ngày 15 ngày 20 ngày 4 3.0 2.1 1.6 6 4.5 3.0 2.2 8 6.1 4.0 3.0 10 7.7 5.1 3.8 Độ giảm thể tích Nếu phần nước bề mặt được tách riêng và dẫn trở lại các công trình xử nước thải, thể tích của bùn còn lại sẽ giảm tương ứng và có thể ước tính như sau: ( ) ( ) τ       −−= dff VVVV 3 2 + V: thể tích phân hủy (m 3 ); + V f : thể tích bùn ban đầu (m 3 /ngđ); + V d : thể tích bùn đã phân hủy (m 3 /ngđ); + τ: thời gian phân hủy (ngđ). Thông số thiết kế bể phân hủy kị khí vận hành điều kiện mesophilic được trình bày tóm tắt trong bảng 6.7. Bảng 6.7 Thông số thiết kế bể phân hủy kị khí vận hành điều kiện mesophilic Thông số Đơn vị Tốc độ tiêu chuẩn Tốc độ cao Thể tích (bùn từ quá trình xử sơ bộ và bùn hoạt tính) M 3 0.11 – 0.17 0.07 – 0.11 ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 160 Giáo trình kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng Tải trọng chất rắn Kg/m 3 .ngđ 0.64 – 1.60 1.60 – 3.20 Thời gian lưu chất rắn Ngđ 30 – 60 15 – 20 Các bể phân hủy kị khí có thể có dạng tròn, hình chữ nhật hay dạng hình trứng. Trong đó, thông dụng nhất vẫn là dạng hình trụ tròn và dạng hình trứng. Bể có dạng hình trụ tròn ít khi có đường kính nhỏ hơn 6 m và lớn hơn 40 m. Chiều dày của lớp nước trong bể lớn hơn 8 m và độ sâu của bể từ 15 m hoặc hơn. Việc sử dụng bể có dạng hình trứng chủ yếu đề hạn chế công tác vệ sinh bể, tạo điều kiện khuấy trộn tốt hơn, dễ dàng khống chế lớp cặn bề mặt và giảm diện tích cần thiết. 6.2.3.4 Tính toán thiết kế hệ thống phân hủy hiếu khí Phân hủy bùn hiếu khí được sử dụng để xử bùn từ các công trình xử sinh học hiếu khí có công suất nhỏ hơn 0.2 m 3 /s. So với quá trình phân hủy bùn kị khí, quá trình phân hủy hiếu khí có những ưu điểm sau: − Mức độ phân hủy chất rắn bay hơi trong hệ thống phân hủy hiếu khí tương đương với phân hủy kị khí; − Nồng độ BOD trong nước bề mặt thấp hơn; − Quá trình phân hủy ít hay không gây mùi hôi, tạo ra sản phẩm ổn định và dạng mùn; − Thu hồi được nguyên liệu có giá trị để sản xuất phân bón từ bùn; − Vận hành đơn giản; − Chi phí đầu thấp hơn. Những nhược điểm chính của quá trình phân hủy hiếu khí bao gồm: − Chi phí vận hành cao hơn do phải duy trì hệ thống cấp oxy; − Bùn sau xử khó tách nước bằng phương pháp cơ học; − Quá trình bị ảnh hưởng đáng kể bởi nhiệt độ, vị trí và vật liệu chế tạo bể; − Không thể thu hồi được khí CH 4 . Hai quá trình thường được áp dụng gồm: (1) phân hủy hiếu khí cổ điển và (2) phân hủy hiếu khí với lượng oxy tinh khiết cao. Các thông số thiết kế thiết bị phân hủy bùn hiếu khí được trình bày trong bảng 6.7. Bảng 6.7 Thông số thiết kế thiết bị phân hủy bùn hiếu khí Thông số Đơn vị Khoảng dao động ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 161 Giáo trình kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng Thời gian lưu nước (đối với bùn hoạt tính thải) Ngày 10 – 15 Tải trọng chất rắn Kg VSS/m 3 .ngđ 1.6 – 4.8 Nhu cầu oxy Kg/kg 2 – 4 Năng lượng cần + Thiết bị làm thoáng cơ khí W/m 3 20 – 40 + Máy thổi khí m 3 /m 3 .phút 0.02 – 0.04 DO còn lại trong chất lỏng Mg/L 1 – 2 VSS giảm % 40 – 50 6.2.4 Hệ thống khử nước Quá trình khử nước của bùn nhằm: (1) giảm chi phí vận chuyển bùn đến nơi thải bỏ, (2) dễ xử vận chuyển, (3) tăng nhiệt năng của bùn nhờ giảm hàm lượng nước trong bùn, (4) giảm lượng vật liệu tạo độ rỗng trong quá trình ủ compost, (5) giảm sự phát sinh mùi, (6) giảm sự hình thành nước rò rỉ. Thiết bị lọc chân không. Ưu điểm của thiết bị lọc chân không là không đòi hỏi công nhân vận hành có kỹ thuật cao, ít bảo trì bảo dưỡng do thiết bị được vận hành liên tịc. Nhược điểm chính là tiêu tốn năng lượng và gây ồn. Nước sau lọc có hàm lượng cặn lơ lửng cao. Thiết bị ly tâm. Ưu điểm của thiết bị ly tâm là hạn chế mùi hôi, dễ khởi động, dễ lắp ráp. Bùn sau ly tâm có hàm lượng ẩm thấp. Chi phí đầu thấp. Nhược điểm của thiết bị ly tâm là phải tách cát và nghiền hỗn hợp nhập liệu trước khi ly tâm, yêu cầu công nhân vận hành kỹ thuật cao và nước sau khi ly tâm có hàm lượng cặn lơ lửng cao. Thiết bị lọc băng tải. Ưu điểm của thiết bị lọc băng tải là ít tốn năng lượng, chi phí đầu vận hành thấp, dễ bảo trì và vận hành. Bùn sau khi lọc có hàm lượng ẩm thấp. Nhược điểm của thiết bị này là bị hạn chế bởi trở lực thủy lực, cần phải nghiền hỗn hợp nhập liệu, rất nhạy đối với đặc tính bùn đưa vào thiết bị, thời gian sử dụng vật liệu ngắn, không nên vận hành tự động. Thiết bị lọc băng tải là thiết bị tách nước của bùn, sử dụng áp lực cơ học để xử bùn đã qua xử sơ bộ bằng hóa chất. Hỗn hợp bùn lỏng được ép giữa hai lớp băng tải chạy qua các trục ép có đường kính giảm dần. Thiết bị gồm có ba vùng: − Vùng nén trọng lực, tại đây, nước thấm qua lỗ rỗng của băng tải nhờ trọng lực; ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 162 Giáo trình kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng − Vùng nén ép, tại đây, chất rắn được loại bỏ phần lớn nước tự do trước khi qua vùng nén áp lực cao; − Vùng nén áp lực cao, dưới tác dụng cảu áp lực sử dụng, hầu hết nước được tách khỏi bùn. Thông thường, bùn đưa vào thiết bị ép băng tải có hàm lượng chất rắn dao động trong khoảng 1 – 4% và sau khí ép thành bánh, hàm lượng chất rắn có thể đạt 12 – 35%. Hiệu quả tách nước phụ thuộc vào bản chất của bùn xử lý. Thiết bị lọc khung bản. Ưu điểm của thiết bị lọc khung bản là bùn sau xử có hàm lượng ẩm thấp nhất và nước sau lọc có hàm lượng cặn lơ lửng thấp. Nhược điểm của thiết bị này là phải vận hành theo từng mẻ, chi phí thiết bị và nhân công vận hành cao, chiếm diện tích lớn, đòi hỏi công nhân vận hành và bảo trì kỹ thuật cao, tiêu tốn hóa chất. Các thông số vận hành thiết bị tách nước được trình bày tóm tắt trong các bảng 6.8 và 6.9. Bảng 6.8 Nồng độ bùn sau khi qua các thiết bị tách nước Thiết bị Nồng độ chất rắn (%) Nén trọng lực - Bùn từ quá trình xử sơ bộ 4 – 10 - Bùn từ quá trình xử sơ bộ và bùn hoạt tính 2 – 6 Tuyển nổi cô đặc bùn (có thêm hóa chất) 3 – 6 Ly tâm cô đặc bùn (có thêm hóa chất) 4 – 8 Lọc chân không (có thêm hóa chất) 15 – 30 Lọc băng tải (có thêm hóa chất) 15 – 30 Lọc áp lực (có thêm hóa chất) 20 – 50 Ly tâm (có thêm hóa chất) 10 - 35 Bảng 6.9 Đặc tính nước thải từ các thiết bị tách nước Thiết bị BOD (mg/L) SS (mg/L) Nén trọng lực ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 163 Giáo trình kỹ thuật xử nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng - Bùn từ quá trình xử sơ bộ 100 – 400 80 – 300 - Bùn từ quá trình xử sơ bộ và bùn hoạt tính 60 – 400 100 – 350 Tuyển nổi cô đặc bùn (có thêm hóa chất) 50 – 400 100 – 600 Ly tâm cô đặc bùn (có thêm hóa chất) 400 – 1200 500 – 1500 Lọc chân không (có thêm hóa chất) 500 – 5000 1000 – 5000 Lọc băng tải (có thêm hóa chất) 50 – 500 200 – 2000 Ly tâm (có thêm hóa chất) 1000 – 10000 2000 – 10000 Phân hủy kị khí (tốc độ cao) 2000 – 5000 1000 – 10000 Phân hủy hiếu khí 200 – 5000 1000 – 10000 Xử bằng nhiệt 3000 – 15000 1000 – 5000 6.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIỂU VÀ XỬ MÙI PHÁT SINH TỪ HỆ THỐNG XỬ NƯỚC THẢI Tùy theo nguồn phát sinh mà có biện pháp giảm thiểu khác nhau. Nhìn chung để giảm thiểu tối đa tác động của mùi từ hệ thống xử nước thải tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh thì việc quy hoạch lựa chọn vị trí đặt hệ thống xử nước thải chiếm một vai trò quan trọng. Vị trí đặt hệ thống xử nên chọn cuối gió và có khoảng cách ly đối với các khu vực sản xuất, văn phòng và khu dân cư liền kề. Khoảng cách ly cần thiết có thể tham khảo trong tiêu chuẩn ngành hoặc quy phạm xây dựng. Đối với mỗi nguồn phát sinh riêng biệt có thể áp dụng một số giải pháp sau: Đối với mùi phát sinh từ bể điều hòa: việc sục khí liên tục hay rút ngắn thời gian lưu của nước trong bể điều hòa có thể giảm tối đa lượng mùi phát sinh. Ngoài các biện pháp trên có thể làm kín bể để tránh phát tán mùi. Đối với khí thải từ hệ thống xử bùn: có thể thực hiện việc thông gió cục bộ để phát tán mùi đối với hệ thống nhỏ. Trong trường hợp công suất lớn, có thể lắp đặt hệ thống thu khí và dẫn qua bể xử khí bằng phương pháp lọc sinh học để xử lượng mùi trên. Đối với khí thải phát sinh từ khu vực pha chế - lưu giữ hóa chất: có thể giảm thiểu bằng cách sử dụng các thiết bị kín, hay lắp đặt hệ thống thu gom và phát tán, hay điều chỉnh pH của dung dịch cho phù hợp để tránh bay hơi,… Tài liệu tham khảo Trần Thị Mỹ Diệu; 2005. Xử nước thải; Đại học Văn Lang; Metcalf & Eddy; 2003. Wastewater Engineering – Treatment and Reuse, Fourth Edition, McGraw Hill, 2003; W.Wesley Eckenfelder Jr. 2000. Industrial water pollution control, third edition, Mcgraw Hill, 2000; ThS. Nguyễn Ngọc Châu - draft 2 -2011 164 . Giáo trình kỹ thuật xử lý nước thải – Đại học Dân lập Lạc Hồng CHƯƠNG 6. XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM PHÁT SINH TỪ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 6. 1 CÁC NGUỒN Ô NHIỄM TỪ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Trong. THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Trong hệ thống xử lý nước thải thường phát sinh các vấn đề ô nhiễm sau: Chất thải rắn Trong xử lý nước thải, chất thải rắn phát sinh từ quá trình sàng lọc tại song chắn rác,. Phần dưới đây trình bày sơ lược một số biện pháp xử lý và giảm thiểu các nguồn ô nhiễm trong hệ thống xử lý nước thải. 6. 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN 6. 2.1 Tổng quan về công nghệ xử lý bùn Sơ

Ngày đăng: 14/05/2014, 15:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan