Kinh nghiệp triển khai các phần mềm dùng chung chính phủ điện tử tại tỉnh bà rịa vũng tàu

7 600 5
Kinh nghiệp triển khai các phần mềm dùng chung chính phủ điện tử tại tỉnh bà rịa vũng tàu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh nghiệp triển khai các phần mềm dùng chung chính phủ điện tử tại tỉnh bà rịa vũng tàu

THAM LUẬNKINH NGHIỆM TRIỂN KHAI CÁC PHẦN MỀM DÙNG CHUNGCHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH RỊA-VŨNG TÀU Trình bày: Ông Nguyễn Văn Trừ Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Rịa-Vũng TàuKính thưa:Trước tiên, thay mặt Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Rịa-Vũng Tàu tôi xin gửi đến các đồng chí là đại diện lãnh đạo Bộ TT&TT, Đại diện Tỉnh ủy, UBND, đại diện các cơ quan, ban ngành của tỉnh Đồng Nai; Sở TT&TT các tỉnh; các anh chị là đại diện các công ty, doanh nghiệp, báo đài có mặt trong buổi Hội thảo hôm nay lời chào trân trọng nhất.Kính thưa quý vị đại biểu, hôm nay, tôi lấy làm vinh dự được Ban Tổ chức mời tham dự “Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT lần thứ XVI tỉnh Đồng Nai năm 2012” và được trình bài tham luận. Qua bài tham luận của mình, tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm triển khai các phần mềm dùng chung, các phần mềm chuyên ngành, tiến đến Chính quyền điện tử tại tỉnh RịaVũng Tàu.Kính thưa quý đại biểu, năm 2011, sau khi kết thúc kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2006-2010 định hướng đến năm 2020 tại địa phương, Sở TT&TT tỉnh BR-VT căn cứ các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ TT&TT về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, đã xây dựng và trình UBND Tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực CNTT tại địa phương bao gồm:1. Quyết định số 238/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 của UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh BR-VT giai đoạn 2011-2015.2. Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 23/6/2011 phê duyệt kế hoạch triển khai đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin-Truyền thông tại tỉnh Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015.3. Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 18/8/2010 Quyết định Ban hành Quy định về chế độ ưu đãi đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác công nghệ thông tin, viễn thông trên địa bàn tỉnh Rịa-Vũng Tàu. Trên cơ sở các Quyết định trên, Sở TT&TT đã tham mưu để UBND tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách như: Hàng năm, giao nguồn chi hoạt động CNTT tại tỉnh BR-VT (năm 2012 là 28,883 tỷ).Ban hành các quy định, quy chế, để hỗ trợ cho công tác triển khai các ứng dụng tại các đơn vị như:- Quy chế vận hành liên thông văn bản qua mạng giữa các đơn vị đã triển khai phần mềm Văn phòng điện tử (eOfiice).- Quy chế Sử dụng các thiết bị CNTT, mạng LAN, mạng Internet và phần mềm quản lý hồ sơ thủ tục hành chính tại bộ phận Một cửa huyện.Phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương, Viễn thông tỉnh BR-VT triển khai đường truyền chuyên dùng Đảng, đoàn thể tại tất cả các Sở, ngành, UBND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Triển khai chữ ký điện tử cho Lãnh đạo UBND các cấp, Lãnh đạo các Sở, ban ngành (hiện đã được UBND Tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông quản lý thuê bao chứng thư số của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Rịa-Vũng Tàu; phê duyệt kinh phí Tập huấn, triển khai sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng). Hiện tại, đang chờ Cục cơ yếu 893 phối hợp với Trung tâm Chứng thực điện tử chuyên dùng Chính phủ-Cục Quản lý Kỹ thuật nghiệp vụ Mật mã tiến hành khảo sát thực trạng và hướng dẫn các thủ tục đăng ký, cấp phát, quản lý chứng thư số.Các kế hoạch ứng dụng CNTT chuyên ngành, phục vụ cải cách hành chính, phục vụ cho công tác quản lý và điều hành chuyên môn nghiệp vụ tại địa phương đã được triển khai đồng bộ. Cụ thể như: - Triển khai phần mềm dùng chung: + Cung cấp dịch vụ công mức độ 3 lĩnh vực xuất bản, báo chí (gồm 10 thủ tục); Ngành Công thương (gồm 50 thủ tục); Đang xây dựng dịch vụ công mức độ 3 lĩnh vực Giao thông vận tải; pháp; Kế hoạch đầu tư. + Nhằm nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ, năm 2007 UBND tỉnh đã quyết định đầu ứng dụng CNTT tại bộ phận Một cửa của 08/08 huyện, thị, thành phố trên địa bàn, tin học hóa việc tiếp nhận và trả kết quả các lĩnh vực: đất đai, xây dựng, pháp, hộ tịch, chính sách xã hội, đăng ký kinh doanh, cấp giấy Chứng minh Nhân dân, tính thuế và thu tiền nộp ngân sách. Năm 2010 triển khai đầu ứng dụng CNTT tại bộ phận Một cửa của 82/82 đơn vị cấp xã. Các huyện đã ban hành Quy chế vận hành hệ thống Một cửa. Trang website tại các huyện đã cung cấp dịch vụ công mức độ 2 (riêng UBND thị xã Rịa đã cung cấp mức độ 3). UBND các huyện, thị xã, thành phố đã được lắp đặt hệ thống CNTT để lấy ý kiến người dân và doanh nghiệp về mức độ hài lòng và góp ý về các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực khi đến giao dịch tại bộ phận Một cửa. Trang web http://motcuacapxa.baria-vungtau.gov.vn, trên trang này, chúng tôi có thể theo dõi được việc vận hành của các đơn vị như: tiếp nhận bao nhiêu hồ sơ, đã xử lý bao nhiêu hồ sơ v, v .+ Văn phòng điện tử (eOffice): triển khai tại các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, đang trình triển khai thí điểm tại các đơn vị cấp xã: Hiện tại, Sở đã trình Quy chế liên thông văn bản qua phần mềm eOffice từ UBND Tỉnh xuống các đơn vị trực thuộc.+ Hệ thống mail được quản lý theo hệ thống đa cấp, các đơn vị có thể tự thêm mới và chỉnh sửa thông tin của công chức thuộc đơn vị mình. Bảo đảm an toàn chống được Spam mail….+ Triển khai công tác bảo mật tại các đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã: năm 2011 hầu hết các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã được triển khai giải pháp phòng chống virus Bkav. Hiện tại, công ty Bkav đang triển khai hệ thống theo dõi tình hình virus tại các đơn vị.- Triển khai phần mềm chuyên ngành: + Sở pháp: phần mềm quản lý Hộ tịch liên thông từ cấp xã đến cấp huyện và cấp tỉnh. + Ngành y tế: phần mềm Quản lý bệnh nhân. + Ngành giáo dục: phần mềm Giáo dục Mầm non.+ Phần mềm Quản lý chuyên ngành lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.+ Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phần mềm Quản lý nông lâm - Triển khai các ứng dụng trong các cơ quan Đảng các cấp thuộc tỉnh. - Triển khai phần mềm Đề tài nghiên cứu khoa học: + Đề tài Ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhân hộ khẩu của Công an tỉnh tại các đơn vị cấp huyện và cấp xã.+ Đề tài mô hình thông tin điện tử khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Rịa-Vũng Tàu: đã triển tại các huyện và cácvùng sâu, vùng xa.- Triển khai hệ thống lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp về mức độ hài lòng, thủ tục hành chính khi giao dịch tại bộ phận Một cửa cấp huyện của tất cả các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.MÔ HÌNH ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TẠI TỈNH BRVTTừ quá trinh triển khai trên, chúng tôi xin đưa ra mô hình mà chúng tôi cho là thành công tại tỉnh BRVT.Tầng đầu tiên là hạ tầng, các đơn vị đã được kết nối mạng LAN trong đơn vị mình và hệ thống mạng WAN kết nối các đơn vị lại với nhau.Tầng thứ 2, triển khai phần mềm văn phòng điện tử với mục đích giúp các đơn vị có một nền tảng CNTT nhất định để khi triển khai tầng thứ 3 mọi người không còn lạ lẫm với khái niệm văn bản điện tử. Các ứng dụng điều hành tác nghiệp chuyên ngành. Tầng thứ 3, liên thông văn bản văn phòng, hệ thống tác nghiệp chuyên ngành.Tầng thứ 4, triển khai mô hình một cửa giúp nâng cao tinh thần phục vụ người dân, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, tránh phiền hà cho người dân.- Tầng thứ 5, trang bị dịch vụ công mức độ ba, giúp tiết kiệm thời gian của công dân, các thủ tục càng được minh bạch.Trên hết là Cổng thông tin điện tử, người dân chỉ cần vào Cổng thông tin là có thể tìm kiếm các thủ tục hành chính, tra cứu thông tin hồ sơ, thực hiện các dịch vụ công mức độ ba. Còn đối với Lãnh Đạo thì có khả năng giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị.- Song song quá trình này, các hệ thống cần được sự bảo vệ để các hệ thống được vận hành hoàn hảo.KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI1. Việc triển khai PM phải tạo được môi trường tác nghiệp, thu hút người dùng:Trước tiên phải chọn Mô hình  Thí điểm  Đánh giá  Nhân rộng Liên thông  Tích hợp và Cung cấp các dịch vụ công.2. Cần có sự quyết tâm của lãnh đạo tại mỗi đơn vị.3. Chủ đầu triển khai các ứng dụng phải là đơn vị thụ hưởng.4. Có quản trị mạng chuyên trách: phải bố trí cán bộ quản trị mạng chuyên trách có trình độ chuyên môn để có thể trực tiếp triển khai, vận hành hệ thống có hiệu quả. Cần có chế độ đãi ngộ cho cán bộ quản trị mạng. (Tỉnh BR-VT tại mỗi Sở, ngành được giao từ 1-2 biên chế, mỗi UBND cấp huyện được giao 2 biên chế. Các quản trị mạng ngoài lương, hàng tháng còn được hưởng kinh phí hỗ trợ: Đại học 1,5 triệu đồng/người/tháng; Cao đẳng 1 triệu đồng/người/tháng; trung cấp 400 ngàn đồng/người/tháng; cấp xã 200 ngàn đồng/người/tháng; Lãnh đạo cấp tỉnh 800 ngàn đồng/người/tháng; cấp huyện 400 ngàn đồng/người/tháng). 5. Xây dựng các quy chế về vận hành phần mềm như: Quy chế vận hành phần mềm Một cửa; Một cửa liên thông; Vận hành phần mềm Văn phòng điện tử .TÓM LẠI Việc đầu cho các giải pháp trên của BR-VT được coi là bước đột phá lớn trong cải cách hành chính, vì nó đã tạo được môi trường làm việc văn minh, hiện đại, từ đó nâng cao năng lực của từng cán bộ công chức, đến phong cách làm việc của lãnh đạo và kết quả lớn nhất đó là giảm được phiền hà cho người dân và doanh nghiệp khi sử dụng các dịch vụ công. Tạo được lòng tin của người dân, doanh nghiệp đối với cơ quan Nhà nước, góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội. Tạo ra được bộ máy hành chính mà ở đó các cán bộ, công chức đã khá thành thạo trong việc sử dụng máy tính; sử dụng thành thạo các ứng dụng liên quan đến việc điều hành tác nghiệp, lưu chuyển công văn giấy tờ thông qua mạng máy tính. Các cơ quan đã bước đầu thực hiện việc liên thông, kết nối với nhau tạo thành hệ thống hành chính thống nhất. Các văn bản, giấy tờ đã được lưu chuyển cho nhau qua đường điện tử (sẽ triển khai Chữ ký số và mã hóa). Giải quyết được mô hình G2G. Triển khai được các dịch vụ công tại toàn bộ các xã, phường và huyện thị thông qua ứng dụng một cửa điện tử liên thông, giải quyết mô hình G2B và G2C.Đối với việc triển khai hệ thống điều hành tác nghiệp, hiệu quả lớn nhất mang lại đó chính là “con người”, hệ thống đã tạo dựng được một đội ngũ cán bộ, viên chức ứng dụng CNTT trong công việc hiệu quả, tạo được tác phong làm việc chuyên nghiệp trong mỗi cơ quan, làm thay đổi hoàn toàn duy và cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh. Tính tự giác được nâng cao, tình trạng đối phó giảm đáng kể, trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận được thể hiện rõ ràng. Việc triển khai ứng dụng CNTT trong công tác điều hành cũng đã làm rút ngắn thời gian xử lý công việc, tăng hiệu quả làm việc, tiết kiệm thời gian và phần lớn chi phí văn phòng.Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những mặt khó khăn hạn chế cần khắc phục như: việc ứng dụng CNTT tại các đơn vị hiệu quả chưa đồng đều, một số đơn vị lãnh đạo chưa quan tâm trong việc đưa ứng dụng CNTT áp dụng tại cơ quan mình. Nhân sự CNTT trong cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh hạn chế về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là cấp xã đã triển khai ứng dụng CNTT trong mô hình một cửa nhưng vẫn chưa có biên chế quản trị mạng để quản lý vận hành hệ thống thiết bị. KẾT LUẬNViệc triển khai các ứng dụng về điều hành tác nghiệp tại các cơ quan và liên kết các cơ quan với nhau đã giúp BR-VT giải quyết vấn đề G2G. Giải pháp eOffice không chỉ giải quyết bài toán điều hành tác nghiệp đơn lẻ tại mỗi cơ quan, mà nó còn cho phép các cơ quan liên thông với nhau thông qua ứng dụng này, mọi công văn giấy tờ, hồ sơ thủ tục hành chính đều có thể luân chuyển trên hệ thống, giữa các đơn vị với nhau giúp giải quyết tối ưu cho mô hình G2G. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp, khi triển khai hệ thống này cũng hoàn toàn liên kết, liên thông với các cơ quan nhà nước, qua đó phần nào giải quyết được mô hình G2B.Đối với việc triển khai ứng dụng phần mềm Một cửa điện tử liên thông, Các quy trình xử lý hồ sơ thủ tục hành chính được công khai minh bạch, giúp cho doanh nghiệp, người dân tiết kiệm được thời gian đi lại, tránh phiền hà đó là những vấn đề mấu chốt của mô hình G2B và G2C. Cùng với việc tiếp tục triển khai các ứng dụng điều hành tác nghiệp và Một cửa điện tử liên thông, BR-VT đã xây dựng Cổng TTĐT để cung cấp các dịch vụ công trên môi trường internet, người dân và doanh nghiệp có thể thông qua internet để sử dụng các dịch vụ. Có thể nói BR-VT đã sẵn sàng đáp ứng đầy đủ và đồng bộ tất cả các mô hình G2G, G2C, G2B.Chúng tôi cho rằng, một trong những mục tiêu tối quan trọng phải đạt được để có được tỉnh điện tử đó là: làm sao phải xây dựng được bộ máy hành chính mà ở đó CBCC trong từng cơ quan phải biết sử dụng các ứng dụng CNTT thành thạo trong công việc, lưu chuyển văn bản qua mạng máy tính thành thạo. Chính vì lý do đó, nên đầu tiên chúng tôi triển khai ứng dụng quản lý văn bản và điều hành cho các cơ quan trong tỉnh để đạt được mục tiêu trên.Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp, khi triển khai hệ thống này cũng hoàn toàn liên kết, liên thông với các cơ quan nhà nước, qua đó phần nào giải quyết được mô hình G2B (BR-VT đã thí điểm cho một doanh nghiệp khoa học là Công ty Thoát nước và Phát triển đô thị - Sở Xây dựng).Xin cám ơn ./. . THAM LUẬNKINH NGHIỆM TRIỂN KHAI CÁC PHẦN MỀM DÙNG CHUNGCHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU Trình bày: Ông Nguyễn Văn. kinh nghiệm triển khai các phần mềm dùng chung, các phần mềm chuyên ngành, tiến đến Chính quyền điện tử tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Kính thưa quý đại biểu,

Ngày đăng: 22/01/2013, 10:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan