Phân tích tài chính công ty cổ phần cao su Đà Nẵng

57 1.6K 11
Phân tích tài chính công ty cổ phần cao su Đà Nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích tình hình tài chính chi tiết công ty cổ phần cao su Đà Nẵng trong 5 năm 2008-2012

1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 2 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra rất nhiều những khó khăn và thử thách mới đặt ra cho các doanh nghiệp. Trước thực trạng đó, để thể tồn tại và phát triển thì điều mà mỗi doanh nghiệp cần làm đó là phải nắm vững hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính của mình. Hai hoạt động này gắn liền và không thể tách rời nhau. Hoạt động tài chính mặt trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu tạo vốn đến việc dùng nó đầu tư vào đâu sao cho hiệu quả rồi tới khâu phân phối lợi nhuận thu được ra sao Hay nói cách khác, hoạt động tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy nên, việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nắm rõ được thực trạng hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai. Cung cấp các thông tin quan trọng nhất để chủ doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư đánh giá được những tiềm lực vốn của doanh nghiệp, những thế mạnh, những nhân tố thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính. Để từ đó thể hoạch định các kế hoạch và giải pháp phù hợp để ổn định và tăng cường hoạt động tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp.Xuất phất từ những vai trò đó nên chúng em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng” để thấy rõ thực trạng và đưa ra định hướng phát triển cho tương lai. 3 I. CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHÍNH Doanh thu của DRC tăng nhanh qua các năm, từ chỗ doanh thu thuần là 1.290.518 triệu đồng năm 2008 đã tăng lên 2.784.934 triệu đồng năm 2012, tăng gần 2,2 lần (215,79%). Qua đây thể thấy được phần nào việc công ty đang những bước phát triển tốt, ngày càng nâng cao vị thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Khả năng sinh lời tốt và khá ổn định. Mặc dù lợi nhuận ngành săm lốp phụ thuộc nhiều vào biến động giá cao su nguyên liệu đầu vào, trong các năm qua giá cao su nguyên liệu đầu vào biến động rất mạnh, tuy nhiên khả năng sinh lời của DRC khá ổn định, ROE luôn ở mức trên 24%. Nguyên nhân là do sản phẩm chủ lực của DRC là săm lốp ô tô biên lợi nhuận gộp khá cao, đồng thời DRC không khó để tăng giá bán khi giá nguyên liệu đầu vào tăng. Vì đặc thù là một đơn vị sản xuất, tài sản cố định nhiều nên DRC ROA không cao, chỉ khoảng trên 10%. Tài sản cố định và vốn vay tăng mạnh trong 2 năm gần đây. Với nhiều dự án đang triển khai như di dời nhà máy săm lốp cũ và dự án Radial, DRC chủ yếu sử dụng vốn vay để tài trợ cho dự án. Do đó trong cấu tài sản và nguồn vốn thì tỷ trọng tài sản cố định và vốn vay tăng mạnh trong 2 năm gần đây. Tuy nhiên tỷ lệ nợ/VCSH của DRC trong năm 2012 là 0,76x, vẫn khá an toàn. Theo ước tính của chúng tôi thì tỷ lệ này trong năm 2013 là 1,13x và vẫn nằm trong giới hạn an toàn. Khả năng thanh toán nhanh giảm dần. Việc tăng nợ vay trong những năm gần đây đã làm cho khả năng thanh toán của DRC giảm dần qua các năm. Hệ số thanh toán hiện hành năm 2012 của DRC là 1,94, tỷ lệ này tương đối an toàn. Tuy nhiên hệ số thanh toán nhanh của DRC 2 năm gần đây đều dưới 1. Đây là đặc trưng riêng của các doanh nghiệp săm lốp. Thường thời điểm cuối năm các công ty thường trữ nguyên liệu cao su giá rẻ nên tồn kho tăng mạnh, trong khi nợ vay cũng tăng để tài trợ cho hoạt động này. Do đó, tỷ lệ thanh toán nhanh thời điểm cuối năm thường 4 thấp. Do đó, khi đánh giá khả năng thanh toán của DRC thì việc đánh giá dựa trên tỷ lệ thanh toán ngắn hạn thì chính xác hơn. Thông qua phân tích các dòng tiền, ta thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh luôn đóng vai trò chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn trong cấu dòng tiền của công ty. Ngoài ra, còn sự tương qua giữa lợi nhuận và dòng tiền hiện tại của doanh nghiệp, doanh nghiệp luôn duy trì được một lượng tiền dương cuối mỗi năm vơi giá trị lớn, từ đó công ty thể nâng cao khả năng đầu tư, khả năng thanh toán, tài trợ. Tuy nhiên, dòng tiền thuần trong hai năm gần đây đang xu hướng giảm nhẹ là vì mức doanh thu tín dụng của công ty lớn và đang tăng lên. 5 II. NGÀNH SẢN XUẤT SĂM LỐP VIỆT NAM 1. Tổng quan về ngành Ngành săm lốp Việt Nam quy mô thị trường tương đối nhỏ, khoảng 16.800 tỷ đồng tương đương khoảng 800 triệu USD. So với quy mô thị trường săm lốp thế giới hiện tại vào khoảng 235 tỷ USD thì Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,34% thị trường săm lốp thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ lốp ô tô quá thấp, chỉ khoảng 4,3 triệu lốp/năm so với hơn 1,3 tỷ lốp/năm trên toàn thế giới. Ở Việt Nam thì xe máy được sử dụng làm phương tiện đi lại chính với số lượng xe máy lưu hành tính đến cuối năm 2011 là khoảng 34,3 triệu chiếc. Nhu cầu tiêu thụ lốp xe máy khoảng 32,4 triệu lốp/năm. Tuy nhiều về số lượng nhưng giá trị lốp xe máy thấp, chỉ bằng khoảng 1/10 giá trị lốp ô tô. Vì điều kiện sở hạ tầng ở Việt Nam không phát triển nên chính phủ hạn chế xe ô tô cá nhân bằng cách áp dụng chính sách thuế và phí ở mức rất cao. Do đó, số lượng xe ô tô đang lưu hành chỉ khoảng 1,4 triệu chiếc nên nhu cầu tiêu thụ lốp ô tô ở Việt Nam là rất thấp chỉ khoảng 4,3 triệu lốp/năm so với hơn 1,3 tỷ lốp/năm của cả thế giới. Tuy giá trị lốp ô tô gấp nhiều lần so với lốp xe đạp và xe máy, nhưng nhu cầu tiêu thụ lại quá thấp nên quy mô thị trường săm lốp Việt Nam nhìn chung là rất nhỏ. Mức độ tập trung ngành săm lốp khá cao và hầu như bị chi phối bởi 3 doanh nghiệp nội trực thuộc Vinachem là CSM, DRC và SRC, một vài doanh nghiệp FDI và liên doanh nước ngoài. Đối với các phân khúc riêng biệt thì DRC và CSM dẫn đầu ngành, tuy nhiên so với thị phần chung thì các doanh nghiệp trực thuộc Vinachem chiếm thị phần khá khiêm tốn (khoảng 40,7%). Nguyên nhân chủ yếu là DRC và CSM đã nhường gần như hoàn toàn phân khúc săm lốp xe con (đa số sử dụng lốp Radial) cho các đối thủ nước ngoài. Tuy nhiên, nếu kể đến phân khúc lốp radial vốn bị các đối thủ nước ngoài như Michelin, Bridgestone, Yokohama độc chiếm thì top 3 trong nước chỉ chiếm 40% tổng thị phần. Với mục tiêu giành lại thị 6 phần lốp xe ô tô vốn mang đến lợi nhuận cao, CSM và DRC sắp sửa ra mắt sản phẩm lốp radial mới của mình với một mức giá khá cạnh tranh khi thấp hơn đến 30% so với các đối thủ nước ngoài. 2. Tình hình sản xuất săm lốp 2.1 Tình hình sản xuất săm lốp xe đạp Theo dữ liệu từ Bộ Công Thương và ước tính của chúng tôi thì trong năm 2011, sản lượng sản xuất lốp xe đạp đạt 21,3 triệu chiếc. Trong đó, sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp trực thuộc Vinachem khoảng 10,5 triệu chiếc, chiếm 49,3%. Hầu hết sản lượng sản xuất còn lại đến từ các doanh nghiệp FDI. Về săm xe đạp thì sản lượng sản xuất trong năm 2011 là khoảng 29 triệu chiếc. Trong đó sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp trực thuộc Vinachem khoảng 17,5 triệu chiếc chiếm khoảng 60,3%. Nhu cầu hiện tại chủ yếu đến từ nhu cầu thay thế, trong khi nhu cầu cho sản xuất mới (OEM) cũng chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu thay thế xe đạp cũ, một phần khác đến từ sản xuất các dòng xe mới như xe đạp điện và xuất khẩu. Sản xuất săm lốp xe đạp hầu như không tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng trung bình 7 (CAGR) giai đoạn 2005-2011 của sản lượng sản xuất lốp và săm xe đạp lần lượt là 0,7% và 1,3%. 2.2 Tình hình sản xuất săm lốp xe máy Sản xuất lốp xe máy trong năm 2011 đạt 28,4 triệu chiếc, Vinachem là khoảng 7 triệu chiếc, chiếm khoảng 24,6%. Sản xuất săm xe máy trong năm 2010 là 55,3 triệu chiếc, Vinachem là khoảng 21,2 triệu chiếc, chiếm 38,3%. Tốc độ tăng 8 trưởng trung bình (CAGR) giai đoạn 2005-2011 của sản lượng sản xuất lốp và săm xe máy lần lượt là 8,9% và 10,2%. 2.3 Tình hình sản xuất săm lốp ô tô Năm 2011, sản lượng lốp ô tô sản xuất ước tính đạt 5,3 triệu lốp, trong đó Vinachem khoảng 2 triệu lốp chiếm khoảng 38%, phần còn lại chủ yếu từ các doanh nghiệp FDI, trong đó 2 doanh nghiệp công suất tương đối lớn là Kumho (3,15 triệu lốp/năm) và Yokohama (400 ngàn lốp/năm). Tốc độ tăng trưởng sản xuất lốp xe ô tô hàng năm ở mức khá cao, sản lượng năm 2011 gấp 3 lần so với năm 2005, tương đương với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 20,8% trong giai đoạn 2005-2011. 3. Xu thế phát triển của ngành Lốp radial đang là xu hướng chính: Lốp radial tỷ lệ sử dụng cao ở các nước phát triển do lợi thế về độ bền và tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên ở Việt Nam lốp radial chỉ chiếm vỏn vẹn 10% tổng nhu cầu tiêu thụ lốp xe và thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 90% ở các quốc gia phát triển. Hoàn toàn lất át lốp xe truyền thống bởi những đặc tính vượt trội, “radial hóa” là một xu hướng tất yếu của sự phát triển của ngành lốp xe Việt Nam. DRC và CSM 9 tuy cũng dòng sản phẩm này nhưng trước đây chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, vì thế cả hai đang gấp rút hoàn thành nhà máy mới nhằm bắt kịp xu hướng chuyển dịch từ lốp “bias” sang lốp “radial”. Trong 3Q13, nhà máy mới của DRC sẽ đi vào hoạt động với công suất dự kiện là 50,000 lốp trong năm nay. Từ năm 2014 trở đi, dây chuyền sản xuất sẽ tăng công suất lên 200,000 lốp/năm và từ từ nâng lên hết công suất 600,000 lốp/năm. CSM cũng đang đầu tư vào nhà máy sản xuất lốp radial với công suất 1 triệu lốp/năm nhưng tiến độ thực hiện chậm hơn DRC và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013. Triển vọng thị trường sẽ tiếp tục lạc quan bởi vì: Hưởng lợi từ xu hướng giảm giá cao su tự nhiên: Sự bùng nổ bong bóng giá cao su tự nhiên bắt đầu từ đầu năm 2011 đã mở ra một tương lai tươi sáng cho ngành công nghiệp lốp xe toàn cầu và ngành lốp xe Việt Nam nói riêng cũng được hưởng lợi từ điều này. Trong 2Q13, giá cao su tự nhiên đã giảm 11% so với quý 1 và thấp hơn 18% so với giá cùng kỳ năm 2012. Sự suy giảm liên tục của giá nguyên liệu đầu vào quan trọng là cao su tự nhiên đã nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể của ngành công nghiệp lốp xe Việt Nam trong 1H13 với biên lợi nhuận gộp trung bình tăng lên 23.6% từ mức 10.2% của 1H11. Biên lợi nhuận ròng trung bình cũng tăng từ 6.8% trong năm 2011 lên 10.8% trong năm 2012. Nguồn cung cao su tự nhiên, theo dự báo của tổ chức International Rubber Study Group (IRSG), sẽ tăng 4% trong năm 2014 và đồng thời nguồn cầu cũng tăng khoảng 2-5%. Như vậy, thặng dư cao su sẽ vào khoảng 92,000 tới 284,000 tấn. Nguồn thặng dư này cùng với sự suy yếu lực cầu từ Trung Quốc (quốc gia tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất thế giới) sẽ giữ giá cao su tiếp tục ở mức thấp. Chúng tôi kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của ngành Săm lốp nội địa sẽ duy trì ở mức hiện tại là 22-25% với tỷ lệ GVHB/Doanh thu thuần dao động trong khoảng 73-76%. Tăng trưởng dài hạn sẽ được thúc đẩy bởi sản phẩm radial: Đầu năm 2014, hai nhà máy lốp radial mới sẽ đi vào hoạt động và cung ứng gần 500,000 lốp/năm cho thị trường. DRC lợi thế tung sản phẩm radial trước 10 [...]... Bộ Công Nghiệp nặng - Ngày 10/10/2005, theo Quyết Định số 321/QĐ - TBCN cảu bộ trưởng bộ công nghiệp, công ty cao su Đà Nẵng được chuyển thành công ty cổ phần cao su Đà Nẵng - Ngày 01/01/2006, công ty cổ phần cao su Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 49.000.000.000 đồng - Ngày 28/11/2006, UBCKNN Quyết định về việc cấp giấy phép niêm yết cổ phiếu công ty cổ phần cao su Đà. .. radial Nói tóm lại, triển vọng ngành săm lốp Việt Nam hiện nay rất hứa hẹn III TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG 1 Giới thiệu chung về công ty - Tên pháp định: Công ty cổ phẩn cao su Đà Nẵng Tên giao dịch Quốc tế: DANANG RUBBER JOINT – STOCK COMPANY Tên viết tắt: DRC Trụ sở chính: Số 1 Lê Văn Hiến, TP Đà Nẵng Điện thoại: +84 511 3847408 Fax: +84 511 3836195 Website: www.drc.com.vn Sứ mệnh Nghiên... lợi nhuận được chia trong năm 2008 của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng Số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung là 2.346.072 cp với giá trị CK niêm yết bổ sung là 23.460.720.000 đồng 12 - Ngày 21/05/2010, công ty phát hành thêm 15.384.624 cp - Tháng 6/2011, công ty phát hành thêm 15.384.617 cp để chi trả cổ tức Tính tới thời điểm cuối năm 2011, mức vốn điều lệ của công ty là 461.538.650.000 đồng 3 Lĩnh vực... cao su kỹ thuật của xe ô tô 13 4 Năng lực của công ty Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng - DRC tiền thân là Xưởng đắp vỏ xe ô tô thành lập năm 1975 Năm 2006 chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần DRC chuyên Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su với sản phẩm chính là các loại săm lốp cao su ôtô, xe đạp và các loại săm lốp chuyên dụng... Nẵng trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố HCM Ngày chính thức giao dịch là 29/12/2006 - Ngày 31/05/2007, niêm yết và giao dịch cổ phiếu phát hành thêm từ lợi nhuận được chia năm 2007 của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng Số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung là 3.791.052 cổ phiếu Chính thức giao dịch ngày 06.06.2007 - Ngày 11.08.2008, Sở GD CK TP HCM thông báo về việc niêm yết và giao dịch cổ. .. thu Nhìn chung các số liệu về doanh thu từ hoạt động tài chính của DRC khá hợp lí so với các công ty khác trong ngành Điều này cho thấy công ty đã cắt giảm bớt các hoạt động tài chính của công ty vì khoảng thời gian này thị trường tài chính Việt Nam đang trong thời kì suy thoái, cùng với chi phí lãi vay tăng cao, gây khó khăn cho các hoạt động tài chính cấu doanh thu theo sản phẩm 23 - Săm lốp xe... 77.969 108.061 78.140 75.550 2 Các kĩ thuật phân tích - Phân tích khối 22 - Phân tích chỉ số - Phân tích các nhóm thông số tài chính 3 Nội dung phân tích 3.1 Phân tích hiệu su t công ty 3.1.1 Phân tích thu nhập 3.1.1. 1Phân tích doanh thu cấu doanh thu Doanh thu thuần Doanh thu tài chính Thu nhập khác Tổng doanh thu 2008 98,94% 0,77% 0,28% 100% 2009 99,73% 0,13% 0,13% 100% 2010 99,49% 0,34% 0,17% 100%... rẻ 17 IV PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 1 Các tài liệu được sử dụng để phân tích (nguồn: ) 1.1 Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán Theo năm TÀI SẢN NGẮN HẠN Tiền và tương đương tiền Giá trị thuần đầu tư ngắn hạn Các khoản phải thu Hàng tồn kho, ròng Tài sản lưu động khác TÀI SẢN DÀI HẠN Phải thu dài hạn Tài sản cố định Giá trị ròng tài sản đầu tư Đầu tư dài hạn Lợi thế thương mại Tài sản... Radial tung sản phẩm vào thị trường, doanh thu của công ty sẽ tăng mạnh 9 Rủi ro Kinh doanh chính Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) hiện đang nắm giữ 51% cổ phần của DRC Theo đó quyền lợi của cổ đông thiểu số sẽ bị ảnh hưởng Hiện thị trường ngành săm lốp Việt Nam vẫn thuộc về ba nhà sản xuất lớn là Cao Su Đà Nẵng (DRC), Cao Su Miền Nam (CSM) và Cao su Sao Vàng (SRC) nhưng các doanh nghiệp nội địa... hệ thống phân phối hiện tại các thị trường đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, đồng thời bổ sung thêm các nhà phân phối mới tại các thị trường mới Tăng cường tiếp thị và đẩy mạnh công tác tiêu thụ các sản phẩm lốp ô tô đặc chủng đến tất cả các đối tượng nhu cầu sử dụng trên cả nước 2 Lịch sử hình thành Tiền thân là nhà máy đắp vỏ xe của quân đội Mỹ, đến nay Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng, tên . tài: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng” để thấy rõ thực trạng và đưa ra định hướng phát triển cho tương lai. 3 I. CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHÍNH Doanh thu của DRC. 321/QĐ - TBCN cảu bộ trưởng bộ công nghiệp, công ty cao su Đà Nẵng được chuyển thành công ty cổ phần cao su Đà Nẵng. - Ngày 01/01/2006, công ty cổ phần cao su Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động. VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG 1. Giới thiệu chung về công ty - Tên pháp định: Công ty cổ phẩn cao su Đà Nẵng - Tên giao dịch Quốc tế: DANANG RUBBER JOINT – STOCK COMPANY - Tên viết tắt: DRC -

Ngày đăng: 14/05/2014, 01:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan