Luận án Giải pháp phát triển thương mại của tỉnh Lào cai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

181 869 8
Luận án Giải pháp phát triển thương mại của tỉnh Lào cai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Luận án Nguyễn Trường Giang i MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH vi MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA MỘT TỈNH BIÊN GIỚI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 10 1.1. Khái niệm và vai trò của phát triển thương mại đối với một tỉnh biên giới trong bối cảnh hội nhập KTQT 10 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến phát triển thương mại của một tỉnh biên giới 10 1.1.2. Một số cơ sở lý thuyết của phát triển thương mại và sự vận dụng vào phát triển thương mại của một tỉnh biên giới 17 1.1.3. Vai trò của phát triển thương mại của một tỉnh biên giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 23 1.2. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại của một tỉnh biên giới 26 1.2.1. Nội dung chủ yếu của phát triển thương mại ở một tỉnh biên giới 26 1.2.2. Đặc thù và sự khác biệt giữa phát triển thương mại ở một tỉnh biên giới và một tỉnh không có biên giới 33 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại của một tỉnh biên giới.35 1.2.4. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thương mại của một tỉnh biên giới 41 1.3. Kinh nghiệm phát triển thương mại của một số tỉnh biên giới trong, ngoài nước và bài học rút ra đối với phát triển thương mại tỉnh Lào Cai 48 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển thương mại của một số tỉnh biên giới trong và ngoài nước 48 1.3.2. Bài học rút ra cho Lào Cai từ kinh nghiệm phát triển thương mại của một số tỉnh biên giới trong và ngoài nước 52 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA TỈNH LÀO CAI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 54 ii 2.1. Khái quát tiềm năng, lợi thế và hạn chế trong phát triển thương mại của tỉnh Lào Cai 54 2.2. Phân tích thực trạng phát triển thương mại của tỉnh Lào Cai từ năm 2001 đến nay 63 2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng thương mại tỉnh Lào Cai 63 2.2.2. Chất lượng tăng trưởng và trình độ phát triển thương mại của tỉnh Lào Cai 71 2.2.3. Các điều kiện đảm bảo cho thương mại tỉnh Lào Cai phát triển bền vững 78 2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thương mại tỉnh Lào Cai. .98 2.3.1. Những thành tựu chủ yếu và nguyên nhân 98 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 101 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 107 3.1. Bối cảnh và những cơ hội, thách thức đối với phát triển thương mại tỉnh Lào Cai thời kỳ đến năm 2020 107 3.1.1. Bối cảnhtriển vọng 107 3.1.2. Những thuận lợi, khó khăn và các cơ hội, thách thức đối với phát triển thương mại tỉnh Lào Cai thời kỳ tới 112 3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển thương mại tỉnh Lào Cai thời kỳ tới năm 2020 116 3.2.1. Quan điểm phát triển thương mại tỉnh Lào Cai 116 3.2.2. Mục tiêu phát triển thương mại tỉnh Lào Cai 117 3.2.3. Định hướng phát triển thương mại tỉnh Lào Cai thời kỳ tới năm 2020, tầm nhìn 2030 118 3.3. Các giải pháp phát triển thương mại tỉnh Lào Cai 119 3.3.1. Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh119 3.3.2. Nhóm giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng thương mại 129 3.3.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ngành thương mại của Tỉnh 135 3.3.4. Nhóm giải pháp khác 137 3.4. Một số kiến nghị 144 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 iii PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ACFTA ASEAN - China Free Trade Area Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc ASEAN The Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BLHH Bán lẻ hàng hóa CK Cửa khẩu CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa C/O Certificate of Original Giấy chứng nhận xuất xứ DN Doanh nghiệp DNTM Doanh nghiệp thương mại ĐVT Đơn vị tính EHP Early Havest Program Chương trình thu hoạch sớm FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GATT General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng Mê Kông mở rộng GTTT Giá trị tăng thêm HLKT Hành lang kinh tế HS Harmonized System Hệ thống hài hòa KCHTTM Kết cấu hạ tầng thương mại KCN Khu công nghiệp KDTM Kinh doanh thương mại KTCK Kinh tế cửa khẩu KTQT Kinh tế quốc tế NDT Nhân dân tệ NK Nhập khẩu NSLĐ Năng suất lao động NTM Nông thôn mới NXB Nhà xuất bản PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh QLTT Quản lý thị trường QLNN Quản lý Nhà nước TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mại TDMNBB Trung du miền núi Bắc bộ TM-CN Thương mại - Công nghiệp TMBG Thương mại biên giới TMĐT Thương mại điện tử iv TMQT Thương mại quốc tế TNHH Trách nhiệm hữu hạn TQ Trung Quốc TT Thứ tự TTHQĐT Thủ tục hải quan điện tử TTTM Trung tâm thương mại UBND Ủy ban nhân dân USD United States Dollar Đô la Mỹ WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới XK Xuất khẩu XNK Xuất, nhập khẩu XTTM Xúc tiến thương mại v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH BẢNG Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Vân Nam, TQ 48 Bảng 2.1: GDP và cơ cấu kinh tế của tỉnh Lào Cai 56 Bảng 2.2: Một số sản phẩm hàng hóa chủ yếu của tỉnh Lào Cai 58 Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai phân theo thành phần kinh tế 59 Bảng 2.4: Năng suất lao động tỉnh Lào Cai theo giá so sánh 1994 59 Bảng 2.5: Nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Lào Cai phân theo khu vực kinh tế 60 Bảng 2.6: Lao động tỉnh Lào Cai phân theo ngành kinh tế 61 Bảng 2.7: Tổng mức BLHH của tỉnh Lào Cai theo giá thực tế 64 Bảng 2.8: GTTT ngành thương mại tỉnh Lào Cai theo giá so sánh 65 Bảng 2.9: Số lượng lao động của ngành thương mại tỉnh Lào Cai 66 Bảng 2.10: Số lượng doanh nghiệp thương mại và quy mô vốn trung bình/DNTM 66 Bảng 2.11: Kim ngạch và cơ cấu nhóm hàng XNK của tỉnh Lào Cai 68 Bảng 2.12: Kim ngạch XNK qua các cửa khẩu của tỉnh Lào Cai 69 Bảng 2.13: Tỷ lệ GTTT của thương mại nội Tỉnh so với giá trị tổng doanh thu thương mại bán lẻ của tỉnh Lào Cai trong tương quan với các tỉnh trong Vùng và cả nước (tính theo giá thực tế) 72 Bảng 2.14: Quy mô vốn và lợi nhuận của DNTM tỉnh Lào Cai 76 Bảng 2.15: Bảng so sánh PCI Lào Cai và các chỉ số thành phần 92 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tổng mức BLHH tỉnh Lào Cai và so sánh với một số tỉnh khác. .64 Biểu đồ 2.2: Đóng góp của ngành thương mại vào GDP toàn Tỉnh năm 2011. 65 Biểu đồ 2.3: Số lượng DNTM đang hoạt động tính đến 31/12 hàng năm và quy mô trung bình vốn KDTM/DNTM 67 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của tỉnh Lào Cai 69 vi Biểu đồ 2.5: Kim ngạch XNK hàng hóa qua các CK tỉnh Lào Cai và Lạng Sơn 70 Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng tổng kim ngạch XNK phân theo loại hình CK từ năm 2006 đến năm 2011 71 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu giá trị bán lẻ hàng hóa phân theo mức độ hiện đại của loại hình phân phối bán lẻ 73 Biểu đồ 2.8: Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Lào Cai 74 Biểu đồ 2.9: Tình hình hoạt động kinh doanh của DNTM 77 Biểu đồ 2.10: Mức độ đáp ứng của KCHTTM đối với phát triển thương mại 85 Biểu đồ 2.11: Mức độ đáp ứng của đội ngũ cán bộ QLNN về thương mại 97 HÌNH Hình 1.1: Xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia: Mô hình kim cương của M. Porter 21 vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án Lào Caitỉnh miền núi, biên giới, nằm giữa Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc (TQ) với gần 200 km đường biên giới, được xác định là “cầu nối”, trung tâm thương mại (TTTM), có vai trò trung chuyển hàng hóa trên tuyến hành lang kinh tế (HLKT) Côn Minh (TQ) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Lợi thế về địa - kinh tế đã tạo cho tỉnh Lào Cai có một vị trí, vai trò rất lớn là “cửa ngõ” đối với vùng Trung du miền núi Bắc bộ (TDMNBB) và cả nước trong hoạt động giao lưu ngoại thươngphát triển kinh tế cửa khẩu (KTCK) gắn kết thị trường Việt Nam, các nước ASEAN với thị trường khu vực Tây Nam rộng lớn của TQ. Lào Cai được các địa phương trong và ngoài nước biết đến với những tiềm năng, lợi thế mà ít nơi có được, đó là nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng; nguồn tài nguyên rừng, thủy năng dồi dào… đang được khai thác phục vụ phát triển ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, chế biến nông lâm sản, năng lượng; ngoài ra, Lào Cai còn có Cửa khẩu (CK) quốc tế Lào Cai là “điểm đầu” của Việt Nam trên tuyến HLKT nói trên, khu du lịch Sa Pa - một trong những trọng điểm du lịch của cả nước. Tại Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg ngày 31/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, đã xác định mục tiêu đến năm 2020 là xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng TDMNBB và là tỉnh khá của cả nước; thành phố Lào Cai trở thành trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại, địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế, giao lưu kinh tế của Vùng và cả nước với TQ và quốc tế [50]. Trong những năm đổi mới vừa qua, vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế của cả nước và của từng địa phương đã được khẳng định. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia Khu vực Thương mại tự do ASEAN - TQ (ACFTA), tham gia hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS)… thì thương mại tiếp tục phải là lĩnh vực tiên phong trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT). Nhiệm vụ này càng trở nên cực kỳ quan trọng đối với các tỉnh miền núi có nền kinh tế còn kém phát triển như Lào Cai nhưng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế (TMQT). 1 Tỉnh Lào Cai trong những năm gần đây cũng có sự chuyển biến tích cực trong hoạt động thương mại. Những lợi ích thu được từ thương mại đang ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Hàng năm giá trị tăng thêm (GTTT) ngành dịch vụ chiếm khoảng 37% GDP của Tỉnh. Năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hóa (BLHH) đạt trên 5.775 tỷ đồng; giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu (XNK) hàng hóa qua các CK của Tỉnh đạt trên 1,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu (XK) đạt trên 820 triệu USD. Tuy nhiên, thương mại tỉnh Lào Cai còn một số hạn chế như: Quy mô thị trường nội địa nhỏ, thị trường nông thôn bị bỏ ngỏ; kết cấu hạ tầng thương mại (KCHTTM) còn thiếu và yếu, đầu tư mang tính manh mún, tự phát; chưa khai thác tốt vị trí, vai trò “cầu nối” của Tỉnh trên tuyến HLKT; giá trị kim ngạch XNK qua các CK của Tỉnh không ổn định và còn thấp so với tiềm năng, lợi thế; thị trường XK hẹp, phụ thuộc chủ yếu vào thị trường TQ; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN), sản phẩm còn hạn chế; nhiều loại hình thương mại dịch vụ chưa phát triển… Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015 đã định hướng phát triển thương mại tỉnh Lào Cai trong giai đoạn tới là: “…Coi phát triển thương mại - du lịch, dịch vụ là mũi nhọn…. Phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch để khai thác hiệu quả lợi thế. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ…. Coi trọng phát triển, tăng trưởng kinh tế đi đôi với cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững…” [2]. Phát triển thương mại Lào Cai có đặc thù khác so với các tỉnh khác không có biên giới, đó là phát triển hoạt động thương mại biên giới (TMBG), KTCK, thực hiện vai trò “cầu nối”, “trung chuyển” hàng hóa, dịch vụ XNK nhằm khai thác tối đa lợi thế vị trí địa lý gần kề thị trường lớn TQ; đồng thời, ngành thương mại tỉnh Lào Cai cần được tăng cường phát triển, tạo những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và du lịch, cung cấp hàng tiêu dùng, thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn. Từ cách tiếp cận và nhận định trên đây, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển Thương mại của tỉnh Lào Cai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” cho Luận án tiến sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước 2 Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với TQ nói chung cũng như với một số tỉnh biên giới của TQ giáp với Việt Nam nói riêng, quan hệ hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt Nam - TQ,… nhưng chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu trực diện, có tính hệ thống và toàn diện về phát triển thương mại của tỉnh Lào Cai trong bối cảnh hội nhập KTQT. Ở một góc độ nhất định, liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến các công trình trong nước có liên quan như sau: Luận án Phó Tiến sĩ kinh tế “Đổi mới hoạt động thương mại trong sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc” của Nguyễn Văn Ý thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm năm 1995. Trong đó, nghiên cứu đổi mới hoạt động thương mại trong sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc, nghiên cứu thương mại trên phương diện là một ngành, đồng thời, bối cảnh nghiên cứu của Luận án là những năm 1990, trước thời kỳ hội nhập KTQT của Việt Nam. Dự án “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020” do Sở Công Thương tỉnh Lào Cai chủ trì thực hiện năm 2008. Trong đó, đã đánh giá hiện trạng phát triển thương mại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001-2005, quy hoạch phát triển thương mại Lào Cai cho giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020; không đánh giá thực trạng phát triển thương mại của Tỉnh giai đoạn từ năm 2006 đến nay, mới đề xuất được các giải pháp phát triển thương mại của Tỉnh đến năm 2010. Dự án “Quy hoạch phát triển KCHTTM tuyến HLKT Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giai đoạn 2009-2020, có xét đến năm 2025” do Viện Nghiên cứu Thương mại chủ trì thực hiện năm 2010, được phê duyệt tại Quyết định số 7052a/QĐ-BCT ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Trong đó, đi sâu nghiên cứu phát triển KCHTTM trên tuyến HLKT, chưa đi sâu nghiên cứu phát triển thương mại hàng hóa trên tuyến hành lang này. Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tiểu ngạch hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc” do Vụ Thương mại miền núi - Bộ Công Thương chủ trì thực hiện năm 2009. Trong đó, chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động XK tiểu ngạch hàng hóa của Việt Nam qua biên giới đất liền sang TQ, chưa đề cập đến hoạt động XNK hàng hóa qua biên giới nói chung giữa Việt Nam và TQ. 3 [...]... quốc tế Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại của tỉnh Lào Cai từ năm 2001 đến nay Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thương mại của tỉnh Lào Cai đến năm 2020 10 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA MỘT TỈNH BIÊN GIỚI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm và vai trò của phát triển thương mại đối với một tỉnh biên giới trong bối cảnh hội nhập. .. của đề tài Luận án Luận giải rõ cơ sở lý luận về phát triển thương mại của một tỉnh biên giới trong bối cảnh hội nhập KTQT, đánh giá đúng thực trạng phát triển thương mại tỉnh 6 Lào Cai từ năm 2001 đến nay và dự báo triển vọng phát triển đến năm 2020; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp đồng bộ nhằm phát triển thương mại của Tỉnh thích ứng với bối cảnh hội nhập KTQT thời kỳ... Luận án tập trung luận giải cơ sở lý luận phát triển thương mại hàng hóa của một tỉnh biên giới trong bối cảnh hội nhập KTQT; đánh giá thực trạng phát triển thương mại hàng hóa của tỉnh Lào Cai từ năm 2001 đến nay và đề xuất các giải pháptính đồng bộ nhằm phát triển thương mại hàng hóa tỉnh Lào Cai thời kỳ đến năm 2020 trên cơ sở khai thác các lợi thế phát triển thương mại của tỉnh biên giới và góp... cứu của Luận án 4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án: Cơ sở lý luận về phát triển thương mại hàng hóa của một tỉnh biên giới trong bối cảnh hội nhập KTQT, thực trạng và giải pháptính đồng bộ nhằm phát triển thương mại hàng hóa tỉnh Lào Cai trong bối cảnh hội nhập KTQT và trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng, liên quốc gia 4.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung luận. .. tranh quốc tế 1.1.3.2 Vai trò của phát triển thương mại của một tỉnh biên giới trong bối cảnh hội nhập KTQT Phát triển hoạt động thương mại của một tỉnh biên giới có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của vùng, của cả nước, cũng như mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa các nước có chung đường biên giới Vai trò đó biểu hiện ở các mặt dưới đây: - Đối với phát triển. .. lực của địa phương vào phát triển các hình thức trao đổi thương mạitỉnh có lợi thế về chi phí thấp hơn các địa phương khác (như TMBG…) 1.1.3 Vai trò của phát triển thương mại của một tỉnh biên giới trong bối cảnh hội nhập KTQT 1.1.3.1 Vai trò chủ yếu của một tỉnh biên giới đối với hội nhập KTQT của quốc gia Hội nhập KTQT là một giai đoạn, là một nấc thang của quá trình hội nhập quốc tế của quốc. .. + Luận án đã đề xuất bốn quan điểm, ba định hướng chiến lược và bốn nhóm giải pháptính đồng bộ nhằm phát triển thương mại hàng hóa của tỉnh Lào Cai thời kỳ đến năm 2020: Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh; nhóm giải pháp về phát triển KCHTTM; nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ngành thương mại của Tỉnh và nhóm giải pháp khác Trong đó, một số giải pháp. .. năng phát triển kinh tế - thương mại của GMS - Về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển thương mại tỉnh Lào Cai từ năm 2001 đến nay và đề xuất các giải pháp phát triển đến năm 2020 5 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau đây: - Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu của Luận án thuộc chuyên ngành thương mại, Luận án sử... xã hội của một tỉnh miền núi biên giới, tập trung nghiên cứu phát triển thương mại ở các khu vực như CK, lối mở biên giới và khu vực khác còn nhiều khó khăn Trong đó, nghiên cứu phát triển thương mại tỉnh Lào Cai được tập trung vào thương mại nội địa, XNK hàng hóa và một số dịch vụ thương mại có lợi thế của Tỉnh, trọng tâm là TMBG Xây dựng các giải pháp phát triển thương mại hàng hóa của tỉnh Lào Cai. .. TDMNBB và với một số tỉnh khác; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại của tỉnh Lào Cai, đề xuất các giải pháp phát triển thương mại của Tỉnh thời kỳ đến năm 2020 - Phương pháp chuyên gia, nghiên cứu tại bàn để đánh giá kết quả nghiên cứu 6 Những đóng góp mới về khoa học của Luận án - Về lý luận: + Luận án đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về phát triển thương mại của một tỉnh biên giới, với . LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA MỘT TỈNH BIÊN GIỚI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 10 1.1. Khái niệm và vai trò của phát triển thương mại đối với một tỉnh biên giới trong bối cảnh. cứu: Giải pháp phát triển Thương mại của tỉnh Lào Cai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cho Luận án tiến sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước 2 Trong. VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA MỘT TỈNH BIÊN GIỚI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm và vai trò của phát triển thương mại đối với một tỉnh biên giới trong bối cảnh hội nhập KTQT 1.1.1.

Ngày đăng: 13/05/2014, 20:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA

  • MỘT TỈNH BIÊN GIỚI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

    • 1.1. Khái niệm và vai trò của phát triển thương mại đối với một tỉnh biên giới trong bối cảnh hội nhập KTQT

      • 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến phát triển thương mại của một tỉnh biên giới

      • 1.1.2. Một số cơ sở lý thuyết của phát triển thương mại và sự vận dụng vào phát triển thương mại của một tỉnh biên giới

        • 1.1.3. Vai trò của phát triển thương mại của một tỉnh biên giới trong bối cảnh hội nhập KTQT

        • 1.1.3.2. Vai trò của phát triển thương mại của một tỉnh biên giới trong bối cảnh hội nhập KTQT

        • 1.2. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại của một tỉnh biên giới

          • 1.2.1. Nội dung chủ yếu của phát triển thương mại ở một tỉnh biên giới

          • 1.2.2. Đặc thù và sự khác biệt giữa phát triển thương mại ở một tỉnh biên giới và một tỉnh không có biên giới

          • 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại của một tỉnh biên giới

          • 1.2.4. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thương mại của một tỉnh biên giới

          • 1.3. Kinh nghiệm phát triển thương mại của một số tỉnh biên giới trong, ngoài nước và bài học rút ra đối với phát triển thương mại tỉnh Lào Cai

            • 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển thương mại của một số tỉnh biên giới trong và ngoài nước

            • 1.3.2. Bài học rút ra cho Lào Cai từ kinh nghiệm phát triển thương mại của một số tỉnh biên giới trong và ngoài nước

            • CHƯƠNG 2

            • THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA TỈNH LÀO CAI

            • TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

              • 2.1. Khái quát tiềm năng, lợi thế và hạn chế trong phát triển thương mại của tỉnh Lào Cai

              • 2.2. Phân tích thực trạng phát triển thương mại của tỉnh Lào Cai từ năm 2001 đến nay

              • 2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thương mại tỉnh Lào Cai

                • 2.3.1. Những thành tựu chủ yếu và nguyên nhân

                • 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

                • CHƯƠNG 3

                • CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan