Báo cáo thực tập vốn bằng tiền công ty cổ phần thực phẩm XNK Lam Sơn

81 1.3K 0
Báo cáo thực tập vốn bằng tiền công ty cổ phần thực phẩm XNK Lam Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập vốn bằng tiền công ty cổ phần thực phẩm XNK Lam Sơn

LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, nền kinh tế của nước ta trong những năm qua những chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Để hòa nhập nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế nước ta đang từng bước hoàn thiện mình, đối với ta dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào đi nữa, ngành kế toán không thể thiếu trong mọi lĩnh vực kinh doanh trong và ngoài nước. Nước ta đang hòa nhập với thị trường thế giới nên sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng gay gắt không chỉ diễn ra trong phạm vi trong nước mà còn khó khăn hơn khi sự tham gia của các công ty nước ngoài, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, vì vậy đòi hỏi các công ty phải phấn đấu và hoàn thiện mình hơn nữa trong công tác quản lý và tài chính của doanh nghiệp. Muốn làm được điều đó đỏi kế toán phải thực hiện các chỉ tiêu là phải ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách trung thực, chính xác và rõ ràng nên vai trò của kế toán ngày càng quan trọng đối với công ty. Một trong những yếu tố gốp phần quan trọng vào sự phát triển chung của công ty chính là việc bộ máy kế toán của công ty được kiện toàn và điều chỉnh phù hợp với chế mới. Với mỗi sinh viên ngành kinh tế nói chung và sinh viên chuyên ngành kế toán nói riêng, thì vấn đề ngoài những kiến thức đã được học trong giảng đường, để phục vụ tốt hơn nữa cho công tác học tập thì cần phải tiếp xúc với thực tiễn, để thể vận dụng những điều đã học một cách nhuần nhuyễn, năng động và sáng tạo. Được sự cho phép của các anh chị trong ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần Thực phẩm XNK Lam Sơn cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn là thầy Nguyễn Ngọc Tiến đã giúp đỡ em rất nhiều trong đợt kiến - 1 - tập này, nhằm chuẩn bị cho công tác thực tập sắp tới. Sau một quá trình thăm quan, quan sát tại Công ty Cổ phần Thực phẩm XNK Lam Sơn và cùng với sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Bài báo cáo thực tập này gồm 3 phần bản: Phần 1: Giới thiệu khát quát chung về Công ty Cổ phần Thực phẩm XNK Lam Sơn. Phần 2: Thực hành ghi sổ kế toán. Phần 3: Một số ý kiến góp phần thực hiện công tác hạch toán kế toán tại công ty. Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo này, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy và các bạn đọc nhằm giúp em cỏ thể hoàn thành tốt hơn nữa trong những thời gian sau. Em xin chân thành cảm ơn! - 2 - PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XNK LAM SƠN 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 1.1.1. Tên, địa chỉ công ty: • Tên công ty: Công ty Cổ phần Thực phẩm XNK Lam Sơn • Tên viết tắt: LamSon Fimexco • Tên giao dịch: LamSon import _ Export foodstuff Company Limited • Trụ sở chính: Đường Tây Sơn, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định • Mã số thuế: 4100259626 • Điện thoại: 0563 847 428 – Fax: 0563 846 747 • Email: lamsonfimexco@dng.vnn.vn • Website: http://www.lamsonfimexco.com.vn • Đơn vị chủ quản: Văn phòng tỉnh ủy Bình Định • Đơn vị trực thuộc: Xí nghiệp khai thác chế biến nông – lâm – khoáng sản xuất khẩu tại huyện An Nhơn 1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc thời gian quan trọng: Tiền thân của Công ty Cổ phần Thực phẩm XNK Lam Sơn là nhà máy súc sản được xây dựng năm 1989 tại khu vực 4, phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn với sự đồng ý của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định. Nhà máy được đầu tư xây dựng thông qua việc tiến hành kí kết liên doanh giữ hai đơn vị là Liên Hiệp Xuất Nhập Khẩu Bình Định và Ngân Hàng Ngoại Thương Quy Nhơn. Đầu năm 1990, theo quyết định số 475/QĐ–UB ngày 7/5/1990 của UBND tỉnh Bình Định về việc thành lập xí nghiệp Liên Doanh chế biến Súc Sản Đông Lạnh Xuất Khẩu Bình Định. - 3 - Năm 1991, xí nghiệp chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm chế biến đông lạnh ( thịt lợn, thịt bò, …) để xuất bán sang thị trường các nước Đông Âu (chủ yếu là thị trường Liên Bang Nga). Đến 1992, những biến động về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hôi,…ở Liên Xô nói riêng và các nước Đông Âu nói chung đã làm cho thị trường biến động dẫn đến việc tiêu thụ các mặt hàng súc sản đông lạnh của công ty bị bế tắc. Mặt khác, lúc này Liên Hiệp Xuất Nhập Khẩu Bình Định đang chuẩn bị giải thể, còn Ngân Hàng Ngoại Thương xin rút vốn liên doanh. Công ty đứng trước nguy bị giải thể, do đó ban tài chính quản trị tỉnh ủy Bình Định đã đứng ra tiếp nhận sở tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Ngày 7/12/1993, UBND tỉnh Bình Định đã kí quyết định số 413/QĐ- UB về việc thành lập doanh nghiệp của Đảng-Xí nghiệp liên doanh chế biến súc sản đông lạnh xuất nhập khẩu Bình Định và được đở tên thành Công ty Thực phẩm XNK Lam Sơn (gọi tắt là Lam Sơn Fimexco). Ngày 28/09/2006, UBND tỉnh đã kí quyết định số 688/QĐ- UBND về việc chuyển đổi Công ty Thực phẩm Xuất Nhập Khẩu Lam Sơn thành Công ty TNHH thực phẩm - XNK Lam Sơn trực thuộc văn phòng tỉnh ủy. Hoạt động về: chế biến nông, lâm, thủy sản, vật liệu xây dựng để xuất khẩu và nhập khẩu: máy móc thiết bị, vật tư sản xuất, hàng tiêu dùng,… Ngày 16/07/2009, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty TNHH Thực phẩm - XNK Lam Sơn. Trong đó, tổng giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa hơn 43,6 tỉ đồng. Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm cổ phần hóa là 16 tỉ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 11,6 tỉ đồng và giá trị phát hành thêm là gần 4,4 tỉ đồng. Sẽ 1,6 triệu cổ phần phát hành lần đầu, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó cổ phần nhà nước còn nắm giữ chiếm - 4 - 35% (5,6 tỉ đồng), cổ phần bán ưu đãi cho người lao động chiếm 6,74% (1,079 tỉ đồng), cổ phần bán đấu giá bên ngoài chiếm 58,26% (9,321 tỉ đồng). Như vậy, bắt đầu từ tháng 1/2010 Công ty TNHH Thực phẩm - XNK Lam Sơn đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Thực phẩm XNK Lam Sơn. Mọi sự khởi đầu của thành công hầu hết đều bắt đầu từ khó khăn và thử thách. Công ty đi vào hoạt động với số vốn ban đầu 7 tỷ đồng, thời gian đầu công ty không mấy thuận lợi nhất là khâu thu mua nguyên liệu, chế biến sản phẩm, thị trường tiêu thụ còn hẹp,… nhưng dần dần dưới sự chỉ đạo, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của UBND, của các ban ngành, ban giám đốc công ty và toàn thể công nhân viên, công ty đã nổ lực không ngừng vượt qua khó khăn. Ban đầu, ngành kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất, chế biến hàng hải sản, súc sản, nông sản,… để xuất khẩu và kinh doanh hàng nhập khẩu như: thiết bị, nguyên liệu và vật tư phục vụ sản xuất, phương tiện giao thông vận tải (ô tô, xe gắn máy và các loại phụ tùng khác), vật liệu xây dựng trang trí nội thất, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu,… để tiêu dùng trong nước. Hiện nay, mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty chủ yếu là chế biến hải sán đông lạnh xuất khẩu: tôm sú vỏ lặt đầu rút gân, tôm sú thịt, tôm sắt thịt, tôm sú nguyên con, tôm thẻ đông IQF,… Sau gần 10 năm hoạt động, trải qua nhiều biến động thăng trầm, công ty đã thực sự đứng vững trên thị trường, kinh doanh hiệu qua với số vốn hiện tại khoảng hơn 11.5 tỉ đồng, trên 600 lao động, giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện đời sống cho người dân trong tỉnh nói riêng và ngoài tỉnh nói chung, máy móc thiết bị hiện đại theo dây chuyền công nghệ NIPON của Nhật, đây là tiền đề đảm bảo sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn quốc tế được phép xuất sang thị trường các nước EU, mở rộng thị trường,…Ngoài ra công ty còn một đơn vị trực thuộc là xí nghiệp Khai Thác Chế Biến Nông Lâm Khoáng Sản tại Nhơn Hòa – An Nhơn – Bình Định, khai thác kinh doanh đá Granit. - 5 - Nhìn chung quy mô công ty đang được mở rộng, tăng sức cạnh tranh cả thị trường trong nước và quốc tế, kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả. 1.1.3. Quy mô hiện tại của công ty: Doanh nghiệp hạng 2. Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm cổ phần là 16 tỉ đồng, tổng lao động đến thời điểm này là hơn 300 công nhân. 1.1.4. Kết quả kinh doanh của công ty : Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh 2008-2009 (Đvt: 1.000đồng) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tổng doanh thu 90.520.279 89.683.262 - 837.017 Tổng chi phí 89.720.010 88.733.010 - 987.000 Tổng lợi nhuận 800.269 950.252 + 149.983 Nộp vào NSNN 650.000 850.000 + 200.000 (Nguồn phòng KT-TC) Phân tích một cách khái quát bảng trên ta thấy năm 2009 so với 2008 thì: tổng doanh thu giảm 837.017.000đ chỉ đạt 99,08%; tuy nhiên chi phí giảm 987.000.000đ đạt 98,9%. Điều này cho thấy, mặc dù tổng doanh thu của năm 2009 giảm so với 2008, nhưng Công ty đã tiết kiệm được chi phí và làm cho lợi nhuận năm 2009 tăng 149.983.000đ đạt 118,74%. Với kết quả như vậy, thể kết luận tình hình SXKD của Công ty khá khả quan. Đồng thời với sự gia tăng KQKD, đóng góp vào NSNN cũng tăng 200.000.000 đạt 130,77%. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 1.2.1. Chức năng: - Chế biến các mặt hàng đông lạnh xuất khẩu để nâng cao kim ngạch sản xuất. - Khai thác và sử dụng triệt để thế mạnh của địa phương, đặc biệt là nguồn nguyên liệu và lao động. - Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, kinh doanh, mô hình sản xuất kiểu mẫu của ngành chế biến, nhất là chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Đẩy mạnh và phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động. - 6 - - Hướng dẫn kĩ thuật cho những người nuôi trồng thủy sản, giải quyết việc làm. - Nhập khẩu máy móc, thiết bị xây dựng, giao thông vận tải, nông cụ. 1.2.2. Nhiệm vụ: - Xác định đúng đắn nhu cầu mặt hàng đông lạnh xuất khẩu trên thị trường. - Tìm mọi biện pháp để nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm bán ra để tăng doanh thu của công ty. - Lập kế hoạch nguồn vốn, mở rộng nguồn nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động địa phương. 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 1.3.1. Loại hình kinh doanh và các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà công ty đang kinh doanh: - Loại hình kinh doanh: Sản xuất thực phẩm xuất khẩu, nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng, giao thông vận tải, máy nông cụ, hàng tiêu dùng thiết yếu… - Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu: Hàng đông lạnh (tôm, cá, mực…) 1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của công ty:  Thị trường đầu vào: các đại lý ở Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Sông Cầu (tỉnh Phú Yên), Sa Huỳnh (tỉnh Quảng Ngãi).  Thị trưòng xuất khẩu chính: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Pháp, Úc, Bỉ… 1.3.3. Vốn kinh doanh của công ty: Tổng giá trị để cổ phần hoá hơn 43,6 tỉ đồng. Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm cổ phần hoá là 16 tỉ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là hơn 11,6 tỉ đồng và giá trị phát hành thêm là gần 4,4 tỉ đồng. Sẽ 1,6 triệu cổ phần phát hành lần đầu, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó cổ phần nhà nước còn nắm giữ chiếm 35% (5,6 tỉ đồng), cổ phần bán ưu đãi cho người lao động chiếm 6,74%(1,079 tỉ đồng), cổ phần bán đấu giá bên ngoài chiếm 58,26% (9,321 tỉ đồng). - 7 - 1.3.4. Đặc điểm các nguồn lực của công ty: 1.3.4.1. Đặc điểm của lao động: Công ty hiện đang đội ngũ lao động với hơn 300 công nhân lành nghề, trong đó: Công nhân sản xuất : 250 người Công nhân kĩ thuật : 55 người Cán bộ quản lý : 17 người Cán bộ quản lý trình độ đại học và sau đại học khoảng 12 người (chiếm 70,59%). ( Nguồn: phòng TC) 1.3.4.2. Đặc điểm của tài sản cố định: hệ thống tài sản cố định theo số liệu năm 2009 của công ty bao gồm đất sản xuất, nhà xưởng, máy móc thiết bị,… trong đó: Nhà xưởng trị giá: 5,1 tỷ đồng. Máy móc thiết bị: 18,3 tỷ đồng. Thiết bị dụng cụ quản lý: 216 triệu đồng. Phương tiện vận tải: 1,9 tỷ đồng. Đất: 2,6 tỷ đồng. 1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại công ty: 1.4.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty: Công ty chế biến và xuất khẩu hàng thủy, hải sản các loại: - Tôm sú HLSO, HOSO, PD, PTO, Easy Peel, Nobashi, SushiEbi; cấp đông dạng: IQF, Block. - Tôm sắt HLSO, PD, PTO; cấp đông dạng: IQF, Block. - Tôm thẻ HLSO, PD, PTO; cấp đông dạng: IQF, Block. - Tôm chì HLSO, PD; cấp đông dạng: IQF, Block. - Mặt hàng chủ yếu là tôm đông lạnh IQF và đông Block. 1.4.1.1. Quy trình công nghệ sản xuất: Quy trình chế biến tôm sú vỏ lặt đầu cấp đông Block: - 8 - Sơ đồ 1.1: Quy trình chế biến tôm sú vỏ lặt đầu cấp đông Block. Diễn giải quy trình: - NVL: Các nhà cung cấp chuyển NVL đến Công ty sau khi đã kiểm tra cảm quan. - Tiếp nhận: NVL được chuyển bằng cầu trượt từ trên xe xuống khu tiếp nhận, cho vào sọt và dùng nước dội sạch, tiếp nhận theo cấu đã được tỷ lệ (số con/ ký). - Xử lý: Sau khi tiếp nhận số lượng, NVL được đưa vào thùng chứa clorin để khử trùng và được chuyển vào khu chế biến. - Lặt đầu: yêu cầu người công nhân phải thao tác nhanh và chính xác vị trí, để tránh hao hụt (tăng định mức), đặc biệt phần dưới của đầu tôm (gọi là lưỡi gà) phải còn nguyên vẹn. Trong quá trình thao tác, người công nhân phải kiểm tra những con tôm không đạt để loại ra làm theo quy trình tôm thịt. Trong giai đoạn này tôm luôn luôn được trộn đều với đá lạnh để bảo quản. - Phân loại: đây là khâu đòi hỏi người công nhân phải tay nghề cao thời gian làm việc tại bộ phận này ít nhất là 06 tháng để làm quen với kích cỡ của tôm. Để đảm bảo độ chính xác, đồng thời phân cỡ, người công nhân - 9 - Lặt đầuTiếp nhận Phân loại Cân tịnh Tiền đông Cấp đông Ra đông Đóng gói Bảo quản Vận chuyển Xuất hàng Xếp khuôn Xử lý Nguyên liệu phân ra thành ba màu bản: màu nâu, màu xanh, màu đen và được bảo quản ở nhệt độ 5 o C. - Cân tịnh: trên sở đã thực hiên ở khâu trước, người công nhân tiến hành cân tịnh cho mỗi khay (block) là 1,98kg. - Xếp khuôn: Tuỳ theo cỡ tôm và yêu cầu của bên mua, công nhân xếp trình tự vào khay, phần đầu của tôm xếp ra ngoài theo chiều dài của khay, phần đuôi quay về phía trong, cứ xếp như thế đến hết số lượng đã được cân tịnh vào một khay. - Tiền đông: Sau khi hoàn thành công đoạn xếp khuôn, khuôn tôm được chiêm nước đá vào đến mức cho phép và được đưa vào tủ tiền đông, nhiệt độ ở đây là 5 o C. - Cấp đông: tiền đông là khâu bảo quản để đảm bảo chất lượng, khi đã đủ số lượng thì số khay ở tiền đông được chuyển vào tủ cấp, các khay được đậy mắp cẩn thận để tiếp xúc với các bên làm lạnh và giữ được mặt phẳng của block hàng. Thời gian cấp đông từ 2-3 giờ tuỳ vào công suất máy và số lượng mỗi lần cấp. - Ra đông: trong thời gian quy định cho mỗi lần cấp đông, cán bộ QLCL kiểm tra mỗi khay ở vị trí trong tôm đạt từ -30 O C đến -35 O C thì tắt máy cho ra đông. - Đóng gói: chuyển số lượng hàng đó qua một thiết bị tách khuôn, người công nhân kiểm tra những block hàng và cho vào túi PE, hàn kín miệng cho vào thùng. - Bảo quản: các thùng hàng phải được đai nẹp đóng gói và được chuyển đến kho dự trữ, nhiệt độ cho phép -20 o C±2 - Vận chuyển: khi lệnh xuất hàng, số lượng hàng theo yêu cầu của đơn hàng được chuyển vào xe chyên dùng (xe lạnh), nhiệt độ trong xe cho phép là -20 o C±2 - 10 - [...]... được vốn góp ,vốn cấp chiết khấu thương mại Và GGHB 144,244 411 Thu hồi khoản đã ký quỹ, trả lại vốn góp ký cược  Phiếu thu tiền mặt - 35 - Công ty Cổ phần thực phẩm XNK Lam Sơn Mẫu số 01-TT Đường Tây Sơn, phường Quang Trung,TP Quy Nhơn Quyển số: … Số:… Nợ: TK 111 Có: TK 141 PHIẾU THU Ngày 01 tháng 10 năm 2009 Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Văn Sơn Địa chỉ: Phòng tổ chức Lý do nộp: Thu tiền tạm ứng Số tiền: ... cao vốn bằng tiền thể dùng để thanh toán ngay các khoản nợ, thực hiện ngay các nhu cầu cần thiết tại đơn vị Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc chế độ quản lý, lưu thông tiền tệ hiện hành của nhà nước sau đây: nguyên tắc tiền tệ thống nhất, nguyên tắc cập nhật, nguyên tắc quy đổi tỷ giá hối đoái Do đó kế toán vốn bằng tiền vai trò quan trọng trong công ty Kế toán vốn bằng tiền. .. công ty Kế toán vốn bằng tiền cần phải phản ánh kịp thời các khoản thu chi vốn bằng tiền Thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu thường xuyên với thủ quỹ để đảm bảo giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền Ngoài ra tổ chức thực hiện các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng tiền, thông qua việc ghi chép vốn bằng tiền, kế toán thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí... đặt sẵn Công ty Cổ phần Thực phẩm XNK Lam Sơn áp dụng bảng hệ thống tài khoản do nhà nước ban hành mới nhất Hiện nay công ty áp dụng chế độ kế toán được ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Niên độ kế toán mở ra từ ngày 1/1 kết thúc vào ngày 31/12 Đặc trưng của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc thực hiện trên chương trình phần mềm kế toán Phần mềm... hạch toán kế toán: 154 155 Gía thành sản phẩm 632 xuất bán trực tiếp hoàn thành 157 157 Hàng bán trả lại xuất kho gửi đi bán 632 138 Hàng bán trả lại TP tổn thất trong kho chờ xử lý Sơ đồ 1.13 Kế toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên 2.4 Kế toán vốn bằng tiền: 2.4.1 Giới thiệu phần hành và những công việc của kế toán vốn bằng tiền - 29 - Vốn bằng tiền là một bộ phận tài sản lưu động, có... tiến độ và an toàn kĩ thuật 1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty: 1.5.1 Mô hình tổ chức kế toán của công ty: Mô hình tổ chức kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán 1.5.2 Bộ máy kế toán của công ty: - 14 - Sơ đồ 1.5: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán công nợ tiền mặt Kế toán thanh toán tiêu thụ Ghi chú: Kế toán kho kiêm... toán mức tồn kho hợp lý và báo cáo với kế toán trưởng - 15 - KT ngân hàng: phụ trách giao dịch với NH và quản lý các khoản vay nợ NH Thủ quỹ: thu chi tiền mặt theo lệnh của GĐ và KT trưởng 1.5.3 Hình thức kế toán công ty đang áp dụng: Phòng kế toán của công ty hạch toán sổ sách theo hình thức chứng từ ghi sổ và áp dụng phương thức kê khai thường xuyên Phần lớn công việc được thực hiện trên máy vi tính... BCTC Phần mềm kế toán cũng được thiết kế không bắt buột như sổ ghi bằng tay Sơ đồ 1.6 Sơ đồ ghi sổ kế toán Chứng từ kế toán Sổ kế toán: sổ tổng hợp sổ chi tiết Phần mềm kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Máy vi tính - 16 - Báo cáo tài chính Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, năm Đối chiếu, kiểm tra PHẦN 2: THỰC HÀNH VỀ GHI SỔ KẾ TOÁN 2.1 Kế toán nguyên vật liệu, công. .. thu: Người nộp tiền đề nghị nộp tiền, cầm các chứng từ gặp kế toán tiền mặt, kế toán tiền mặt kiểm tra và lập phiếu thu (gồm 3 liên) Thủ quỹ thu tiền: Kế toán tiền mặt chuyển phiếu thu cho trưởng phòng Tài Chính ký duyệt Phiếu thu sau khi được ký duyệt, chuyển phiếu thu liên màu trắng đến thủ quỹ để kiểm nhận tiền Liên màu xanh giao cho khách hàng để làm chứng từ đến thủ quỹ nộp tiền. Thu đủ tiền thủ quỹ... Kế toán tiền mặt lập phiếu chi (gồm 3 liên) căn cứ theo các đề nghị thanh toán đã được duyệt và trình trưởng phòng Tài Chính ký kiểm tra so với kế hoạch thanh toán Thủ quỹ chi tiền: BGĐ ký duyệt thanh toán Kế toán tiền mặt chuyển phiếu chi liên màu trắng cho thủ quỹ để chi tiền Sau khi đã chi tiền chữ ký xác nhận của người nhận tiền, thủ quỹ đóng mộc đã chi tiềnthực hiện ghi sổ quỹ bằng tay . - PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XNK LAM SƠN 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 1.1.1. Tên, địa chỉ công ty: • Tên công ty: Công ty Cổ phần Thực. này. Bài báo cáo thực tập này gồm 3 phần cơ bản: Phần 1: Giới thiệu khát quát chung về Công ty Cổ phần Thực phẩm XNK Lam Sơn. Phần 2: Thực hành ghi sổ kế toán. Phần 3: Một số ý kiến góp phần thực. 1/2010 Công ty TNHH Thực phẩm - XNK Lam Sơn đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Thực phẩm XNK Lam Sơn. Mọi sự khởi đầu của thành công hầu hết đều bắt đầu từ khó khăn và thử thách. Công ty đi vào

Ngày đăng: 12/05/2014, 16:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan