hệ thống cứu hỏa ballasst

27 2K 65
hệ thống cứu hỏa ballasst

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 11. CÁC HỆ THỐNG PHỤC VỤ TRÊN TÀU THỦY Trên mỗi con tàu người ta bao giờ cũng phải bố trí các hệ thống tàu thủy nhằm phục vụ cho sự an toàn, cho việc sinh hoạt của thuyền viên trên tàu, nhằm nâng cao tính ổn định, tính kinh tế, cũng như tính an toàn khi khai thác con tàu. Các hệ thống tàu thủy thường được chia ra làm hai loại là các hệ thống thông dụng và các hệ thống chuyên dùng. - Các hệ thống tàu thủy thông dụng (bất cứ tàu nào cũng phải có) gồm các hệ thống sau: + Hệ thống nước dằn tàu (Ballast) + Hệ thống Lacanh (Bilge) + Hệ thống cứu hỏa (Fire fighting) + Hệ thống nước sinh hoạt (Domestic system) + Hệ thống thông gió (Ventilating system) + Hệ thống xử lý nước thải (Sewage treatment unit) - Các hệ thống chuyên dùng (chỉ bố trí trên những con tàu chuyên dụng như trên tàu dầu, tàu chở hóa chất, tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân…) 13.1 HỆ THỐNG NƯỚC DẰN TÀU ( HỆ THỐNG BALLAST) 13.1.1. CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG BALLAST Trang bị hệ thống ballast dưới tàu nhằm mục đích nâng cao tính ổn định cho con tàu đảm bảo cho con tàu luôn cân bằng khi xếp hoặc dỡ hàng hoá, hoặc trong suốt hành trình của tàu. Dùng để dằn tàu để đảm bảo chân vịt của tàu luôn được chìm xuống dưới mớn nước để nâng cao hiệu suất đối với hệ động lực. Hệ thống ballast phải bố trí sao cho không có hiện tượng nước biển rò ngược từ biển vào trong buồng máy và hầm hàng. Phải bố trí ít nhất một bơm ballast trong hệ thống ballast. Tuy nhiên những bơm khác bố trí trong hệ thống có thể sử dụng làm bơm dự trữ hay bơm sự cố. Sản lượng bơm ballast phải đảm bảo để bơm hết nước ballát ra ngoài trong thời gian từ 6 đến 8 giờ. Bơm ballast cũng có thể dùng làm bơm cứu hoả, bơm làm mát máy chính trong trường hợp sự cố. 11.1.2. HỆ THỐNG BALLAST TÀU THUỶ Hệ thống ballast gồm các thiết bị chính sau: a. Các két ballast 136 (Các két chứa nước dằn) là những két chứa nước dùng để cân bằng tàu. Các két này được bố trí đều dưới đáy tàu từ mũi đến lái (như hình 11.1). Dung tích của các két ballast tùy thuộc vào kích thước của con tàu. ở mỗi một két ballast người ta đều trang bị ống đo và ống thông hơi. b. Bơm ballast Dùng để hút nước dằn tàu từ ngoài vào làm đầy các két ballast và hút nước ra khỏi các két hoặc chuyển nước dằn từ két này sang két khác. Bơm ballast là loại bơm có lưu lượng lớn thường dùng bơm ly tâm. Thông thường một hệ thống ballast bố trí hai bơm ballast, một bơm để dự trữ hoặc có thể làm bơm sự cố cho các bơm khác Hình 11.1. Hệ thống ballast và các két ballast trên tàu c. Hệ thống đường ống và các van Hệ thống đường ống dùng để nối bơm với các két ballast, nối bơm tới các van thông biển và thoát mạn. Để bơm ballsst có thể hút được nước từ biển và đổ vào các két balast, hoặc hút từ các két ballast để đổ ra biển, hoặc để cô lập hệ thống với các hệ thống khác thì trên hệ thống phải bố trí các van chặn. Khi cần bơm nước vào két ballast, mở van vào của két ballast cần bơm, van hút và van đẩy của bơm ballast. Bật bơm, nước biển qua van thông biển, qua bầu lọc sau đó được bơm theo đường ống vào các két ballast. Khi cần bơm nước ballast từ trong két ra ngoài, mở van hút dẫn tới két ballast cần 137 bơm, mở van thông mạn. Có thể dùng bơm ballast hoặc bơm phun tia để hút nước trong két để bơm ra ngoài (như hình 11.2). Ban đầu dùng bơm ballast để bơm nước trong két ra ngoài sau đó khi trong két gần hết nước, mà bơm ballast chính là bơm ly tâm nên không thể hút cạn được các két ballsst, nên phải dùng bơm phun tia để hút hết nước trong các két ballast ra ngoài. Lúc đó bơm ballast có nhiệm vụ là hút nước từ hộp van thông biển sau đó cấp nước làm việc cho bơm phun tia để bơm này hút nước trong két ballast. Hình 11.2. Hệ thống ballast trên tàu Tuy nhiên các tàu không phải bố trí hoàn toàn giống nhau. Một vài tàu có trang bị các két ballast hoặc két dầu là các két đáy đôi (trừ một hoặc hai két ở mạn phải và trái dùng để chứa nước ngọt là không phải đáy đôi), vài tàu thì chỉ có hai hoặc 3 két đáy đôi, những tàu khác có một két hoặc hơn ở dưới thấp nữa làm két đáy (deep tank). Tất cả các tàu đều phải có két ballast ở phía mũi tàu và phía lái tàu. Một vài tàu có một đường hầm nối từ buồng máy đến hầm hàng sau lái và đến mũi tàu để các đường ống la canh, các đường ống ballast, các đường ống dầu và các van của chúng đặt trong đó (đường hầm này con người có thể vào được để kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các van và các ống khi cần thiết). Một số tàu lại trang bị một vòm dạng 138 ống lớn chứa các đường ống của các hệ thống nối từ buồng máy với phía mũi tàu, vòm tròn dạng ống lớn này dưới tàu gọi thông thường là Duct keel. Các hộp van của hệ thống ballast thông thường được bố trí ở ngay vách kín nước phía mũi của buồng máy hoặc ở một khoang gần mũi tàu, các van trong hệ thống ballast thường là van chặn bình thường (khi mở thì van được nâng lên). Một số tàu có trọng tải lớn thì các van nối với các két ballast đặt ngay trong két hoặc trong hầm duck heel, chúng được đóng, mở từ xa bằng thuỷ lực (như hình 11.2) 11.2 HỆ THỐNG LA CANH (bilge system) 11.2.1. CHỨC NĂNG VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG LA CANH a. Chức năng của hệ thống la canh Hệ thống la canh có nhiệm vụ hút khô buồng máy và các hầm hàng. Các bơm la canh hút nước và dầu rò lọt từ bơm, đường ống của các hệ thống trong buồng máy, từ nước vệ sinh và từ máy móc xả ra khi bảo dưỡng chúng, rồi xả ra mạn tàu thông qua thiết bị phân ly dầu nước la canh để đảm bảo nước la canh xả ra ngoài mạn không còn chứa dầu gây ô nhiễm. Hệ thống la canh cũng được sử dụng để bơm nước từ các hầm hàng khi vệ sinh hầm hàng hoặc nước do hàng hoá sinh ra. b. Yêu cầu đối với hệ thống la canh Theo Nghị định 8 và 12 của Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiếm biển bởi dầu, năm 1962 và Nghị định 10 của Công ước Quốc tế về ô nhiếm biển, năm 1973 và các Nghị định thư, năm 1978 gọi tắt là MARPOL 73-78, đã đưa ra những quy định đặc biệt của Công ước Quốc tế cho các thiết bị phân ly dầu nước la canh và các thiết bị giám sát, ghi lại hàm lượng dầu thải từ nước la canh của tàu. Theo quy định của MARPOL 73-78 thì các thiết bị phân ly dầu nước la canh khi thiết kế phải đảm bảo hàm lượng dầu trong nước la canh sau khi qua thiết bị không được vượt quá 15 phần triệu (15ppm) mới được thải ra mạn. Các hệ thống la cánh phải thiết kế sao cho không có hiện tượng nước chảy ngược từ ngoài mạn vào buồng máy hoặc hầm hàng. Số lượng tối thiểu, sản lượng và sự phân bố bơm la canh trên tàu được quy định bởi: - Các nguyên tắc phân cấp - Những yêu cầu của quốc gia 139 - Công ước quốc tế của IMO về an toàn sinh mạng trên biển 1974 (SOLAS74). SOLAS 74 chỉ quy định sản lượng của bơm la canh cho các tàu khách, công ước quốc tế chỉ áp dụng cho tàu buôn kể cả tàu trọng tải nhỏ hơn 500GTS. Hiệp hội phân cấp tàu thủy quy định đường kính của ống la canh chính và nhánh, đồng thời cũng đưa ra sự liên quan giữa sản lượng của bơm la canh với tốc độ tối thiểu của nước trong đường ống. Sản lượng của bơm cứu hỏa cũng phải liên quan đến sản lượng của bơm la canh. Đường kính trong của ống la canh chính, ống hút trực tiếp la canh và ống la canh nhánh được xác định bằng các công thức sau: - Đối với các đường ống la canh chính và các đường ống hút la canh trực tiếp thì : d = 1,68. ( ) 25DBL ++ (mm) (13.1) - Đối với các đường ống hút la canh nhánh d' = 2,15. ( ) 25DBl ++ (mm) (13.2) Trong đó: d: Đường kính trong của các ống hút la canh chính (mm) d': Đường kính trong của các ống hút la canh nhánh (mm) L: Chiều dài của tàu (m) B: Chiều rộng của tàu (m) D: Chiều sâu của tàu (m) (Chiều chìm của tàu) l: Chiều dài của khoang tàu mà được các ống la canh nhánh phục vụ nó 140 d' không nhỏ hơn 50mm trừ ống hút la canh của khoang nhỏ có thể giảm xuống 40 mm (phải chấp nhận bởi hiệp hội phân cấp tàu thủy). d' không cần thiết vượt quá 100 mm. Đường kính d không được nhỏ hơn d'. Đường kính trong của các ống hút la canh mũi tàu, lái tàu và hầm trục chân vịt không nhỏ hơn 65 mm trừ trường hợp chiều dài tàu nhỏ hơn 60 m thì đường kính của các ống này có thể giảm xuống tới 50 mm. Tất cả các tàu được trang bị tối thiểu là hai bơm la canh có nguồn năng lượng độc lập được nối với các đường ống la canh chính. Tuy nhiên ở những tàu có chiều dài lớn hơn 90 m thì một trong 2 bơm này có thể được lai bởi máy chính (động cơ lai chân vịt). Bơm ballast bơm dùng chung và bơm vệ sinh được dẫn động bởi nguồn năng lượng độc lập có thể được coi là các bơm la canh với điều kiện đúng là chúng nối đúng với đường ống la canh chính. Mỗi bơm la canh phải có lưu lượng đủ để cho ra tốc độ nước là 122 m/phút qua những đường ống la canh chính. Hơn nữa mỗi bơm la canh phải có lưu lượng không nhỏ hơn.Q = 5,66d 2 .103 (m 3 /h) Tất cả các bơm la canh là loại tự mồi hoặc chúng được bố trí sắp xếp sao cho khi cần thì chúng ngay lập tức hoạt động được. Theo Quy định của MARPOL 73-78 thì cấm thải ra biển nước la canh có lẫn dầu khi tàu cách bờ dưới 50 hải lý. Chỉ được phép thải ra biển nước la canh có hàm lượng dầu nhỏ hơn 15 ppm. Những vùng đặc biệt (Địa Trung Hải, Ban tích, Biển Đen, Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư) sẽ bị cấm thải bất kỳ loại chất thải nào. 11.2.2. HỆ THỐNG LA CANH Hình 11.3. đưa ra một hệ thống la canh hoàn chỉnh đảm bảo theo yêu cầu của MARPOL 73-78. 141 Hình 11.3. Hệ thống la canh Nguyên lý làm việc Nước la canh: Nước la canh tích tụ trong các hố la canh (bilge well, hold bilge) ở buồng máy hoặc hầm hàng được bơm la canh (bilge separator pump) hút sau đó bơm qua két xử lý sơ bộ (bilge primary separating tank) để tách dầu và cặn sơ bộ. Nồng độ dầu trong nước la canh sau khi qua thiết bị này sẽ nhỏ hơn 100 ppm. Nước la canh sau khi đã xử lý sơ bộ được đưa vào két chứa nước la canh (bilge tank). Nước la canh trong két chứa khi đủ nhiều sẽ được bơm ra ngoài mạn qua thiết bị phân ly dầu nước (oil water separator) để đảm bảo nồng độ dầu trong nước không vượt quá 15 ppm. Dầu bẩn: Dầu bẩn trong các két chứa được bơm dầu bẩn (sludge pump) bơm vào két trực nhật của máy đốt rác (hình 11.4), sau đó dầu bẩn sẽ được máy đốt rác xử lý. Mặt khác dầu bẩn có thể được bơm lên thiết bị tiếp nhận trên bờ khi tàu trong cảng để đưa đi xử lý. 142 Hình 11.4. Hệ thống xử lý chất thải trên tàu * Việc bơm nước la canh và tiêu thụ dầu bẩn phải được tính toán và ghi lại vào nhật ký theo dõi dầu trên tàu (oil record book) Chống đắm: Hệ thống la canh được nối tới các bơm có sản lượng lớn như bơm ballast, bơm cứu hỏa hoặc bơm phục vụ chung với mục đích chống đắm khi buồng máy bị ngập nước. 11.2.3. THIẾT BỊ PHÂN LY DẦU NƯỚC LA CANH (oily - water separator) Thiết bị phân ly nước la canh được bố trí trong các hệ thống la canh để đảm bảo nước la canh khi xả ra mạn có hàm lượng dầu dưới 15 ppm. Luật quốc tế yêu cầu lắp đặt thiết bị phân ly nước la canh trên các con tàu vì dầu và những sản phẩm lần dầu xả ra biển sẽ cản trở các quá trình tự nhiên như quá trình quang hợp, trao đổi khí dẫn đến phá hoại các loài tảo và các sinh 143 vật trôi nổi mà đây là những điều cực kỳ cần cho đời sống của cá, tôm và sinh vật biển. Ở bờ thì việc xả dầu ra sẽ gây nguy hiểm cho chim chóc, cho ô nhiễm bờ biển. Rất nhiều tàu thuyền đã bị phạt rất nặng vì xả nước chứa hàm lượng dầu trên 100mg/lít hoặc hơn 60 lít dầu trên một hải lý. (Ngày nay việc xả dầu làm ô nhiễm môi trường có thể bị truy tố trước pháp luật). Chính vì vậy việc lắp đặt, sử dụng và bảo dưỡng các thiết bị phân ly nước la canh là bắt buộc. Nguyên lý của các thiết bị phân ly dầu nước la canh dựa vào sự khác nhau về trọng lượng riêng giữa dầu và nước. Trong hỗn hợp dầu - nước thì dầu tồn tại dưới dạng các hạt hình cầu có các kích thước khác nhau. Lực tác động lên một hạt dầu làm nó dịch chuyển trong nước thì tỷ lệ với độ chênh về khối lượng của phần tử dầu và nước. Điều này được thể hiện bằng công thức sau: F S = ( ) gd W . 6 0 3 ρρ − Π (13.3) Trong đó: Fs : Lực phân ly ρ w : Khối lượng riêng của nước ρ o : Khối lượng riêng của dầu d: Đường kính của hạt dầu g: Gia tốc trọng trường Sức cản chuyển động của dầu tùy thuộc vào kích thước của nó và độ nhớt của chất lỏng. Đối với những phần tử nhỏ chuyển động theo dòng chảy tầng thì sức cản chuyển động được xác định bằng định luật Stốc: Fr = 3Pν.v.d (13.4) 144 Trong đó: Fr: Sức cản chuyển động ν: Độ nhớt của chất lỏng v: Tốc độ của phần tử đầu d: Đường kính của phần tử đầu Khi sự phân ly dầu trong nước xảy ra thì Fr sẽ bằng với Fs. Từ đấy rút ra được : v = ( ) 2 0 . 18 d g W ρρ µ − (13.5) Công thức này thể hiện mối quan hệ giữa tốc độ của phần tử dầu khi phân ly với độ nhớt của chất lỏng, độ chênh khối lượng riêng giữa dầu và nước và kích thích của phần tử dầu. Nếu kích thước phần tử dầu lớn thì khả năng phân ly tốt hơn. Nên tránh cho thiết bị phân ly nước la canh khỏi rung và tránh sự chảy rối trong thiết bị phân ly vì những điều này ảnh hưởng xấu đến sự phân ly. Ngược lại dòng chảy tầng và sự phân ly lớp mỏng có lợi cho quá trình phân ly. Trong hầu hết các thiết bị phân ly nước la canh ngày nay người ta đều trang bị các bầu hâm nhằm đảm bảo giữ cho dầu có một độ nhớt thích hợp để dầu có thể tách ra khỏi nước dễ dàng và đạt được những điều kiện phân ly tối ưu. Ngoài ra còn những thiết bị phụ thêm khác được sử dụng để tạo ra sự phân ly lớp mỏng và làm tăng kích thích của các hạt dầu do đó tốc độ phân ly tăng lên. Vì hiệu quả phân ly phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của các phần tử dầu nên bất kỳ một sự làm tan rã phần tử dầu nào ở lối vào của thiết bị phân ly nước la canh đều phải tránh. Điều này bị ảnh hưởng bởi loại bơm và sản lượng của bơm. Như đã nói ở trên, phải tránh sự chảy rối ở lối vào thiết bị phân ly nước la canh. Vì thế trong thực tế bơm dùng trong hệ thống phân ly dầu nước la canh thường là bơm thể tích, chủ yếu làm bơm piston. *Thiết bị phân ly dầu nước kiểu UST Hình 11.5 thể hiện kết cấu của thiết bị phân ly dầu nước kiểu UST. Bầu phân ly này gồm một vỏ hình trụ được chia thành khoang thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Phần "kết hợp" được lắp ở cả khoang thứ hai và thứ ba. 145 [...]... 11.3 HỆ THỐNG CỨU HỎA Để đảm bảo an toàn cho con người, con tàu và hàng hóa khi có hỏa hoạn xảy ra thì trên tàu người ta phải trang bị hệ thống cứu hỏa Hệ thống cứu hỏa dưới tàu gồm: hệ thống cứu hỏa dùng nước, hệ thống khí CO 2, hệ thống các bình chữa cháy xách tay v.v… Tùy theo kết cấu, kích thước của con tàu mà người ta trang bị hệ thống cứu hỏa dùng nước kết hợp với hệ 148 thống khí CO2 và hệ thống. .. sách tay và các hệ thống cứu hoả Sau đây ta lần lượt đi nghiên cứu các hệ thống cứu hoả trên tàu 11.3.1 HỆ THỐNG CỨU HOẢ DÙNG NƯỚC Hệ thống này gồm bơm cứu hỏa chính lấy nước từ ngoài mạn tàu cấp vào hệ thống đường ống cứu hỏa Hệ thống ống cứu hỏa dẫn nước ra boong tàu, lên các hành lang buồng ở, thượng tầng, các kho chứa vật tư v.v… Tại những vị trí đó đều trang bị các van, các họng cứu hỏa và các vòi... bơm cứu hỏa phải có khả năng cung cấp toàn bộ sản lượng ở cột áp đã định, không nhỏ hơn 2/3 tổng sản lượng bơm hút khô Cột áp của bơm được quy định để khi cứu hoả thì nước cứu hoả có thể cấp được tới những vị trí cao nhất hoặc xa nhất ở trên tàu Hình 11.8 Hệ thống cứu hoả dùng nước trên tàu Hình 11.8 thể hiện sơ đồ của một hệ thống cứu hỏa dùng nước và cách bố trí các họng cứu hỏa và các van cứu hỏa. .. hiện sơ đồ của một hệ thống cứu hỏa dùng nước và cách bố trí các họng cứu hỏa và các van cứu hỏa trên một con tàu (hệ thống cứu hỏa dùng nước bao giờ cũng được trang bị trên các con tàu) 11.3.2 HỆ THỐNG CỨU HOẢ DÙNG CO2 Hệ thống cứu hỏa dùng CO2 đang được sử dụng rộng rãi để đảm bảo cứu hỏa cho hàng hóa chuyên chở, các phòng, khoang tàu, buồng nồi hơi và khu vực buồng máy 150 Lượng CO2 yêu cầu được... các vòi rồng Khi có hỏa hoạn xảy ra tại vị trí nào đó trên tàu thì ta chạy bơm cứu hỏa, mở van chặn chính dẫn nước lên boong hoặc cabin là nước chờ sẵn tại các van của họng cứu hỏa Lúc đó ta chỉ việc lắp vòi rồng vào họng cứu hỏa gần nơi xảy ra hỏa hoạn và mở van, nước sẽ phun vào đám cháy từ vòi rồng 149 Ngoài bơm cứu hỏa chính còn có các bơm khác có thể tham gia vào công tác cứu hỏa như bơm ballast,... chai khí nén lớn, vì trong quá trình hỏa hoạn mà khí nén được thoát ra khỏi các chai khí nén thì ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả dập cháy của hệ thống cứu hỏa Hình 11.9 Hệ thống cứu hỏa CO2 Khí CO2 được chứa trong những chai bằng thép dưới dạng thể lỏng (nặng khoảng 45 kg) Ở những hệ thống CO 2 được thiết kế cho việc chữa cháy ở cả khu vực hầm hàng và buồng máy thì việc cứu hoả hầm hàng thường được thực... 11.5 HỆ THỐNG NƯỚC SINH HOẠT TRÊN TÀU 11.5.1 HỆ THỐNG NƯỚC NGỌT TRÊN TÀU Trên tàu nước ngọt dùng cho sinh hoạt của thuyền viên, cho làm mát máy v.v… Được dự trữ ở những két chứa Để lấy nước ngọt từ các két này đi phục vụ sinh hoạt và bổ sung cho hệ thống nước làm mát máy thì người ta đã trang bị một hệ thống nước sinh hoạt Dưới đây là một sơ đồ đơn giản của một hệ thống nước ngọt sinh hoạt Hệ thống. .. 11.14 Hệ thống nước ngọt sinh hoạt 13.5.2 Hệ thống nước mặn vệ sinh Hệ thống này có nhiệm vụ lấy nước từ ngoài tàu đưa vào các nhà vệ sinh để phục vụ sinh hoạt của thuyền viên Về sơ đồ hệ thống thì cũng giống như 161 hệ thống nước ngọt sinh hoạt ở trên tuy nhiên nó đơn giản hơn vì đường ống hút của nó được lấy từ van thông biển Ở những tàu nhỏ đôi khi người ta không trang bị bình áp lực trong hệ thống. .. trên, người ta còn trang bị hệ thống phun nước có các đầu phun bố trí ở những vị trí thích hợp tại các khu vực cần bảo vệ khi có đám cháy xảy ra (nước phun ra các đầu phun đó là nhờ áp lực khí nén chứa trong các chai gió) hoặc người ta dùng hệ thống khí Halon CF3Br hay hệ thống bình bọt hóa học Ta có thể nghiên cứu kỹ những hệ thống này trong các tài liệu chuyên dùng 11.3.3 HỆ THỐNG KHÍ TRƠ Trên các tàu... ở buồng điều khiển cứu hỏa Thiết bị điều khiển gồm một bảng báo cháy nối với các đầu cảm của thiết bị cảm biến khói, một bộ chuyển đổi nguồn điện cấp của tàu phù hợp với điện áp của thiết bị đang sử dụng, một nguồn ắc quy dự phòng Bảng báo cháy sẽ chỉ ra khu vực nào có hỏa hoạn đồng thời nó cũng điều khiển hệ thống và đưa ra tín hiệu báo động Trên một số tàu, ngoài hệ thống cứu hỏa dùng CO 2 ở trên, . HỆ THỐNG CỨU HỎA Để đảm bảo an toàn cho con người, con tàu và hàng hóa khi có hỏa hoạn xảy ra thì trên tàu người ta phải trang bị hệ thống cứu hỏa. Hệ thống cứu hỏa dưới tàu gồm: hệ thống cứu. các hệ thống cứu hoả. Sau đây ta lần lượt đi nghiên cứu các hệ thống cứu hoả trên tàu 11.3.1 HỆ THỐNG CỨU HOẢ DÙNG NƯỚC Hệ thống này gồm bơm cứu hỏa chính lấy nước từ ngoài mạn tàu cấp vào hệ. 11.8. Hệ thống cứu hoả dùng nước trên tàu Hình 11.8 thể hiện sơ đồ của một hệ thống cứu hỏa dùng nước và cách bố trí các họng cứu hỏa và các van cứu hỏa trên một con tàu (hệ thống cứu hỏa dùng

Ngày đăng: 11/05/2014, 23:50

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan