Tiểu luận: Cho vay Doanh nghiệp

32 929 0
Tiểu luận: Cho vay Doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: Cho vay Doanh nghiệpTiểu luận: Cho vay Doanh nghiệp nêu lý thuyết về cho vay doanh nghiệp. Cho vay doanh nghiệp là một hình thức mà tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho doanh nghiệp để thực hiện sản xuất kinh doanh trong một thời hạn nhất định theo như thỏa thuận trong hợp đồng, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

Cho vay Doanh nghiệp Sinh viên thực hiện : Vũ Thanh Tùng Trang 1 Tiểu luận CHO VAY DOANH NGHIỆP Cho vay Doanh nghiệp Sinh viên thực hiện : Vũ Thanh Tùng Trang 2 Chương I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP 1. KHÁI NIỆM CHO VAY DOANH NGHIỆP : Cho vay doanh nghiệp là một hình thức mà tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho doanh nghiệp để thực hiện sản xuất kinh doanh trong một thời hạn nhất định theo như thỏa thuận trong hợp đồng, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi Thời hạn cho vay tính từ lúc doanh nghiệp nhận được số tiền vay cho đến thời điểm doanh nghiệp trả hết cả nợ gốc lẫn lãi. Điều 8 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN nêu rõ : Cho vay doanh nghiệp bao gồm các hình thức cho vay ngắn hạn (thời hạn vay thấp hơn 1 năm), trung hạn (thời hạn vay từ 1 năm đến 5 năm), và dài hạn (thời hạn vay lớn hơn 5 năm) Cho vay doanh nghiệp là loại hình cho vay có tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động tín dụng của đại đa số các ngân hàng 2. NGUYÊN TẮC VAY VỐN : Doanh nghiệp vay vốn phải đảm bảo 2 nguyên tắc :  Phải hoàn trả cả nợ gốc lẫn lãi theo đúng thời hạn đã thỏa thuận  Sử dụng vốn vay đúng mục đích vay ban đầu 3. ĐIỀU KIỆN VAY VỐN : Nhìn chung, doanh nghiệp muốn vay được vay vốn phải chứng minh được khả năng tài chính của mình, chứng minh được tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, có tài sản thế chấp hoặc được một tổ chức khác đứng ra bảo lãnh. Tùy theo điều kiện thực tế của mình mà các tổ chức tín dụng, các ngân hàng có thể đặt ra những qui định về cho vay doanh nghiệp khác nhau Cho vay Doanh nghiệp Sinh viên thực hiện : Vũ Thanh Tùng Trang 3 4. NHỮNG HẠN CHẾ CHO VAY : Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN qui định rõ những giới hạn vay sau :  Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định vầ thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng  Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có cuả tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay quy định tại Khoản 1 điều này khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể  Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với khách hàng trong các trường hợp sau đây : + Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc(Giám đốc), Phó Tổng giám đốc) (phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng; + Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay; + Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc)  Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đôi tượng sau đây: + Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay; + Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng; + Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điểu 77 của Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó  Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định ở điểm trên không được vượt qúa 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng Cho vay Doanh nghiệp Sinh viên thực hiện : Vũ Thanh Tùng Trang 4 5. CÁC HÌNH THỨC CHO VAY DOANH NGHIỆP : Nhìn chung, hiện nay thường có các hình thức cho vay sau :  Cho vay từng lần : Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng  Cho vay theo hạn mức tín dụng : Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất đình  Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn dự phòng trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.  Cho vay theo dự án đầu tư : Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống  Cho vay hợp vốn : Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.  Cho vay trả góp; Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.  Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng : Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng  Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Ngoài ra, tùy theo điều kiện riêng của mình mà các tổ chức tín dụng, các ngân hàng có thể thực hiên thêm những hình thức cho vay đa dạng khác Chương 2 : Cho vay Doanh nghiệp Sinh viên thực hiện : Vũ Thanh Tùng Trang 5 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHO VAY KÍCH CẦU DOANH NGHIỆP NĂM 2008 1. GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ CHO VAY : 1.1 Khó khăn chung của nền kinh tế : Những tháng đầu năm 2008, thế giới phải đương đầu với nguy cơ khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực. Giá cả hầu hết các mặt hàng tăng cao, đặc biệt là lương thực và dầu mỏ, gây ra lạm phát chi phí đẩy trên phạm vi toàn thế giới Chính tình hình thế giới cộng với những nguyên nhân nội tại của nền kinh tế đã khiến nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khó khăn Liên tục “vọt” cao trong nửa đầu của năm rồi lại về âm vào những tháng cuối năm, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2008 tạo thành hai nỗi lo “trái dấu”: lạm phát (+) và suy giảm (-). Trong khoảng 8 tháng đầu năm, biểu đồ CPI tạo thành những đường dốc đứng, trồi lên, sụt xuống kế tiếp nhau. Nhịp điệu tăng CPI tạo thành những đợt sóng, vượt lên một tháng lại giảm tốc hai tháng mà đỉnh của những “con sóng” CPI rơi vào các tháng 2, 5 và 8. Chỉ số giá khởi đầu năm 2008 với mức tăng “ấn tượng” 2,38%, đã báo hiệu một năm đầy sóng gió với lạm phát cao. Nỗi lo lạm phát thực sự đã xuất hiện vào ngày 21/2, thời điểm Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2008 đạt mức tăng 3,56% so với tháng trước. Ở đỉnh “sóng” CPI thứ nhất, mặt hàng gạo có ảnh hưởng khá lớn. Chỉ trong một thời gian ngắn, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên mạnh mẽ, gây hiện tượng tư thương tranh mua và đẩy giá lên cao. Dù xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới và lượng tồn kho đủ tiêu dùng trong nước, nhưng nạn đầu cơ, tung tin sai lệch đã thắng thế hệ thống phân phối yếu, khiến gạo tại thị trường Việt Nam bị “làm giá”. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống trong tháng Cho vay Doanh nghiệp Sinh viên thực hiện : Vũ Thanh Tùng Trang 6 hai đã tăng 3,2%, riêng lương thực tăng tới 3,7%. Quyền số trên 42% của nhóm này đã tác động mạnh đến chỉ số giá. Tương ứng với ba vòng tác động: trực tiếp, gián tiếp và lan tỏa, CPI đã kéo dài ảnh hưởng lên hai tháng 3 và 4 sau đó, dù có thể hiện sự giảm tốc. Ba tháng này đã hoàn thành một chu kỳ với CPI tháng Ba tăng 2,99%; tháng Tư khiêm tốn hơn với mức 2,2%. Với “đợt sóng” kế tiếp, đỉnh sóng cao hơn, nhưng sức lan tỏa lại kém mạnh mẽ. Ở mức tăng cao nhất, tháng Năm đạt đỉnh tăng của năm 2008 và “soán ngôi” của tháng Hai với 3,91%. Trong khi đó, tháng Sáu tăng 2,14% và tháng Bảy còn 1,13%. Ở chu kỳ tăng giá này, tại nhiều thời điểm, lương thực là nguyên nhân duy nhất tác động đến chỉ số giá. Tính đến tháng 6/2008, giá lương thực đã tăng 57,22% so với tháng 12/2007. Với những lực đẩy mạnh mẽ như trên, CPI tháng 6/2008 so với tháng 12/2007 đã tăng 19,01%. Tháng 7/2007, quá trình “hãm phanh” giá xăng trong nước đã quá dài và đến lúc không thể kiềm chế thêm nữa. Tiếp theo diễn biến giá dầu thế giới đạt mốc kỷ lục mọi thời đại ở 147 USD vào ngày 11/7, 10 ngày sau đó, giá xăng A92 đã nhảy vọt với bước tăng 30%, lên mức 19.000 đồng/lít vào ngày 21/7. Mức tăng gây “sốc” của nhiên liệu quan trọng này đã kéo theo hàng loạt sản phẩm, dịch vụ tăng giá theo, trong đó phải kể đến những đợt tăng giá cước vận tải không “hẹn” ngày giảm, hay kể cả những mặt hàng không liên quan nhiều như rau xanh, thực phẩm chưa chế biến Nhìn lại giai đoạn này, những vòng tác động gián tiếp và tâm lý đã đẩy nhiều loại hàng hóa tăng giá bất hợp lý như : sắt, thép, xi măng, lương thực, nhu yếu phẩm … 1.2 Tình trạng hạn chế cho vay doanh nghiệp : Khó khăn chung của nền kinh tế đã tác động khiến các ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn CPI tăng cao đã đẩy lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại tăng liên tục trong giai đoạn này, có những thời điểm vượt trên 18- 19%, đối với huy động tiền gửi, và 21-24% với cho vay. Đầu năm 2008, trước khi có gói giải pháp 8 điểm của Chính phủ nhằm đối phó với lạm phát, các ngân hàng đã nhanh chóng đưa ra những giải pháp rút bớt tiền trong lưu thông bằng cách tăng lãi suất (lãi suất tái chiết khấu, huy động, tiền vay, lãi suất cơ bản) sát với giá thị trường. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định nâng dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng Cho vay Doanh nghiệp Sinh viên thực hiện : Vũ Thanh Tùng Trang 7 thương mại và qui định các ngân hàng mua trái phiếu ngân hàng Nhà nước. Kèm với đó là hạn chế tăng trưởng tín dụng nóng bằng việc khống chế ở mức 30%. Với mức suy giảm của thị trường bất động sản, các khoản nợ nghi ngờ tăng mạnh với nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng cuối năm ở 43.500 tỉ đồng, chiếm khoảng 3,5% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, có thể đó chưa phải là con số chính xác cuối cùng, khi nhiều ngân hàng đã cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ… để giảm những khoản nợ xấu xuống. Hơn nữa, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng khó khăn từ năm 2008, dẫn đến chất lượng tín dụng giảm sút. Khả năng nợ xấu gia tăng trong năm 2009 là có thể tính đến. Thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử kinh tế Việt Nam, vốn VNĐ khan hiếm. Trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có người vay mà không có người cho vay. Thời điểm này hàng loạt ngân hàng thương mại đều hạn chế cho khách hàng vay vốn. Thậm chí do lo vấn đề thanh khoản, một số ngân hàng đã tạm dừng cho vay mà chỉ tập trung thu nợ. Trên thị trường tiền tệ các ngân hàng thương mại liên tục bám đuổi nhau tăng lãi suất huy động vốn nội tệ. Điển hình là có khi chỉ trong có 1 tuần một số ngân hàng điều chỉnh lãi suất tới 2-3 lần Một số ngân hàng chỉ cho khách hàng truyền thống, còn không cho vay đối với khách hàng mới. Có tháng nhiều ngân hàng thương mại cho vay ngắn hạn VNĐ với lãi suất 1,35-1,45%/tháng, lãi suất cho vay trung dài hạn 1,5 - 1,65%/tháng, có trường hợp chào lãi suất cho vay lên tới 2,0%/tháng, nhưng không phải khách hàng nào cũng vay được. Theo TS Cao Sĩ Kiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, giai đoạn này điều hành chính sách tiền tệ có hai khiếm khuyết lớn:  Định hướng thực hiện các giải pháp là đúng nhưng liều lượng, thời gian tiến hành chưa thích hợp, nhuần nhuyễn. Liều lượng quá nhiều, căng thẳng cùng một lúc, trong điều kiện thanh khoản của các ngân hàng đang ở mức thấp vì cho vay dễ dãi từ các năm trước dồn cho bất động sản, chứng khoán.  Các ngân hàng thương mại lại phải mua trái phiếu Ngân hàng Nhà nước, tăng dữ trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu… đã tạo một áp lực lớn, làm tình hình hơi rối và lãi suất tiền gửi cứ đua nhau lên. Có thể thấy là cả quý III, tốc độ tăng trưởng tín dụng gần như bằng không. Nhiều lý do giải thích cho chuyện này, lớn nhất phải kể đến các ngân Cho vay Doanh nghiệp Sinh viên thực hiện : Vũ Thanh Tùng Trang 8 hàng thận trọng hơn khi nhìn vào bối cảnh kinh tế chung, về phía khách hàng thì lãi suất 21%/năm là rào cản quá lớn với bài toán vay - trả … Tình hình này rõ ràng là ảnh hưởng hết sức đáng lo ngại đến tăng trưởng kinh tế. Bởi vì nhiều dự án sản xuất kinh doanh không thể triển khai được do không vay được vốn, hoặc nếu vay được vốn thì lãi suất lại tăng cao, chi phí lớn, không có lãi. Do đó nhiều chủ dự án quyết định cho dừng chưa triển khai dự án vì lãi suất quá cao so với tính toán ban đầu, hoặc do ngân hàng thương mại cam kết tài trợ vốn nhưng nay ngân hàng đó không giải ngân cho vay. Có thể kể ra một số nguyên nhân của tình trạng trên như sau :  Nước ta phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao (theo tính tóan mức lạm phát là 19,89% - nếu so với tháng 12/2007, và xấp xỉ 23% - nếu so với giá tiêu dùng bình quân của năm 2007). Do đó việc thắt chặt tiền tệ đã gây khó khăn không nhỏ cho ngân hàng. Họ đã phải tăng lãi suất vay vì thế cho nên phải tăng lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay quá cao khiến càng ít doanh nghiệp vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của ngân hàng.  Do lãi suất cao nên khả năng hoàn trả của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng, làm tăng khả năng rủi ro của các ngân hàng  Do lý do thứ hai nên các ngân hàng trở nên dè dặt trong việc cho vay vốn, tiền không được mang ra sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiền vô ích, làm tăng chí phí cho ngân hàng. Về mặt thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn Việt Nam, tác động của việc thực hiện chính sách tiền tệ có độ trễ ít nhất là 6 tháng. Các chuyên gia của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong một báo cáo gần đây về nền kinh tế Việt Nam cũng tính toán rằng độ trễ trong tác động của chính sách tiền tệ là từ 15 đến 18 tháng. Do đó tình trạng thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế do các ngân hàng thương mại hạn chế cho vay đã tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nửa cuối năm 2008. Vì vậy, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 là 9% là không thể đạt được. Thay vào đó là 1 con số khiêm tốn hơn nhiều : chỉ 6,23%. Ngoài ra, ngay trong bản thân ngành ngân hàng cũng đã vấp phải những nhược điểm như : Có thời điểm chưa dự báo lường trước hết diễn biến tiêu cực của thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối; Công tác thống kê tiền tệ, tín dụng chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của NHNN; Việc chuyển từ phương pháp thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro còn chậm, không đủ và thiếu chính xác; Nguồn nhân lực thanh tra tại chỗ còn yếu, thiếu và các công cụ hỗ trợ còn nhiều bất cập; Việc nâng cao chất lượng dịch vụ ngân Cho vay Doanh nghiệp Sinh viên thực hiện : Vũ Thanh Tùng Trang 9 hàng chưa được các tổ chức tín dụng chú trọng đầu tư đồng đều, chất lượng thấp, gây bức xúc cho người sử dụng… 2. GIAI ĐOẠN THÚC ĐẨY CHO VAY KÍCH CẦU : 2.1 Tình trạng giảm phát của nền kinh tế : Từ tháng 9 năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng sang hầu hết các nước và mang tính toàn cầu. Khủng hoảng có xu hướng ngày càng trầm trọng và lan truyền từ khu vực tài chính sang khu vực kinh tế thực. Từ tình trạng lạm phát cao, thế giới phải đối đầu với nguy cơ suy giảm tăng trưởng sâu đi cùng với tình trạng giảm mạnh giá dầu, giá lương thực và các loại nguyên liệu thô khác Ở 4 tháng cuối năm 2008, đường đồ thị biểu diễn giá trị CPI của Việt Nam tạo thành dốc, trượt xuống mạnh mẽ, vượt qua mức âm cho đến tháng tận cùng của năm, khép lại một năm 2008 đầy biến động bằng việc xóa sạch xu hướng tăng của lạm phát, nhưng lại làm gia tăng nỗi lo suy giảm. Trái với giai đoạn 8 tháng đầu năm, khi “gánh nặng” giá cả đè lên vai đa số người dân phần nhiều, thì ở 4 tháng còn lại của năm, doanh nghiệp lại “chịu trận” giảm phát. Điển hình là giá gạo đã có những tháng giảm âm, tạo lực kéo mạnh lên CPI, đẩy chỉ số này giảm liên tiếp trong 3 tháng cuối của năm. Sự sụt giảm giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế giới cũng tác động mạnh đến giá hàng hóa trong nước. Chỉ trong vòng 4 tháng cuối năm, giá xăng đã giảm liên tiếp 10 lần. Tiếp theo là giá dầu, giá gas cũng giảm mạnh nhiều lần trong cùng thời gian này. Giá phôi thép trên thị trường thế giới đã “mò” đáy ở 270-280 USD/tấn, kéo giá sắt thép xây dựng trong nước có thời điểm chỉ còn ở quanh mức 10 triệu đồng/tấn. Vẫn còn những đột biến nhỏ lẻ, mang tính khu vực như trận lụt lịch sử đẩy chỉ số giá tại Hà Nội tăng trở lại trong tháng 11. Tuy nhiên, đây không phải là diễn biến chung trên diện rộng và xu hướng giảm giá là khó cưỡng. Ba vòng tác động trong giai đoạn này đã “áp đặt” ảnh hưởng lên thói quen tiêu dùng, tác động mạnh mẽ đến thị trường hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. Tâm lý chờ giá xuống đã “thắng” tâm lý cầm cự của doanh nghiệp sản xuất và phân phối. Nhiều loại hàng hóa đã giảm giá mạnh, tạo sức lôi cuốn đến hầu hết các hàng hóa trên thị trường. Cho vay Doanh nghiệp Sinh viên thực hiện : Vũ Thanh Tùng Trang 10 Sau tháng 9 với chỉ số giá tăng nhẹ 0,18%, ba tháng của quý 4/2008, chỉ số giá giảm liên tiếp: tháng 10 giảm 0,19%; tháng 11 giảm 0,76%; và tháng 12 giảm 0.68%. Tính cả 11 tháng của năm 2008, CPI tăng 23,25% so với 11 tháng của năm 2007. Sự “co rút” của thị trường hàng hóa làm tăng lượng tồn kho của doanh nghiệp, dẫn tới sản xuất đình đốn. Những quan điểm bi quan nhất tại thời điểm này cho rằng có đến 20% doanh nghiệp đang đặc biệt khó khăn. Một số doanh nghiệp ngành thép đã phải giãn công lao động. Một số nhà máy phải cho công nhân nghỉ việc tạm thời. Đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp lớn, kể cả doanh nghiệp FDI, sa thải lao động số lượng lớn. Đất nước đã chuyển từ ưu tiên đối phó với lạm phát cao sang đương đầu với suy giảm tăng trưởng kinh tế mà hậu quả và việc xử lý nó cũng không kém phần phức tạp so với lạm phát, thậm chí còn khó khăn hơn do nguồn lực của ta còn rất hạn chế trong khi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới vẫn chưa rõ điểm dừng. 2.2 Tình hình cho vay doanh nghiệp của các ngân hàng : 2.2.1 Giai đoạn giảm lãi suất ban đầu : Tại Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2008, khi Ngân hàng Nhà nước siết chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát, các ngân hàng hạn chế cho vay ra. Đến khi các chính sách thắt chặt tín dụng dần được nới lỏng, vốn khả dụng dư thừa thì ngân hàng bắt đầu mở cửa tái cho vay Giai đoạn này Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất huy động để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất, nhưng các ngân hàng vẫn nhìn nhau và chưa chịu hạ ngay trần lãi suất huy động xuống mức cơ bản. Mặc dù theo ước tính thì lượng vốn thừa nằm lại trong các ngân hàng thương mại hiện nay lên đến khoảng 50.000 tỷ. Doanh nghiệp vì thế lại chịu thiệt thòi Tháng 9/2008, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định lãi suất cơ bản trong điều hành, lãi suất cho vay ra không được vượt quá là 21%/năm. Nhưng với lãi suất huy động bình quân lúc đó là 18%/năm cộng với các khoản chi phí khác thì lãi suất đầu vào ở các ngân hàng đang ở mức lớn hơn 21%/năm. Với đầu ra là 21%/năm và đầu vào lớn hơn 21%/năm, nếu cứ tiếp tục huy động và cho vay ra [...]... Thanh Tùng Trang 30 Cho vay Doanh nghiệp CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY DOANH NGHI ỆP Trang 1 Khái n iệm cho vay doanh nghiệp 1 2 Ngun tắc vay vốn 1 3 Điều kiện vay vốn 1 4 Những hạn chế cho vay 2 5 Các hình thức cho vay doanh nghiệp 3 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHO VAY KÍCH CẦU DOANH NGHI ỆP NĂM 2008 1 Giai đoạn khó khăn, hạn chế cho vay 4 1.1 Khó... trạng hạn chế cho vay doanh nghiệp 5 2 Giai đo ạn thúc đẩy cho vay kích cầu 8 2.1 Nền kinh tế giảm phát 8 2.2 Tình hình cho vay doanh nghiệp của các ngân hàng 9 2.2.1 Giai đo ạn giảm lãi suất ban đầu : 9 2.2.2 Giai đoạn mở rộng cho vay 11 2.2.2.1 Cuộc đua hạ lãi suất 11 2.2.2.2 Doanh nghiệp chần chừ đi vay 14 2.2.2.3 Doanh nghiệp vẫn khó khăn khi đi vay 16 2.2.3... Nơng nghiệp và phát triển nơng nghiệp Việt Nam (Agribank) thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với tất cả các hợp đồng cho vay theo lãi suất cố định trước đây và đang còn số dư xuống còn 1,06% (12,72%/năm) Đối với các khoản cho vay mới, lãi suất giảm xuống chỉ còn 0,9%/tháng đối với cho vay ngắn hạn và 1%/tháng đối v ới cho vay trung, dài h ạn Đối tượng áp dụng là các hộ sản xuất nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp. .. Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định các doanh nghiệp đang thu hẹp sản xuất và khơng muốn vay nhiều từ ngân hàng, do đó tăng trưởng dư nợ của ngân hàng vẫn khơng có gì đột biến dù lãi suất cho vay giảm mạnh Sinh viên thực hiện : Vũ Thanh Tùng Trang 15 Cho vay Doanh nghiệp Rất nhiều bản hợp đồng mời vay vốn đã được để trên bàn lãnh đạo các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thay cho việc họ phải tới ngân hàng năn nỉ... Phân tích cho thấy, trần lãi suất này sẽ ngăn cản tất cả các khoản cho vay có lãi suất xác đ ịnh dựa trên thống kê yếu tố rủi ro đối với người vay cao hơn mức trần này Ngay với cho vay doanh nghiệp, cho vay tiêu dùng thường có rủi ro và chi phí cao hơn nhưng vẫn chịu chung một “trần” Hậu quả của quyết định trên có thể là ngân hàng ngừng hoặc hạn chế cho vay loại này, đẩy một phần lớn khách vay ra khỏi... thế? Thực tế cho thấy từ trước đến nay đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước và các tập đồn ngày càng tăng trong khi hiệu quả sinh lời, sức lan tỏa rất thấp Doanh nghiệp dân doanh tuy được đầu tư thấp nhưng hiệu quả và sức lan tỏa cao Gói kích cầu sau năm 1997-1998 vào nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã cho thấy khơng hiệu quả bao nhiêu mà còn Sinh viên thực hiện : Vũ Thanh Tùng Trang 23 Cho vay Doanh nghiệp sinh... vốn cho vay thì lại gặp các doanh nghiệp khơng vay mà tìm đến những nguồn khác có chi phí rẻ hơn Đây là hệ quả tất yếu của nhiều tháng, nhiều năm trước, khi các ngân hàng thương mại cho vay vượt định mức huy động mà Ngân hàng Nhà nước quy định Tình trạng này xảy ra do một số ngun nhân chính yếu sau :  Có một thực tế là ngân hàng khơng dám cho vay khi doanh nghiệp gặp khó khăn Hơn nữa, lãi suất cho vay. .. Vietcombank quyết định giảm mạnh lãi suất cho vay ưu đãi và lãi suất cho vay thơng thường bằng VND Lãi suất cho vay ưu đãi chỉ còn ở mức rất thấp là 0.875%/tháng (tương đương 10,5%/năm), lãi suất cho vay thơng thường là 1.04%/tháng (tương đương 12,48%/năm) Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cam kết bán lại ngoại tệ cho Vietcombank thì lãi suất cho vay chỉ còn ở mức 0.42%/tháng (5,4%/năm)... suất trong năm 2009 cho các ngân hàng để ngân hàng cho các doanh nghiệp, mà ưu tiên trước hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vay vốn Bên cạnh đó, một phần trong gói kích cầu này sẽ được dùng để hỗ trợ lãi suất đối với các chương trình xây dựng nhà ở xã hội, nhà sinh viên Sinh viên thực hiện : Vũ Thanh Tùng Trang 21 Cho vay Doanh nghiệp Năm 2009 Quốc hội chỉ thơng qua ngân sách cho đầu tư phát triển... nơng nghiệp và nơng thơn tăng 30%; cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác tăng 40 - 42% 2.2.2.2 Doanh nghiệp chần chừ đi vay : Một nghịch lý đã xảy ra trong nền kinh tế nước ta Nếu như trước đây, các doanh nghiệp có đi gõ cửa hết ngân hàng này đến ngân hàng khác để xin vay vốn thì cũng đều nhận được cái lắc đầu phũ phàng, thì đến lúc này mặc cho các ngân hàng sốt sắng mời mọc, nhiều doanh nghiệp

Ngày đăng: 10/05/2014, 15:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan