Sáng kiến cải tiến kỹ thuật practicing speaking class 6 tham khảo

23 2.1K 3
Sáng kiến cải tiến kỹ thuật practicing speaking class 6 tham khảo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6” PHÒNG GD& ĐT TX.HƯƠNG THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT ( Đề nghị công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Thị xã ) I. Sơ lược lý lịch Họ và tên: Nguyễn Thị Hòa Ngày, tháng , năm sinh: 12/12/1977 Nữ Quê quán: 34 Giáp Hải, Phường Thủy Phương, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi thường trú: 34 Giáp Hải, Phường Thủy Phương, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đơn vị công tác: Trường THCS Thủy Phù Chức vụ hiện nay: Tổ trưởng tổ Tiếng Anh Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ * Khó khăn: - Nhà ở khá xa trường nên không thuận lợi trong việc đi lại. - Hoàn cảnh gia đình neo đơn, con chuẩn bị vào lớp 1 phải đưa đón đi học 2 buổi/ngày nên khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ. - Chất lượng khảo sát đầu năm của bộ môn tiếng Anh rất thấp. - Số lượng học sinh trong lớp quá đông nên trong 45 phút không có đủ thời gian để rèn luyện kỹ năng nói cho tất cả học sinh trong lớp. Chính vì vậy mà kỹ năng nói của học sinh còn rất yếu. - Tiết dạy kỹ năng nghe cũng khó đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh vì đa số học sinh đều dựa vào sách “ Hướng dẫn học” để đưa ra đáp án mà không chú ý lắng nghe nội dung bài học. - Một số phụ huynh đi làm ăn xa để con cái ở nhà với người thân nên việc quản lí con em còn gặp nhiều hạn chế. - Đây là một môn học đặc thù và khó; đòi hỏi học sinh phải chăm chỉ học thuộc lòng từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc câu nhưng đa số học sinh lười học, ý thức học tập chưa cao. - Tổng số học sinh trong lớp chủ nhiệm là 38 em trong đó số lượng học sinh nam đông hơn học sinh nữ nên nền nếp lớp không được tốt như năm học trước. TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ 1 GV: Nguyễn Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6” - Lớp chủ nhiệm không có học sinh xuất sắc trong học tập cũng như trong công tác quản lí lớp. - Lớp có 4 học sinh ở xa trường ( Phú Sơn ) nên cũng gặp khó khăn trong việc đi lại học tập. - Trong lớp chủ nhiệm có đến 7 học sinh hộ nghèo và 2 học sinh bố mất nên khó khăn trong việc thu các khoản. * Thuận lợi: - Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi trong công tác phân công chuyên môn cũng như phân chia thời khóa biểu; - Nhà trường cũng tạo điều kiện rất thuận lợi về cơ sở vật chất và tài liệu chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn đặc biệt có phòng LAB để phục vụ cho việc luyện kỹ năng nghe. - Tổ chuyên môn ít thành viên nên dễ quản lí; tinh thần đoàn kết trong tổ đã được cải thiện tốt. - Trình độ chuyên môn vững vàng. - Đồng nghiệp nhiệt tình, có ý thức cao trong công tác, sẵn sàng dạy giúp nhau lúc đồng nghiệp gặp khó khăn. - Ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Đa số học sinh trong lớp rất nhiệt tình khi tham gia các cuộc thi do Nhà trường cũng như do Liên Đội phát động. - Lớp không có học sinh cá biệt; tập thể lớp đoàn kết, vui vẻ, hòa đồng. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị 1. Những thuận lợi của đơn vị - Được Đảng bộ, lãnh đạo địa phương xã Thủy Phù rất quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt. - Hầu hết phụ huynh ở xã Thủy Phù rất quan tâm đến việc học tập của con em. - Khuôn viên trường rộng rãi, thoáng mát, có sân chơi, bãi tập cho học sinh, có nhà xe học sinh và nhà xe giáo viên. - Cơ sở vật chất đầy đủ, đồ dùng giảng dạy được trang bị tốt. - Phòng học thoáng, rộng rãi, có quạt, điện đầy đủ. - Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn; có tâm huyết với nghề; nhiệt tình có tinh thần tập thể cao. - Đa số giáo viên ở khá gần trường, thuận lợi trong việc đi lại; trong công tác giảng dạy đặc biệt là công tác đoàn thể. - Có đủ đầu sách cho giáo viên và học sinh tham khảo. TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ 2 GV: Nguyễn Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6” - Có phòng học riêng từng bộ môn cho một số môn đặc thù như Nhạc, Mỹ thuật, Lí, Hóa, Tin và phòng LAB. - Đa số các môn học đều có thiết bị, đồ dùng dạy học. - Nhà trường và Chuyên môn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy và sinh hoạt. - Có 4 lớp chọn của 4 khối lớp nên giáo viên có cơ hội để bồi dưỡng nâng cao kiến thức học sinh theo hướng mũi nhọn. - Học sinh đạt nhiều thành tích trong các kỳ thi do Thị xã tổ chức: + Về IOE: * 2 giải nhất cấp Thị xã ( Khối 6 và Khối 9) * 1 giải nhì cấp Tỉnh và chuẩn bị thi cấp Quốc gia ( Khối 9) * 3 giải khuyến khích cấp Tỉnh ( Khối 6 và Khối 9) + Về Violympic: đạt kết quả rất cao đứng đầu Thị xã. + Về rung chuông vàng: đạt giải nhất cấp Thị xã + Về học sinh giỏi: Có 13 học sinh nằm trong đội tuyển đi thi Tỉnh bao gồm nhiều môn khác nhau; có 1 học sinh đạt giải ba cấp Tỉnh môn Địa lí và 1 học sinh đạt giải khuyến khích cấp Tỉnh môn máy tính bỏ túi. + Về Hội thi vẽ tranh “ Bé với mùa xuân”: đạt 1 giải nhì và 1 giải ba + Về Hội thi “ Giáo dục bảo vệ môi trường” : đạt giải nhì 2. Những khó khăn của đơn vị - Một số giáo viên có con nhỏ hay đau ốm hoặc bản thân giáo viên đau ốm nên còn gặp khó khăn vất vả trong việc thực hiện công việc được giao. - Một số môn chưa có đủ đồ dùng dạy học như môn Ngữ Văn, môn Âm nhạc, môn Lịch sử, v.v - Việc dạy học phụ đạo còn quá nhiều bất cập, đa số học sinh yếu, kém không chịu khó tham gia học phụ đạo; chính vì vậy Nhà trường đã đưa tiết dạy học phụ đạo vào trong chương trình chính khóa và được học vào sáng thứ 7. Tuy nhiên, việc học thực hiện chưa đều và một ngày học đến 5 môn khó ( Toán, Lý, Hóa, Văn và Tiếng Anh) nên khả năng tiếp thu của học sinh cũng còn gặp nhiều hạn chế. - Một số giáo viên ở quá xa trường nên không thuận tiện trong việc đi lại đặc biệt là vào mùa mưa lũ. - Số lượng học sinh trong mỗi lớp quá đông trung bình khoảng 35 đến 40 học sinh nên giáo viên khó quản lí trong công tác giảng dạy cũng như trong công tác chủ nhiệm. III. Mục đích, yêu cầu của sáng kiến cải tiến kỹ thuật Đất nước Việt Nam đang ở giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với cộng đồng quốc tế, đặc biệt hơn là nước ta đã chính thức là thành viên của WTO. Nhân tố TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ 3 GV: Nguyễn Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6” quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nguồn nhân lực Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao đặc biệt là ngoại ngữ và tin học. Ngoại ngữ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong xu thế hội nhập và phát triển. Chính ngoại ngữ là cầu nối để thực hiện tốt những yêu cầu của nhân loại. Một ngoại ngữ đã, đang và sẽ được sử dụng một cách phổ biến nhất, rộng rãi nhất đó là tiếng Anh. Tiếng Anh giúp chúng ta tiếp thu nền khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Trên thực tế, nhiều người đã bỏ ra khá nhiều thời gian học tiếng Anh mà vẫn không thể giao tiếp, trao đổi bằng tiếng Anh được. Câu hỏi phổ biến hiện nay là “ Tại sao rất nhiều người học tiếng Anh trong nhiều năm nhưng vẫn không thể giao tiếp tiếng Anh một cách lưu loát?” Học sinh Việt Nam dành rất nhiều tiết học ở trường để học về từ vựng và ngữ pháp, học một cách rất “tập trung”. Nhưng tại sao các em vẫn không sử dụng thành thạo tiếng Anh? Đó là bởi vì các em chỉ học trên sách vở chứ các em không dành đủ thời gian để thực hành các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết một cách thực tế như các học sinh trên khắp thế giới học ngoại ngữ. Như chúng ta thấy những đứa trẻ mới sinh ra, chúng chỉ biết khóc chứ chưa hề biết nói, biết viết nhưng chính môi trường xung quanh đã tác động, ảnh hưởng đến làm chúng bắt chước rồi nói được như mọi người. Chúng ta học tiếng Anh cũng vậy, để giao tiếp tốt cần phải thực hành các kỹ năng nghe, nói thật nhiều để việc nói tiếng Anh trở thành thói quen, thành phản xạ. Thực hành giao tiếp tiếng Anh hiện nay là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Đa số giáo viên ở những trường Huyện, Xã hay các vùng sâu, vùng xa không có cơ hội giao tiếp tiếng Anh thường xuyên nên khả năng nói tiếng Anh của giáo viên cũng dần dần bị mai một. Trên thực tế, một giáo viên dạy tiếng Anh khi giao tiếp đôi lúc cũng còn lúng túng, không mạnh dạn và tự tin. Ngay bản thân tôi cũng tự nhận thấy là khả năng giao tiếp chưa được lưu loát lắm nên tôi cũng cần rèn luyện và trau dồi kỹ năng “Nói”. Chính vì lí do đó mà tôi đã chọn đề tài “ Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 ”. Tại sao tôi chỉ chọn lớp 6? Vì tôi thiết nghĩ, học sinh lớp 6 mới làm quen với việc học tiếng Anh, học sinh nào cũng thích nói tiếng Anh và rèn luyện ngay từ đầu sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, làm thế nào để trong một tiết học em nào cũng được nói, mạnh dạn giao tiếp. Câu hỏi này đã khiến tôi phải suy nghĩ, tìm tòi và nghiên cứu sau một thời gian giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6. Tôi xin được trình bày để quý đồng nghiệp cùng tham khảo, cùng chia sẽ và góp ý. IV. Những giải pháp chính của sáng kiến cải tiến kỹ thuật 1. Luyện nghe - nói thông qua ngôn ngữ sử dụng trong lớp học Theo phương pháp đổi mới, kết hợp chương trình sách giáo khoa mới. Học sinh THCS được khuyến khích sử dụng tiếng Anh càng nhiều càng tốt tùy theo trình độ của đối tượng. Trong lớp học cần tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp bằng nhiều hình thức: GV - Cả lớp, GV - HS, HS - HS. Giáo viên là người hướng dẫn các em làm quen với đàm thoại từ những tình huống đơn giản đến đàm thoại theo chủ điểm chủ đề. Sau đây là một số tình huống mà GV nên sử dụng trong lớp: TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ 4 GV: Nguyễn Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6” + GV lên lớp lần đầu: GV: Good morning/ afternoon, class. ( Chào cả lớp ) HS: Good morning/ afternoon, teacher. ( Chào cô ) GV: May I introduce myself? My name is . I have been appointed to teach you English this year. I hope you’ll ẹnjoy studying with me. Now, I’d like you introduce your names first. ( Cho phép cô được tự giới thiệu. Cô tên là . Cô được phân công đến dạy các em tiếng Anh năm nay. Cô hy vọng các em sẽ thích thú học với cô. Bây giờ, cô muốn các em tự giới thiệu tên các em.) + GV đến lớp trễ: GV: Good morning/ afternoon, class. ( Chào cả lớp ) HS: Good morning/ afternoon, teacher. ( Chào cô ) GV: I’m sorry. I’m late. + GV lên lớp với tư cách là GV thường xuyên: GV: Good morning/ afternoon, class. ( Chào cả lớp ) HS: Good morning/ afternoon, teacher. ( Chào cô ) GV: How are you today? ( Hôm nay các em thế nào?) HS: We are fine, thank you. And you?( Cám ơn cô, chúng em đều khỏe. Còn sức khỏe cô thì sao? ) GV: Fine, thanks. ( Cám ơn các em, cô khỏe.) + GV muốn hỏi học sinh: GV: Are there any students absent this morning/ afternoon? ( Sáng/ Chiều nay có em nào vắng không? ) HS: None, sir./ One, two, three ( Thưa cô không ai vắng cả/ có một, hai, ba bạn vắng ) GV: Who’s absent? ( Vắng ai?) HS: Nam, Hai, + HS muốn xin ra ngoài: May I go out? Thưa cô cho cháu ra ngoài? + HS muốn xin vào lớp: May I come in? Thưa cô cho cháu vào lớp? ( Học sinh nào không xin phép bằng tiếng Anh thì GV không cho phép ) + GV giới thiệu quan khách: I’m happy to introduce to all of you Mr. , Mrs. , coming to visit our class. + GV hỏi HS làm bài tập về nhà chưa: GV: Have you done your homework? HS: Yes, I have/ No, I haven’t. + Những câu mệnh lệnh trong lớp: * Let’s play a game now.( Chúng ta hãy chơi trò chơi nhé.) * Are you ready? ( Các em đã sẵn sàng chưa? ) TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ 5 GV: Nguyễn Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6” * Repeat after me. ( Lặp lại theo cô ) * Could you say it again? * Pardon? * May I come in/ go out? ( Thưa cô cho em vào lớp/ ra ngoài ? ) * How about you?/ And you? What about you? ( Còn em thì sao? ) * Have you finished yet ? ( Các em đã xong chưa? ) Trong các hoạt động trên lớp, thường thường giáo viên cần sử dụng toàn bộ tiếng Anh (mainly English), đôi khi phải dùng tiếng Việt (mainly Vietnamese) và đôi khi sử dụng cả hai ngôn ngữ ( a mixture of the two languages) English Vietnamese Both Introducing the lesson ( giới thiệu bài mới )  Checking attendance ( kiểm tra vắng )  Organizing ( tổ chức lớp )  Classroom control ( điều khiển lớp )  Giving praise ( lời khen )  Presenting new language ( giới thiệu ngôn ngữ mới )  Introducing a new text( giới thiệu bài đọc mới )  Asking questions on the text ( hỏi câu hỏi )  Correcting errors ( sữa lỗi sai )  Setting homework ( hướng dẫn về nhà )  2. Luyện nói qua các bài hội thoại trong sách giáo khoa Hiện nay nhiều học sinh lớp 8, 9 có vốn từ vựng và ngữ pháp khá tốt nhưng rất ngại nói tiếng Anh trong giờ học, không có thói quen giao tiếp. Các em không tự tin giao tiếp từ những câu chào hỏi, giới thiệu bản thân…Do vậy giáo viên cần tạo điều kiện cho các em rèn luyện kỹ năng nghe - nói ngay từ lớp 6. Để tạo môi trường thuận lợi cho học sinh giao tiếp, chúng tôi đã thực hiện vai trò là người hướng dẫn và tổ chức thực hiện trong quá trình dạy học, uyển chuyển kết hợp nhiều hoạt động trong giờ dạy nhằm giúp các em tư duy, tham gia thực hành sôi nổi. Từ đó các em tự tin giao tiếp , say mê phấn đấu học bộ môn này. Năm nay, tôi phấn đấu rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6, hình thành thói quen giao tiếp để làm nền tảng cho những năm tiếp theo. Tôi yêu cầu tất cả học sinh phải học thuộc lòng những TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ 6 GV: Nguyễn Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6” bài hội thoại trong sách giáo khoa để học sinh làm quen dần với các tình huống giao tiếp. 3. Luyện nói qua trò chơi Trong hầu hết các tiết dạy lớp 6, ngoài việc luyện tập mẫu câu theo cấu trúc của từng bài học, tôi luôn dành từ 5 đến 7 phút để rèn luyện nói cho học sinh bằng nhiều trò chơi khác nhau. Cụ thể như sau: 3.1. Guessing game ( Trò đoán) Trò này áp dụng được rất nhiều bài học khác nhau của lớp 6. Tôi chỉ minh họa một vài ví dụ sau: + Unit 1 Leson 1: Học về giới thiệu tên Tôi cho học sinh chọn một tên của bạn nào đó trong lớp và ghi vào bàn tay, giữ bí mật không cho bạn nào biết. Mời 1 học sinh lên trước lớp và các bạn còn lại trong lớp hỏi: Is your name [ Lan ] ?// No, I am not. Cứ tiếp tục hỏi cho đến khi nào bạn trả lời: Yes, I am có nghĩa là bạn đã đoán đúng tên. Bạn đoán đúng sẽ lên thay cho bạn và cả lớp tiếp tục hỏi như vậy. + Unit 2 Leson 2: Học hỏi về chỗ ở Tôi cũng cho học sinh chọn một thành phố nào đó ở Việt Nam và các bạn trong lớp đặt câu hỏi: Do you live in [ Hue] ?. Hỏi cho đến khi nào đoán đúng thì chuyển sang bạn khác. + Unit 3 Leson 1: Học hỏi về đồ vật Tôi yêu cầu học sinh chọn một đồ vật vừa mới học và các bạn cũng đoán tương tự: Is that a/ an [ armchair] ? Và những unit khác cũng thực hiện tương tự như vậy. 3.2. Noughts and Crosses + Unit 3 Lesson 6: Grammar Practice: Ôn tập về cách hỏi - đáp về nghề nghiệp và tuổi 1 they / teachers 2 we / students 3 she / a nurse 4 he / an engineer 5 I / a student 6 they / sisters 7 you / 12 8 we / brothers 9 Phong / a doctor Team A: noughts (0) Team B: crosses (x) TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ 7 GV: Nguyễn Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6” 0 x x 0 0 x 0 0 x Dựa vào từ gợi ý, học sinh của 2 đội đặt câu hỏi và trả lời. Nếu đội nào hỏi và trả lời đúng sẽ nhận được dấu hiệu của đội mình. Đội nào có một hàng dọc, hàng ngang hoặc hàng chéo trước thì sẽ thắng trò chơi. 1. S1: What do they do? 2. S1: What do they do? S2: They are teachers. S2: We are students. 3. S1: What does she do? 7. S1: How old are you? S2: She is a nurse. S2: I’m twelve. 3.3. Chain game + Unit 5 Lesson 1: Học về các hoạt động hàng ngày Gv mời 2 đội, mỗi đội 6 học sinh ( từ số 1 đến số 6 ) S1: Every day, I get up at six. S2: Every day, I get up at six and I brush my teeth. S3: Every day, I get up at six, I brush my teeth and I wash my face. S4: Every day, I get up at six, I brush my teeth, I wash my face and I get dressed. S5: Every day, I get up at six, I brush my teeth, I wash my face, I get dressed and I have breakfast. S6: Every day, I get up at six, I brush my teeth, I wash my face, I get dressed, I have breakfast and I go to school. Đội nào nói chính xác sẽ thắng trò chơi. 3.4. Find someone who + Unit 5 Lesson 7: Grammar Practice: Ôn tập hỏi – đáp về ai đó làm gì vào lúc mấy giờ? Find someone who Name gets up at 5. Ba goes to bed at 10. Nam eats a big breakfast every morning. Nhung S1: Do you get up at 5 o’clock? S2: Yes, I do. TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ 8 GV: Nguyễn Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6” S1: What’s your name? S2: [ ] Sau khi học sinh làm việc theo nhóm, gv gọi một học sinh đứng trước lớp thuật lại các thành viên trong nhóm. Ba gets up at 5. Nam goes to bed at 10. Nhung eats a big breakfast every morning. 3.5. Survey + Unit 7 Lesson 6: Học hỏi - đáp về ai đó làm gì vào lúc mấy giờ? Sau khi hỏi những học sinh trong lớp, mời một vài học sinh đứng trước lớp để thuật lại lời những học sinh đã được phỏng vấn. S1: Nam gets up at 5.30. He goes to school at 6.30. His classes start at 7.15 and end at 11.30. He goes home at 11.45 and has lunch at 12.00. 3.6. Mapped Dialogue + Unit 8 Lesson 7: Grammar Practice: Ôn tập về cách hỏi Có/ Không của thì hiện tại tiếp diễn S1: Are you watching TV? S2: No, I’m not. TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ 9 GV: Nguyễn Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6” S1: Are you listening to the radio? S2: No, I’m not. S1: Are you listening to the radio? S2: No, I’m not. S1: Are you listening to the radio? S2: No, I’m not. S1: What are you doing? S2: I’m playing video games. Nói chung tôi đã sử dụng những thủ thuật và những trò chơi khác nhau mà chủ yếu là những trò chơi trên vào từng bài cụ thể và phù hợp với từng bài học. Không những tôi rèn luyện phần Post mà ngay cả phần Pre hay phần While tôi đều cố gắng tạo cơ hội tốt để học sinh có thể luyện kỹ năng nói. 3.7. Simon says + Unit 9: Lesson 1: Học về các bộ phận trên cơ thể người Để luyện học sinh nhớ các bộ phận trên cơ thể người, tôi tổ chức cho HS chơi trò “ Simon says” Simon says touch your head Simon says touch your head Simon says touch your chest Simon says touch your left hand Simon says touch your feet Simon says touch your fingers Touch your shoulders ! Touch your left foot! Simon says touch your shoulders Simon says touch your left foot Simon says touch your legs Touch your toes! Touch your head! Touch your head! Touch your shoulders! Simon says touch your toes 3.8. Describing + Unit 9: Leson 5: Học về cách mô tả người GV yêu cầu HS đứng trước lớp mô tả về các thành viên trong gia đình. Chẳng hạn như: My father is tall and thin. He has short black hair. He has a round face, brown eyes, a big nose, full lips and small white teeth. 3.9. Substitution Drill + Unit 10: Lesson 5: GV nói: HS nói: Water I’d like a bottle of water, please Soap I’d like a bar of soap, please TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ 10 GV: Nguyễn Thị Hòa [...]... TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ 17 GV: Nguyễn Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ 18 GV: Nguyễn Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ 19 GV: Nguyễn Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6 Tiếp đến là sáng thứ hai, ngày 01 tháng 4 năm 2013, nhóm... KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ Xếp loại……………………… Trưởng phòng TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ 22 GV: Nguyễn Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Văn Lợi – Nguyễn Hạnh Dung – Thân Trọng Liên Nhân – Nguyễn Quốc Tuấn Sách Giáo Khoa Tiếng Anh 6 (2007) Nhà Xuất Bản Giáo Dục Trần VĂn Phương(... năng cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích và gây hứng thú trong việc học tiếng Anh Xin chân thành cám ơn! Thủy Phù, ngày 04 tháng 4 năm 2013 Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Hòa TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ 21 GV: Nguyễn Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6 HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN CỦA ĐƠN VỊ XÁC NHẬN, XẾP LOẠI: ... Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6 - Số lượng học sinh trong mỗi lớp quá đông Theo tiêu chuẩn quốc tế thì một lớp học ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, v.v thường có từ 20 đến 25 học sinh Nhưng theo quy định của nước ta thì số lượng học sinh trong mỗi lớp có từ 40 đến 45 học sinh Đây là một điều kiện cực kỳ khó khăn trong việc dạy tiếng Anh... tỉnh mà sáng kiến cải tiến kỹ thuật có thể mang lại 1 Dự đoán: Học sinh có thể mạnh dạn và tự tin hơn trong việc thực hành nói và giao tiếp bằng tiếng Anh 2 Kết quả: Qua thực tế giảng dạy lớp 6A gồm có 39 học sinh, như đã dự đoán bản thân tôi thấy học sinh mạnh dạn và tự tin hơn trong quá trình giao tiếp tiếng Anh Tôi thiết nghĩ tất cả giáo viên đều cố gắng nổ lực rèn luyện cho học sinh luyện tập kỹ năng... Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6 Unit 7: GV yêu cầu HS hỏi - đáp về thời gian làm những công việc hàng ngày: What time / get up? ( Thức dậy mấy giờ? ) What time / have breakfast? ( Ăn sáng mấy giờ? ) What time / go to school? ( Đi học mấy giờ? ) Go to school / bus or bike or walk? ( Đi học bằng xe buýt/ xe đạp/ đi bộ phải không ? ) What time / classes... lại trong lớp, mỗi học sinh trong mỗi nhóm giải thích một từ vựng liên quan đến thức ăn như : S1: It has 6 letters Its color is orange The monkey likes it HS trong nhóm 1: Is it carrot? TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ 16 GV: Nguyễn Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6 S1: Yes, it is S2: It is in the water There are many colors HS trong nhóm 1: Is it fish? S2: Yes, it... ) How many classrooms does it have? ( Có bao nhiêu phòng học? ) How many students are there? ( Có bao nhiêu học sinh? ) TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ 12 GV: Nguyễn Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6 How many teachers are there? ( Có bao nhiêu giáo viên? ) Task 2: GV yêu cầu HS giới thiệu về phòng học của mình, dựa vào từ gợi ý sau: Which grade/ class? ( Khối/...SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6 Peas I’d like a can of peas 3.10 Roleplay + Unit 11: Leson 3: A2: Học về cách mua bán hàng hóa với số lượng cụ thể Mỗi học sinh viết một bảng danh mục mua hàng HS đóng vai người chủ và người mua hàng 400g chicken 1/2kg beans 3 packets noodles 1kg rice 6 apples 1 dozen eggs 2 bottles milk... cầu học sinh tự giới thiệu cho cả lớp biết về những thông tin: Greeting ( Chào hỏi ) Your name ( Tên ) Your age ( Tuổi ) TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ 11 GV: Nguyễn Thị Hòa SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT: “ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6 Task 2 Thành lập bài hội thoại cùng với bạn: Greeting ( Chào hỏi ) Introduce your name ( Giới thiệu tên ) Asking how he / she is ( Hỏi về sức khỏe ) Asking how

Ngày đăng: 10/05/2014, 10:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan