Những khó khăn khi học theo hình thức tín chỉ của sinh viên

19 2.3K 40
Những khó khăn khi học theo hình thức tín chỉ của sinh viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Khi xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu đối với mỗi cá nhân ngày càng cao.Vai trò của giáo dục và đào tạo nói chung, đào tạo đại học nói riêng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO và đang trên đà phát triển, chuyển đổi cơ cấu từ một nước nông nghiệp sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để có thể nắm bắt toàn diện những kiến thức chuyên môn ở bậc đại học đòi hỏi mỗi sinh viên phải có nhiều nỗ lực trong hoạt động học tập, đặc biệt phải giành thời gian cho việc tự học, tự nghiên cứu. Hiện nay, các trường đại học ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam đã và đang đào tạo sinh viên theo hình thức học tín chỉ lấy nhân tố người học làm trung tâm trong việc giáo dục. Vấn đề tự học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp sinh viên lĩnh hội kiến thức môn học cũng như phát huy năng lực của bản thân trên cơ sở chính là sự hướng dẫn của giảng viên. Trong bối cảnh đó, để nâng cao chất lượng của sinh viên của nhà trường, từ năm học 2013- 2014 Trường Đại học Lao Động – Xã Hội (CSII) đã đưa hình thức đào tạo theo tín chỉ vào hệ thống đào tạo của trường thay đổi hình thức đào tạo niên chế trước đây. Sinh viên khóa K13 là thế hệ sinh viên đầu tiên được nhà trường đào tạo theo hình thức mới này, tuy nhiên vì là lần đầu áp dụng hình thức mới, sinh viên cũng như Nhà trường đã gặp không ít những khó khăn, bất cập trong việc áp dụng phương pháp học tập, giảng dạy . Sinh viên vẫn còn rất nhiều vướng mắc, khó khăn khi học tập, chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện được kĩ năng tự học hợp lí. Do vậy, vấn đề nghiên cứu các biện pháp phát huy tính tích cực của sinh viên khi học theo phương thức tín chỉ ngay từ những năm đầu là vấn đề cần được quan tâm. Vì tính cấp thiết của đề tài, chúng em đã thực hiện bài tiểu luận “ Những khó khăn khi học theo hình thức tín chỉ của sinh viên khóa K13 tại trường Đại học Lao Động – Xã Hội (CSII)” nhằm tìm ra nguyên nhân cũng như đưa ra một số giải pháp, kiến nghị cho vấn đề. 2. Lịch sử nghiên cứu Hình thức học tín chỉ được Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng thí điểm tại một số trường Đại học trong năm học 2005 -2006, đến thời điểm hiện tại đã được nhân rộng trên quy mô cả nước. Hầu hết các trường Đại học tại Việt Nam đều đã áp dụng hình thức này, tuy nhiên Trường Đại học Lao Động – Xã Hội (CSII) chỉ mới áp dụng hình thức này trong đầu năm học này (2013 -1014) cho sinh viên khóa K13 của trường. Chính vì hình thức này chỉ mới được áp dụng tại trường nên đề tài “ Những khó khăn khi học theo hình thức tín chỉ của sinh viên khóa K13 tại trường Đại học Lao Động – Xã Hội (CSII)” cũng là một đề tài mới lần đầu tiên được lớp ĐH12CT tiến hành nghiên cứu. 3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu Trong quá trình học tập theo tín chỉ của sinh viên ULSA2 khóa 2013, chúng ta cần hiểu rõ việc học tập theo tín chỉ, qua đó đề ra được mục đích và mục tiêu nghiên cứu như sau: Với mục đích nghiên cứu đề tài tập trung cho việc học tập của mỗi cá nhân cũng như tập thể nhóm. Tuy nhiên, thông qua đề tài này nhóm cũng mong nuốn đưa đến cho nhà trường cũng như các bạn sinh viên thấy được những tích cực cũng như tiêu cực đang tồn tại trong nhà trường từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết các vấn đề, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Mục tiêu của đề tài: tìm hiểu được đâu là những khó khănsinh viên khóa K13 hiện tại đang gặp phải trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đâu là nguyên nhân chính? 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Hiện nay, sinh viên đang theo học theo các hệ Đại học, Cao đẳng chính quy của trường như khóa K11, K12 đều đang học theo hình thức đào tạo theo niên chế và chỉ có khóa K13 là được đào tạo theo hình thức tín chỉ. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài này được tập trung vào sinh viên khóa K13 đang theo học hệ Đại học chính quy của nhà trường Năm học 2013 -2014, Trường Đại học Lao Động – Xã Hội ( CSII) đã tuyển sinh hơn 1400 sinh viên cho 05 nghành học: Kế toán, Bảo hiểm, Quản trị nhân lực, Công tác xã hội và Quản trị kinh doanh được chai làm 15 lớp trong đó hệ Đại học gồm 04 lớp quản trị nhân lực, 04 lớp Kế toán, 01 lớp Công tác xã hội, 01 lớp Bao hiểm và 01 lớp Quản trị kinh doanh. Vì số lượng sinh viên các lớp cao và nhiều lớp nên nhóm chúng em chỉ thực hiện nghiên cứu trong phạm vi 02 lớp của khoa Quản lý lao động : Đ13NL2 và Đ13NL4 nhằm thu hẹp phạm vi, dễ dàng trong công tác điều tra, nghiên cứu cũng như trao đổi giữa các bạn sinh viên. 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm thời gian lên lớp, thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu và thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài. Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm họctheo học kỳ. Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường. 5.2: Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện bài tiểu luận này nhóm chúng em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu nhằm thu thập thông tin cũng như phân tích vấn đề đặt ra. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Là hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc: tâm lý, logic và theo nội dung nhất định; nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện được quan điểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu thu nhận được các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục tiêu ngiên cứu. Sưu tầm tài liệu: Trong bài này nhóm em dung phương pháp sưu tầm tài liệu từ giáo trình, sách tham khảo, tài liệu trên mạng để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sau khi thu thập được những thông tin cần thiết qua phương pháp điều tra bảng hỏi và phương pháp sưu tầm tài liệu; thì tiến hành thống kê các thông tin và số liệu có được; xem thông tin và số liệu nào quan trọng cần đưa vào trong bài để tiến hành phân tích, đánh giá làm rõ vấn đề. Ngoài ra nhóm còn sử dụng các phương pháp khác như: tổng hợp, phân tích, so sánh, phỏng vấn sâu nhằm thực hiện đề tài được tốt hơn 6. Đóng góp mới của đề tài Việc nghiên cứu những khó khăn của sinh viên khi bước đầu bước vào hình thức học tín chỉ là một đóng góp mới mẻ cho công trình nghiên cứu, bởi lẽ từ trước tới nay chưa có một công trình nghiên cứu nào có liên quan đến vấn đề này. Khi nghiên cứu vấn đề này đã có một số đóng góp nhất định: trước hết là đóng góp cho nhà trường, đề tài bước đầu tạo cơ sở để nhà trường nắm bắt được thông tin cũng như các vấn đề cần thiết của sinh viên khi học theo hình thức tín chỉ để nhà trường có thể điều tiết, xây dựng kế hoạch cho sinh viên trong nhà trường. Bên cạnh những đóng góp cho nhà trường, đề tài nghiên cứu này cũng mang đến những ý nghĩa thiết thực cho sinh viên đặc biệt là sinh viên khóa K13: Đa số sinh viên khi tiếp xúc với hình thức học tín chỉ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bởi hình thức học tín chỉ có rất nhiều khác biệt so với việc học theo học phần, có nhiều sinh viên vẫn chưa được tiếp cận hình thức học này. Như vậy khi tiếp cận với đề tài nghiên cứu này, sinh viên sẽ hiểu được phần nào quy trình học, cách đăng kí môn họcnhững hình thức liên quan của việc học theo tín chỉ, tạo tiền đề cho sinh viên tìm ra những phương pháp thích hợp với hệ thống đào tạo cũng như năng lực bản thân, bên cạnh đó sinh viên có thể tự điều chỉnh, sắp xếp được thời gian biểu phù hợp, đầu tư cho việc học tập của mình tốt hơn. Khi nghiên cứu vấn đề này giúp cho chúng em cũng nhận thấy được hiện nay không chỉsinh viên mà nhà trường cũng đang gặp không ít khó khăn khi chuyển đỏi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ.Việc chuyển đổi cơ chế vẫn còn nhiều bất cập và chưa thể hoàn thiện một cách nhanh chóng, qua đây cũng giúp nhà trường đánh giá đúng thực trạng học học chế tín chỉ của sinh viên, tính phù hợp của chương trình đào tạo với thực tiễn và nhu cầu giảng dạy, từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội. 7. Ý nghĩa Việc nghiên cứu đề tài “Những khó khăn khi học theo hình thức tín chỉ của sinh viên khóa K13 tại trường Đại học Lao Động – Xã Hội (CSII)” không chỉ phục vụ việc học tập cho cá nhân và tập thể lớp ĐH12CT mà nó còn mang những ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Ý nghĩa lý luận: Việc chuyển đổi hệ thống đào tạo theo tín chỉ cho thấy tầm nhìn mới của Nhà trường trong phương thức đào tạo trong quá trình phát triển bền vững. Bên cạnh đó cũng cho thấy hình thức dào tạo này phù hợp với sự chuyển hướng tất yếu trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Trong khi các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu đồng bộ chuyển qua hình thức này trong bảy năm trở lại đây( theo Công văn số 10105/BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 21/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-2008 về giáo dục đại học) thì Trường Đại học Lao Động – Xã Hội (CSII) chỉ mới áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ trong năm học 2013 – 2014, điều đó cũng cho thấy Nhà trường đã bắt đầu có những hoạch định phát triển theo quy mô rộng lớn hơn, thay đổi cách thức đào tạo nâng cao chất lượng học của sinh viên. Đây cũng được coi là năm thí điểm hình thức này cho sinh viên theo học tại trường tạo tiền đề cho các khóa sau khi hình thức này được nhân rộng trên quy mô toàn trường. Không chỉ vậy việc thay đổi hình thức đào tạo đã tạo nên những thay đổi tích cực trong ý thức học tập của sinh viên, sinh viên cũng chủ động trong việc tự tìm hiểu và nghiên cứu các đề tài khoa học phục vụ cho việc tìm hiểu sâu vào kho tàng kiến thức rộng lớn của nhân loại. Ý nghĩa thực tiễn: Ngoài những ý nghĩa lý luận vừa nêu việc nghiên cứu đề tài cũng thấy chuyển đổi hình thức đào tạo đã và đang đem lại những lợi ích nhất định cho sinh viên học tập rèn luyện tại trường. Sinh viên được chủ động, linh hoạt trong chính việc học tập của bản thân mình, bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho nàh trường trong việc sắp xếp quy trình học, rút ngắn quá trình đạo tạo nhưng không làm giảm chất lượng thực của sinh viên. Ngoài ra, chương trình học của sinh viên cũng được chia làm những phần cụ thể theo một trật tự logic nhất định, chú trọng cho sinh viên thực hành nhiêu hơn thay cho hình thức học nặng về lý thuyết trước đây. Chương trình đào tạo theo hệ tín chỉ cũng bộc lộ những ưu điểm thuyết phục phù hợp với quá trình phát triển nhanh và mạnh của nước nhà. Việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn kỹ thuật cao phù hợp với cơ cấu công nghiệp hóa hiện đại hóa mà đất nước ta đang hướng tới trong thời gian tới đã mở ra những hướng đi mới cho nền giáo dục và đào tạo của nước nhà. Như vậy việc áp dụng hệ thống đào tạo theo tín chỉ là điều kiện thiết yếu để cho sinh viên có cơ hội phát huy hết năng lực trên mọi mặt và đây cũng là xu thế chung của nước ta trong thời đại mới. 8. Kết cấu đề tài Đề tài được kết cầu làm 03 phần lớn, cụ thể như sau: MỞ ĐẦU NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHÁT QUÁT CHUNG 2. THỰC TRẠNG HIỆN NAY TẠI TRƯỜNG 3. NGUYÊN NHÂN 4. GIẢI PHÁP KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tín chỉ (credit) Tín chỉ là đại lượng đo khối lượng lao động học tập trung bình của người học, tức là toàn bộ thời gian mà một người học bình thường phải sử dụng để học một học phần, bao gồm: - Thời gian học tập trên lớp; - Thời gian học tập trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc khác đã được quy định ở đề cương môn học; - Thời gian dành cho việc tự học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài Tín chỉ còn được hiểu là khối lượng kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu của môn học mà người học cần phải tích luỹ được trong một khoảng thời gian nhất định. 1.2 Đơn vị tín chỉ (credit unit) Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Một tiết học được tính bằng 45 phút. Số tín chỉ của mỗi học phần phải là một số nguyên. 1.3 Giờ tín chỉ (credit hour) Giờ tín chỉ là một trong các giá trị sau đây: - Một tiết học lý thuyết và hai giờ chuẩn bị cá nhân. - Hai tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận và hai giờ chuẩn bị cá nhân. - Ba giờ tự học, tự nghiên cứu. 1.4 Hình thức tổ chức giờ tín chỉ Hình thức tổ chức giờ tín chỉ là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động của giảng viênsinh viên ứng với cách tổ chức chương trình môn học/ bài học, trong đó coi trọng cả khâu tự học, năng lực nghiên cứu, thực tập, thực hành, thực tế nhằm tích luỹ đủ khối lượng kiến thức theo yêu cầu của phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Có các hình thức tổ chức giờ tín chỉ như sau: - Dạy, học trong lớp: Thường là dạy, học giờ lý thuyết gồm nghe thuyết trình, ghi bài giảng, làm và chữa bài tập, thảo luận và các hoạt động khác do giảng viên yêu cầu; - Dạy, học trong phòng thí nghiệm, hiện trường : Làm thí nghiệm, thực hành, thực tập, điền dã (gọi chung là dạy, học thực hành, thực tập); - Tự học ngoài lớp, ngoài phòng thí nghiệm: Tự học, tự nghiên cứu, các hoạt động theo nhóm để hỗ trợ thảo luận, thực hành, thực tập 1.5. Các loại học phần Có 2 loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn. - Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy. - Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hóa hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tùy ý để tích lũy đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình. 2. Thực trạng việc áp dụng hệ thống đào tạo tín chỉ tại trường ULSAII 2.1 Thuận lợi Quá trình đào tạo tín chỉ trong giai đoạn thử nghiệm đã bước vào thời gian gần kết thúc năm thứ nhất. Sinh viên cũng phần nào thích ứng với những chuyển biến mới khi thay đổi từ cách học ở phổ thông sang cách học đại học. Kết quả học tập, rèn luyện, phương pháp đạo tạo theo hình thức học tín chỉ dần bộc lộ được những thuận lợi mà hình thức học niên chế không có được. Nhóm đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi cho 146 bạn sinh viên ở 02 lớp Đ13NL2, Đ13NL4 và phỏng vấn sâu 02 bạn lớp Đ13KD, Đ13NL1. Quá trình điều tra và phỏng vấn đã thu thập được những thông tin hữu ích, các bạn sinh viên cho biết vì là chuyển đổi thẳng từ cách học của phổ thông sang cách học tín chỉ nên các bạn được trực tiếp tìm hiểu những thông tin cần thiết về hệ thống đào tạo tín chỉ, không phải chuyển từ hệ thống niên chế sang tín chỉ, các thông tin không bị rối loạn giữa hai hệ thống đào tạo này. Bên cạnh đó thông qua các câu hỏi trong 52 bảng hỏi hợp lệ của nhóm cho thấy hệ thống đào tạo tín chỉ đã tạo nên những thuận lợi cho sinh viên nổi bật. Đầu tiên có thể thấy sau một học kỳ áp dụng hệ thống đào tạo tín chỉ đã có một số sinh viên thích ứng được với hình thức đào tạo này (36,5%). Điều này cho thấy việc áp dụng học chế tín chỉ tại trường đang có những chuyển biến tích cực tạo điều kiện cho sinh viên thay đổi ý thức hệ không còn phụ thuộc quá nhiều vào giáo trình cũng như giảng viên. Học chế tín chỉ áp dụng phương thức sinh viên tự đăng ký môn học, giáo viên cũng như số tín chỉ trong năm học của mình sao cho phù hợp với năng lực bản thân và điều kiện kinh tế của gia đình. Mặc dù hiện tại trường vẫn chưa chính thức đưa hệ thống đăng ký này vào quá trình hoạt động mà sinh viên vẫn học các chương trình đại cương bắt buộc do lịch học được phòng Đào tạo sắp xếp. Tuy vậy, nếu đưa hệ thống này đi vào hoạt động sẽ kích thích được tính tự giác của sinh viên trong việc chủ động quản lý thời gian cá nhân, sắp xếp thời gian sao cho việc học tập, sinh hoạt, các hoạt động ngoại khóa, vui chơi giải trí diễn ra phù hợp với mỗi sinh viên. Điều đó được chứng minh qua bảng hỏi khi 23/52 (chiếm 44,2%) bạn sinh viên cho rằng đây là một trong những thuận lợi quan trọng trong việc áp dụng hệ thống tín chỉ. Quan trọng nhất, đào tạo tín chỉ sẽ trực tiếp loại bỏ hình thức học tập truyền thống trước đây, tức là “cô đọc trò chép” mà thay vào đó là lấy người học làm trung tâm khi một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận. Phát huy tối đa khả năng tự học, tự tìm hiểu trên cơ sở hướng dẫn của giảng viên. Sinh viên phải chủ động tìm hiểu kiến thức qua các nguồn thông tin khác nhau như: giáo trình, tài liệu tham khảo, mạng internet, sách báo…để mở rộng vốn kiến thức của mình cũng như áp dụng nó vào cuộc sống thực tiễn. Chính vì học tín chỉ sinh viên có thể tự đăng ký môn học của mình sao cho phù hợp với thời gian biểu cá nhân và năng lực tiếp thu, vì vậy nên sinh viên có điều kiện được đăng kí nhiều tín chỉ một lúc cũng như trực tiếp học 02 văn bằng trở lên. Quảng thời gian học tập được rút ngắn, không phải thi tốt nghiệp và có thể học song song 02 văn bằng cùng một thời điểm đã là những ưu thế vượt trội của việc đào tạo hệ thống tín chỉ tại trường, mở rộng cơ hội việc làm sau đại học cho sinh viên trong cơ chế thị trường khi lao động hiện nay không chỉ cần kiến thức mà cần có cả những kĩ năng cần thiết để làm việc. Bên cạnh đó, việc học tập theo tín chỉ với yêu cầu về dự chuẩn bị kĩ lưỡng ở nhà, lên lớp tập trung nghe giảng đã rèn luyện cho mỗi cá nhân kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm qua các bài thảo luận, tiểu luận nhóm, kỹ năng quản lý thời gian cá nhân điều hào giữa việc học cũng như các sinh hoạt khác. Đây cũng là những kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc trên thực tế mà người sử dụng lao động mong muốn người lao động của mình có được. 2.2 Khó khăn Trong thời gian vừa qua, Phòng Kế toán tài vụ ban hành thông báo về việc tăng học phí của mỗi tín lên 173.000 đ/1 tín chỉ đối với hệ Đại học và 150.000đ/1tín chỉ đối với hệ Cao đẳng cho sinh viên khóa K13 đã tạo nên một luống dư luận trái chiều về vấn đề này. Với đặc thù là trường phía Nam, tuy nhiên đây lại là nơi hội tụ rất nhiều sinh viên từ các vùng miền trên đất nước về đây học tập, đặc biệt là sinh viên từ các tỉnh miền trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…) là vùng có kinh tế khó khăn thì việc tăng học phí tín chỉ sẽ khiến các bạn sinh viên cũng như gia đình gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Qua điều tra thực tế có đến 67,3% sinh viên không đồng ý với mức học phí này, tuy nhiên so với mặt bằng chung của các trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thì mức học phí tại trường là vừa mức với sinh viên, không quá cao. Bên cạnh đó việc chuyển đổi hình thức đào tạo đã gây không ít khó khăn cho đội ngũ giảng viên của nhà trường. Giáo trình thay đổi buộc giáo án của giảng viên cũng thay đổi. Thời gian đứng lớp được giảm tải thay vào đó lượng kiến thức phải trao đổi cùng sinh viên tăng lên buộc giáo án của giảng viên phải được đầu tư kĩ lưỡng hơn, nội dung phải chắt lọc một cách cụ thể hóa, đơn giản nhưng không cắt bớt lượng kiến thức cần truyền tải. Những yêu cầu trên buộc mỗi giảng viên phải tìm cho mình những phương pháp giảng dạy mới, không còn đi theo lối mòn trước đây. Đây cũng là thách thức đặt ra cho giảng viên và nhà trường. [...]... phép thì sinh viên có thể kéo dài trình học của mình mà không bị ảnh hưởng gì khi sinh viên muốn quay lại học Đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên có thể chủ động học theo điều kiện và năng lực của mình Những sinh viên giỏi có thể học theo đúng hoặc học vượt kế hoạch học tập toàn khóa, kế hoạch học tập từng học kỳ theo gợi ý của Nhà trường, để tốt nghiệp theo đúng thời gian chuẩn của chương... cho việc học trong hình thức đào tạo nới gặp nhiều khó khăn hơn Hơn nữa, sinh viên còn chưa nhận thức đầy đủ về khái niệm tín chỉ, đa số sinh viên cho rằng, thời gian của một tín chỉ quy định chỉ bằng thời gian họ có mặt trên lớp chứ không tính vào việc tự học ở nhà, nên thời gian tự học ở nhà của sinh viên rất ít, chỉ giao động từ một đến hai giờ đồng hồ mỗi ngày (48, 07%) hoặc có những sinh viên đến... của trường Sinh viên vẫn học theo lịch học do Phòng Đào tạo sắp xếp Việc vẫn học theo lịch học của nhà trường sắp xếp đã phần nào khi n sinh viên học tập như với hình thức đào tạo theo niên chế, cũng thu hẹp kĩ năng chủ động của sinh viên trong học tập cũng như quản lý thời gian Không chỉ vậy trong đầu học kì II đã xảy ra sự cố khi trùng lịch học giữa môn Quốc phòng và môn Tin học đại cương Những bất... bắt đầu đào tạo theo tín chỉ nên sinh viên còn chưa bắt kịp với hình thức đào tạo này Học tín chỉ với tiêu chí hàng đầu là lấy người học làm trung tâm nhưng thực tế ở trường ta cho thấy nó còn mang tính hình thức, chính vì vậy, nó làm cho sinh viên khó có thể thiết kế được lộ trình học tập của riêng mình, phải chạy theo để hoàn thành những chỉ tiêu môn học do trường quy định sẵn, sinh viên chưa được... tốt Ngoài các học phần đăng ký theo thời khóa biểu học kỳ của nhà trường, sinh viên nên đăng ký học lại hoặc học cải thiện điểm của các học phần học trong các học kỳ trước (những học phần học lại này nếu đạt điểm học phần cao hơn điểm cũ sẽ được tính vào điểm trung bình chung của học kỳ, còn nếu thấp hơn điểm cũ thì SV có thể bảo lưu kết quả) Sinh viên có quyền được lựa chọn môn học theo khả năng,... biết mình đang học theo hình thức nào, và dường như khái niệm tín chỉ còn rất mới Do việc tìm hiểu về học hệ tín chỉ của sinh iên chưa sâu nên dẫn đến sinh viên chưa kết hợp được với giảng viên trong công tác dạy và họcdẫn đến tình trạng thụ động rất nhiều trong nhận thức và hành vi học tập của mình Sinh viên không nắm vững chương trình toàn khóa, chương trình học của từng năm, từng học kỳ được sắp... lý lười học 3 Nguyên nhân Những khó khăn mà đa số sinh viên hiện nay đang gặp phải trong việc học theo tín chỉ dễ làm cho sinh viên bị rớt môn, kết quả học tập không đạt yêu cầu, thậm chí là có nguy cơ bị buộc thôi học, … Những trường hợp này không phải ít mà cũng đã xảy ra khá nhiều ở các trường Đại học, Cao Đẳng của nước ta khi bước đầu áp dụng thí điểm đào tạo theo tín chỉ Số lượng sinh viên bị rớt... thời để sinh viên an tâm học tập Không chỉ vậy, 17,31% sinh viên cho rằng lịch học hiện nay quá nặng so với lực học của các bạn, một môn 5 tiêt/1 buổi khi n các bạn khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức khi bị tác động bởi tâm lý nhàm chán Bên cạnh đó, nguyên tắc của đào tạo tín chỉ là không cho sinh viên thi lại mà trực tiếp học lại vào học kì sau đã tạo áp lực đối với vấn đề điểm số Nhiều sinh viên. .. phương thức đào tạo tín chỉ sẽ khuyến khích sự di chuyển của sinh viên, mở rộng sự lựa chọn học tập của họ, làm tăng độ minh bạch của hệ thống giáo dục giúp cho việc so sánh hệ thống giáo dục đại học của trường dễ dàng hơn thuận lợi hơn và khă năng cũng như cơ hội tìm việc làm của sinh viên dễ dàng hơn khi ra trường Việc thay đổi từ niên chế sang học tín chỉ tạo nên những mặt tích cực cho việc học của sinh. .. giảng viên, mỗi sinh viên đều có thời khóa biểu riêng, tuân theo những nguyên tắc nhất định Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, giáo dục theo học chế tín chỉ cũng mang những điểm yếu chết người từ chính những ưu điểm của nó Song song với việc trao quyền chủ động cho sinh viên, học chế tín chỉ cũng đòi hỏi sinh viên một sự chủ động và tự trách nhiệm, tự ý thức lấy việc học của bản thân mình Đây . mang đến những ý nghĩa thiết thực cho sinh viên đặc biệt là sinh viên khóa K13: Đa số sinh viên khi tiếp xúc với hình thức học tín chỉ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bởi hình thức học tín chỉ có rất. khóa K13 của trường. Chính vì hình thức này chỉ mới được áp dụng tại trường nên đề tài “ Những khó khăn khi học theo hình thức tín chỉ của sinh viên khóa K13 tại trường Đại học Lao Động – Xã Hội (CSII)”. cực của sinh viên khi học theo phương thức tín chỉ ngay từ những năm đầu là vấn đề cần được quan tâm. Vì tính cấp thiết của đề tài, chúng em đã thực hiện bài tiểu luận “ Những khó khăn khi học theo

Ngày đăng: 08/05/2014, 20:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan