Công nghiệp chế biến gỗ việt nam những năm gần đây và định hướng phát triển

10 562 0
Công nghiệp chế biến gỗ việt nam những năm gần đây và  định hướng phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Nguyễn Tôn Quyền Viforest PHẦN I TỔNG QUAN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, THƯƠNG MẠI GỖ Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến năm 2007 cả nước có khoảng 2.500 cơ sở chế biến gỗ, trong đó: - 26 nhà máy băm dăm mảnh (26 nhà máy công suất thiết kế từ 25.000 – 180.000 tấn khô/năm các cơ sở băm dăm mảnh quy mô nhỏ) với tổng công suất thiết kế khoảng 2 triệu tấn khô/năm, tương đương khoảng 4 triệu m 3 gỗ tròn rừng trồng; - 11 cơ sở nhà máy sản xuất ván dăm quy mô nhỏ (và sản lượng ván dăm thực tế năm 2006 của tỉnh Đồng Nai khoảng 20.000 m 3 ), với tổng công suất thiết kế khoảng 55.000 m 3 /năm; - 5 nhà máy MDF, với tổng công suất thiết kế khoảng 140.000 m 3 /năm; - 20 cơ sở sản xuất ván ghép thanh, với tổng công suất thiết kế khoảng 180.000 m 3 /năm; - 15 cơ sở sản xuất ván dăm, với tổng công suất thiết kế khoảng 34.000 m 3 /năm; - hơn 2000 xí nghiệp chế biến đồ mộc. - Tổng số DN có vốn đầu tư nước ngoài từ đăng ký hoạt động từ 1990 đến 6/2008 là 421 DN. Trong đó, DN liên doanh HDHTKD là 22 399 DN 100% vốn nước ngoài. Có 26 nước vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Đài Loan có nhiều DN nhất 183, chiếm 43,5% tổng số doanh nghiệp, sau đó là Hàn Quốc, Anh, Nhật Trung Quốc. Đăng ký DN chế biến gỗ có vốn đầu tư nước ngoài (1990 – 2008) Nước/lãnh thổ Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%) Đài loan 183 43,46 Hàn Quốc 38 9,0 Anh 29 5,8 Nhật 27 5,4 Trung Quốc 26 5,1 Malaysia 19 4,5 Singapo 14 3,3 Úc 11 2,6 Mỹ 9 2,1 Hồng Kông 7 1,6 Các nước khác 58 13,0 Tổng 421 100 1 - Năng lực sản xuất công nghiệp ước đạt hơn 7 triệu m 3 gỗ tròn. Trong đó năng lực của các nhà máy băm dăm mảnh khoảng 3 triệu m 3 gỗ tròn rừng trồng; năng lực sản xuất gỗ xẻ khoảng 3 triệu m 3 tổng công suất thiết kế sản phẩm gỗ khoảng 3 – 3,5 triệu m 3 sản phẩm * Cơ cấu cơ sở chế biến gỗ theo các thành phần kinh tế (2) - Doanh nghiệp nhà nước: 108 - Công ty cổ phần: 189 - Doanh nghiệp tư nhân: 1405 - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: 421 - Hình thức khác: 403 * Hiện trạng lao động trong công nghiệp chế biến gỗ - Tổng số lao động trong ngành chế biến lâm sản ước tính khoảng 650 nghìn người. - Số lượng chất lượng đội ngũ công nhân chế biến gỗ của Việt Nam đang dần dần được nâng cao để vận hành được các thiết bị công nghệ cao. * Hiện trạng phân bố các cơ sở chế biến gỗ theo các Vùng Các nhà máy chế biến gỗ, sản xuất giấy quy mô lớn được mô tả tại hình 1. Ngành giấy bột giấy chủ yếu nằm ở miền Bắc miền Nam. Các cơ sở chế biến gỗ có quy mô lớn tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đông Nam Bộ, như: Bình Dương (khoảng 370 cơ sở quy mô lớn (trong tổng số khoảng 650 cơ sở), trong đó hơn 50% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai (khoảng 219 cơ sở quy mô lớn (trong tổng số 706 cơ sở), trong đó có khoảng 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) Bình Định. Các nhà máy băm dăm mảnh gỗ nằm tập trung tại Đông Bắc, Bắc Trung Bộ vùng duyên hải - Nam Trung Bộ, giáp các cảng biển nước sâu vùng rừng trồng, hoặc ở vị trí có hệ thống đường thuỷ thuận lợi, cự ly vận chuyển khoảng 200 km. Cảng Vùng công nghệp Hình 1. Vị trí phân bố các nhà máy chế biến gỗ quy mô lớn theo các vùng 2 (1) Tiểu Vùng Đông bắc Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 216 xí nghiệp, thế mạnh của vùng này là sản xuất dăm mảnh gỗ với tổng công xuất thiết kế: 526.000 tấn khô/năm. Trong đó, Quảng Ninh có 3 nhà máy công suất lớn (330.000 tấn khô/năm) Hải Phòng có 1 nhà máy công suất thiết kế 120.000 tấn khô/năm. (2) Tiểu vùng Tây Bắc Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 19 là vùng yếu nhất về công nghiệp gỗ (3) Đồng bằng sông Hồng - Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 135. Trong đó, 4 cơ sở sản xuất ván ghép thanh với tổng công xuất thiết kế: 4.300 sản phẩm/năm. Thế mạnh ở vùng này là phát triển làng nghề gỗ. - Hiện có 201 làng nghề gỗ song mây, tre, trúc. (4) Vùng Bắc Trung Bộ Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 127 xí nghiệp, thế mạnh của vùng này là sản xuất ván nhân tạo với công suất đạt trên 80.000 m 3 ; (5) Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Đây là 1 trong 2 vùng trọng điểm phát triển công nghiệp gỗ của Việt Nam với tổng số cơ sở chế biến gỗ: 221 xí nghiệp trong đó 50% là các xí nghiệp có quy mô lớn áp dụng công nghệ hiện đại. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt 600 triệu USD chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. (6) Vùng Tây Nguyên Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 185 xí nghiệp. Vùng này chủ yếu sản xuất nguyên liệu gỗ. (7) Vùng Đông Nam Bộ Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 1.467 (trong đó 2 tỉnh Bình Dương Đồng Nai có khoảng 767 cơ sở). Vùng này có tam giác phát triển kinh tế lớn nhất Việt Nam: TP Hồ Chí Minh - Đông Nai - Bình Dương. Các doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô lớn tập trung chủ yếu tại tam giác kinh tế này, với công nghệ thiết bị tiên tiến có kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt 1,3 tỷ USD, chiếm khoảng 68% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ năm 2006 của cả nước. Trong đó, riêng tỉnh Bình Dương có tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt khoảng 760 triệu USD, chiếm khoảng 37% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. II. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG ĐỒ GỖ THẾ GIỚI Trên thế giới hiện có trên 3 tỷ ha rừng tự nhiên trên 110 triệu ha rừng trồng. Một năm sản xuất khoảng 3 tỷ m 3 khối lượng gỗ này vừa để tiêu dùng trong nước vừa để xuất khẩu. 1. Tình hình xuất nhập khẩu gỗ thế giới Nguồn nguyên liệu Tổng số(triệu m 3 ) Xuất khẩu(triệu m 3 ) Nhập khẩu(triệu m 3 ) Gỗ t r òn côn g n g hi ệp 1644 , 318 119 , 7 122 Gỗ xẻ 421 , 8 132 132 , 3 Ván nhân t ạ o 229 78 80 , 3 B ộ t g iấ y ( tri ệ u tấn ) 189 , 740 , 742 , 5 3 2. Tình hình thương mại đồ gỗ thế giới Ngành sản xuất đồ gỗ toàn cầu hàng năm đạt giá trị khoảng 270 tỷ USD. Mỹ Châu Âu là thị trường tiêu thụ đồ nội thất lớn nhất thế giới. Thương mại đồ nội thất toàn cầu trong năm 2007 đạt khoảng 93 tỷ USD (ước tính) dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các năm tiếp theo. 41 47 51 50 54 64 76 82 88 93 43 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ lệ nhập khẩu tiêu dùng đồ gỗ tăng lên từ 20% năm 1996 lên thành 31% từ năm 2005 cho thấy xu hướng nhập khẩu đồ gỗ đã tăng đang tăng lên. Kim ngạch giao thương đồ nội thất thế giới có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây do nhập khẩu nội thất của Mỹ tăng mạnh. Các nước phát triển là thị trường tiêu thụ đồ gỗ chủ chốt chiếm 80% chi phí mua sắm nội thất toàn cầu. Theo nghiên cứu tiền dành mua sắm đồ gỗ tính trên đầu người nằm trong phạm vi trung bình 14 USD/năm tại các nước đang phát triển lên đến 228 USD/năm tại các nước phát triển; tính chung tiền dành mua sắm đồ gỗ cho đồ gỗ nhất là Na Uy, Canada, Áo, Thuỵ Sỹ khu vực Bắc Mỹ. * Các thị trường trọng điểm tiêu thụ sản phẩm gỗ Việt Nam - Thị trường EU: Ngành công nghiệp đồ gỗ của EU đóng một vai trò lớn trên thế giới, đặc biệt là Đức, Italy, Pháp Anh. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp đồ gỗ của EU chiếm đến 40% tổng sản lượng toàn cầu. Nhưng trong mấy năm gần đây, sản lượng sản xuất đồ gỗ của EU đang giảm dần do sự cạnh trânh khốc liệt các sản phẩm ngoài châu lục. Hiện nay, từ vị trí là thị trường cung cấp đồ gỗ lớn nhất thế giới, Italia đã phải nhường Trung Quốc trở thành nhà cung cấp đồ gỗ lớn thứ 2 thế giới. Hàng năm, nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ của EU đạt khoảng 77 tỷ Euro. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất của 10 nước EU mới tăng khá mạnh như CH Ailen, Hy Lạp Phần Lan. Trong đó, tiêu thụ lớn nhất về đồ gỗ là Đức, chiếm 22,7% tổng tiêu thụ của khối; với 82,5 triệu dân, mức tiêu thụ bình quân đầu người cho đồ gỗ hàng năm đạt 206 Euro. Nhà 4 tiêu thụ đồ gỗ lớn thứ 2 của EU là Italy với tỷ trọng chiếm 16,9%. Trong đó, mức tiêu thụ bình quân đầu người trên năm đạt 212 Euro. Nhà tiêu thụ đồ nội thất lớn thứ 3 là Anh chiếm 13,7%; Pháp chiếm 12%; Tây Ban Nha chiếm 9%; Hà Lan chiếm 4%, Trong cơ cấu sản phẩm nội thất tiêu thụ, đồ nội thất da bọc loại sản phẩm được tiêu tụ mạnh nhất với 24,6% tổng mức tiêu thụ đồ nội thất. Đồ nội thất dùng trong phòng khách, phòng ăn là loại sản phẩm tiêu thụ lớn thứ 2, chiếm tỷ trọng 21,4%. Đồ nội thất phòng ngủ chiếm 11,9%; 22,7% còn lại là tiêu thụ đồ nội thất khác như đồ nội thất ngoài trời, đồ nội thất văn phòng, - Thị trường Mỹ: là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ đồ nội thất hàng đầu thế giới. Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Công nghiệp đồ gỗ (Furniture Industry Research Institute) sức tiêu thụ đồ gỗ nội thất ở Mỹ sẽ đạt mức 80,04 tỷ USD năm 2010. Ngành công nghiệp gỗ của Mỹ cũng rất năng động. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mức độ năng động của ngành công nghiệp gỗ bị giảm sút, nguyên nhân chủ yếu là vì hàng hoá Mỹ bị đội giá do giá lao động cao sự cạnh tranh từ thị trường khu vực Châu Á với lợi thế về nhân công. Số liệu thống kê của Bộ Thương Mại Mỹ cho thấy nhập khẩu đồ gỗ nước này có xu hướng giảm ngay từ năm 2007 do tình hình nhà đất Mỹ đã bị trì trệ từ năm ngoái. Năm 2007 nhập khẩu đồ nội thất các sản phẩm cùng loại của Mỹ đạt 27,2 tỷ USD, cbỉ tăng 2,1% so với năm 2006. - Thị trường Nhật Bản: tình hình kinh tế Nhật Bản cũng không khả quan khiến nhập khẩu đồ gỗ của thị trường này có xu hướng giảm. Nhật Bản: Theo thống kê của Hải Quan Nhật Bản, nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản 2 tháng đầu năm 2008 giảm 11% về lượng giảm 13% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007, đạt hơn 7,7 triệu sản phẩm nội thất với kim ngạch đạt trên 37 tỷ Yên. Về cơ bản, thị trường Nhật mấy năm gần đây đã có những thay đổi đáng kể những thay đổi này tạo ra cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Người Nhật giờ đây đang chuyển sang lựa chọn hàng trung bình với giá cả cạnh tranh của khu vực Châu Á thay vì lựa chọn hàng cao cấp từ thị trường châu Âu. Vì vậy hàng đồ gỗ nhập khẩu vào Nhật phần lớn xuất phát từ Châu Á. Trên 90% lượng đồ gỗ nhập khẩu vào Nhật Bản có xuất xứ từ các nước khu vực Châu Á. 5 PHẦN II TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM 1. Tình hình thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ trong giai đoạn 2000-2007 Trong những năm gần đây, ngành chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ đã có bước phát triển vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt khoảng 2,5 tỷ USD năm 2007, tăng 3,4 lần so với năm 2003 (567 triệu USD) tăng hơn 10 lần so với năm 2000 (219 triệu USD). Theo đó, sản phẩm gỗ đã giữ vị trí số 5 trong 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hiện tại, sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 120 thị trường trên thế giới, nhưng thị trường lớn chủ yếu là Mỹ, EU Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) sản phẩm gỗ những năm gần đây: Đơn vị tính: triệu USD Năm 1996 1998 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 KNXK 61 108 219 334 435 567 1.154 1.562 1.930 2.500 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường chính giai đoạn 2003 – 2007: Đơn vị tính: triệu USD Năm Th ị tr ư ờn g 2003 2004 2005 2006 2007 M ỹ 115 , 46 318 , 8 566 , 96 744 , 1 930 EU 160 , 74 379 , 1 457 , 63 500 , 23 630 Nh ậ t Bản 137 , 91 180 240 , 8 286 , 8 300 - Đồ gỗ Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 nước trên thế giới với giá cả hợp lý chất lượng vừa phải, hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Năm 2006 Việt Nam xuất khẩu với kim ngạch vào khoảng 2 tỷ USD, tuy nhiên do nguồn nguyên liệu trong nước không đủ cung cấp dẫn đến tình trạng Việt Nam phải nhập khẩu một khối lượng tương đối lớn nguyên liệu gỗ từ các nước trong vùng trên thế giới. - Năm 2005 các nước nhập khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam như sau: Mỹ đứng đầu nhập 25,8% tổng sản lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam, sau đó lần lượt là các nước Nhật 16%; Anh là 11%; Đài Loan 6,1%; Pháp 4,6%; Đức 4,3%; Úc 3,5%; Hà Lan 3,2%; Hàn Quốc 3%; Trung Quốc 2,8%; Bỉ 2%; Tây Ban Nha 1,7%; Đan Mạch 1,6%; Malaysia 1,4%; Các nước còn lại 17,8%. - Cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu bao gồm: bàn ghế ngoài trời 32%; nội thất, phòng khách, phòng ăn 31,4%; nội thất phòng ngủ 4,1%; đồ gỗ nhà bếp 3,25. Các loại đồ gỗ khác 17,8% đồ gỗ kết hợp với vật liệu khác 5,1%. 6 2. Đánh giá, phân tích về khả năng xuất khẩu của Việt Nam 5 năm vừa qua, từ 2003 - 2007 là thời kỳ phát triển mạnh nhất của ngành xuất khẩu gỗ sản phẩm gỗ Việt Nam. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu gỗ sản phẩm gỗ của cả nước mới chỉ đạt 567 triệu USD, năm 2004 với tốc độ tăng trưởng 88%, xuất khẩu ngành hàng đã bứt phá ngoạn mục để đạt kim ngạch 1,1 tỷ USD. Các năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu gỗ sản phẩm gỗ của Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tăng 35% năm 2005, tăng 23,5% năm 2006. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gỗ sản phẩm gỗ đạt 2,4 tỷ USD, tăng 24,5% so với năm 2006, đứng thứ 5 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã khẳng định vị trí của mình trên bản đồ thị trường nội thất thế giới. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam những năm gần đây (ĐVT: triệu USD) 567 1050 1562.5 1930 2404 3000 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 a. Về thị trường Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có thị trường khá đa dạng không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nhất định. Trong 3 năm qua,sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 120 thị trường trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn của Việt Nam gồm Mỹ, EU Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu gỗ sản phẩm gỗ sang thị trường chính từ 2003 đến 2007 (ĐVT: triệu USD) Thị trường 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng 567 1.050 1.562,5 1.930 2.404,1 Mỹ 115,46 318,8 566,968 744,1 944,3 EU 160,74 379,1 457,631 500.23 633,1 Nhật Bản 137,91 180,0 240,873 286,8 300,6 Các nước khác 271,45 172,0 297,79 399 526,1 Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam 7 Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ năm 2007 (Tỷ trọng tính theo kim ngạch) M? 40% Oxtraylia 2% Trung Qu?c 7% Nh?t B?n 13% Hàn Qu?c 3% Canada 2% Đài Loan 2% EU 26% Th? trư?ng khác 5% b. Nhận định về việc xuất khẩu các sản phẩm gỗ Việt Nam vào các thị trường chủ yếu - Thị trường Mỹ: Kim ngạch xuất khẩu gỗ sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị Mỹ đã tăng từ 115,5 triệu USD năm 2003 lên 944,3 triệu USD trong năm 2007. Hiện nay, tình trạng giá NDT tăng mạnh so với USD đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Trung Quốc phải chuyển hướng sang thị trường sử dụng đồng tiền khác. Trong khi đó, tỷ trọng đồ gỗ của Việt Nam trong nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ vẫn còn thấp có xu hướng tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng từ thị trường Trung Quốc. Như vây, khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ còn rất lớn. Dự báo xuất khẩu gỗ sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục giữ được mức tăng trưởng cao, khoảng 25- 30%/năm. - Thị trường EU: EU là thị trường có kim ngạch nhập khẩu sản phẩm gỗ từ Việt Nam lớn thứ 2. Kim ngạch xuất khẩu sang khối này từ 160 triệu USD năm 2003 lên 633,1 triệu USD năm 2007. Đây là một thị trường rộng lớn với nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ cao. Với thị trường này, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm gỗ ngoài trời. Hiện nay, sản phẩm đồ gỗ ngoài trời của Việt Nam được thị trường đánh giá cao hơn hẳn so với hàng hoá Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Đây là lợi thế các doanh nghiệp cần phát huy. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu gỗ sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU sẽ tăng trưởng lên 20%/năm trong các năm tới. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường Mỹ gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc, Malaysia Indonesia sẽ tìm cách chuyển hướng tăng cường xuất khẩu sang thị trường EU sự cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt hơn. 8 - Thị trường Nhật Bản: Thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đã tăng từ 137,9 triệu USD năm 2003 lên 300,6 triệu USD trong năm 2007. Người Nhật giờ đây chuyển sang lựa chọn hàng trung bình với giá cả cạnh tranh của khu vực Châu Á thay vì lựa chọn hàng cao cấp từ thị trường Châu Âu. Vì vậy, hàng đồ gỗ nhập khẩu vào Nhật phần lớn xuất phát từ Châu Á. Trên 90% lượng đồ gỗ nhập khẩu vào Nhật Bản có xuất xứ từ các nước khu vực Châu Á. c. Về chủng loại sản phẩm xuất khẩu: Nhìn chung, xuất khẩu các chủng loại sản phẩm gỗ trong mấy năm vừa qua đều tăng trưởng tốt. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ phòng ngủ mấy năm gần đây tăng mạnh. Đồ gỗ phòng ngủ xuất khẩu hiện chiếm khoảng 26% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam. Đồ gỗ phòng ngủ được xuất chủ yếu sang thị trường Mỹ với tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, phần lớn kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ phòng ngủ thuộc về các doanh nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu ghế khung gỗ các loại chiếm 22%; xuất khẩu đồ gỗ phòng khách, phòng ăn chiếm khoảng 21,5%; đồ nội thất văn phòng chiếm 6,3%; đồ nội thất nhà bếp chiếm 2% còn lại là sản phẩm gỗ khác. Xuất khẩu đồ gỗ nhà bếp đồ gỗ văn phòng dù kim ngạch chưa cao, nhưng cũng là những loại sản phẩm gỗ xuất khẩu đầy tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam. Đồ nội gỗ văn phòng ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng do những tính năng vượt trội như nhẹ, đẹp. Còn nhu cầu thế giới về tiêu thụ đồ gỗ nhà bếp được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh sau khi đạt 38 tỷ USD vào năm 2004. Khoảng 82% lượng gỗ bếp tiêu thụ của toàn cầu diễn ra ở tại 10 thị trường lớn như là: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Italy, Anh, Pháp, Canada, Hàn Quốc Australia. PHẦN III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM Cần thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển sử dụng bền vững 3 loại rừng, tăng từ 12,61 triệu ha hiện nay lên 16,24 triệu ha vào năm 2020. - Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp (bao gồm cả công nghiệp chế biến lâm sản các dịch vụ môi trường) từ 4 đến 5%/năm, phấn đấu đến năm 2020, GDP của ngành lâm nghiệp đạt khoảng 2-3%GDP quốc gia; - Quản lý bền vững có hiệu quả 8,4 triệu ha rừng sản xuất, trong đó 4,15 triệu ha rừng trồng, bao gồm rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung, lâm sản ngoài gỗ,… 3,63 triệu ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Diện tích phục hồi rừng tự nhiên nông lâm kết hợp là 0,62 triệu 9 ha. Phấn đấu ít nhất có được 30% diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ rừng (là diện tích rừng đánh giá cấp giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững). - Quy hoạch hợp lý, quản lý sử dụng có hiệu quả hệ thống rừng phòng hộ khoảng 5,68 triệu ha rừng đặc dụng 2,16 triệu ha. + Trồng rừng mới 1,0 triệu ha đến năm 2010 1,5 triệu ha cho giai đoạn sau. Trồng lại rừng sau khai thác 0,3 triệu ha/năm; + Khoanh nuôi tái sinh rừng 0,8 triệu ha; + Trồng cây phân tán: 200 triệu cây/năm; + Sản lượng gỗ khai thác trong nước 20 – 24 triệu m 3 /năm (trong đó có 10 triệu m 3 gỗ lớn), đáp ứng về cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lâm sản, bột giấy xuất khẩu; + Khai thác củi dùng cho khu vực nông thôn duy trì ở mức 25-26 triệu m 3 /năm; + Xuất khẩu lâm sản đạt 8 tỷ USD vào năm 2020. + Nâng cao nguồn thu từ các giá trị môi trường thông qua cơ chế phát triển sạch (CDM), du lịch sinh thái, phòng hộ chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước,… đạt 2 tỷ USD vào năm 2020. 10 . CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Nguyễn Tôn Quyền Viforest PHẦN I TỔNG QUAN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, THƯƠNG MẠI GỖ Theo thống. KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM 1. Tình hình thị trường và xuất khẩu sản phẩm gỗ trong giai đoạn 2000-2007 Trong những năm gần đây, ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ đã có bước phát triển vượt. tạo với công suất đạt trên 80.000 m 3 ; (5) Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Đây là 1 trong 2 vùng trọng điểm phát triển công nghiệp gỗ của Việt Nam với tổng số cơ sở chế biến gỗ: 221 xí nghiệp

Ngày đăng: 07/05/2014, 21:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan