Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam

99 757 0
Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Thực trạng hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại trong ngành bán lẻ tại thị trƣờng Việt Nam Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Ánh Lớp : Anh 6 Khóa : 45 Giáo viên hƣớng dẫn : ThS Nguyễn Thị Thu Trang Hà Nội - 11/2010 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠIVÀ PHÁT TRIỂN NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI TRONG NGÀNH BÁN LẺ4 I – Cơ sở lý luận về NQTM 4 1. Định nghĩa về nhƣợng quyền thƣơng mại : 4 2. Các đặc điểm của nhƣợng quyền thƣơng mại : 5 3. Các hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại 7 3.1. Căn cứ theo bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại 7 3.2. Căn cứ theo lĩnh vực nhượng quyền thương mại: 8 3.3. Phân loại theo hình thức phát triển hoạt động nhượng quyền : 9 4. 13 Lợi ích của hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại 13 4.1. Đối với bên nhượng quyền 13 4.2. Đối với bên nhận quyền 16 4.3. Đối với nền kinh tế, xã hội 19 5. Hạn chế của hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại 19 5.1.Đối với bên nhượng quyền 19 5.2. Đối với bên nhận quyền 21 5.3. Đối với nền kinh tế, xã hội 22 II – Phát triển hoạt động NQTM trong lĩnh vực bán lẻ 23 1.Ứng dụng nhƣợng quyền thƣơng mại trong lĩnh vực bán lẻ 23 2. Cơ sở pháp lý điều tiết hoạt động NQTM trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam 25 2.1.Cơ sở pháp lý điều tiết hoạt động NQTM tại Việt Nam 25 2.2.Cơ sở pháp lý điều tiết hoạt động kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam 30 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NQTM TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ TẠI THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM 33 I – Đặc điểm ngành kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam 33 1. Thị trƣờng bán lẻ hấp dẫn 33 2. Quy mô thị trƣờng bán lẻ Việt Nam 34 3. Cấu trúc thị trƣờng bán lẻ Việt Nam: 40 4. Xu hƣớng phát triển của thị trƣờng bán lẻ Việt Nam: 43 II- Hoạt động NQTM trong lĩnh vực bán lẻ tại thị trƣờng Việt Nam : 46 1. Tổng quan về hoạt động NQTM tại thị trƣờng Việt Nam 46 2. Thực trạng hoạt động NQTM trong lĩnh vực bán lẻ tại thị trƣờng Việt Nam 50 2.1. Các doanh nghiệp trong nước kinh doanh NQTM trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam 50 2.2. Các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh NQTM trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam 70 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NQTM TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ TẠI THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM 76 I. Kiến nghị về phía Nhà nƣớc: 76 1. Xây dựng môi trƣờng pháp luật cho nhƣợng quyền thƣơng mại phát triển: 76 2. Có các chính sách khuyến khích, ƣu đãi các doanh nghiệp nhƣợng quyền: 76 3. Quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo về nhƣợng quyền thƣơng mại: 77 4. Xây dựng các chƣơng trình quảng bá thƣơng hiệu quốc gia, hỗ trợ cho sự phát triển thƣơng hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam: 77 5. Thành lập hiệp hội franchise quốc gia, liên kết với các tổ chức, Hiệp hội franchise quốc tế: 78 II. Nhóm giải pháp về phía bên nhƣợng quyền 78 1. Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu 78 2. Chuẩn bị tốt cho hoạt động nhƣợng quyền bằng các bƣớc: 79 2.1. Giải pháp về chọn lựa đúng đối tác nhận quyền: 79 2.2. Xây dựng chiến lược đào tạo, huấn luyện người nhận quyền: 80 2.3. Xây dựng cẩm nang hoạt động: 80 2.4. Chuẩn bị thông tin cung cấp cho đối tác nhận quyền: 81 3. Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp về nhƣợng quyền thƣơng mại: 81 4. Quảng cáo và xúc tiến thƣơng mại phát triển bán hàng qua hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại: 82 5. Hệ thống đồng bộ và nhất quán 82 III. Nhóm giải pháp về phía bên nhận quyền 83 1. Cập nhật thông tin về nhƣợng quyền thƣơng mại 83 2. Đánh giá khả năng phát triển của hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại 84 3. Xác định mức độ phù hợp đối với mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại. 85 4. Nghiên cứu kỹ các điều khoản của hợp đồng trƣớc khi ký 86 5. Lƣu ý khi nhận quyền từ các thƣơng hiệu nƣớc ngoài 87 6. Tuân thủ đồng bộ mô hình kinh doanh của bên nhƣợng quyền 87 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NQTM WTO WFC VRA GRDI CBRE CNTT SCID NQKD IFA Franchise Nhượng quyền thương mại Tổ chức kinh tế thế giới Hội đồng nhượng quyền thế giới Hiệp hội các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu CB Richard Ellis Công nghệ thông tin Công ty cổ phần đầu tư phát triển Saigon Co.op Nhượng quyền kinh doanh Hiệp hội nhượng quyền quốc tế Nhượng quyền thương mại DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1: Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu năm 2009 (GRDI) 34 Bảng 2: Số lƣợng doanh nghiệp phân phối bán lẻ 2000-2007 35 Bảng 3: Số lao động bình quân trong ngành phân phối bán lẻ 2003-2008 36 Bảng 4 : Tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng trong GDP Việt Nam 2000-2006 40 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Số lƣợng DN phân phối bán lẻ giai đoạn 2000-2007 35 Biểu đồ 2: Số lao động bình quân trong ngành bán lẻ 2003-2008 37 Biểu đồ 3: Dân số Việt Nam giai đoạn 2003-2008 38 Biểu đồ 4 : Thu nhập bình quân đầu ngƣời tại Việt Nam giai đoạn 2002- 2007 38 Biểu đồ 5 :Mức chi tiêu cho tiêu dùng của ngƣời Việt Nam 2000-2007 39 Biểu đồ 6: Thị phần của thƣơng mại hiện đại và truyền thống tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội (%),2004-2006 41 Biểu đồ 7 : GDP của Việt Nam qua các năm 2002-2007 44 Biểu đồ 8: Đánh giá của ngƣời tiêu dùng về hệ thống phân phối thực phẩm của Co-op Mart 63 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh có lịch sử phát triển lâu dài tại các quốc gia phát triển và đã chứng minh được tính hiệu quả kinh tế trên khắp thế giới. Đến hôm nay, hình thức kinh doanh này đã được sử dụng rộng rãi, phổ biến ở châu Âu, châu Mỹ và đang phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia châu Á, cho phép chủ thương hiệu phát triển kinh doanh, mở rộng ảnh hưởng của mình đối với thị trường và cho phép bên nhận quyền có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh mới dưới thương hiệu đã nổi tiếng trên thị trường với chi phí và rủi ro thấp. Nhượng quyền thương mại có thể áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó nhiều nhất là ngành thực phẩm và bán lẻ. Hiện nay, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng trên thế giới. Điều này mang lại cơ hội đầu tư, kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, hiện tại, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn hoạt động manh mún, không chuyên nghiệp và chưa hiệu quả. Kênh phân phối bán lẻ truyền thống vẫn chiếm ưu thế trên thị trường, chiếm tới 90% doanh thu thị trường bán lẻ; 10% ít ỏi dành cho kênh bán lẻ hiện đại. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước tham gia và khai thác tiềm năng bán lẻ hiện đại trên thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, đây cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Việc tìm hướng đi mới trong hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trước sức ép cạnh tranh ngày càng tăng lên khi mở cửa thị trường bán lẻ càng trở nên vô cùng cấp thiết. Nhượng quyền thương mại vẫn còn là một hình thức kinh doanh khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng nếu các doanh nghiệp biết cách áp dụng và khai thác mô hình này thì những lợi ích tiềm năng mà nó đem lại đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp là rất lớn. Nhượng quyền trong ngành bán lẻ chủ yếu tập trung trên các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện dụng. Số lượng 2 các doanh nghiệp nhượng quyền bán lẻ còn tương đối hạn chế so với tiềm năng phát triển của thị trường và tiềm năng của nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam tuy đã thấy được những ưu điểm của nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ nhưng việc áp dụng hoạt động này trong thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam thông qua hình thức này chưa nhiều nhưng đang có chiều hướng gia tăng. Điều này hứa hẹn mang tới những biến động tích cực cho thị trường bán lẻ Việt Nam. Do đó, tác giả xin chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam” làm đề tài khóa luận của mình. Trong bối cảnh hiện tại, đề tài vừa mang tính nghiên cứu, vừa mang tính thực tiễn cao. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hình thức nhượng quyền thương mại. - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng hình thức nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ tại Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đã và đang áp dụng hình thức nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ tại Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu đặc điểm, nội dung của nhượng quyền thương mại, các văn bản pháp luật liên quan đến nhượng quyền thương mại. Tác giả nghiên cứu thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong phạm vi một số doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ tại Việt Nam như G7 Mart, Saigon Co.op Mart, Daiso và Family Mart. 5. Phương pháp nghiên cứu: 3 Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, thu thập tài liệu, tổng hợp và phân tích, so sánh, mô tả khái quát…dựa trên nguồn số liệu, tư liệu thu thập được trong quá trình tìm hiểu, đồng thời tiếp thu có chọn lọc các lý thuyết về nhượng quyền thương mại. 6. Kết cấu của khóa luận: Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về nhượng quyền thương mại và phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bán lẻ. Chương II: Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ tại Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng hình thức nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên hướng dẫn, cô giáo ThS. Nguyễn Thị Thu Trang đã hướng dẫn tận tình cho tác giả trong quá trình thực hiện khóa luận này. Đồng thời, tác giả xin cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Ngoại Thương đã giảng dạy và truyền thụ những kiến thức quý báu cho tác giả trong thời gian học tập tại trường. 4 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI TRONG NGÀNH BÁN LẺ I – Cơ sở lý luận về NQTM 1. Định nghĩa về nhƣợng quyền thƣơng mại : Thuật ngữ tiếng Anh “franchising” được dịch ra tiếng Việt với nhiều tên gọi khác nhau : Chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu; cấp phép đặc quyền kinh doanh; nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, theo Điều 284 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, thuật ngữ “franchising” được hiểu là “ nhượng quyền thương mại”. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả thống nhất sử dụng thuật ngữ “nhượng quyền thương mại”. Trên thế giới, hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhượng quyền thương mại. - Theo Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Commision – FTC), Franchise là một hợp đồng hay một thỏa thuận được ký kết giữa ít nhất 2 người, trong đó: người mua franchise được quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống marketing của người chủ thương hiệu. Hoạt động của người mua franchise phải triệt để tuân theo hệ thống marketing này, phải gắn liền với nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu, quảng cáo và những biểu tượng thương mại khác của chủ thương hiệu. Người mua phải trả một khoản phí trực tiếp hay gián tiếp gọi là phí franchise. Định nghĩa trên thể hiện nội dung các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại, trong đó, nhấn mạnh tới quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền. - Theo Hiệp hội Nhượng quyền Thương mại Quốc tế ( International Franchise Association- IFA), “Franchising là mối quan hệ liên tục, trong đó, bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền được kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cộng với những hỗ trợ về tổ chức, đào tạo, cách thức kinh doanh, quản lý, đổi lại nhận được một khoản tiền nhất định từ bên mua”. [...]... quyền thương mạihoạt động thương mại, hay nói cách khác nhượng quyền thương mạihoạt động nhằm phân phối hàng hóa và dịch vụ trong lĩnh vực thương mại Việc xác định nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại khẳng định mục đích sinh lợi của hoạt động này, giúp các doanh nghiệp 5 xác định được Luật áp dụng, các quy định về thương mại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại. .. nghĩa nhượng quyền thương mại, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, đồng thời thừa nhận nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại và phải đăng ký Tuy nhiên, các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại trong Luật thương mại năm 2005 chưa đủ rõ ràng và cụ thể đển làm căn cứ pháp lý cho hoạt động này Nội dung hợp đồng thương mại, thủ tục đăng ký nhượng quyền. .. giờ nhượng quyền thương mại trực tiếp, riêng lẻ Lưu ý: Hiện tại trong các Văn bản pháp lý về Nhượng quyền thương mại của Việt Nam hay nói cách khác Luật Việt Nam không phân biệt nhượng quyền thương mại thành ba hình thức như trên, mà chỉ quy định thành hai loại: nhượng quyền thương mại ban đầu (sơ cấp) và nhượng quyền thương mại thứ cấp * Liên doanh ( Joint Venture) Liên doanh là hình thức nhượng quyền. .. 35/2006/NĐ-CP Cơ quan tiếp nhận đăng ký nhượng quyền thương mại là Bộ thương mại (nay là Bộ Công thương) đối với hoạt động nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài và là Sở Thương mại đối với hoạt động nhượng quyền thương 27 mịa mang tính nội địa Hồ sơ đăng ký bao gồm: đơn đăng ký và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu của Bộ Thương mại; bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh... quyền cấp cho bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung”; quyền được bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung”; quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại Định nghĩa này của Nghị định đầy đủ hơn, bao quát được tất cả các hình thức nhượng quyền thương mại Nghị định số 35/2006/NĐ-CP... chế pháp lý về nhượng quyền thương mại chưa hoàn chỉnh và đầy đủ Pháp luật về thuế chưa có các quy định cụ thể về hạch toán, tính thuế đối với mức phí nhượng quyền và các khoản thu khác liên quan đến nhượng quyền Chính phủ cũng chưa ban hành các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hoạt động nhượng quyền thương mại Hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bán lẻViệt Nam bên cạnh chịu... nhận quyền gian dối không tuân thủ đầy đủ các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền, tiếp tục sử dụng các đối tượng thuộc sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền sau khi hợp đồng đã chấm dứt II – Phát triển hoạt động NQTM trong lĩnh vực bán lẻ 1.Ứng dụng nhƣợng quyền thƣơng mại trong lĩnh vực bán lẻ Trong số các ngành nghề có thể áp dụng mô hình nhượng quyền thương mại thì bán lẻ là một trong những ngành. .. Luật Thương mại ( Ủy ban Swanson) của Úc đã phân loại ba hình thức nhượng quyền thương mại như sau: - Nhượng quyền thương mại sản phẩm: theo đó, một nhà phân phối đóng vai trò như một nơi tiêu thụ bán buôn, bán lẻ các sản phẩm, hàng hóa của một nhà sản xuất tại một thị trường nhất định một cách độc quyền Hình thức này khá phổ biến trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ xăng, ô tô - Nhượng quyền thương mại. .. tỷ lệ nhượng quyền cao nhất, chỉ sau ngành thực phẩm Tại Trung Quốc, tỷ lệ nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ chiếm tới 30% tổng số lượng các cửa hàng nhượng quyền, sau ngành thực phẩm (35%) Tại Nhật Bản, tỷ lệ đó là 32% nếu tính theo số hệ thống nhượng quyền và 36% nếu tính theo số cửa hàng nhượng quyềnViệt Nam, tuy chưa có một thống kê chính thức nào về việc áp dụng hình thức nhượng quyền trong. .. bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ chập thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại cho thương nhân Ngày 25/05/2006, Bộ Thương mại ban hành Thông tư số 09/2006/TTBTM hướng dẫn cụ thể hơn việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại Thông tư đã quy định chi tiết về mẫu đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mạibản

Ngày đăng: 07/05/2014, 19:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG NGÀNH BÁN LẺ

    • I – Cơ sở lý luận về NQTM

      • 1. Định nghĩa về nhượng quyền thương mại

      • 2. Các đặc điểm của nhượng quyền thương mại

      • 3. Các hình thức nhượng quyền thương mại

      • 4. Lợi ích của hoạt động nhượng quyền thương mại

      • 5. Hạn chế của hoạt động nhượng quyền thương mại

      • II – Phát triển hoạt động NQTM trong lĩnh vực bán lẻ

        • 1.Ứng dụng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bán lẻ

        • 2. Cơ sở pháp lý điều tiết hoạt động NQTM trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam

        • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NQTM TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

          • I – Đặc điểm ngành kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam

            • 1. Thị trường bán lẻ hấp dẫn

            • 2. Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam

            • 3. Cấu trúc thị trường bán lẻ Việt Nam

            • 4. Xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam:

            • II- Hoạt động NQTM trong lĩnh vực bán lẻ tại thị trường Việt Nam

              • 1. Tổng quan về hoạt động NQTM tại thị trường Việt Nam

              • 2. Thực trạng hoạt động NQTM trong lĩnh vực bán lẻ tại thị trường Việt Nam

              • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NQTM TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

                • I. Kiến nghị về phía Nhà nước

                  • 1. Xây dựng môi trường pháp luật cho nhượng quyền thương mại phát triển

                  • 2. Có các chính sách khuyến khích, ưu đãi các doanh nghiệp nhượng quyền:

                  • 3. Quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo về nhượng quyền thương mại:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan