ôn tập quản trị học

6 1.5K 16
ôn tập quản trị học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÂU 4 ĐIỂM : Câu 1 : phân tích trở ngại đối với quá trình truyền đạt thông tin quản trị trong tổ chức ? *, khái niệm : Quá trình truyền đạt thông tin là quá trình luân chuyển thông tin và được hiểu từ người này sang người khác thông qua những dấu hiệu,tín hiệu có ý nghĩa. *, những trở ngại (1) trở ngại thuộc tổ chức : do vấn đề cơ cấu tỏ chức, do vấn đề chuyên môn hóa,sự khác biệt mục tiêu, do địa vị xã hội. Một cơ cấu tổ chức không ổn định,luôn thay đổi sẽ gây khó khăn cho việc truyền đạt thông tin đầy đủ,thống nhất.Bên cạnh đó sự chuyên môn hóa và những khác nhau về mục tiêu là trở ngại lớn,mỗi người,mỗi đơn vị có mục tiêu khác nhau ngoài những mục tiêu chung.Lúc này thông tin có thể được truyền đạt nhưng mang lại hiệu quả không nhiều, sự thống nhất chung không cao. (2)Những trở ngại thuộc con người: sự khác biệt về cách hiểu, sự khác biệt về ngữ nghĩa,tình cảm,cảm xúc, kĩ năng truyền thông. Thông tin truyền đạt với mục tiêu chung nhưng mỗi người lại có cách hiểu khác nhau,cách tư duy, suy nghĩ khác nhau,đặc biệt là về ngữ nghĩa nếu không có sự thống nhất đôi khi thông tin sẽ được hiểu sai lệch,không đúng với nội dung ,mục đích của nó Vd: như sự khác biệt ngôn ngữ của từng vùng miền là sự truyền đạt rất lớn đối với sự truyền đạt thông tin.Còn kĩ năng truyền đạt nếu không xử lí khéo léo ,tinh tế,hiệu quả thì sẽ gây ra hậu quả lớn trong việc tiếp nhân thông tin của đối tượng muốn truyền đạt. (3)Những trở ngại thuộc tiến trình truyền thông nhiễu : trở ngại của người phát tin,trở ngại mã hóa,trở ngại của người nhận tin,trở ngại trogn giải mã,trong phản hồi Quá trình chuyển những thông điệp dự định thành những biểu tượng mà nó được sử dụng để truyền đi được gọi là quá trình mã hóa.việc mã hóa rất đơn giản nhưng cũng có nhiều trường hợp việc mã hóa là rất khó khăn Kênh là phương tiện mà qua đó thông điệp di chuyển từ người gửi đến người nhận.Kênh chủ yếu cho việc thông đạt giữa các cá nhân là giao tiếp trực tiếp giữa hai người . Phản hồi là thông điệp từ người nhân đến người gửi.Phản hồi rất có giá trị,để đánh giá hiệu quả của quá trình truyền thông. Trong thực tiễn quản trị việc thông đạt là phức tạp hơn những gì ta thường nghĩ vì quá trình này bao gồm nhiều thành tố và không ít tác nhân gây nhiễu.Hơn nữa, có thể thông tin đi từ người này sang người khác sẽ bị lọc đi,Vì vậy nhà quản trị cần phải chọn lựa phương pháp thông tin hữu hiệu để thông đạt. Câu 2 : Trình bày hiểu biết về các phương pháp ra quyết định trong quản trị tổ chức. Trả lời: Quy trình ra quyết định bao gồm nhiều giai đoạn trong quá trình ra quyết định và thực hiện các quyết định quản trị,việc tiến hành những bước cụ thể các quyết định sẽ góp phần đưa ra các quyết định có chất lượng cao.Quá trình này bao gồm các bước cụ thể sau: Bước 1: Nhận dạng và xác định vấn đề cần ra quyết định Để xác định vấn đề nhà quản trị phải dựa vào một dấu hiệu chỉ bảo khác nhau như : - Sự sai lệch so với thành tích cũ - Sự sai lệch so với kế hoạch - Sự phê phán từ bên ngoài - Những vấn đề nhận thức - Việc xác định vấn đề bằng các giải pháp Bước 2: Xây dựng các phương án quản trị tổ chức Trên cơ sở xem xét ,thu thập và xử lí thông tin về các yếu tố ảnh hưởng để xây dựng các phương án thực hiện quyết định.Một khi vấn đề đã được xác định,cần phải xem xét những phương án khả thi cho vấn đề và những hậu quả tiềm ẩn của từng phương án. Bước 3: Đánh giá các phương án thực hiện các quyết định quản trị Với các phương án đã xây dựng xong cần tiến hành đánh giá chúng trong mỗi tình huống quyết định , cần xem xét mục tiêu khi đưa ra 1 quyết định là lựa chọn phương án tạo ra kết quả thuận lợi nhất trong khi thực hiện phương án đó. Bước 4: Lựa chọn một phương án thực hiện quyết định Nhằm đạt được mục tiêu định trước bằng cách giải quyết vấn đề mà quyết định hướng vào.Nó có ý nghĩa quyết định,không phải là mục đích cuối cùng mà là phương tiện đạt mục đích cuối cùng. Bước 5: Tổ chức thực hiện quyết định Tổ chức phải được thực hiện một cách có hiệu quả để đạt cho được mục tiêu .Nếu như nó không được thực hiện thì quyết định đó cũng chỉ là một ý tưởng hão hền mà thôi. Bước 6: Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện quyết định Giúp nhà quản trị lường được các kết quả trong thực hiện quyết định đang thực thi. Cần phải có một hệ thống kiểm tra đánh giá để đảm bảo chắc chắn chính xác các kết quả đánh giá.Nhờ vậy có thể có những điều chỉnh ,thay đổi phù hợp. Câu 3: Trình bày quy trình hoạch định trong quản trị tổ chức ? cho ví dụ minh họa. Trả lời: Quy trình hoạch định trong quản trị tổ chức được thực hiện theo 8 bước : Bước 1: Nghiên cứu, dự báo thị trường, phát hiện cơ hội Nội dung: Nghiên cứu môi trường bên trong,nên ngoài,đánh giá điểm mạnh,điểm yếu,cơ hội,thách thức, xác định vấn đề trọng điểm,tìm hiểu nguyên nhân,dự báo các xu hướng vận động của môi trường.Trong đó tìm hiểu cơ hội là điểm bắt đầu thực sự của mọi hoạch định Yêu cầu : Sử dụng các công cụ phân tích để xác định được cơ hội,thách thức,xác định được các đối thủ cạnh tranh, xác định tiềm năng của thị trường. Bước 2: Thiết lập các mục tiêu trong hoạch định Nội dung : Cần thiết lập các mục tiêu cho tổ chức theo phương pháp phù hợp, thông thường và phổ biến là chiều từ trên xuống dưới ,với mục tiêu cụ thể cho từng thời kì ,lĩnh vực hoạt động,xác định các chi tiêu kế hoạch Yêu cầu: Mục tiêu cần được xác định rõ từng thời hạn thực hiện,lượng hóa đến mức cao nhất. Bước 3 : Xem xét các tiền đề và cơ sở khách quan cho hoạch định Nội dung: dựa trên kết quả dự báo,các chính sách cơ bản của tổ chức xác định điều kiện khách quan cơ bản nhất, đảm bảo tính hiệu quả của phương án. Yêu cầu : Sử dụng các kết quả dự báo ,các chính sách liên quan,phân tích xu thế,yêu cầu và ảnh hưởng của các tiền đề đối với kế hoạch Bước 4: Xây dựng các phương án thực thi hoạch định Nội dung: Xây dựng các phương án để lựa chọn Yêu cầu : Phải xuất phát từ các tiền đề đã phân tích,các điều kiện thực tế,giảm bớt số lượng các phương án để phân tích lựa chọn Bước 5: đánh giá các phương án Nội dung: so sánh phương án với các tiền đề khách quan và dựa trên mức độ ưu tiên của mục tiêu Yêu cầu : Trung thành với thứ bậc ưu tiên của hệ thống mục tiêu và các tiền đề. Bước 6 :Lựa chọn phương án tối ưu Nội dung: Sau khi so sánh phương án sẽ lựa chọn phương án tối ưu nhất Yêu cầu: Dựa vào kết quả đánh giá các phương án ,ra quyết định đảm bảo các nguồn lực được huy động va phân bổ theo kế hoạch Bước 7: Lập kế hoạch hỗ trợ Nội dung : Sau khi lựa chọn phương án phù hợp nhất cần lập các dự kiến về các hoạt động phù trợ chi tiết Yêu cầu : Đảm bảo tính cụ thể và chi tiết về tài chính,nhân lực, thời gian và các nguồn lực khác. Bước 8: Lượng hóa các hoạch định bằng các ngân quỹ Nội dung: . trình truyền đạt thông tin quản trị trong tổ chức ? *, khái niệm : Quá trình truyền đạt thông tin là quá trình luân chuyển thông tin và được hiểu từ người này sang người khác thông qua những dấu. có giá trị, để đánh giá hiệu quả của quá trình truyền thông. Trong thực tiễn quản trị việc thông đạt là phức tạp hơn những gì ta thường nghĩ vì quá trình này bao gồm nhiều thành tố và không ít. chuyên môn hóa,sự khác biệt mục tiêu, do địa vị xã hội. Một cơ cấu tổ chức không ổn định,luôn thay đổi sẽ gây khó khăn cho việc truyền đạt thông tin đầy đủ,thống nhất.Bên cạnh đó sự chuyên môn hóa

Ngày đăng: 07/05/2014, 01:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan