BÀI THUYẾT MINH XUYÊN VIỆT

259 1.3K 10
BÀI THUYẾT MINH XUYÊN VIỆT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI THUYẾT MINH XUYÊN VIỆT Hành trình Xuyên Việt 20 ngày bắt đầu từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh mà điểm xuất phát là tại trường Du lịch Sài Gòn. Chuyến thực tập này được gắn liền với sơ đồ tuyến, chuyến du lịch bắt đầu. Khái quát Thành phố Hồ Chí Minh I.Điều kiện tự nhiên 1.Vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh có địa giới hành chính chung với các tỉnh Bình Dương ở phía Bắc, Tây Ninh ở phía Tây Bắc, phía Đông và Đông Bắc giáp Đồng Nai, phía Đông Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây và Tây Nam giáp Long An và Tiền Giang, phía Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển khoảng 15 km. Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm Nam Bộ, cách thủ đô Hà Nội 1.738 km về phía Đông Nam. Là thành phố cảng lớn nhất đất nước, hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, là một đầu mối giao thông kinh tế lớn nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế. Ngày 05/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2003/NĐ – CP về việc thành lập các quận Bình Tân, Tân Phú và các phường trực thuộc; điều chỉnh địa giới hành chính các phường thuộc quận Tân Bình; thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Bình Chánh, Cần Giờ và Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có 19 quận và 5 huyện. 2.Đặc điểm địa hình Địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Nhìn chung có thể chia địa hình thành phố Hồ Chí Minh thành 4 dạng chính có liên quan đến chọn độ cao bố trí các công trình xây dựng: dạng đất gò cao lượn sóng (độ cao thay đổi từ 4 đến 32 m, trong đó 4 – 10 m chiếm khoảng 19% tổng diện tích. Phần cao trên 10 m chiếm 11%, phân bố phần lớn ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh); dạng đất bằng phẳng thấp (độ cao xấp xỉ 2 đến 4 m, điều kiện tiêu thoát nước tương đối thuận lợi, phân bố ở nội thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc Môn nằm dọc theo sông Sài Gòn và nam Bình Chánh chiếm 15% diện tích); dạng trũng thấp, đầm lầy phía tây nam (độ cao phổ biến từ 1 đến 2 m, chiếm khoảng 34% diện tích); dạng trũng thấp đầm lầy mới hình thành ven biển (độ cao phổ biến khoảng 0 đến 1 m, nhiều nơi dưới 0 m, đa số chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày, chiếm khoảng 21% diện tích). 3. Khí hậu Thành phố nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 kcal/cm 2 /năm, nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,5 0 C. Biên độ trung bình giữa các tháng trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển quanh năm của động thực vật. Ngoài ra, thành phố có thuận lợi là không trực tiếp chịu tác động của bão lụt. Nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn với địa hình tương đối bằng phẳng, chế độ thuỷ văn, thuỷ lực của kênh rạch và sông ngòi không những chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều biển Đông mà còn chịu tác động rất rõ nét của việc khai thác các bậc thang hồ chứa ở thượng lưu hiện nay và trong tương lai (như các hồ chức Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ…). Thành phố nằm giữa hai con sông lớn là: sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và chịu ảnh hưởng lớn của sông Đồng Nai, sông Sài Gòn là sông có độ dốc nhỏ, lòng dẫn hẹp nhưng sâu, ít khu chứa nên thuỷ triều truyền vào rất sâu và mạnh. Chế độ thuỷ văn, thuỷ lực của kênh rạch trong thành phố chịu ảnh hưởng chủ yếu của sông Sài Gòn. Sông Vàm Cỏ Đông rất sâu, nhưng lại nghèo về nguồn nước do vậy vào mùa khô mặn thường xâm nhập sâu vào đất. Vàm Cỏ Đông có rất nhiều nhánh và kênh rạch nối với sông Vàm Cỏ Tây và Đồng Tháp Mười. Do vậy khi dòng triều truyền vào bị biến dạng và giảm biên độ đáng kể. Sông Đồng Nai là nguồn nước ngọt chính của thành phố với diện tích lưu vực khoảng 45.000 km 2 , hàng năm cung cấp khoảng 15 tỷ m 3 nước. Trong tương lai khi có hồ chứa Phước Hoà, sông Sài Gòn sẽ được bổ sung một lưu lượng khoảng 42 m 3 /s góp phần đáp ứng yêu cầu cấp nước của thành phố Hệ thống kênh rạch của thành phố có hai hệ thống chính. Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Sài Gòn với hai nhánh chính là: rạch Bến Cát và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Hệ thống các kênh rạch đổ vào 1 sông Bến Lức, và kênh Đôi – kênh Tẻ như: rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom, rạch Tân Hoá – Lò Gốm… II. Tài nguyên thiên nhiên 1. Tài nguyên đất Tiềm năng đất đai trên phạm vi địa bàn thành phố có nhiều hạn chế về diện tích và phẩm chất. Ngoại trừ phần nội thành, phần ngoại thành có thể chia thành các nhóm đất chính sau đây: nhóm đất phèn trung bình và phèn nhiều (chiếm 27,5% tổng số diện tích - loại đất phèn trung bình đang phát triển cây lúa, còn loại phèn nhiều hay phèn mặn tuỳ theo mức độ cải tạo đang phát triển các loại cây mía, thơm, lác); nhóm đất phù sa không hoặc ít bị nhiễm phèn (chiếm 12,6% - đây là nhóm đất thuận lợi cho phát triển cây lúa, trong đó loại đất phù sa ngọt có 5.200 ha cho năng suất lúa rất cao); nhóm đất xám phát triển trên phù sa cổ (chiếm khoảng 19,3% - nhóm đất này thích hợp cho phát triển cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày và rau đậu ); nhóm đất mặn (chiếm 12,2% phân bố ở Cần Giờ, chủ yếu dùng cho việc trồng rừng, đặc biệt là cây đước). Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất đỏ vàng chiếm 1,5% phân bố trên vùng đồi gò ở Củ Chi và Thủ Đức dùng cho xây dựng cơ bản, nhóm đất cồn cát, đất cát biển chiếm 3,2% và các loại đất khác, sông suối chiếm 23,7%. 2. Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố chủ yếu là vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát, sạn, sỏi; nguyên liệu cho gốm sứ và chất trợ dụng; các nguyên liệu khác như than bùn… Chỉ có một số khoáng sản có thể đáp ứng một phần cho nhu cầu của thành phố: nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, sành sứ thuỷ tinh, nguyên nhiên liệu…Các khoáng sản khác như kim loại đen, kim loại màu (trừ nhôm), than đá đều không có triển vọng hoặc chưa được phát hiện. III. Tiềm năng kinh tế 1. Những lợi thế so sánh Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gắn liền với tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước; dựa trên lợi thế so sánh, vai trò và vị trí của thành phố Hồ Chí Minh đối với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và cả nước, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, phát triển kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. 2.Tiềm năng du lịch Do có vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu ôn hoà, quanh năm hai mùa mưa nắng, cùng với lịch sử trên 300 năm đấu tranh quật khởi kiên cường chống ngoại xâm đã từng có tiếng vang trên thế giới và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm du lịch của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh hấp dẫn du khách không chỉ vì có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, công trình kiến trúc cổ mà còn thu hút du khách bởi văn hoá ẩm thực mang đậm nét Nam Bộ. Là cửa ngõ của đất phương Nam, ngay tại trung tâm thành phố, từ bến Bạch Đằng, du khách có thể xuống thuyền xuôi theo sông Sài gòn để được hoà mình với thiên nhiên bao la của sông nước, hướng về những làng nghề truyền thống, vườn cây ăn trái sum suê, vườn cây kiểng, chợ nổi trên sông hay khu du lịch sinh thái Cần Giờ - khu du lịch được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn" đầu tiên của Việt Nam… Thành phố còn là cửa ngõ đưa du khách đến với những địa danh nổi tiếng của cả khu vực phía Nam như: vùng nước nóng thiên nhiên Bình Châu, rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên, vùng biển Mũi Né, vùng ven biển Hà Tiên, Đà Lạt, đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với những vựa lúa, vườn cây trái, rừng ngập mặn, rừng tràm, đồng bưng và nhiều loại đặc sản quý hiếm.Kể từ năm 1990 trở lại đây, doanh thu du lịch của thành phố luôn chiếm từ 28% - 35% doanh thu du lịch của cả nước. Từ khi có chính sách mở cửa, số khách du lịch, nhất là khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh đã tăng với tốc độ cao, từ chỗ có 180.000 khách quốc tế vào năm 1990, đến nay đã có hàng triệu khách quốc tế mỗi năm, chiếm trên 50% - 70% lượng khách quốc tế vào Việt Nam. Sự tăng trưởng nhanh của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và vào thành phố Hồ Chí Minh là kết quả của chính sách mở cửa và hội nhập thế giới, sự cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách, sự khuyến khích đầu tư nước ngoài mà thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương đi đầu trong cả nước trong sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực đời sống xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố ngập tràn ánh nắng, chói chang trên khắp phố phường, lung linh trên những 2 dòng sơng uốn lượn, với những nụ cười và ánh mắt thân thiện của người dân Sài Gòn – thành Phố Hồ Chí Minh, những con người đã làm nên truyền thống vẻ vang của mình với vẻ đẹp của “cốt cách văn hố phương Nam” : u nước, thương nòi; đồn kết thống nhất, kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước; coi trọng nhân nghĩa; biết hội nhập văn hố để phát triển… đã trở thành "Ðiểm đến của thiên niên kỷ mới", thu hút du khách ở khắp mọi miền của Tổ Quốc và trên thế giới. Cầu Sài Gòn Cầu Sài Gònhay cầu Tân Cảnglà một trong những cây cầu bắc qua sơng Sài Gòn nối đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) với Xa lộ Hà Nội (Quận 2), Thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến khi đường hầm Thủ Thiêm được xây dựng xong thì đây vẫn là cửa ngõ chính để vào nội ơ Thành phố Hồ Chí Minh từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Cầu được cơng ty Johnson Drake and Piper thi cơng từ tháng 11 năm 1958 đến ngày 28 tháng 6 năm 1961 thì hồn thành. Cầu dài 1010m, gồm 22 nhịp, trong đó có 3 nhịp với chiều dài 267,45m. Cầu được sửa chữa 3 lần vào các năm 1995, 1996. Năm 1998, cầu được tiến hành nâng cấp và sửa chữa với tổng kinh phí 54 triệu francetừ nguồn vốn viện trợ của Pháp và đến tháng 6 năm 2000 thì hồn thành. Sau khi nâng cấp, mặt cầu được mở rộng từ 19,63m lên 24m đạt tải trọng 430-XB80, có 4 làn xe, có tải trọng 32 tấn, đáp ứng nhu cầu giao thơng ngày càng cao của thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn Sơng Sài Gònlà một con sơng bắt nguồn từ Tây Ninh, chảy qua Bình Dương, và đổ vào sơng Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ huyện Nhà Bè nhập chung thành sơng Nhà Bè. Ra tới mũi Nhà Bè lại tách làm hai nhánh là Lòng Tàu và Sồi Rạp chảy ra biển Đơng, Thành phố Hồ Chí Minh. Sơng này dài 256 km, diện tích lưu vực trên 5.000 km². Đoạn đầu nguồn của sơng có hồ thủy lợi Dầu Tiếng. Sau đó sơng là ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương. Đoạn từ chợ Thủ Dầu Một đến khúc quanh ở khu cư xá Thanh Đa (Thành phố Hồ Chí Minh) còn gọi là sơng Thủ Khúc. Từ cầu Ơng Lãnh đến khi đổ vào sơng Đồng Nai có tên là sơng Bến Nghé hay "Ngưu Chữ Giang". Sơng còn có tên trong sách xưa là Tân Bình giang, vì ngày xưa chảy qua phủ Tân Bình.Sơng này có các cảng lớn thuộc hệ thống Cảng Sài Gòn. Khái quát tỉnh Đồng Nai I.Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc Đơng Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là 5.862,37 km 2 (bằng 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đơng Nam Bộ). Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương; phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Về ranh giới hành chính, Đồng Nai giáp các tỉnh Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai có hệ thống giao thơng thuỷ bộ, đường sắt nối liền với các địa phương khác trong cả nước, có sân bay qn sự Biên Hồ, là địa bàn trọng yếu về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng, có vị trí quan trọng trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gắn kết vùng Đơng Nam Bộ với Tây Ngun. Ngày 21/8/2003, Chính Phủ ban hành Nghị định số 97/2003/NĐ - CP về việc thành lập thị xã Long Khánh và các phường, xã trực thuộc thị xã Long Khánh, thành lập các huyện Cẩm Mỹ, Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Như vậy, hiện nay tỉnh Đồng Nai có tất cả là 11 đơn vị hành chính gồm thành phố Biên Hồ là 3 trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Thạch, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Trảng Bom. 2.Đặc điểm địa hình Đồng Nai có địa hình trung du chuyển từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ. Nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, có 82% đất có độ dốc <8 0 , 10% đất có độ dốc <15 0 , 8% đất có độ dốc >15 0 . Trong đó đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng thấp ngập nước quanh năm; đất đen, nâu, xám, hầu hết có độ dốc <8 0 , đất đỏ có độ dốc hầu hết <15 0 , riêng đất tầng mỏng và đất đá bọt có độ dốc cao. 3.Khí hậu Đồng Nai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm 25 – 27 0 C, nhiệt độ cao nhất khoảng 20,5 0 C, số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.700 giờ, độ ẩm trung bình 80 – 82%. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa tương đối lớn, trung bình năm 1.700 – 1.800 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thời tiết nắng, nóng, độ ẩm thấp, có khi xuống dưới 70%. II.Tài nguyên thiên nhiên 1.Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 586.237 ha được chia thành 10 nhóm đất chính, trong đó: đất xám là loại đất có diện tích lớn nhất, chiếm 40,05% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nhất là cho xây dựng; đất đen chiếm 22,44% thích hợp trồng các loại cây hàng năm; đất đỏ chiếm 19,27% rất thích hợp trồng các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, các nhóm đất khác như đất phù sa ven sông Đồng Nai, đất gley (9,32%), chủ yếu dùng cho trồng lúa, rau, màu và các loại đất khác như đất nâu (1,94%), đất tầng mỏng (0,54%), đất cát (0,1%), đất có tầng loang lổ chỉ chiếm 0,02%, còn lại là đất đá bọt. Diện tích đất có chất lượng (độ phì, tầng dày) từ trung bình đến cao chiếm 44%. Đất có tầng mỏng dưới 50 cm, chất lượng kém chiếm 40% tổng quỹ đất. Nhìn chung, đất đai Đồng Nai không chỉ thích hợp cho sản xuất nông nghiệp mà còn thuận lợi cho xây dựng các công trình xây dựng. Trong tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm 49,1%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 30,4%, diện tích đất chuyên dùng chiếm 13%, diện tích đất khu dân cư chiếm 2,1%, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 5,4%. Khả năng phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao: cao su 45.000 ha, cà phê 25.000 – 27.000 ha, điều 30.000 – 35.000 ha, ngô 60.000 – 65.000 ha, sắn 13.000 ha, mía 14.000 ha, đậu nành 9.000 – 10.000 ha. 2.Tài nguyên rừng Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động, thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là rừng quốc gia Nam Cát Tiên. Năm 1976, tỷ lệ che phủ rừng còn 47,8% diện tích tự nhiên, năm 1981 còn 21,5%. Đến nay độ che phủ của rừng đã tăng lên đạt 26% tổng diện tích tự nhiên. Khu bảo tồn thiên nhiên rừng Nam Cát Tiên có nhiều loại động vật quý hiếm. Tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện có 178.643 ha, trong đó rừng tự nhiên 110.678 ha, rừng trồng 39.596 ha. 3.Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản khá phong phú về chủng loại như: kim loại quý (vàng), kim loại màu (bôxít), đá quý, nguyên liệu gốm sứ (cao lanh, sét bột màu), vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng, than bùn, nước khoáng và nước nóng… Đến nay, đã phát hiện hơn 200 mỏ và điểm khoáng sản, trong đó đáng chú ý là các khoáng sản phục vụ 4 cho xây dựng như: đá xây dựng tập trung chủ yếu ở thành phố Biên Hoà và các huyện Thống Nhất, Xuân Lộc, Long Thành với tổng trữ lượng lớn (dự báo trên 300 triệu m 3 ). Cát xây dựng chủ yếu trong trầm tích của sông Đồng Nai và một số sông khác với trữ lượng lớn dự báo trên 38 triệu m 3 . Nguồn sét gạch ngói khá phong phú, phân bổ ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, tổng trữ lượng trên 85 triệu m 3 ; 23 điểm tích mỏ phụ gia xi măng (puzơlan), có tổng trữ lượng trên 400 triệu tấn; 12 điểm mỏ laterit, dự báo trữ lượng trên 23 triệu tấn. II.Tiềm năng du lịch Đồng Nai là vùng đất có nền văn minh cổ xưa với nhiều di tích văn hoá, lịch sử giá trị. Nhiều tuyến điểm du lịch đã và đang được hình thành như tuyến du lịch sông Đồng Nai - cù lao Phố - Bửu Long, tuyến du lịch Sông Mây - Trị An, tuyến du lịch thác Mai - suối Mơ, rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên, tuyến du lịch Long Thành – cù lao Ông Cồn… Du lịch Đồng Nai chủ yếu hướng về tiềm năng văn hoá, lịch sử, sinh thái, dã ngoại. Tài nguyên đất và nước của Đồng Nai không chỉ thuận lợi cho phát triển công nghiệp, đặc biệt với quy mô lớn mà còn có thể phát triển nhiều vùng chuyên canh nông sản đặc thù, giá trị kinh tế cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Khaùi quaùt tænh Bình Thuaän I.Điều kiện tự nhiên 1.Vị trí địa lý Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 192 km. Ngoài khơi có đảo Phú Quy cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trung tâm tỉnh cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách thành phố Nha Trang 250 km, có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy qua nối Bình Thuận với các tỉnh phía Bắc và phía Nam của cả nước, quốc lộ 28 nối liền thành phố Phan Thiết với các tỉnh Nam Tây Nguyên, quốc lộ 55 nối với trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu. Với vị trí trên, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận sẽ có điều kiện mở rộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và cả nước. Sức hút của các thành phố và trung tâm phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang đã tạo điều kiện cho tỉnh đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, tiếp thu nhanh khoa học và kỹ thuật. 2.Đặc điểm địa hình Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình: đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích đất tự nhiên, đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích đất tự nhiên, vùng đồi gò chiếm 31,65% diện tích đất tự nhiên, vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên. Với địa hình này đã tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế đa dạng 3.Khí hậu Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực có vùng khô nhất cả nước, nhiều gió, nhiều nắng, không có mùa đông, nhiệt độ trung bình là 26,5 0 C – 27,5 0 C; lượng mưa trung bình là 800 - 1600 mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước (1.900 mm/năm). II.Tài nguyên thiên nhiên 5 1.Tài nguyên đất Với diện tích 785.462 ha, Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau: đất cát, cồn cát ven biển và đất mặn phân bố dọc theo bờ biển từ Nam Tuy Phong đến Hàm Tân, diện tích là 146,5 nghìn ha (18,3% diện tích đất toàn tỉnh), với loại đất này có thể phát triển mô hình trồng cây ăn quả và các loại hoa mùa như dưa, hạt đậu các loại…; trên đất lợ có thể làm muối hoặc nuôi tôm nước lợ; đất phù sa với diện tích 75.400 ha (9,43% đất toàn tỉnh) phân bố ở vùng đồng bằng ven biển và vùng thung lũng sông La Ngà, diện tích đất này trồng được lúa nước, hoa màu và cây ăn quả…; đất xám có diện tích là 151.000 ha (19,22% diện tích đất toàn tỉnh), phân bố hầu hết trên địa bàn các huyện, thuận lợi cho việc phát triển cây điều, cao su, cây ăn quả và các loại cây có giá trị kinh tế cao. Diện tích còn lại chủ yếu là đồi núi, đất đỏ vàng, đất nâu vùng bán khô hạn… Những loại đất này sử dụng vào mục đích nông - lâm nghiệp. 2.Tài nguyên rừng Theo kết quả kiểm kê hiện trạng rừng năm 1999, diện tích đất rừng của tỉnh là 368.319 ha; diện tích rừng tự nhiên là 344.385 ha với tổng trữ lượng gỗ trên 19 triệu m3 và trên 95 triệu cây tre, nứa. Kiểu rừng gỗ lá rộng, kiểu rừng rụng lá, kiểu rừng hỗn giao lá kim chiếm ưu thế; kiểu rừng hỗn giao và tre nứa thuần loại. Điều đáng lưu ý là hiện nay đang diễn ra tình trạng giảm diện tích rừng giàu, rừng trung bình và tăng diện tích rừng hỗn giao tre, nứa và rừng trồng nguyên liệu. 3.Tài nguyên khoáng sản Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại: vàng, wolfram, chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, nước khoáng, sét, đá xây dựng có giá trị thương mại và công nghiệp. Trữ lượng sa khoáng ilmenít là 1,08 triệu tấn, zicon 193.000 tấn, đi cùng với zicon còn có nhiều monazít và đất hiếm. Nguồn khoáng sản rất lớn của Bình Thuận là thuỷ tinh với tổng trữ lượng 496 triệu m 3 cấp P2, hàm lượng SiO 2 . Nó có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất thuỷ tinh cao cấp và kính dân dụng hoặc sản xuất nguyên liệu. Khoáng vật liệu xây dựng có các kết vôi 3,9 triệu m 3 cấp P2 phân bố ở Vĩnh Hảo và Phước Thế, đá vôi san hô (Tuy Phong), sét gạch ngói phân bố ở nhiều nơi; đá xây dựng và trang trí ở Tà Kóu trữ lượng 45 triệu m 3 , núi nhọn (Hàm Tân) trữ lượng cấp P là 30 triệu m 3 .Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều mỏ nước khoáng có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, có khả năng khai thác thương mại sản xuất nước giải khát, sản xuất tảo; phục vụ dịch vụ tắm chữa bệnh và nghỉ dưỡng. Riêng 3 điểm nước suối Vĩnh Hảo, Văn Lâm, Hàm Cường và Đa Kai là các mỏ nước khoáng loại cácbonát - natri được dùng sản xuất nước giải khát với khả năng khai thác hàng năm khoảng 300 triệu lít. III.Tiềm năng du lịch Bình Thuận là một tỉnh có nhiều tiềm năng, tài nguyên lợi thế cho phát triển du lịch: tiềm năng về nhân văn, tín ngưỡng, di tích lịch sử phục vụ cho phát triển loại hình du lịch tham quan nghiên cứu như: lịch sử văn hoá về dân tộc Chăm, chùa Hang, dinh Thầy Thím, lầu ông Hoàng gắn với nhà thơ Hàn Mặc Tử, di tích và lễ hội Nghinh Ông… Có bờ biển dài gần 200 km với nhiều bãi biển sạch đẹp, đồi cát, rừng cây ven biển, có suối nước nóng, nước khoáng… phát triển nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và chữa bệnh. Có nhiều hồ, thác nước và rừng thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái. Với vị trí nằm giữa tam giác du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu – Đà Lạt – Nha Trang, với khoảng cách di chuyển không dài (2 – 4 tiếng đồng hồ), với hệ thống giao thông, đường bộ vừa được nâng cấp rất thuận lợi cho việc di chuyển và cùng với tiềm năng, tài nguyên du lịch như trên, trong những năm gần đây tỉnh đã tập trung quy hoạch, nâng cấp tôn tạo kết cấu hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ trong các khu du lịch, thực hiện nhiều giải pháp, chính sách tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư Những việc làm này đã và đang tạo cho tỉnh một lợi thế so sánh rất lớn về du lịch, có sức hấp dẫn, thu hút nhiều nhà đầu tư. 6 Du lịch tỉnh đã và đang đạt mức độ phát triển nhanh cả về đầu tư cơ sở vật chất và lượng khách đến ngày càng được nâng lên. Hiện nay, toàn tỉnh đã thu hút được trên 250 dự án đầu tư phát triển du lịch, tập trung tại các khu du lịch Phan Thiết – Mũi Né, Tiến Thành – Hàm Thuận Nam. Trong đó, khoảng 60 dự án đã đi vào hoạt động. Nhiều dự án có quy mô lớn từ 50 – 200 ha. Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tăng bình quân hàng năm 25 – 30%, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm 7 – 8%; công suất huy động buồng, phòng bình quân đạt trên 60%. Khaùi quaùt tænh Ninh Thuaän I.Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý Ninh Thuận là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có địa giới chung với các tỉnh Khánh Hoà ở phía Bắc, Bình Thuận ở phía Nam, Lâm Đồng ở phía Tây, phía Đông là biển Đông. Diện tích đất tự nhiên là 3.360,1 km 2 . Tỉnh hiện có 5 đơn vị hành chính cấp huyện, thị, gồm thị xã Phan Rang – Tháp Chàm và các huyện Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Hải, Ninh Phước. 2.Đặc điểm địa hình Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bởi đây là vùng đất cuối của dãy Trường Sơn với nhiều dãy núi đâm ra biển. Lãnh thổ tỉnh được bao bọc bởi 3 mặt núi: phía Bắc và phía Nam là 2 dãy núi cao chạy sát ra biển, phía Tây là vùng núi cao giáp tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh Ninh Thuận có 3 dạng địa hình: núi, đồi gò bán sơn địa, đồng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 63,2% diện tích của tỉnh, chủ yếu là núi thấp, cao trung bình từ 200 – 1.000 m. Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% diện tích tự nhiên, vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích đất tự nhiên. 3.Khí hậu Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh từ 670 – 1.827 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 27 0 C, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 – 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau. Lượng mưa trung bình từ 700 – 800 mm/năm ở Phan Rang và tăng dần theo độ cao ở vùng núi. Độ ẩm 75 – 77%. Năng lượng bức xạ lớn, khoảng 160 kcal/cm 2 /năm. Tổng lượng nhiệt bình quân năm khoảng 9.500 – 10.000 0 C II.Tài nguyên thiên nhiên 1.Tài nguyên đất Tài nguyên đất của Ninh Thuận không nhiều. Đất đai phần lớn là đồi núi, độ dốc cao, tầng đất mỏng, đá lẫn và lộ đầu ít đến nhiều. Tổng diện tích đất có khả năng nông nghiệp toàn tỉnh khoảng 101,8 nghìn ha đất canh tác, hiện đã sử dụng 60,4 nghìn ha. Diện tích đất nông nghiệp có khả năng mở rộng thêm khoảng 46 nghìn ha. Tổng quỹ đất lâm nghiệp có khoảng 200 nghìn ha, đến năm 2000 đã sử dụng 157,3 nghìn ha. Diện tích đất lâm nghiệp có khả năng mở rộng thêm khoảng 50 nghìn ha.Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá không rừng cây có 104,1 nghìn ha, trong đó có trên 19.200 ha đất bằng, có thể khai thác 17.000 ha để trồng cây lương thực và cây hàng năm; trên 72.500 ha đất đồi núi chưa sử dụng có thể khai thác khoảng 60.000 ha để trồng rừng, cây lâu năm. Diện tích mặt nước chưa sử dụng có khoảng 800 ha, có thể khai thác khoảng trên 700 ha để nuôi trồng thuỷ sản. 2.Tài nguyên biển 7 Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km với vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km 2 , có 3 cửa khẩu ra biển là Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải. Vùng biển Ninh Thuận là một trong bốn ngư trường lớn nhất và giàu nguồn lợi nhất về các loài hải sản của cả nước, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và phát triển công nghiệp khai thác thuỷ sản và khoáng sản biển.Vùng biển Ninh Thuận có trên 500 loài cá, tôm, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như cá mú, hồng, thu, ngừ, tôm hùm, mực ống, mực nang…Tổng trữ lượng cá, tôm khoảng 120 nghìn tấn, trong đó cá đáy có 70 – 80 nghìn tấn, cá nổi 30 – 40 nghìn tấn, khả năng khai thác hàng năm 50 – 60 nghìn tấn. Nằm trong vùng có nhiệt độ cao, cường độ bức xạ lớn, Ninh Thuận có điều kiện lý tưởng để sản xuất muối công nghiệp. Khả năng diện tích làm muối có thể tới 3.000 – 4.000 ha, tập trung ở khu vực Đầm Vua, Cà Ná, Quán Thẻ và vùng ven biển thị trấn Khánh Hoà, sản lượng thu hoạch hàng năm có thể đạt 400 – 500 nghìn tấn.Bờ biển Ninh Thuận có các bãi tắm nổi tiếng như Ninh Chữ, Cà Ná. 3.Tài nguyên rừng Rừng của Ninh Thuận có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển các ngành kinh tế - xã hội và cải tạo môi trường sinh thái, là một thế mạnh cần khai thác trong thời kỳ tới. Đất lâm nghiệp của tỉnh Ninh Thuận có 157,3 nghìn ha, bao gồm rừng tự nhiên là 152,3 nghìn ha, rừng trồng có 5 nghìn ha, tỷ lệ che phủ rừng là 46,8% diện tích rừng. Trữ lượng gỗ của tỉnh gần 11 triệu m 3 và có 2,5 triệu cây tre nứa. Rừng sản xuất có 58,5 nghìn ha, trữ lượng 4,5 triệu m 3 gỗ, rừng phòng hộ đầu nguồn có 98,9 nghìn ha, trữ lượng gỗ khoảng 5,5 triệu m 3 . 4.Tài nguyên khoáng sản Khoáng sản ở Ninh Thuận tương đối phong phú về chủng loại: nhóm khoáng sản kim loại có wolfram ở Krông Pha, núi Đất; molipđen ở Krông Pha, núi Đất (4.000 tấn); thiếc gốc ở núi Đất (24.000); nhóm khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể ở núi Chà Bang, Mộ Tháp I, Mộ Tháp II; cát thuỷ tinh ở Thành Tín, sét gốm ở Vĩnh Thạnh…; muối khoáng thạch anh ở Cà Ná, Đầm Vua, sô đa ở Đèo Cậu…; nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có cát kết vôi ở Sơn Hải, Cà Ná, Mỹ Tường, Thái An, Cà Ná - trữ lượng 2,5 triệu tấn CaO; sét phụ gia, đá xây dựng… Hiện nay chủ yếu mới khai thác đá, đất sét, cát làm vật liệu xây dựng; khai thác muối khoáng để sản xuất muối công nghiệp, khai thác nước khoáng ở Tân Mỹ. Các khoáng sản làm nguyên liệu cho vật liệu xây dựng còn tiềm năng, có thể khai thác để sản xuất xi măng, làm gạch ngói, đá xây dựng. III.Tiềm năng du lịch Ninh Thuận có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Bờ biển Ninh Thuận có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng, tắm được quanh năm như Bình Tiên, Ninh Chữ, Cà Ná và nhiều sông suối phục vụ du lịch như suối Vàng, thác Tiên, nhiều tháp Chàm như Pôklong Grai (Tháp Chàm), tháp Pôrômê (Ninh Phước) Nơi đây còn lưu giữ bảo tồn nhiều công trình văn hoá kiến trúc cổ Chămpa gắn với các lễ hội văn hoá dân tộc Chăm. Sự đa dạng về địa hình tạo ra nhiều vùng sinh thái có những thắng cảnh độc đáo như đèo Ngoạn Mục, vịnh Vĩnh Hy, suối nước nóng, thác Tiên…thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch văn hoá kết hợp với sinh thái nghỉ dưỡng. Khaùi quaùt tænh Khaùnh Hoøa I.Điều kiện tự nhiên 1.Vị trí địa lý Khánh Hoà là tỉnh ven biển, cực đông của Việt Nam, với 200 km bờ biển ở phía Đông, liền kề với Tây Nguyên ở phía Tây, phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận. Phần lãnh hải có hệ thống đảo, đặc biệt là 8 huyện đảo Trường Sa, có vị trí rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng của cả nước. Khánh Hoà nằm giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, là các trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước, trung tâm tỉnh lỵ Nha Trang cách thành phố Hồ Chí Minh 400 km. Với vị trí địa lý như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Khánh Hoà phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế. 2.Đặc điểm địa hình Địa hình của tỉnh Khánh Hoà tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với những dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven biển và biển khơi. Phần phía Tây là sườn đông dãy Trường Sơn, chủ yếu là núi thấp và đồi, độ dốc lớn và địa hình bị chia cắt mạnh. Tiếp đến là dạng địa hình núi thấp, đồi thấp xen kẽ bình nguyên và thung lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy ra sát biển chia cắt dải đồng bằng ven biển thành những vùng đồng bằng nhỏ hẹp, với chiều dài 200 km bờ biển khúc khuỷu có điều kiện thuận lợi để hình thành các cảng nước sâu, nhiều vùng đất rộng thuận lợi để lập khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung. Có 8 cửa lạch, 10 đầm, vịnh, 2 bán đảo và trên 200 hòn đảo lớn, nhỏ với nhiều hình thù khác nhau. Đặc điểm địa hình Khánh Hoà đã tạo ra những cảnh quan phong phú và đa dạng vừa mang tính đặc thù của mỗi tiểu vùng, vừa mang tình đan xen và hoà nhập. Việc khai thác tài nguyên phải phù hợp với các dạng hình cảnh quan nhằm bảo đảm tính bền vững và có hiệu quả. 3. Khí hậu Khí hậu Khánh Hoà vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm 26 0 C . Do có những vùng núi cao trên 1.000 m nên có các đặc trưng của khí hậu nhiệt đới vùng núi cao, ôn hoà và mát mẻ quanh năm, không có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như gió nóng, sương muối… Ở những tiểu vùng khí hậu này, sương mù thường xuất hiện vào lúc sáng sớm và chiều tối cuối tháng 7 và 8 tăng thêm vẻ huyền ảo của tự nhiên, thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch núi và trồng các loại cây có nguồn gốc ôn đới. Lượng mưa trung bình trên dưới 2.000 mm/năm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm. Riêng khu vực Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài trong 2 tháng, còn lại nắng ấm, rất thuận lợi cho mùa du lịch kéo dài. Gió với tần suất khác nhau xuất hiện theo mọi hướng, gió tây khô nóng và gió tu bông thường xảy ra bất lợi cho cây trồng. Những đặc điểm khí hậu, thời tiết của Khánh Hoà rất thuận lợi cho tham quan du lịch biển, nhất là từ tháng 1 đến tháng 8. Ánh sáng nhiều là điều kiện tốt cho sinh trưởng cây cối nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Song cũng cần chú ý đến các hiện tượng bất lợi như lũ lụt về mùa mưa, khô hạn về mùa khô, gió tây nóng và gió tu bông ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, đặc biệt vào mùa trổ bông, ra hoa của cây trồng. 4.Tài nguyên đất Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 5.197,45 km 2 , gồm các nhóm chính: đất cát và cồn cát chiếm 2%, chủ yếu sử dụng cho khu dân cư, trồng cây ăn quả và đồng bằng ven biển; đất phù sa chiếm 7,5%, giàu dinh dưỡng; đất mặn và phèn mặn chiếm 1,5%, thích hợp cho trồng muối, nuôi trồng thuỷ sản; đất xám bạc màu chiến 4,6%; đất đỏ vàng và các loại đất khác chiếm 84,4%, hiện đang được sử dụng để trồng màu và cây công nghiệp, có khả năng khai hoang mở rộng diện tích nông - lâm nghiệp. Đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp của Khánh Hoà rất hạn chế, chỉ có 74,9% nghìn ha, chiếm 14,2% diện tích đất tự nhiên, trong đó đã khai thác và đưa vào sử dụng 67,7 nghìn ha, còn lại 7,2 nghìn ha có khả năng khai hoang để đưa vào sử dụng. Các vùng đất cao chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, lại thiếu nước tưới, rất khó khăn cho việc mở rộng diện tích phát triển nông nghiệp. Đất nông nghiệp bình quân đầu người 670m 2 /người. Đất thích hợp cho phát triển lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của tỉnh với 322,4 nghìn ha, chiếm 61,3%. Song hiện nay, diện tích có rừng chỉ có 155,8 nghìn ha, còn lại 166,6 nghìn ha, chiếm 31,7% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, đang còn là vùng đất trống, đồi núi trọc. Đây là một tiềm năng lớn, song muốn khai thác và sử dụng được phải đầu tư lớn. 9 5.Tài nguyên rừng Diện tích có rừng hiện có 155,8 nghìn ha, trữ lượng gỗ 18,5 triệu m 3 , trong đó có 64,8% là rừng sản xuất, 34% là rừng phòng hộ và 1,2% là rừng đặc dụng. Rừng sản xuất chiếm nhiều song chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo. Rừng phòng hộ chiếm 34%, hầu hết là rừng giàu ở khu vực núi cao, đầu nguồn các huyện Khánh Vĩnh, Vĩnh Sơn và Ninh Hoà. Tuy rừng là một thế mạnh của Khánh Hoà song việc khai thác bữa bãi những năm qua đã làm tài nguyên rừng ngày một cạn kiệt. 6.Tài nguyên khoáng sản Có nhiều loại khoáng sản như than bùn, môlíp đen, cao lanh, vàng sa khoáng, nước khoáng, sét chịu lửa, cát, đá vôi, san hô, đá granít… Tuy nhiên, các loại khoáng sản này chưa được đưa vào khai thác và chế biến theo quy mô công nghiệp, mà còn ở dạng khai thác thủ công quy mô nhỏ, hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp. Trong các loại khoáng sản đó, đáng chú ý nhất là cát thuỷ tinh Cam Ranh, trữ lượng 34,3 triệu tấn, cát bán đảo Hòn Gốm (Vạn Ninh) trữ lượng khoảng 1 tỷ tấn, inmenhit trữ lượng 26 vạn tấn, đá granít trữ lượng 2 tỷ tấn (chưa tính đảo), nước khoáng được phân bố rải đều trên địa bàn. Cát thuỷ tinh Cam Ranh là cát có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sản xuất thuỷ tinh quang học, pha lê và thuỷ tinh kỹ thuật cao cấp. 7.Tài nguyên biển Tổng trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Khánh Hoà khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%), cho phép khai thác hàng năm khoảng 70 nghìn tấn. Nguồn lợi biển phân bố không đều, tập trung phần lớn ở ngư trường ngoài khơi và ngư trường ngoài tỉnh từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến vịnh Thái Lan. Mặt khác, khai thác ngư trường quanh quẩn đảo Trường Sa vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an ninh - quốc phòng. Nước biển có nồng độ muối tương đối cao, thuận lợi cho việc sản xuất muối tập trung và các sản phẩm sau muối, nhất là muối công nghiệp. Biển Khánh Hoà còn là nơi cư trú của loài chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2.000 kg yến sào. Đây là một đặc sản quý hiếm ít tỉnh trong cả nước có, không chỉ đóng góp trực tiếp cho xuất khẩu, mà còn là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến dược liệu bổ dưỡng cao cấp. Dọc bờ biển Khánh Hoà có rất nhiều bãi tắm đẹp như bãi biển Nha Trang nằm ngay trung tâm thành phố, có chiều dài 5 km; bãi Tiên nằm về phía Bắc thành phố; Dốc Lết thuộc huyện Ninh Hoà có chiều dài 4 km; Đại Lãnh (Vạn Ninh) có chiều dài 2 km. Ngoài ra, dọc bờ biển còn tập trung nhiều đảo lớn, nhỏ có khả năng tổ chức du lịch, săn bắn dưới nước, vui chơi giải trí trên các đảo. Đặc biệt, đảo Hòn Tre là đảo lớn, quanh đảo có nhiều bãi tắm san hô rất đẹp như bãi Trũ, bãi Tre, Bích Đầm… Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu lý tưởng cho mùa du lịch kéo dài gắn với nhiều di tích lịch sử và công trình văn hoá như Tháp Bà, thành Diên Khánh, biệt thự Bảo Đại, chùa Long Sơn, mộ Yersin… Khánh Hoà đã trở thành một trong mười trung tâm du lịch lớn của cả nước, rất hấp dẫn lôi cuốn khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là với hình thức du lịch biển. II.Tiềm năng du lịch Khánh Hoà nổi tiếng về cảnh đẹp thiên nhiên, năm 2003, Nha Trang được thế giới công nhận một trong 29 vịnh gia nhập câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó, Khánh Hoà là tỉnh nằm ở một trong các cửa ngõ ra biển của duyên hải nam Trung Bộ, Tây Nguyên và lục địa châu Á, lại không xa thành phố Hồ Chí Minh nên có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch. Bờ biển Nha Trang có nhiều bãi tắm đẹp, từ đầm Nha Phu đến Lương Sơn, bãi Tiên, cầu Đá, sông Lô và hàng loạt bãi tắm tạo nên các cụm công trình, các loại hình dịch vụ du lịch vui chơi, tắm biển được trang bị tiện nghi cao cấp. Trục du lịch Trần Phú - cầu Đá - bãi Tiên là trung tâm du lịch của vùng này. Nơi đây sẽ xây dựng con đường du lịch song hành và các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 3 đến 5 sao. Cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, di tích lịch sử, văn hoá phong phú, đặc biệt là vịnh Vân Phong được xem là một trong những điểm du lịch đẹp nhất Việt Nam và có tầm cỡ thế giới, có điều kiện đầu tư để phát triển kinh tế đa ngành, trở thành khu du lịch sinh thái tầm cỡ. Với diện tích 200 ha, tại vùng bán đảo Hòn Gốm sẽ xây dựng làng 10 . BÀI THUYẾT MINH XUYÊN VIỆT Hành trình Xuyên Việt 20 ngày bắt đầu từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh mà điểm xuất phát là tại trường Du lịch Sài. là cầu dài nhất miền Trung Việt Nam. Thành phố Tuy Hòa Thành phố Tuy Hòalà một thành phố biển tỉnh lị của tỉnh Phú n nằm ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam.Thành phố Tuy Hòa có diện tích 212,62. đất có nền văn minh cổ xưa với nhiều di tích văn hoá, lịch sử giá trị. Nhiều tuyến điểm du lịch đã và đang được hình thành như tuyến du lịch sông Đồng Nai - cù lao Phố - Bửu Long, tuyến du lịch

Ngày đăng: 06/05/2014, 21:50

Mục lục

    Khaùi quaùt tænh Ngheä An

    I. Điều kiện tự nhiên

    1. Vị trí địa lý

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan