thực trạng và giải pháp thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại chính quyền xã tân hưng - vĩnh bảo - hải phòng

40 5.1K 53
thực trạng và giải pháp thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại chính quyền xã tân hưng - vĩnh bảo - hải phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 1 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Thuật ngữ Chữ viết tắt Hội đồng nhân dân HĐND Uỷ ban nhân dân UBND Mặt trận Tổ Quốc MTTQ Cán bộ, công chức CBCC Cơ quan, đơn vị CQĐV Quyền sử dụng đất QSDĐ 2 MỤC LỤC 3 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Công tác văn thư, lưu trữ là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức nhằm đảm bảo thông tin bằng văn bản phục vụ kịp thời cho việc lãnh đạo quản lý, điều hành công việc, cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ ảnh hưởng trực tiếp tới việc giải quyết công việc hằng ngày, tới chất lượng hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức. Trong những năm gần đây với yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đặc biệt là hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước.Công tác văn thư ,lưu trữ đã góp phần quan trọng đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý; cung cấp những tài liệu, tư liệu, số liệu đáng tin cậy phục vụ các mục đích chính trị, kinh tế, văn hoá, hội. Đồng thời cung cấp những thông tin quá khứ, những căn cứ, những bằng chứng phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ quan. Giúp cho CBCC cơ quan nâng cao hiệu suất công việc giải quyết xử lý nhanh chóng đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Hồ sơ tài liệu trở thành phương tiện theo dõi, kiểm tra công việc một cách có hệ thống, qua đó CBCC có thể kiểm tra, đúc rút kinh nghiệm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động đáp ứng mục tiêu yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay.Tạo công cụ để kiểm soát việc thực thi quyền lực của các cơ quan,tổ chức, cá nhân. Góp phần giữ gìn những căn cứ, bằng chứng về hoạt động của cơ quan, phục vụ việc kiểm tra, thanh tra giám sát. Góp phần bảo vệ bí mật những thông tin có liên quan đến cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp các bí mật quốc gia. Là học viên của lớp‘‘Tạo nguồn cán bộ các chức danh chủ chốt cấp ủy, chính quyền ,phường, thị trấn khóa 2” được thực tập cuối khóa tại Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân Tân Hưng huyện Vĩnh Bảo nhận thấy việc thực hiện công tác Văn thư - Lưu trữ Tân Hưng trong những năm qua tuy có những tiến bộ đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động của UBND song vẫn gặp không ít những hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu quá trình thực hiện công tác Văn thư - Lưu trữ của chính quyền Tân Hưng, từ đó đưa những giải pháp để đưa công tác này đi vào nề nếp ,khoa học bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của chính quyền tạo điều kiện cho việc tra cứu, nghiên cứu phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, hội địa phương có hiệu quả là vấn đề cấp thiết. Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác Văn thư - Lưu trữ em chọn đề tài “Thực trạng giải pháp thực hiện công 4 tác Văn thư, Lưu trữ tại chính quyền Tân Hưng - Vĩnh Bảo - Hải phòng”làm đề tài tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị - hành chính. 2.Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác văn thư, lưu trữ trong cơ quan quản lý Nhà nước - Khảo sát thực tiễn về công tác văn thư, lưu trữ của chính quyền Tân Hưng; phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại bất cập của công tác này, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn thư, lưu trữ cho chính quyền Tân Hưng 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu - Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của UBND Tân Hưng huyện Vĩnh Bảo - Công tác văn thư lưu trữ của chính quyền Tân Hưng. Nghiên cứu về ưu nhược điểm, nguyên nhân kết quả đạt được nguyên nhân những hạn chế. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả hoạt động công tác văn thư lưu trữ * Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Đảng ủy, UBND Tân Hưng, Vĩnh Bảo - Thời gian nghiên cứu: Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ của chính quyền Tân Hưng,Vĩnh Bảo từ năm 2012 đến năm 2013 4. Nội dung nghiên cứu Tập trung nghiên cứu công tác văn thư, lưu trữ tại chính quyền Tân Hưng về phương diện cơ sở lý luận thực tiễn. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn thư ,lưu trữ cho chính quyền Tân Hưng 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài tốt nghiệp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra khảo sát - Phỏng vấn công chức văn thư, lưu trữ - Phương pháp phân tích tổng kết - Tham khảo ý kiến tư vấn Khóa luận tốt nghiệp ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục danh mục tài liệu tham khảo, bố cục bài khóa luận chia làm 3 phần sau: Phần I: Cơ sở lý luận của công tác văn thư,lưu trữ Phần II:Thực trạng công tác văn thư,lưu trữ tại chính quyền Tân Hưng Phần III: Giải pháp kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác văn thư, lưu trữ cho chính quyền Tân Hưng 5 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC VĂN THƯ,LƯU TRỮ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC VĂN THƯ 1. Khái niệm về công tác văn thư “Công tác văn thư bao gồm các công việc về soạn thảo, ban hành văn bản; tổ chức quản lý giải quyết văn bản; quản lý sử dụng con dấu trong công tác văn thư”(Khoản 1, Điều 1 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 08/4/2004 về công tác văn thư, sau đây gọi tắt là Nghị định số 110) 2. Nội dung yêu cầu của công tác văn thư 2.1) Nội dung công tác văn thư * Soạn thảo ban hành văn bản - Dự thảo văn bản bao gồm việc chuẩn bị tài liệu, tư liệu, số liệu…trong phần này tùy thuộc vào nội dung, tính chất mức độ quan trọng của văn bản để thực hiện. Đối với văn bản quy phạm pháp luật sau khi dự thảo xong sẽ được tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp để đảm bảo tính chính xác, khoa học tính khả thi. - Duyệt bản dự thảo: bản dự thảo sẽ được trình lên người có thẩm quyền để duyệt nội dung thể thức văn bản. - Đánh máy, sao (in) văn bản: Văn bản sẽ được hoàn thiện đúng như bản duyệt. Trong trường hợp có thay đổi phải có ý kiến của người duyệt văn bản. - ban hành văn bản: Văn bản được trình lên người có thẩm quyền ký sau đó đóng dấu phát hành theo đúng số lượng. * Quản lý văn bản tài liệu khác - Quản lý giải quyết văn bản đi - Quản lý giải quyết văn bản đến - Lập hồ sơ công việc giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ * Quản lý sử dụng con dấu trong công tác văn thư - Bảo quản con dấu của cơ quan, tổ chức các loại con dấu khác - Sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức theo đúng quy định Nhà nước 2.2) Yêu cầu công tác văn thư - Nhanh chóng:Nếu triển khai xây dựng, ban hành văn bản nhanh chóng; tổ chức giải quyết kịp thời sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết công việc quản lý, điều hành ở cấp xã. Từ đây, làm tăng thêm giá trị ý nghĩa của hoạt động quản lý, nội dung trong văn bản đều chứa đựng một sự việc cụ thể nhất định nên giải quyết văn bản chậm sẽ ảnh hưởng tới tiến độ giải quyết công việc quản lý 6 chung của UBND đồng thời làm giảm ý nghĩa của sự việc, thông tin nêu ra trong văn bản. - Chính xác: thể hiện ở các khía cạnh về nội dung văn bản, thể thức văn bản các khâu nghiệp vụ trong tổ chức quản lý giải quyết văn bản đi, đến - Bí mật:Trong quá trình làm việc cán bộ làm công tác văn thư phải biết giữ gìn bí mật những thông tin của CQĐV cũng như của cá nhân theo đúng quy định của Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000. Trong một khía cạnh của quản lý phải giữ gìn bí mật cả những nội dung thông tin mới chỉ đang bàn bạc chưa thành quyết định hoặc chưa được ban hành thành văn bản. - Hiện đại: Nội dung công tác văn thư rất phong phú đa dạng, phức tạp, có thao tác được lặp đi, lặp lại nhiều lần theo chu kỳ; có những thao tác cần phải được sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ để thúc đẩy tiến độ giải quyết xử lý kịp thời vì vậy cần phải gắn liền với việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật văn phòng hiện đại Yêu cầu hiện đại trong công tác văn thư đã trở thành một trong những tiền đề đảm bảo cho công tác quản lý Nhà nước nói chung của chính quyền cấp nói riêng có năng suất chất lượng cao.Hiện đại hóa ở đầy được hiểu là việc công tác văn thư được trang bị những phương tiện kỹ thuật hiện đại phù hợp đáp ứng được yêu cầu công việc.Đồng thời là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ công tác văn thư sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị văn phòng hiện đại . Hiện đại hóa công tác văn thư được coi là nhu cầu cấp bách nhưng phải tiến hành từng bước, phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật chung của cả nước. Bên cạnh đó cần tránh tư tưởng bảo thủ, lạc hậu coi thường việc áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, các phát minh sáng chế liên quan đến việc tăng cường hiệu quả công tác văn thư trong cải cách nền hành chính. 3. Vị trí, ý nghĩa của công tác văn thư 3.1) Vị trí Công tác văn thư được xác định là mọi mặt hoạt động của bộ máy quản lý, là nội dung quan trọng trong hoạt động của CQĐV, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý Nhà nước của CQĐV. 3.2) Ý nghĩa - Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của CQĐV 7 - Làm tốt công tác văn thư sẽ góp phần giải quyết công việc của CQĐV được nhanh chóng, chính xác,hiệu quả, đúng chính sách,đúng chế độ góp phần giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước của CQĐV, hạn chế quan liêu giấy tờ, giảm bớt những giấy tờ vô dụng việc lợi dụng sơ hở trong quản lý văn bản để làm trái pháp luật - Thực hiên công tác văn thư nghiêm túc, đúng quy định sẽ giữ lại đầy đủ những chứng cứ về mọi hoạt động của CQĐV. Đây sẽ là bằng chứng pháp lý chứng minh cho hoạt động của CQĐV một cách chân thực - Tổ chức thực hiện công tác văn thư nề nếp sẽ giữ gìn đầy đủ hồ sơ, tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lưu trữ. Vì nguồn bổ sung chủ yếu cho kho lưu trữ của CQĐV là từ văn thư 4. Quản lý văn bản đi 4.1) Khái niệm: Tất cả các loại văn bản, bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính văn bản chuyên ngành (kể cả bản sao văn bản, văn bản lưu chuyển nội bộ văn bản mật) do CQĐV phát hành được gọi chung là văn bản đi. 4.2) Kiểm tra thể thức, hình thức; kỹ thuật trình bày văn bản; ghi số ngày tháng văn bản - Kiểm tra : Đọc ,rà soát kỹ toàn bộ nội dung văn bản, kỹ thuật trình bày, thẩm quyền ban hành sau đó ghi số ngày ,tháng văn bản để quản lý toàn bộ văn bản đi của CQĐV đã ban hành - Ghi số của văn bản :Đối với văn bản hành chính CQĐV: lấy số chung( tổng hợp) dễ theo dõi do số lượng văn bản ban hành không nhiều. - Ký hiệu được sắp xếp: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản- tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản - Vị trí trình bày: ô số 3 theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ - Ghi ngày tháng ,năm ban hành văn bản: dùng chữ số Arập, đối với những số chỉ ngày tháng nhỏ hơn 10 tháng 1,2 phải ghi thêm số 0 ở trước. - Nhân bản đủ, đúng số lượng văn bản cần gửi đi, đúng thời gian quy định 4.3 )Đóng dấu dấu chỉ mức độ mật, khẩn (nếu có) +Dấu cơ quan được đóng vào văn bản do cơ quan ban hành, sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền +Dấu được đóng ngay ngắn, rõ ràng, trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái. 8 4.4 )Đăng ký văn bản đi - Đăng ký văn bản đi bằng sổ - Đăng ký văn bản đi bằng máy vi tính 4.5) Làm thủ tục, chuyển phát theo dõi việc chuyển phát văn bản đi + Làm thủ tục phát hành văn bản đi: xác định nơi cần gửi + Chuyển phát văn bản đi: chuyển giao trực tiếp trong nội bộ CQĐV hay các CQĐV khác. Chuyển phát qua bưu điện hoặc bằng máy Fax, qua mạng + Theo dõi chuyển phát văn bản đi :lập phiếu gửi,thu hồi đúng thời hạn văn bản đi có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”… 5. Quản lý giải quyết văn bản đến 5.1) Khái niệm:Văn bản đến là tất cả các loại văn bản bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản chuyên ngành (kể cả bản Fax, văn bản được chuyển qua mạng văn bản mật, đơn thư gửi đến) 5.2) Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến + Tiếp nhận văn bản đến: kiểm tra, đối chiếu với nơi gửi khi ký nhận + Phân loại sơ bộ, bóc bì văn bản + Đóng dấu đến, ghi số ngày đến + Đăng ký văn bản đến: Lập sổ đăng ký văn bản đến theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nội vụ 5.3)Trình chuyển giao văn bản đến + Trình lên thủ trưởng cơ quan hoặc thủ trưởng đơn vị cho ý kiến phân phối việc giải quyết văn bản + Thực hiện việc chuyển giao văn bản: Nhanh chóng, đúng đối tượng, chặt chẽ + Lập sổ chuyển giao văn bản đến (theo Thông tư số 07/2012/TT-BNV ) 5.4) Giải quyết theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến: Từng bộ phận hoặc công chức chuyên môn có trách nhiệm giải quyết theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến kịp thời theo thời hạn được pháp luật quy định hoặc quy định cụ thể của CQĐV 6. Quản lý sử dụng con dấu 6.1) Khái niệm: Dấu là thành phần biểu hiện tính hợp pháp tính chân thực của văn bản. Dấu thể hiện quyền lực của nhà nước trong văn bản của CQĐV 6.2) Nguyên tắc đóng dấu - Chỉ đóng dấu lên văn bản, giấy tờ khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền - Không đóng dấu khống chỉ (văn bản, giấy tờ chưa hoàn chính về nội dung) - Dấu được đóng ngay ngắn, rõ ràng, trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái 9 - Người giữ dấu là người trực tiếp đóng dấu - Dấu của CQĐV chỉ đóng lên văn bản do CQĐV ban hành - Không đóng dấu ngoài giờ hành chính trừ trường hợp đặc biệt được thủ trưởng CQĐV quyết định cho phép 6.3) Qui định quản lý sử dụng con dấu Mỗi CQĐV các chức danh Nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu.Tùy theo chức năng, nhiệm vụ có thể xin khắc thêm dấu thu nhỏ, phóng to, dấu chìm, dấu nổi. Con dấu làm xong phải được đăng ký mẫu tại cơ quan Công an chỉ được sử dụng sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.Trong trường hợp mất hoặc hỏng dấu làm thủ tục xin khắc lại dấu mới. 7. Lập hồ sơ nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan 7.1) Khái niệm hồ sơ: Hồ sơ là một tập tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Lập hồ sơ: là việc tập hợp sắp xếp, biên mục văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi giải quyết công việc thành một hồ sơ theo những nguyên tắc phương pháp nhất định 7.2) Tác dụng của việc lập hồ sơ - Giúp CBCC nắm chắc thành phần, nội dung khối lượng văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình giải quyết công việc; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu văn bản, làm căn cứ để giải quyết công việc kịp thời, hiệu quả. - Giúp CBCC mới tiếp xúc công việc khi tiến hành thực hiện công việc hiểu được khi xây dựng văn bản, giải quyết văn bản cũng như trình tự giải quyết văn bản một cách nhanh chóng. - Giúp CQĐV quản lý, lưu trữ các văn bản hình thành trong quá trình hoạt động một cách tập trung thống nhất thuận lợi cho việc nghiên cứu, tra tìm - Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giao nộp hồ sơ có giá trị của CQĐV vào lưu trữ theo đúng quy định. 7.3) Yêu cầu của lập hồ sơ - Hồ sơ được lập phải phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của CQĐV - Văn bản, tài liệu được thu thập đưa vào hồ sơ phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau phản ánh đúng trình tự diễn biến của sự việc hay trình tự giải quyết. - Văn bản, tài liệu trong hồ sơ phải có thời hạn bảo quản bằng nhau 7.4) Phương pháp lập danh mục hồ sơ 10 [...]... LƯỢNG CÔNG TÁC VĂN THƯ,LƯU TRỮ CHO CHÍNH QUYỀN TÂN HƯNG 1 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại UBND Tân Hưng - Nhận thức về vị trí, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ trong thời gian gần đây tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng một bộ phận không nhỏ CBCC vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về công tác này, còn tầm thường hóa công tác văn thư, lưu trữ; ... lưu trữ - Do đơn vị có công chức văn phòng làm công tác văn thư, lưu trữ kiêm nhiệm nên UBND chưa thực hiện chế độ phụ cấp đối với người làm công tác lưu trữ, chế độ đãi ngộ thấp nên không phát huy hết khả năng, năng lực, việc chỉ đạo công tác đôi khi còn buông lỏng 32 PHẦN III GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC VĂN THƯ,LƯU TRỮ CHO CHÍNH QUYỀN TÂN HƯNG I GIẢI PHÁP... lưu trữ còn hạn chế - Công tác tiêu hủy hồ sơ, tài liệu hết thời hạn bảo quản lưu trữ đối đơn vị chưa được thực hiện đầy đủ, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo quản phục vụ khai thác hồ sơ, tài liệu - Công tác lưu trữ hiện nay là do công chức văn phòng kiêm nhiệm.Vì vậy công tác lưu trữ còn nhiều hạn chế 4 Nguyên nhân ưu, nhược điểm của công tác văn thư ,lưu trữ 4.1 Nguyên nhân ưu điểm -. .. thức của lãnh đạo cán bộ, công chức UBND Tân Hưng vị trí, tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ đã được nâng lên rõ rệt; sự chỉ đạo trực tiếp của UBND Tân Hưng về công tác quản lý ban hành văn bản, xử lý văn bản ,công tác văn thư lưu trữ nhờ đó mà công tác quản lý văn bản của UBND dần đi vào nề nếp, khắc phục những sai sót - Đội ngũ làm công tác văn phòng có phẩm chất chính trị tốt,... nhân III.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ TẠI CHÍNH QUYỀN TÂN HƯNG 1 Công tác văn thư Thực hiện Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư; Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư,Thông tư 07/2011/TT-BNV, UBND có những quy định... chuyển công tác không nộp vào lưu trữ cơ quan Việc thu thập không được đầy đủ hồ sơ, tài liệu từ các phòng, ban nên việc lựa chọn những hồ sơ, tài liệu được quy định thuộc diện nộp lưu vào lưu trữ cơ quan rất khó khăn 2 Công tác lưu trữ 2.1) Sự chỉ đạo về công tác lưu trữ Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Lưu trữ các văn bản quy phạm pháp luật về văn thư, lưu trữ được lãnh đạo UBND Tân Hưng quan... an, Văn phòng - thống kê, Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng, Văn hóa - hội, Tài chính - Kế toán 2.Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức của UBND Tân Hưng 2.1) Những quy định chung - UBND Tân Hưng là cơ quan tổ chức chỉ đạo việc thi hành hiến pháp, pháp luật, các văn bản của công chức cụm dân cư Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn do pháp luật quy định, UBND Tân Hưng. .. văn phòng nên phần nào làm tốt công tác văn thư ,lưu trữ * Đối với công tác lưu trữ - Việc lập hồ sơ,chỉnh lý hồ sơ đưa vào lưu trữ, việc bảo quản, tiêu hủy tài liệu hết giá trị bước đầu được tiến hành tại các phòng, ban chuyên môn - Cơ sở vật chất đầu tư cho hoạt động công tác văn thư, lưu trữ ở UBND Tân Hưng có nhiều tiến bộ Phòng làm việc của bộ phận văn thư, lưu trữ đã từng bước bố trí các trang... lục Việc quản lý sử dụng con dấu của UBND Tân Hưng được công chức văn phòng bảo quản cận thận, lau chùi sạch sẽ ,quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt, có tủ bảo quản riêng Đảm bảo cho việc con dấu đóng không bị đóng tràn lan, tránh được tình trạng văn bản không đúng thẩm quyền 1.5 Công tác giao nộp tài liệu vào lưu trữ Công tác giao nộp tài liệu vào lưu trữ tại UBND Tân Hưngcông tác mà sau mỗi... coi công tác văn thư, lưu trữ là sự vụ đơn giản ai cũng có thể làm được thậm chí không cần phải được đào tạo Để có nhận thức đúng đắn đầy đủ về vị trí, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ lãnh đạo UBND Tân Hưng cần quan tâm sát sao hơn nữa đến công tác văn thư ,lưu trữ, hướng dẫn về nghiệp vụ công tác này một cách cụ thể, sâu sát hơn ,cần phải tập trung, phổ biến một số văn . Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ của chính quyền xã Tân Hưng, Vĩnh Bảo từ năm 2012 đến năm 2013 4. Nội dung nghiên cứu Tập trung nghiên cứu công tác văn thư, lưu trữ tại chính quyền xã Tân Hưng. chức và cá nhân. III.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ TẠI CHÍNH QUYỀN XÃ TÂN HƯNG 1. Công tác văn thư Thực hiện Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư;. Lưu trữ tại chính quyền xã Tân Hưng - Vĩnh Bảo - Hải phòng làm đề tài tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị - hành chính. 2.Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác văn thư,

Ngày đăng: 06/05/2014, 21:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan