ảnh hưởng của tỷ giá lên lạm phát

10 222 0
ảnh hưởng của tỷ giá lên lạm phát

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ảnh hưởng của tỷ giá lên lạm phát

1 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ ĐẾN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Thái Hưng Học viện Ngân hàng Chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách kinh tế, được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu ổn định giá cả. Để duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết, thì cần phải có một chế độ tỷ giá và hệ thống can thiệp thích hợp… Các kênh tác động của chính sách tỷ giá tới lạm phát Có các kênh tác động của chính sách tỷ giá tới lạm phát như: (1) Cách tiếp cận tiền tệ, nghiên cứu tác động của tỷ giá tới cung cầu tiền tệ, qua đó đánh giá tác động tới lạm phát; (2) cách tiếp cận theo trường phái Keynes nghiên cứu tác động của tỷ giá qua kênh tổng cung- tổng cầu; (3) cách tiếp cận ảnh hưởng của tỷ giá tới lạm phát theo kênh mức giá chung; (4) cách tiếp cận ảnh hưởng của tỷ giá tới lạm phát kỳ vọng. Cơ chế truyền dẫn tác động của chính sách tỷ giá đến lạm phát trong nền kinh tế mở được mô tả qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1. Kênh tác động từ tỷ giá tới lạm phát Qua sơ đồ, tỷ giá tác động gián tiếp đến lạm phát chủ yếu thông qua các con đường như xuất khẩu ròng, cán cân thanh toán, giá hàng hóa nhập khẩu và đây đều là các mối quan hệ đồng biến. Tuy nhiên, việc tác động của tỷ giá đến lạm phát thông qua cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế thì mọi nền kinh tế mở đều tuân theo, nhưng riêng với giá hàng nhập khẩu thì chỉ có những quốc giatỷ trọng nhập khẩu cao so với GDP mới có tác dụng rõ rệt. Kênh thứ nhất: Tác động của tỷ giá tới lạm phát qua xuất nhập khẩu ròng đó là khi đồng nội tệ giảm giá so với đồng tiền nước ngoài, xuất khẩu ròng tăng lên, cán cân thương mại có thể được cải thiện; do xuất khẩu ròng là một thành phần của tổng cầu Xuất nhập khẩu ròng (NX) Cán cân thanh toán Giá hàng nhập khẩu Tỷ giá danh nghĩa Tổng cầu nền kinh tế (AD) Lạm phát Mức cung tiền (M2) 2 AD, nên khi xuất khẩu ròng tăng, đường AD dịch chuyển lên trên (trong mô hình AD- AS), tác động làm lạm phát gia tăng. Kênh thứ hai: Tác động của tỷ giá tới lạm phát qua cán cân thanh toán. Cơ chế truyền dẫn này trải qua hai giai đoạn: - Khi tỷ giá tăng, xuất nhập khẩu ròng sẽ tăng lên, góp phần cải thiện tình trạng cán cân thương mại. Mặt khác khi xuất nhập khẩu ròng tăng, đường IS dịch chuyển sang phải (mô hình IS-LM), lãi suất trong nước tăng lên, trong ngắn hạn luồng vốn đổ vào trong nước tăng (nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp) làm cán cân vốn tăng lên, từ đó cán cân thanh toán tổng thể được cải thiện. - Khi cán cân thanh toán tổng thể thặng dư, tức là luồng vốn nước ngoài đổ vào trong nước tăng lên, lúc này sẽ có hai khả năng xảy ra: (1) NHTW sẽ phải cung ứng thêm tiền để mua ngoại tệ nhằm giữ tỷ giá không bị giảm xuống để khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, mặt khác để tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia. Như vậy, tác động không mong muốn là cung tiền tăng lên, đường LM dịch chuyển sang phải (mô hình IS- LM) làm cân bằng tiền hàng trong nền kinh tế thay đổi 1 , lạm phát sẽ tăng lên; (2) nếu NHTW không vì mục tiêu giữ cho đồng bản tệ được định giá thấp để khuyến khích xuất khẩu và giả định rằng dự trữ ngoại hối đã đủ mức cần thiết và không cần tăng thêm, trong trường hợp cán cân tổng thể thặng dư thì vẫn có một lượng ngoại tệ tăng lên trong nền kinh tế. Với những nước có nền kinh tế bị đôla hóa ở mức độ cao, tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế trong trường hợp này vẫn tăng lên vì nó bao gồm hai phần là: Tổng phương tiện thanh toán bằng nội tệ và tổng phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ. Khi tổng phương tiện thanh toán tăng lại gây sức ép lên giá cả và đẩy lạm phát tăng lên. Kênh thứ ba: Tác động của tỷ giá tới lạm phát qua giá hàng nhập khẩu. Giá hàng nhập khẩu bị tác động bởi hai thành phần là giá nhập khẩu trên thị trường thế giới và tỷ giá danh nghĩa. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng làm giá hàng nhập khẩu tăng và ngược lại 2 . Hàng nhập khẩu có thể là hàng hóa phục vụ cho sản xuất trong nước hoặc phục vụ tiêu dùng. Nếu là hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất, khi tỷ giá tăng dẫn đến chi phí các yếu tố đầu vào tăng, sản phẩm đầu ra cũng phải tăng giá. Nếu là hàng nhập khẩu tiêu dùng, khi tỷ giá tăng dẫn đến giá của hàng hóa tính bằng nội tệ tăng nên cũng là một nguyên nhân gây ra lạm phát. Tuy nhiên, ảnh hưởng của giá hàng nhập khẩu đến lạm phát sẽ biểu hiện rõ hơn khi quốc giatỷ lệ nhập khẩu/GDP lớn, còn với những nước có tỷ lệ 1 Thông qua phương trình trao đổi tiền hàng của Fisher: M.V=P.Y, trong đó: M là mức cung tiền, V là vòng quay tiền tệ, P là mức giá, Y là sản lượng. Khi M tăng, các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho P tăng tức là lạm phát tăng lên 2 ở đây chỉ nghiên cứu tác động của tỷ giá đến lạm phát trong nước, không xem xét tác động của giá hàng hóa thế giới đến lạm phát trong nước 3 này nhỏ, dẫn truyền từ sự thay đổi của tỷ giá qua giá hàng nhập khẩu đến lạm phát là không đáng kể. Ngoài ba kênh dẫn truyền trên còn một nhân tố nữa tác động đến lạm phát kỳ vọng. Lãi suất huy động của đồng nội tệ có thể đại diện cho sự kỳ vọng về lạm phát do cơ sở để xác định lãi suất huy động là kỳ vọng trung bình của nhà đầu tư về lạm phát và lãi suất thực dương. Việc điều chỉnh tỷ giá liên tục của NHTW có thể khiến cho lãi suất huy động đồng nội tệ tăng cao. Điều này sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng và nhà đầu tư khi có sự kỳ vọng về giảm giá đồng nội tệ trong tương lai, gây ra vòng xoáy “lạm phát- tỷ giá”. Các yếu tố ảnh hưởng tới các kênh tác động từ tỷ giá tới lạm phát Thứ nhất, cơ chế điều hành lãi suất: Nếu lãi suất do nhà nước ấn định hoặc chịu sự can thiệp mang tính chất hành chính sẽ không phản ánh đúng bản chất của lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn trên thị trường. Như vậy, xem xét kênh dẫn truyền thứ hai, khi đường IS dịch chuyển làm lãi suất tăng lên trong ngắn hạn, nhưng NHTW lại ấn định lãi suất (không làm thay đổi mức lãi suất trên thị trường) nên không thể thu hút các dòng vốn nước ngoài đổ vào trong nước, như vậy sẽ không cải thiện được cán cân vốn và từ đó, không cải thiện được cán cân tổng thể. Thứ hai, mức độ di chuyển vốn quốc tế thể hiện khả năng thay thế cho nhau giữa tài sản trong nước và tài sản nước ngoài. Mức độ di chuyển vốn hoàn hảo khi tài sản trong nước và tài sản nước ngoài có thể hoàn toàn thay thế cho nhau với chi phí thấp và nhanh chóng. Mức độ di chuyển vốn không hoàn hảo khi có những rào cản về di chuyển vốn như những quy định pháp luật, chi phí di chuyển vốn cao, thời gian thực hiện di chuyển vốn chậm. Thứ ba, mức độ nhạy cảm của xuất nhập khẩu với tỷ giá. Độ nhạy cảm này thể hiện ở hệ số co giãn xuất, nhập khẩu với tỷ giá. Các nhà kinh tế chính trị học nổi tiếng Afred Marshall (1842- 1924) và Abba Lerner (1903- 1982) đã chứng minh rằng, việc giảm giá đồng nội tệ chỉ có tác dụng cải thiện cán cân thương mại của một nước nếu nền kinh tế của nước đó thỏa mãn điều kiện   1 MX  ; trong đó X  là độ co giãn giá của cầu đối với hàng xuất khẩu theo tỷ giá (được tính bằng phần trăm thay đổi của giá trị hàng xuất khẩu chia cho phần trăm thay đổi của mức giá- cũng chính là phần trăm thay đổi của tỷ giá) và M  là độ co giãn giá của cầu hàng nhập khẩu theo tỷ giá (được tính bằng phần trăm thay đổi của giá trị hàng nhập khẩu chia cho phần trăm thay đổi của mức giá- cũng chính là phần trăm thay đổi của tỷ giá). Nếu tổng của hai độ co giãn này nhỏ hơn một thì việc phá giá sẽ làm tổn hại cán cân thương mại. 4 Thứ tư, cơ chế điều hành tỷ giá: Trong cơ chế tỷ giá linh hoạt, mối quan hệ giữa tỷ giá- lãi suất, lãi suất- tỷ giá vận hành khá linh hoạt theo tín hiệu của thị trường. Trong cơ chế tỷ giá cố định, hoặc khi cơ chế điều hành tỷ giá kém linh hoạt, tỷ giá bị ấn định hoặc chậm được điều chỉnh không phản ánh các yếu tố thị trường, tác động của tỷ giá đến xuất khẩu ròng là rất hạn chế. Thứ năm, mức độ đô la hóa của nền kinh tế: Một nền kinh tế có mức độ đô la hóa cao hoặc khả năng thay thế giữa tài sản trong nước và tài sản nước ngoài hoàn hảo thì lãi suất nội tệ sẽ không thể độc lập thay đổi dưới tác động của NHTW mà bị chi phối mạnh bởi lãi suất quốc tế. Nếu đi kèm với cơ chế tỷ giá kém linh hoạt, tác động của tỷ giá đến thu hút dòng vốn từ nước ngoài đổ vào trong nước bị hạn chế. Thực trạng tác động của tỷ giá tới lạm phát ở Việt Nam Nghiên cứu về quá trình cải cách kinh tế của Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua cho thấy, lạm phát luôn là vấn đề đối với nền kinh tế Việt Nam, việc xem xét sự biến động của lạm phát và các nhân tố quyết định lạm phát luôn được các nhà nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước quan tâm. Trên thực tế, lạm phát luôn luôn thường trực và gây ra những tổn hại nhất định đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong giai đoạn từ 1980 đến 1990, khi bắt đầu quá trình cải cách, Việt Nam đã trải qua giai đoạn siêu lạm phát, sau đó chỉ có giai đoạn 1999- 2003 là lạm phát được duy trì ở mức độ thấp < 5% và ổn định. Sau giai đoạn này, lạm phát lại tiếp tục gia tăng và biến động khó lường, mức biến động cũng cao hơn so với các quốc gia trong khu vực. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã ảnh hưởng tới nhiều nước và hệ quả của nó là giá cả thế giới và tổng cầu 3 giảm mạnh. Chính vì vậy, giai đoạn 1999-2003 là một giai đoạn Việt Nam có tỷ lệ lạm phát thấp, và riêng năm 2000 còn rơi vào tình trạng giảm phát nhẹ mặc dù trong suốt giai đoạn này cung tiền và tốc tộ tăng trưởng tín dụng tăng khá cao (khoảng 30-40%/năm) và VND phá giá mạnh (khoảng 36%) trong giai đoạn 1997-2003. Tuy nhiên, để đánh giá tác động của tỷ giá đến diễn biến lạm phát Việt Nam giai đoạn 1997- 2011 là một vấn đề rất khó khăn. Đồ thị 1 cho thấy, từ năm 1997 đến 1999, lạm phát có xu hướng giảm, tuy nhiên, từ đầu năm 1998 đến 1999, tỷ giá tăng mạnh do đồng VND bị giảm giá mạnh. Nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng, sự ổn định tỷ giá đóng vai trò quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, đối với Việt Nam trong giai đoạn 1997-1999, lạm phát được kiềm chế do tác động của ổn định tỷ giá không nhiều mà chủ yếu là do kết quả của nhiều giải pháp chính sách khác, đó là: (1) Không phát hành tiền cho bội chi ngân sách và không cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế chủ yếu bằng tiền của NHTW kể từ 3 Tổng cầu ở đây bao gồm cầu về hàng hóa trong nước và cầu hàng Việt Nam từ thế giới 5 năm 1992- đây là giải pháp có tác động mạnh nhất đến kiềm chế lạm phát; (2) NHNN thực hiện chính sách lãi suất thực dương, việc áp dụng chính sách này đã tạo lòng tin cho dân chúng vào VND và khuyến khích tiết kiệm bằng VND tăng nhanh; (3) có sự cải cách mạnh mẽ của các doanh nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Đồ thị 1. Sự biến động tỷ giá và tốc độ tăng CPI (1997-2011) Nguồn: Tác giả tổng hợp từ IMF Country Report No 02/5; 03/382; 07/386; 10/281 và Ngân hàng Nhà nước. Trong hai năm 1998 và 1999, tỷ giá tăng mạnh, nhưng lạm phát trong hai năm này ở mức thấp và tiếp tục giảm đến mức năm 2000 rơi vào tình trạng thiểu phát. Điều này cho thấy, ảnh hưởng của tỷ giá đến lạm phát trong giai đoạn này rất hạn chế. Trong giai đoạn từ 2000-2003, tỷ giálạm phát được duy trì tương đối ổn định, điều này đã góp phần không nhỏ đến ổn định kinh tế và tăng trưởng kinh tế. Sau một giai đoạn ổn định ở mức thấp, lạm phát tăng lên 9,5% vào năm 2004, nguyên nhân của đợt lạm phát này do: (1) Tác động của việc tăng cung ứng tiền và tốc độ tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế khá cao diễn ra trong giai đoạn trước đó; (2) các tác động tiêu cực đối với tăng trưởng của cuộc khủng hoảng giảm, tổng cầu tăng lên sau giai đoạn khủng hoảng cùng với sự tăng lên của tiền lương danh nghĩa ở các khu vực kinh tế trong năm 2003 khiến cho giá cả tăng lên; (3) do những biến động của thế giới tác động làm cho giá cả một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh như giá xăng dầu, sắt thép… kết hợp với thiên tai dịch bệnh của năm 2003 đã tạo nên các cú sốc cung là những nguyên nhân gây ra lạm phát quay trở lại vào giai đoạn này. Đồ thị 2. Mức tăng lạm phát, tổng phương tiện thanh toán, tín dụng của Việt Nam (1997-2011) -5,00 0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 199719981999200020012002200320042005200620072008200920102011 % Tỷ lệ biến động tỷ giá Tốc độ tăng CPI 6 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ IMF Country Report No 02/5; 03/382; 07/386; 10/281 và Ngân hàng Nhà nước. Trước diễn biến lạm phát tăng cao năm 2004, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt khiến cho lãi suất tăng lên, đồng thời duy trì sự ổn định của tỷ giá nhằm kiềm chế lạm phát từ năm 2004. Rất nhiều biện pháp đã được Chính phủ và NHNN kết hợp sử dụng, nhưng lạm phát vẫn ở mức cao kể từ 2005 cho đến năm 2011. Có nhiều lý do để giải thích sự gia tăng lạm phát của giai đoạn này. Các lý do chủ yếu nhất là trong giai đoạn này có sự gia tăng mạnh của tiền lương tối thiểu, sự gia tăng của giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới, chính sách tiền tệ nới lỏng, chính sách quản lý tỷ giá thiếu linh hoạt, Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào cuối năm 2006 khiến cho luồng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh, nợ nước ngoài tăng… Để giữ ổn định tỷ giá, NHNN phải can thiệp nhiều lần trên thị trường ngoại hối (tăng cung tiền) đã góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng lạm phát của giai đoạn này. Năm 2006 lạm phát có giảm nhẹ so với hai năm trước đó, tuy nhiên khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng cùng với kỳ vọng lạm phát đã dẫn đến lạm phát thực tế tăng lên ở giai đoạn tiếp theo của chu kỳ kinh tế. Chính sách tỷ giá chỉ có tác động cộng hưởng do tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế chứ không có tác động trực tiếp đến lạm phát. Đồ thị 2 cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của cung tiền và tăng trưởng tín dụng vào năm 2007 đã khiến cho tỷ lệ lạm phát năm 2008 bị đẩy lên cao ở mức gần 24%. Kể từ khi gia nhập WTO (11/2006), luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam rất lớn (vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp, thu từ dịch vụ qua biên giới, kiều hối…). Để ổn định tỷ giá hối đoái có lợi cho xuất khẩu và đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa trong nước, NHNN đã phải tăng cung tiền để hút ngoại tệ vào, làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong lưu thông, gây áp lực lên lạm phát. -10 0 10 20 30 40 50 60 199719981999200020012002200320042005200620072008200920102011 Lạm phát , tốc độ tăng cung tiền và tín dụng của Việt Nam % tăng M2 % CPI % tín dụng 7 Ngoài các nguyên nhân gây nên lạm phát cao trong các năm 2007 và 2008 thuộc về vấn đề tiền tệ, còn phải kể đến nguyên nhân thuộc về điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn này. Trong suốt một thời gian dài, NHNN để VND “neo” quá lâu vào đồng USD, thậm chí còn cam kết về tỷ lệ mất giá cụ thể khá thấp của VND so với USD, trong khi kể từ 2006 đến nay, đồng USD mất giá mạnh (khoảng 15%) so với các đồng tiền mạnh khác, trong khi đó đồng VND lại mất giá so với USD, điều này làm cho mức độ mất giá của đồng VND so với các đồng tiền mạnh khác càng trở nên trầm trọng hơn. Chính sự mất giá của VND so với USD đã làm cho hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, trong khi tính từ năm 2000 đến nay, nhập khẩu của Việt Nam liên tục tăng. Điều này khiến cho chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng, kéo theo giá thành sản phẩm tăng. Theo các cơ quan kiểm toán cho biết, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thể hiện khoản mục chi phí do tăng tỷ giá tăng đột biến vào năm 2008. Vậy tại sao giai đoạn 2006 đến 2010 việc điều hành tỷ giá của NHNN lại góp phần làm gia tăng lạm phát ở Việt Nam? Điều này có thể được lý giải như sau: Sức mua của VND năm 2009 giảm 53,2% so với năm 2005 (chỉ số CPI năm 2005 là 100 thì năm 2009 là 153,2%). Trong cùng khoảng thời gian này, đồng USD giảm giá 13%, đồng CNY giảm 11,4% (tương ứng năm CPI năm 2005 là 100 thì năm 2009 CPI của Mỹ là 113, của Trung Quốc là 111,4). Theo nguyên lý cân bằng sức mua (E = P1/P2), tỷ giá thực của VND giảm tương ứng 35,5% so với USD và 37,5% so với CNY. Tuy nhiên, cho đến cuối năm 2009 tỷ giá danh nghĩa của VND (tỷ giá liên ngân hàng do NHNN công bố) so với USD chỉ tăng 8% (từ mức USD/VND là 15.819 lên 17.069). Như vậy, còn một khoảng cách khá lớn giữa diễn biến tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực của VND, dẫn đến đồng VND bị định giá cao đã gây bất lợi cho xuất khẩu, tăng nhập khẩu, cán cân thương mại thâm hụt là yếu tố tạo ra sự mất ổn định về kinh tế vĩ mô. So sánh với một số quốc gia khác cho thấy, trong khi một số nước như Trung Quốc, Thái Lan đã chấp nhận “đánh đổi” mục tiêu tỷ giá, để cho đồng tiền của họ lên giá so với USD nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, do đó duy trì được tỷ lệ lạm phát thấp ở mức 1 con số (Bảng 1) Bảng 1. Biến động tỷ giálạm phát của một số quốc gia (2000- 2011) Năm Trung Quốc Hàn Quốc Thái Lan Biến động TG (%) CPI (%) Biến động TG (%) CPI (%) Biến động TG (%) CPI (%) 2000 0.00 0.4 -4.86 2.3 6.08 1.7 2001 -0.02 0.7 14.15 4.1 10.77 1.6 8 2002 0.00 -0.8 -3.1 2.8 -3.31 0.6 2003 0.00 1.2 -4.75 3.5 -3.45 1.8 2004 -0.01 3.9 -3.89 3.6 -3.04 2.8 2005 -0.99 1.8 -10.6 2.8 0.0 4.5 2006 -2.70 1.5 -6.77 2.2 -5.82 4.7 2007 -4,59 4.8 -2.67 2.5 -8.87 2.3 2008 -8.66 5.9 18.59 4.7 -3.51 5.4 2009 -1.77 -0.7 15.91 2.8 3.03 -0.9 2010 -0.66 4 -9.48 3 -7.2 2 2011 -4.7 4 0.6 3.89 -3.5 3.9 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ IMF Country Report No 02/5; 03/382; 07/386; 10/281 và Ngân hàng Nhà nước. Trong khi tại Việt Nam, để thực hiện chế độ “neo” tỷ giá theo USD, NHNN cam kết một tỷ lệ biến động tỷ giá danh nghĩa (có thời kỳ cam kết là 1%) và phải chấp nhận mức lạm phát cao hơn, khi lạm phát tăng, NHNN lại thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt làm tăng lãi suất VND (lãi suất tăng cao vào các thời điểm năm 2008 và cuối năm 2010), điều này nếu không được thực hiện một cách chặt chẽ có tính toán thì Việt Nam lại rơi vào vòng xoáy đó là “tỷ giá-lạm phát-lãi suất- tỷ giá” Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào hai năm 2008 và 2009 đã góp phần làm giảm lạm phát vào năm 2009 và 2010 do giá cả hàng hóa quốc tế giảm cùng với tổng cầu giảm, đã giúp Việt Nam giảm được lạm phát. Tuy nhiên, khi Chính phủ thực hiện các gói kích cầu từ giữa năm 2009 cùng với việc mở rộng cung tiền và tín dụng khiến cho lạm phát gia tăng trở lại vào năm 2010 và 2011. Trong năm 2011, ngay từ đầu năm Chính phủ đưa ra Nghị quyết 11 với trọng tâm ưu tiên là ổn định kinh tế vĩ mô, giảm thâm hụt thương mại và kiểm soát lạm phát, thông qua phối hợp đồng bộ các chính sách vĩ mô như thắt chặt tài khóa và tiền tệ, ưu tiên vốn cho lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu… Diễn biến thực tế cho thấy kết quả vẫn chưa được như mong muốn, lạm phát năm 2011 đã lên tới 18,6%. Để thực hiện tốt nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho là “ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát”, trong thời gian tới, NHNN sẽ có những thay đổi trong điều hành chính sách tỷ giá theo hướng tỷ giá cần phải thực sự linh hoạt, công bố tỷ giá liên ngân hàng phải sát đúng với tỷ giá giao dịch trên thị trường. Để nghiên cứu về kênh dẫn truyền từ tỷ giá đến lạm phát, chúng ta có thể xem xét mối quan hệ giữa tăng tỷ giá và sự biến động của cán cân thanh toán tổng thể tại Việt Nam. Bảng 2. Tỷ giá danh nghĩa và cán cân thanh toán của Việt Nam (1998-2011) 9 Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tỷ giá danh nghĩa(đồng) 13301 13944 14170 14786 15244 15479 15705 Cán cân tổng thể (triệu $) -524 768 115 194 395 2151 883 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tỷ giá danh nghĩa(đồng) 15819 15965 16227 16600 17450 19500 21000 Cán cân tổng thể (triệu $) 2131 4322 10199 473 -8166 1208 3842 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ IMF Country Report No 02/5; 03/382; 07/386; 10/281 và Ngân hàng Nhà nước. Bảng 2 cho thấy, tỷ giá danh nghĩa tăng qua các năm nhưng không cùng chiều với sự biến động của cán cân thanh toán tổng thể. Tuy nhiên, với giai đoạn 2004-2007 có thể thấy rằng, chính sách duy trì tỷ giá ổn định (NHNN cam kết tỷ giá biến động không quá 1%) cùng với việc hội nhập đã dẫn đến cán cân tổng thể thặng dư ngày càng tăng. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năm 2008 nên xảy ra hiện tượng các dòng vốn đảo chiều vào 2009. Đồ thị 3. Cán cân thanh toán và lạm phát của Việt Nam (1997-2011) Nguồn: Tác giả tổng hợp từ IMF Country Report No 02/5; 03/382; 07/386; 10/281 và Ngân hàng Nhà nước. Qua Biểu đồ 3 cho thấy, diễn biến của lạm phát cùng xu hướng với diễn biến của cán cân tổng thể, đặc biệt là giai đoạn từ 2003 đến 2011. Do Việt Nam là một quốc giatỷ trọng nhập khẩu cao, đặc biệt là trong những năm gần đây, tỷ trọng nhập khẩu/GDP trung bình của giai đoạn 2000-2010 là 75,98% GDP 4 . Khi nghiên cứu chỉ số giá nhập khẩu chung thì có thể xem xét sự biến động của chỉ số giá hàng tiêu dùng nhập khẩu và chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất nhập khẩu. Chỉ số giá hàng tiêu dùng nhập khẩu có ảnh hưởng tới CPI của Việt Nam nhiều hơn. Điều này do hàng tiêu dùng nhập khẩu là 4 Tác giả tính toán dựa vào Niên giám thống kê 2006 tr67, Niên giám thống kê 2010 tr129 -10000 -5000 0 5000 10000 15000 -5 0 5 10 15 20 25 30 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Mối quan hệ giữa cán cân thanh toán và lạm phát %CPI Cán cân tổng thể (triệu USD) 10 những hàng hóa nằm trực tiếp trong thành phần của rổ hàng hóa tiêu dùng, mà hàng hóa tiêu dùng lại chiếm tỷ trọng lớn trong các rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam. Đồ thị 4. Tác động của chỉ số giá hàng nhập khẩu tới lạm phát (1997-2011) Nguồn: Tác giả tổng hợp từ IMF Country Report No 02/5; 03/382; 07/386; 10/281; Tổng cục Thống kê. Đồ thị 4 cho thấy tác động của chỉ số giá hàng nhập khẩu đến CPI là rất rõ ràng, cùng chiều và nhanh chóng. Vì vậy trong trường hợp tỷ giá tăng liên tục sẽ dẫn đến chỉ số giá hàng nhập khẩu tăng và tác động làm tăng lạm phát. Tóm lại, tỷ giá có tác động nhất định tới lạm phát ở Việt Nam, tùy thuộc vào từng thời kỳ cho thấy sự tác động này có thể nhiều hay ít. Việc duy trì tỷ giá danh nghĩa ổn định, ít biến động là một nỗ lực rất lớn của NHNN trong việc ổn định thị trường tiền tệ và giá trị đồng VND, nhưng kết quả là lạm phát ở Việt Nam vẫn ở mức cao và không ổn định. Vì vậy, trong thời gian tới việc điều hành chính sách tỷ giá phải được NHNN tính toán kỹ các tác động giữa tỷ giálạm phát để góp phần kiềm chế lạm phát nhằm đạt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ đã đề ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO - PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2011, Giáo trình Tài chính quốc tế, NXB Thống kê. - ThS Phạm Thị Hoàng Anh (2011), Nhận định về điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong năm 2010, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 104+105, tháng 1+2 năm 2011. - Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê năm 2005, năm 2009, 2010. - IMF Country Report. -40 -20 0 20 40 60 80 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tác động của chỉ số giá hàng nhập khẩu tới lạm phát %CPI %giá hàng NK chung % giá hàng tiêu dùng NK % giá hàng TLSX NK . 2005 (chỉ số CPI năm 2005 là 100 thì năm 2009 là 153,2%). Trong cùng khoảng thời gian này, đồng USD giảm giá 13%, đồng CNY giảm 11,4% (tương ứng năm CPI năm 2005 là 100 thì năm 2009 CPI của Mỹ. (2000- 2011) Năm Trung Quốc Hàn Quốc Thái Lan Biến động TG (%) CPI (%) Biến động TG (%) CPI (%) Biến động TG (%) CPI (%) 2000 0.00 0.4 -4.86 2.3 6.08 1.7 2001 -0.02 0.7 14.15. lạm phát; (2) cách tiếp cận theo trường phái Keynes nghiên cứu tác động của tỷ giá qua kênh tổng cung- tổng cầu; (3) cách tiếp cận ảnh hưởng của tỷ giá tới lạm phát theo kênh mức giá chung; (4)

Ngày đăng: 06/05/2014, 19:26

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan