Nghiên cứu công nghệ chế tạo sơmi bằng thép chịu mài mòn dùng cho tàu thuỷ cao tốc

44 514 1
Nghiên cứu công nghệ chế tạo sơmi bằng thép chịu mài mòn dùng cho tàu thuỷ cao tốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & PHÁT TRIỂN CẤP BỘ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO SƠ MI BẰNG THÉP CHỊU MÀI MÒN DÙNG CHO TẦU THUỶ CAO TỐC Cơ quan chủ quản: TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM-CTCP Cơ quan chủ trì : VIỆN LUYỆN KIM ĐEN Chủ nhiệm đề tài : NGUYỄN QUANG DŨNG HÀ NỘI, 2011

BỘ CÔNG THƯƠNG TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM -CTCP VIỆN LUYỆN KIM ĐEN ***** BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & PHÁT TRIỂN CẤP BỘ Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO SƠ MI BẰNG THÉP CHỊU MÀI MÒN DÙNG CHO TẦU THUỶ CAO TỐC” Cơ quan chủ quản: TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM-CTCP Cơ quan chủ trì : VIỆN LUYỆN KIM ĐEN Chủ nhiệm đề tài : NGUYỄN QUANG DŨNG HÀ NỘI, 2011 2 BỘ CÔNG THƯƠNG TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM VIỆN LUYỆN KIM ĐEN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & PHÁT TRIỂN CẤP BỘ Tên đề tài: “ NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO SƠ MI BẰNG THÉP CHỊU MÀI MÒN DÙNG CHO TẦU THUỶ CAO TỐC” VIỆN LUYỆN KIM ĐEN PHÓ VIỆN TRƯỞNG Phan Độc Lập HÀ NỘI, 12/2011 3 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH STT Họ và tên Chức danh Nơi công tác 1 Nguyễn Quang Dũng Thạc sỹ luyện kim Viện Luyện kim đen 2 Phạm Bá Khiêm Kỹ sư Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim 3 Tăng Hồng Kỹ sư Doanh nghiệp tư nhân Cơ khí Sông Hậu 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 5 1. TỔNG QUAN 6 1.1. Giới thiệu thép kết cấu hợp kim có chứa Crôm, Molipđen và nhôm 6 1.2. Ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim lên cấu trúc và tính chất của thép kết cấu hợp kim. 7 1.3. Nhiệt luyện thép kết cấu hợp kim. 10 1.4. Thép kết cấu hợp kim chịu mài mòn. 11 1.5. Lựa chọn mác thép làm sơmi dùng trong tầu thủy cao tốc. 11 1.5.1. Các tính chất cần thiết cho chi tiết sơ mi. 11 1.5.2. Lựa chọn mác thép làm sơmi cho tầu thủy cao tốc. 13 1.6. Công nghệ đúc ly tâm. 13 1.6.1. Khái niệm. 13 1.6.2. Các thông số công nghệ của đúc ly tâm. 14 1.6.3. Các khuyết tật của đúc ly tâm. 16 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1. Nội dung nghiên cứu 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu 17 3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 18 3.1. Công nghệ sản xuất thép kết cấu hợp kim chịu mài mòn 18 3.1.1. Công nghệ luyện thép 18 3.1.2. Công nghệ đúc xiphông 21 3.1.3. Công nghệ đúc ly tâm 21 3.1.4. Công ngh ệ nhiệt luyện 31 3.2. Các tính chất của thép kết cấu hợp kim chịu mài mòn 32 3.2.1. Thành phần hoá học 32 3.2.2. Tính chất cơ lý 33 3.2.3. Cấu trúc pha 33 3.3. Chế tạo sản phẩm 37 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39 4.1. Kết luận 39 4.2. Kiến nghị 39 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 6. PHỤ LỤC 41 5 MỞ ĐẦU Trong một đất nước, nền kinh tế bao gồm rất nhiều ngành như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,… Trong ngành giao thông vận tải, ngành đóng tầu của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, vài năm gần đây đã hạ thuỷ nhiều con tàu có trọng tải lớn cho các nước khác trên thế giới. Chúng ta cũng đã ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị lớn t ừ tầu chở dầu, đến tầu chở khách có tải trọng đến hàng trăm tấn. Trong một con tầu, phần quan trọng nhất chính là phần động cơ trái tim của con tầu. Để nâng cao hiệu quả công suất động cơ, người ta cần phải lựa chọn chính xác từng loại vật liệu như thân động cơ, piston, sơmi xilanh. Sau một thời gian sử dụng, nhiều bộ phận có điều kiện làm việc khắc nghiệt sẽ hỏng hóc. Để có phụ tùng thay thế thường xuyên, cần phải nghiên cứu chế tạo các chi tiết này ngay ở trong nước, sẽ làm giảm áp lực ngoại tệ nhập khẩu và thời gian chờ đợi khi các chi tiết này bị hỏng. Sau khi nghiên cứu thấy rằng các chi tiết sơmi xilanh trong tầu thuỷ cao tốc hay bị hỏng nên Viện Luyện kim đen đã đề xu ất và được Bộ Công Thương chấp thuận giao thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ chế tạo sơmi bằng thép chịu mài mòn dùng cho tàu thủy cao tốc”. Bản báo cáo bao gồm các phần như sau: - Tổng quan. - Nội dung và phương pháp nghiên cứu. - Kết quả đạt được. - Kết luận và kiến nghị. - Tài liệu tham khảo. - Các tài liệu liên quan đến đề tài. Trong quá trình thự c hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), Doanh nghiệp tư nhân Cơ khí Sông Hậu cùng các cơ quan trong cũng như ngoài Bộ. Nhân dịp này, chúng tôi xin trân trọng cám ơn về sự giúp đỡ và hợp tác đó. 6 1. TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu thép kết cấu có chứa Crôm, Molipđen và Nhôm. Để phân biệt các loại thép với nhau, người ta có nhiều cách như theo thành phần hoá học, công dụng của chúng, cấu trúc tồn tại,… Đối với thép kết cấu hợp kim, thông thường người ta hay dùng cách phân loại theo dạng tồn tại cấu trúc của thép. Thông thường, đối với thép kết cấu chịu mài mòn có chứa nhiều nguyên tố hợp kim như Cr, Mo, Ni, Cu, Al,… trong đó nguyên tố quan trọng nhất chính là C và Cr. Nhờ có các nguyên tố hợp kim này mà thép có được độ bền cơ học cao. Thành phần hoá học của nhóm thép kết cấu có chứa Cr, Mo, Al dùng cho các chi tiết chịu mài mòn được nêu trong bảng 1. Bảng 1: Thành phần hóa học của hệ thép kết cấu. Thành phần hoá học của các nguyên tố (%) TT Mác thép C Si Mn P ≤ S ≤ Cr Ni Mo Al Cu 1 38X2MЮA 0,35- 0,43 0,20- 0,45 0,3- 0,6 0,025 0,025 1,35- 1,65 <0,3 0,15- 0,25 0,7-1,1 <0,3 2 38CrMoAl 0,35- 0,43 0,20- 0,45 0,3- 0,6 0,025 0,025 1,35- 1,65 <0,3 0,15- 0,25 0,7-1,1 <0,3 3 SCM 445 0,43- 0,48 0,15- 0,35 0,6- 0,85 0,030 0,030 0,9- 1,2 <0,25 0,15- 0,3 - - 4 SACM 645 0,4- 0,5 0,15- 0,5 < 0,6 0,030 0,030 1,3- 1,7 - 0,15- 0,3 0,7-1,2 - Qua bảng 1 ta thấy hệ thép kết cấu có các nguyên tố hợp kim chính bao gồm cácbon, crôm, molipđen, nhôm. Đôi khi để nâng cao cơ tính chịu mài mòn của thép, người ta có cho thêm nguyên tố đồng và niken 1.2. Ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim lên cấu trúc và tính chất của thép kết cấu. Sau đây ta sẽ xem xét ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim chủ yếu đến cấu trúc và tính chất của các loại thép kết cấu hợp kim. Cácbon: Cácbon là nguyên tố mở rộng vùng γ, tức là nguyên tố tăng độ ổn định của pha austenit. Do có khả năng mở rộng vùng dung dịch rắn γ và tạo thành pha cácbit có độ cứng cao nên cácbon là nguyên tố tăng bền rất tốt. Khi tăng nhiệt độ thì khả nă ng tăng bền của cácbon giảm đi do có sự thay đổi cấu hình của cácbit. Khi có các nguyên tố tạo cácbit mạnh trong hợp kim thì cácbon tập trung chủ yếu vào những vị trí hình thành cácbit. Vì vậy, khi tăng hàm lượng cácbon sẽ làm thay đổi sự phân bố các nguyên tố hợp kim giữa các pha dung dịch rắn và pha cácbít. Điều này dẫn đến làm nghèo dung dịch rắn, ảnh hưởng đến tính chất hợp kim. Cácbon cũng có ảnh hưởng xấu đến tính dẻo, giảm khả năng chống lại sự phát triển của vết nứt và giảm tính hàn của hợp kim. Vì vậy, hầu hết các loại thép hợp kim đều chứa hàm lượng cácbon thấp như các loại thép không gỉ làm việc trong các môi trường có tính ăn mòn mạnh. Tuy nhiên, đối với thép kết cấu hợp kim thì hàm lượng cácbon lại cao. Crôm: Crôm là nguyên tố rất quan trọng có ả nh hưởng mạnh đến tính chống gỉ của thép nhờ khả năng thụ động của Crôm. Ngoài ra Crôm lại có khả năng tăng cơ lý tính của thép nhất là độ bền, độ dẻo. Hình 1: Giản đồ trạng thái của hệ Fe-Cr Hình 1 mô tả giản đồ trạng thái của Fe-Cr. Crôm là nguyên tố mở rộng vùng α, làm tăng nhiệt độ Ac 3 và làm giảm nhiệt độ Ac 1 . Ở khoảng nhiệt độ 600-800 0 C với hàm lượng Cr vào khoảng 45% sẽ tạo thành pha σ mở rộng về hai phía Fe và Cr. Pha σ rất cứng và dòn. Pha σ trong hệ Fe-Cr được tiết ra ở nhiệt độ cao và cần thời gian dài. Ở nhiệt độ thấp thì không thể tiết ra pha σ. Crôm là nguyên tố tạo cácbít khá mạnh. Vì vậy, cácbon liên kết với crôm tạo thành cácbit đã làm giảm khả năng tiết pha σ trong thép crôm. 7 Crôm kết hợp với cácbon thành 3 loại cácbít : Cr 3 C, Cr 7 C 3 và Cr 23 C 6 . Cácbít Cr 23 C 6 có mạng tinh thể lập phương diện tâm với thông số mạng 0,64A 0 với nhiệt độ nóng chảy là 1520-1550 0 C. Cácbít Cr 7 C 3 có mạng tinh thể ba nghiêng với thông số mạng a=3,89A 0 và c=41,323A 0 , nhiệt độ nóng chảy là 1630-1670 0 C. Đối với thép được hợp kim nhiều nguyên tố thì Cr thường tạo ra cácbit phức ở dạng (Fe,Cr) 3 C, (Cr,Fe) 7 C 3 và (Cr,Fe) 4 C. Trong thép kết cấu hợp kim Crôm tạo ra cấu trúc máctenxit làm tăng độ bền cho thép. Molypđen: Mo là nguyên tố hợp kim thu hẹp vùng γ và mở rộng vùng α trong hợp kim với sắt. Mo làm tăng độ bền cơ học, độ bền mỏi và làm tăng tính chịu nhiệt của thép. Mo cũng là nguyên tố tạo cácbít mạnh như Cr. Trong thép hợp kim có chứa Mo thông thường tạo thành cácbit đơn như MoC, Mo 2 C và một số loại cácbít phức khác. Hình 3: Giản đồ trạng thái hệ Fe-Mo Nhôm: Khi luyện thép, nhôm là nguyên tố khử ôxy mạnh nhất và người ta sử dụng nó trong hầu hết các trường hợp luyện thép lắng để khử ôxy. Tuy nhiên, nếu đưa hàm lượng nhôm đến vài phần trăm thì nó sẽ là nguyên tố hợp kim. Ảnh hưởng của nhôm đến các tính chất của thép có thể coi như là chất khử ôxy và khử việc thấm nitơ. Nhôm cũng như Si có khả nă ng graphít hoá. 8 Nhôm thường có mặt trong thép dụng cụ cắt gọt nhanh và thép kết cấu. Nhôm có ảnh hưởng yếu đến giá trị giới hạn chảy và giới hạn bền của thép. Sau khi nhiệt luyện, nhôm làm tăng nhẹ độ bền của thép. Trong thép kết cấu để làm giảm sự nhạy cảm đối với việc hoá già, người ta thường đưa Al vào với lượng đủ lớn để đảm bảo khử ôxy hoàn toàn và kh ử khí nitơ. Số lượng này phụ thuộc vào công nghệ nấu luyện và dạng phối liệu và có thể đến 0,2%. Khi có mặt nhôm thì khuynh hướng dòn ram sẽ giảm đi. Thép có Al có thể hình thành tạo ra nitrit nhôm làm tăng độ cứng bề mặt và tính chịu mài mòn tăng lên. Để nhận được giá trị cực đại của các tính chất này khi thấm nitơ, hàm lượng nhôm trong thép cần phải đạt 1,0-1,5%. Đối với thép có hàm lượng như vậy, độ s ệt sẽ lớn. Khi luyện thép này, cần lưu ý đến quá trình khử ôxy do phản ứng với ôxy của không khí sẽ tạo ra một số lượng lớn tạp chất ôxit nhôm làm giảm các tính chất của thép khi tiến hành đúc liên tục. Hình 3: Giản đồ trạng thái của Fe – Al. 9 10 1.3. Nhiệt luyện thép kết cấu hợp kim Để nhận được cấu trúc máctenxit nhằm đảm bảo cơ tính cao, đặc biệt là khả năng chịu mài mòn của thép cần phải tiến hành nhiệt luyện. Công đoạn nhiệt luyện bao gồm các khâu chủ yếu sau: austenit hoá, tôi và ram. Austenit hoá: Nhiệm vụ của khâu austenit hoá là tạo ra dung dịch rắn γ đồng nhất để chuẩn bị cho khâu tôi tiếp theo. Vì vậy, nhiệt độ austenit hoá là ph ải cao hơn nhiệt độ Ac 3 để các nguyên tố hợp kim có thể hoà tan hoàn toàn vào các dung dịch rắn. Ngoài yếu tố nhiệt độ thì cần phải có thời gian giữ nhiệt đủ để các nguyên tố hợp kim có thể khuyếch tán hoàn toàn vào dung dịch rắn. Thông thường, các mác thép kết cấu chịu mài mòn được austenit hoá ở nhiệt độ từ 950- 960 0 C. Thời gian giữ nhiệt tuỳ thuộc vào thành phần hoá học của thép và kích thước sản phẩm. Tôi: Tôi là công đoạn làm nguội nhanh dung dịch rắn γ từ nhiệt độ austenit hoá xuống dưới nhiệt độ bắt đầu chuyển biến máctenxit M s . Tốc độ làm nguội để chuyển biến austenit – máctenxit xảy ra hoàn toàn phụ thuộc vào thành phần hoá học của mác thép. Thông thường, thép kết cấu chịu mài mòn được làm nguội khi tôi bằng dầu hoặc nước. Như vậy, để đảm bảo nhận được cấu trúc máctenxit thì khâu tôi phải thoả mãn các điều kiện chính như sau: Tốc độ làm nguội phải lớn hơn tốc độ làm nguội tới hạn cho phép c ủa thép. Tốc độ làm nguội tới hạn của từng loại thép thông thường được xác định bằng thực nghiệm. Để điều chỉnh tốc độ làm nguội người ta thường sử dụng các môi trường tôi khác nhau như không khí, dầu, nước và các loại dung môi khác nhau. Đối với thép kết cấu chịu mài mòn thường dùng môi trường tôi là dầu hoặc nước. Sau khi tôi, ta nhận được cấu trúc của thép là máctenxit với mạng tinh thể lập phương thể tâm. Vì quá trình tôi là một quá trình xẩy ra rất nhanh nên không đủ thời gian cho các nguyên tố khuyếch tán. Vì vậy, máctenxít là một dung dịch rắn quá bão hoà có độ cứng cao và dòn. Bên cạnh máctenxit trong cấu trúc của thép kết cấu chịu mài mòn còn có thể có một lượng nhỏ delta. Ram: Máctenxit nhận được sau khi tôi là một dung dịch rắn quá bão hoà, có độ cứng cao và dòn. Vì vậy để thép có những tính chất cơ lý cao nhất theo yêu cầu thì cần thiết phải tiến hành ram thép. Trong quá trình ram thép có xảy ra các hiện t ượng như phân huỷ austenit dư ở khoảng nhiệt độ 220-260 0 C. Kết quả của quá trình này là độ cứng và tính chịu mài mòn của thép tăng lên. Thông thường người ta tiến hành ram cao ở nhiệt độ 640-720 0 C Kết quả của quá trình ram là cấu trúc hợp kim ở trạng thái ổn định, độ cứng giảm đi nhưng tính dẻo tăng lên. [...]... như trên 16 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu Đề tài sẽ tiến hành các nội dung nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu lựa chọn mác thép hợp kim phù hợp để chế tạo sơmi dùng cho tầu thuỷ cao tốc; - Nghiên cứu xác định công nghệ chế tạo thép kết cấu hợp kim bao gồm các khâu: Công nghệ luyện thép Công nghệ đúc khuôn cát Công nghệ đúc ly tâm Công nghệ nhiệt luyện - Đánh giá chất lượng... trúc tế vi của thép chịu mài mòn sau ủ x 500 33 Hình 14: Cấu trúc tế vi của thép chịu mài mòn sau tôi x 200 Hình 15: Cấu trúc tế vi của thép chịu mài mòn sau tôi x 500 34 Hình 16: Cấu trúc tế vi của thép chịu mài mòn sau ram x 200 Hình 17: Cấu trúc tế vi của thép chịu mài mòn sau ram x 500 35 3.3 Chế tạo sản phẩm Theo đăng ký trong thuyết minh, đề tài phải chế tạo 20 chi tiết sơmi Sau khi liên hệ với... nguội trong dầu Sơ đồ công nghệ ram thép kết cấu chịu mài mòn được trình bày trên hình 11 T0C 6000C 4000C Nguội trong dầu 2000C 4 6 t (h) Hình 11: Sơ đồ công nghệ ram thép kết cấu chịu mài mòn Kết quả của nguyên công ram thép kết cấu chịu mài mòn là ta có cấu trúc pha delta ferit nhỏ mịn, phân bố đều trên nền máctenxit ram Với cấu trúc như vậy đảm bảo cho thép có độ bền cao và tính dẻo cao đáp ứng được... năng chịu mài mòn - Chế tạo 20 chiếc sơmi, dùng thử và đánh giá chất lượng cũng như khả năng sử dụng 2.2 Phương pháp nghiên cứu Để đảm bảo kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao, đề tài đã sử dụng các phương pháp và thiết bị nghiên cứu sau: - Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, tiêu chuẩn về thép hợp kim và điều kiện làm việc của sơmi để lựa chọn mác thép - Sử dụng lò trung tần 300kg để nghiên cứu. .. Axiovert 40 MAT để nghiên cứu tổ chức tế vi của thép 17 3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 3.1 Công nghệ chế tạo thép kết cấu hợp kim Sau khi nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn trong nước cũng như trên thế giới, đề tài đã đi theo hướng công nghệ luyện thép, đúc sản phẩm bằng khuôn cát, phương pháp đúc ly tâm, ủ mềm, gia công cơ khí, nhiệt luyện và tạo ra sản phẩm là sơmi Lưu trình công nghệ này sẽ tạo ra sản phẩm có... trên của sơmi xilanh được ép chặt vào khối xilanh nhờ nắp xilanh, để làm được điều này, người ta làm một gờ định vị 1.5.2 Lựa chọn mác thép làm sơmi cho tầu thủy cao tốc Như trên đã trình bày, chi tiết sơmi trong bộ phận máy của tầu thuỷ cần phải có các tính chất chịu mài mòn cao khi làm việc Để đáp ứng được yêu cầu này, thép kết cấu hợp kim loại SACM 645 có độ bền cơ học cao, khả năng chịu mài mòn lớn... δ-pherit và cácbít các loại Chính vì có các tính chất cơ lý tính cao như vậy mà thép kết cấu hợp kim này được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp như cơ khí chịu mài mòn 1.5 Lựa chọn mác thép làm sơmi dùng trong tàu thuỷ cao tốc 1.5.1 Các tính chất cần thiết cho chi tiết sơmi 11 Bộ phận quan trọng nhất trong động cơ tầu thủy được chế tạo bao gồm: Bộ khung động cơ gồm: nắp xilanh và khối thân động... đảm bảo cho sự hoà tan hoàn toàn các nguyên tố hợp kim và các cácbit vào trong dung dịch rắn để chuẩn bị cho chuyển biến máctenxit trong quá trình làm nguội khi tôi thép Môi trường tôi của thép là dầu Sơ đồ tôi thép kết cấu chịu mài mòn được trình bày trên hình 10 T0C 8000C 6000C 4000C Nguội trong dầu 6 7 9 t (h) Hình 10: Sơ đồ công nghệ tôi thép kết cấu chịu mài mòn Kết quả của nguyên công tôi thép kết...1.4 Thép kết cấu hợp kim chịu mài mòn Thép kết cấu hợp kim có khả năng chịu mài mòn thuộc về nhóm thép có chứa 0,4 %C và được hợp kim hoá thêm các nguyên tố như Cr, Mo và Al Đây là hệ thép đã được nghiên cứu và sản xuất ở nhiều nước trên thế giới Các nước đã đưa ra tiêu chuẩn hoá mác thép này Bảng 2 đưa ra mác thép, tiêu chuẩn và thành phần hoá học của loại thép này của các nước như... Tính chất cơ lý của thép kết cấu chịu mài mòn được xác định ở hai trạng thái nhiệt luyện: ủ và tôi+ram Các tính chất cơ lý như độ bền kéo, giới hạn chảy, độ giãn dài của thép nấu luyện ra được thể hiện trong bảng 7 Độ cứng của thép được thể hiện trên bảng 8 Độ cứng của thép do đề tài chế tạo tương đương với các mác thép của nước ngoài Bảng 7: Giá trị cơ lý tính của thép chịu mài mòn STT Tên tiêu chuẩn . tầu thuỷ cao tốc hay bị hỏng nên Viện Luyện kim đen đã đề xu ất và được Bộ Công Thương chấp thuận giao thực hiện đề tài Nghiên cứu công nghệ chế tạo sơmi bằng thép chịu mài mòn dùng cho tàu. PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu Đề tài sẽ tiến hành các nội dung nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu lựa chọn mác thép hợp kim phù hợp để chế tạo sơmi dùng cho tầu thuỷ cao tốc; - Nghiên. BỘ Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO SƠ MI BẰNG THÉP CHỊU MÀI MÒN DÙNG CHO TẦU THUỶ CAO TỐC” Cơ quan chủ quản: TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM-CTCP Cơ quan chủ trì

Ngày đăng: 05/05/2014, 16:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan