Facebook và ứng dụng của facebook trong thực tiễn (hay)

122 625 0
Facebook và ứng dụng của facebook trong thực tiễn  (hay)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất hiện ở Việt Nam từ những năm cuối của thế kỷ XX, nghề Quan hệ công chúng đang dần trở thành một trong những ngành nghề được nhiều người quan tâm đóng góp không nhỏ sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với những đổi mới của đất nước trong nhiều lĩnh vực, ngành Quan hệ công chúng đã có những bước tiến để chứng minh vai trò sự cần thiết của mình đối với hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp trong ngoài nước. Dù vẫn còn là một ngành nghề rất mới nhưng với tính chất năng động, sáng tạo, ngành Quan hệ công chúng nói chung đã gặt hái được nhiều thành công, được xã hội đánh giá cao. Trong những năm gần đây, nghề Quan hệ công chúng trở thành một nghề “nóng” trên thị trường. Nghề Quan hệ công chúng được báo chí trong nước xếp hạng là một trong mười nghề “nóng” nhất năm 2007 1 . Những người hoạt động trong lĩnh vực này được đào tạo rèn luyện ngày một tốt hơn, các công cụ Quan hệ công chúng được ứng dụng ngày một linh hoạt hiệu quả hơn. Cùng với sự chuyên nghiệp ngày một được nâng cao của ngành Quan hệ công chúng, các tổ chức doanh nghiệp cũng dần nhận thức được rõ hơn tầm trong trọng của việc xây dựng thương hiệu hình ảnh của mình. Đây có thể coi là một dấu hiệu rất đáng mừng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành Quan hệ công chúng trong tương lai ở Việt Nam. Một trong những yếu tố rất quan trọng có tác động không nhỏ đến nhiều lĩnh vực trong xã hội, trong đó có ngành Quan hệ công chúng là sự phát triển như vũ bão của Internet các thiết bị khoa học kỹ thuật. Trong cuốn sách “Tiếp thị số: Hướng dẫn thiết yếu cho truyền thông mới Digital 1 PGS. TS Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên), Ngành PR tại Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, 2010, tr28 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28 2 Marketing” của tác giả Kent Wertime Ian Ferwick (Tín Việt dịch) có đưa ra thông tin: “Điện thoại mất 35 năm tiếp cận 25% dân số Mỹ, truyền hình mất 26 năm, phát thanh 22 năm, điện thoại dị động mất 13 năm. Còn Internet thì sao? Chỉ mất 7 năm, trên toàn cầu đã có khoảng hơn 1,6 tỷ người truy cập vào mạng Internet tính đến tháng 8 năm 2009, chiếm 24,7% dân số, tốc độ tăng trưởng là 362,3% từ năm 2000 đến năm 2009. Tại Việt Nam, số người sử dụng Internet đã lên đến gần 20 triệu, chiếm ¼ dân số quốc gia” 2 . Đây thực sự là một con số kỷ lục, đánh dấu sự phát triển vô cùng nhanh chóng của Internet. Đặc biệt, gần đây, các trang mạng xã hội, diễn đàn, đặc biệt là Facebook thu hút được hàng triệu người Việt Nam tham gia mỗi ngày đã tạo ra một xu hướng mới trong truyền thông. Trở lại bài toán trên, các phương tiện thông tin truyền thông mất bao lâu để tiếp cận với thế giới? Truyền hình, phát thanh, hay internet… tất cả đều được tính bằng năm. Nhưng riêng Facebook, chỉ trong gần 9 tháng đã có 100 triệu người sử dụng. Nếu mạng Facebook là một quốc gia thì nó sẽ có số dân đứng thứ tư thế giới: (1) Trung Quốc, (2) Ấn Độ, (3) Hoa Kỳ, (4) Facebook, (5) Indonesia, (6) Brazil, (7) Pakistan, (8) Bangladesh… 3 Có thể thấy rằng các trang mạng xã hội nói chung Facebook nói riêng có thể tiếp cận với đông đảo người dân ở khắp các quốc gia trên thế giới, tạo ra một cộng đồng lớn, kết nối nọi người, bất kể không gian, thời gian. Thêm vào đó, đứng trước những đòi hỏi về chi phí, hiệu quả, các chuyên gia marketing hiểu rằng họ cần tìm ra những công cụ tiếp thị mới với chi phí hợp lý nhưng đem lại kết quả tuyệt vời. Vậy tại sao những người làm truyền thông, Quan hệ công chúng – những người làm nhiệm vụ kết nối tổ chức, 2 Kent Wertime Ian Fenwick, Tiếp thị số: Hướng dẫn thiết yếu cho truyền thông mới Digital Marketing, (Tín Việt Dịch), NXB Tri thức, 2009, tr9 3 Theo Tạp chí cộng sản online ngày 30/11/2011 (http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu- Traodoi/2011/13918/Mang-xa-hoi-va-bao-chi.aspx). Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28 3 doanh nghiệp với công chúng – lại không tận dụng những công cụ này để phục vụ cho chính ngành nghề của mình? Trên thực tế, những người làm truyền thông, Quan hệ công chúng trên thế giới đã sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook để truyền các thông điệp đến với công chúng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khi Quan hệ công chúng vẫn còn là khái niệm mới thì việc sử dụng Facebook vào chuyên môn nghề nghiệp vẫn chưa thực sự được đầu tư áp dụng hiệu quả. Do vậy, nghiên cứu về cách thức sử dụng trang mạng Facebook cho kế hoạch Quan hệ công chúng của các doanh nghiệp sẽ là một đề tài mang tính thực tiễn cao, giúp người làm Quan hệ công chúng có thêm nguồn tài liệu tham khảo các ý tưởng phục vụ cho việc phát triển thương hiệu hình ảnh của công ty trên phương tiện truyền thông xã hội rộng lớn này. 2. Lịch sử nghiên cứu Facebook thực sự là một công cụ giúp ích hiệu quả cho truyền thông, đã có một số tác giả có những bài viết nghiên cứu bước đầu về cách thức Facebook tác động đến công chúng, tác động đến truyền thông; những phương pháp để truyền thông tận dụng Facebook. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào mang tính hệ thống chi tiết về đề tài này. Đã có rất nhiều cuốn sách bài báo nói về thành công của Facebook, nói về ảnh hưởng của nó trên thế giới. Cũng viết về Facebook, trong cuốn sách “Hiệu ứng Facebook Cuộc cách mạng toàn cầu của mạng xã hội” (Tùng Linh, Nguyễn Linh Giang, Hoàng Ngọc Bích dịch, 2011, NXB Thế giới), tác giả David Kirpatrick – phóng viên kỳ cựu về công nghệ của tạp chí Fortune đã đi sâu vào miêu tả, phân tích về ảnh hưởng chiến lược của Facebook trong đời sống xã hội. Thông qua cuốn sách này, tác giả cho chúng ta thấy quá trình phát triển không ngừng nghỉ của mạng xã hội này từ khi nó được thai nghén ý tưởng từng bước đạt được thành công ngày hôm nay, cũng như Facebook ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta như thế nào. Hơn thế nữa, cái nhìn của ông về cách Facebook sử dụng quyền lực ảnh hưởng Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28 4 của nó mà vẫn làm hài lòng 350 triệu người dùng thường xuyên vô cùng thú vị đáng quan tâm. Tác giả Robert L.Dilenschneider (Mỹ) đã nghiên cứu về PR trong thế giới công nghệ số trong cuốn sách: “Leveraging PR in the Digital World” – “PR theo kiểu Mỹ, thúc đẩy PR trong thế giới công nghệ số” (Trương Thủy Anh, Ngô Hương Lan dịch), NXB Lao động xã hội, 2011. Cuốn sách mang đến một cái nhìn tổng quan về những biến đổi của thế giới kinh doanh, thế giới công nghệ số trong thời gian gần đây. Đồng thời, đem đến những chiến lược tinh vi, thức thời, hướng dẫn cho các chuyên gia marketing, PR những cách thức kết hợp hiệu quả truyền thông cổ điển với truyền thông hiện đại dựa trên nền tảng website, nhờ đó truyền tải thành công thông điệp của doanh nghiệp đến với khách hàng, bảo vệ khách hàng doanh nghiệp trước những tấn công nguy hại của thế giới công nghệ số. Cuốn sách “Quy luật mới của PR tiếp thị” được dịch từ bản tiếng anh The New Rules of Marketing and PR: How to Use News Relesases, Blogs, Podcasting, Viral Marketing and Online Media to Reach Buyers Directly của tác giả David Meerman Scott. Trong đó, tác giả chỉ ra rằng: Internet đã thay đổi sâu sắc cách mọi người giao tiếp tương tác với nhau. Nó cũng thay đổi cách mọi người thương thảo trong công việc, làm ăn với khách hàng hiện tại tiềm năng. Trước đây, giới PR tiếp thị chỉ có thể truyền tải những thông điệp của mình thông qua những phương tiện truyền thông truyền thống. Nhưng ngày nay, Internet đã thay đổi hoàn toàn luật chơi. Cụ thể hơn, tác giả có bàn tới sự ảnh hưởng của mạng cộng đồng hoạt động tiếp thị, trong đó có My Space, Friendster, Facebook… cách thức để tối ưu hóa hiệu quả của các trang cộng đồng, dựa trên nền tảng những quy luật mới của PR tiếp thị. Nhận thấy xu thế sự hoạt động hiệu quả của Facebook tại Việt Nam, báo chí cũng đang vào cuộc tìm hiểu sự phát triển của mạng xã hội nói chung Facebook nói riêng. Báo Doanh nhân Sài Gòn số 162 (28/9 – 4/10/2011), trang 29, có bài viết: “Vương quốc mới của Facebook” của tác Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28 5 giả Hoàng Hà. Bài viết đưa ra những con số ấn tượng về sự phát triển của Facebook dự đoán một tương lai mới cho mạng xã hội lớn nhất thế giới này. Trên Doanh nhân Sài Gòn số 187 (4 – 10/4/2012), trang 17, tác giả Minh Hào có bài viết: “Mạng xã hội thay đổi PR?” với những nhận định của nhiều chuyên gia về sự phát triển của PR truyền thông gắn liền với các phương tiện truyền thông xã hội. Bên cạnh đó đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp khi sử dụng PR mạng xã hội để truyền thông hiệu quả. Các nhà làm marketing truyền thông tại Việt Nam cũng đã bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu định lượng về Facebook. Tháng 5/2011, Tác giả Nguyễn Thành Long Đoàn Duy đã phân tích 155 Fanpage trên Facebook tại Việt Nam trong nghiên cứu mang tên: “Góc nhìn cá nhân về việc sử dụng Fan Page Cuộc thi trên Facebook tại Việt Nam – 2011”. Nghiên cứu đã nghiên cứu từ rất nhiều góc độ khác nhau: số lượng post lên các wall, nội dung, thời gian của các post của tất cả các Fanpage, tìm hiểu về các cuộc thi trên Facebook mức độ hiệu quả của các cuộc thi này. Từ đó, hai tác giả đưa ra những cách thức xây dựng nội dung, đặc biệt là các cuộc thi trên Facebook để tạo được hiệu ứng tốt nhất. Đây là một trong những nghiên cứu kỳ công nhất về Facebook tại Việt Nam của các tác giả Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn mang những quan điểm nhận định của cá nhân tác giả. Icrossing là một công ty tiếp thị công nghệ số toàn cầu của Mỹ. Công ty này đã từng làm việc với các thương hiệu đẳng cấp thế giới như Coca Cola, HBOS, TUI hay Virgin… Ông Antony Mayfield, Phó Giám đốc phụ trách nội dung truyền thông của công ty iCrossing đã có rất nhiều nghiên cứu khách nhau về đề tài mạng xã hội. Cuốn eBook của ông mang tên “What is Social Media?” mang đến một cái nhìn tổng quan của một người làm truyền thông kỹ thuật số về các phương tiện truyền thông xã hội, trong đó có Facebook, My Space, Blog… Đó là những đặc điểm chung nhất về truyền thông xã hội cách thức hoạt động, vận hành của các mạng xã hội đang phát triển trên thế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28 6 giới hiện nay. Đây thực sự là nguồn tài liệu thực tiễn rất hữu ích cho người làm PR tham khảo. Michael A. Stelzner (Mỹ) – người sáng lập, giám đốc điều hành của Social Media Examiner – một trong những blog của doanh nghiệp lớn nhất thế giới với hơn 450,000 người đọc mỗi tháng. Ông cũng đã từng nghiên cứu viết một số cuốn sách về kinh doanh tìm hiểu về mạng xã hội. Mới đây, tháng 4/ 2011, ông đã thực hiện một nghiên cứu với 3300 người làm marketing trên toàn thế giới để tìm hiểu về mức độ đánh giá, quan tâm cũng như cách thức những người làm truyền thông sử dụng công cụ truyền thông xã hội: 2011 Social Media Marketing Industry Report (How Marketers Are Using Social Media to Grow Their Businesses). Nghiên cứu đưa ra những con số cụ thể, minh chứng cho sự phát triển của các mạng xã hội, mức độ sự lựa chọn phương tiện truyền thông xã hội của những người làm marketing truyền thông chuyên nghiệp. Từ đó, đưa ra những kết luận làm sao để sử dụng những công cụ này một cách hiệu quả nhất. Trước đó, năm 2008, hai tác giả Donald K. Wright & Michelle D. Hinson cũng thực hiện một nghiên cứu mang tên “How Blogs and Social Media are Changing Public Relations and the Way it is Practiced” (Tạm dịch: “Blogs truyền thông xã hội thay đổi PR như thế nào, cách thức ra sao?”). Nghiên cứu này được tiến hành trên quy mô quốc tế với những người làm PR để tìm hiểu tác động của blogs các công cụ truyền thông xã hội đối với thực tiễn ngành PR. Kết quả cho thấy, blogs các phương tiện truyền thông xã hội giúp tăng cường các hoạt động PR, những phương tiện này chu trình truyền thông truyền thống bổ sung lẫn nhau. Sự xuất hiện của blogs các phương tiện truyền thông xã hội đã làm thay đổi cách thức giao tiếp. “The Essential Guide to Social Media” là cuốn ebook của tác giả Brian Solis. Cuốn sách có thể coi là cẩm nang của người làm PR, truyền thông marketing để khai thác tốt công cụ truyền thông xã hội. Trong đó, tác giả đưa ra các kiến thức chung về truyền thông xã hội, vạch ra các bước cách thức Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28 7 thực hiện các hoạt động truyền thông trên các kênh này, nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu. Trong đó, tác giả có đề cập tới vấn đề ảnh hưởng của cá nhân đối với truyền thông trên các phương tiện truyền thông xã hội. Facebook không còn xa lạ trên thế giới, thậm chí còn trở thành một cái tên được đề cập đến rất nhiều trong thời gian gần đây có khả năng cạnh tranh, trở thành đối thủ rất lớn với Google. Tuy nhiên việc sử dụng Facebook nói riêng mạng xã hội nói chung trong truyền thông chỉ mới được đề cập khai thác ở mức độ tổng quan dừng lại ở mức độ đánh giá hiệu quả. 3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu đánh giá những cách thức giới truyền thông Quan hệ công chúng ở Việt Nam hiện nay đang khai thác công cụ Facebook nói riêng mạng xã hội nói chung. Nhiệm vụ cụ thể của nghiên cứu là đưa ra những nét khái quát nhất về truyền thông xã hội Facebook, phân tích tổng hợp những thông tin về việc sử dụng Facebook của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Từ đó rút ra bài học, kết hợp với lấy ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực này để đưa ra được những phương pháp hiệu quả nhất nhằm sử dụng Facebook trong truyền thông hỗ trợ cho các hoạt động Quan hệ công chúng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Tài liệu thứ cấp: Vì đây là một đề tài mới chưa có nhiều tài liệu chính thức để tham khảo, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích tổng hợp các tài liệu của một số nhà nghiên cứu nước ngoài Việt Nam, đưa ra những thông tin tổng quan về đặc điểm chung, sự hình thành phát triển của mạng xã hội nói chung Facebook nói riêng. Cùng với đó là một vài cách thức, hoạt động tiêu biểu của các doanh nghiệp trên thế giới (Giorgio Armani) Việt Nam đang sử dụng các công cụ này trong hoạt động PR của mình. Cụ thể hơn, nghiên cứu đi vào khảo sát một số kế hoạch PR trên Facebook đã được thực hiện tại Việt Nam: Techcombank, Sunsilk Việt Nam, Ford Fiesta. Từ đó đưa ra những nhận định về những thành công hạn chế trong việc ứng dụng Facebook vào PR của những doanh nghiệp này. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28 8 Tài liệu sơ cấp: Đan xen với việc phân tích các trường hợp cụ thể, sẽ là những ý kiến của các chuyên gia, những người có uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, PR. Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu phỏng vấn qua email (thư điện tử) các chuyên gia dựa vào những nhận định, đánh giá của họ để khai thác sâu hơn các khía cạnh của PR trên Facebook. Nhằm đưa ra những giải pháp đề xuất giúp nâng cao hiệu quả sử dụng Facebook trong PR tại Việt Nam, một khảo sát nhỏ được thực hiện nhằm thăm dò thói quen sử dụng Facebook của người dùng ở Việt Nam, giúp các doanh nghiệp có cái nhìn chung nhất về công chúng mục tiêu trên Facebook của mình. Phiếu điều tra được thiết kế với 10 câu hỏi xoay quanh vấn đề thời gian sử dụng Facebook của đối tượng những nhận định, phản ứng của họ về các trang Fanpage, Group hiện nay. Phương thức chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản thông qua mối quan hệ của người nghiên cứu trên mạng xã hội Facebook. Bảng hỏi được đưa lên trang cá nhân của người nghiên cứu trên Facebook mời bạn bè của người nghiên cứu tham gia trả lời. Những người được mời là bất kỳ người nào trong danh sách bạn bè (có cả những người quen không quen). 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài Có thể nói, những cơ sở khoa học về truyền thông xã hội ở Việt Nam chưa có nhiều, bởi vậy, việc áp dụng những kiến thức về lĩnh vực này trong hoạt động thực tế của ngành truyền thông nói chung PR nói riêng chưa đi vào bài bản chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Nghiên cứu đề tài về Facebook ứng dụng của Facebook trong thực tiễn, tác giả mong muốn đây sẽ là một trong những nghiên cứu đầu tiên về mạng xã hội này ở Việt Nam, có thể giúp ngành truyền thông hoàn thiện mảng kiến thức về lĩnh vực còn rất mới này. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28 9 CHƢƠNG 1. TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ HIỆU QUẢ CỦA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG 1.1. Tổng quan về Quan hệ công chúng Quan hệ công chúng: hay thường được biết tới với tên gọi PR (tên gọi tắt từ tiếng Anh “Public Relations”. Hiện nay, có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về Quan hệ công chúng, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào cho thuật ngữ này. Trong bài báo “Xây dựng một định nghĩa về PR” đăng trên tạp chí Public Relations Review của Mỹ, nhà nghiên cứu Rex Harlow đã tìm thấy 472 định nghĩa khác nhau về PR được đưa ra trong khoảng thời gian từ năm 1900 – 1976. Chính ông cũng đưa ra một định nghĩa về Quan hệ công chúng: “PR là một chức năng quản lý đặc trưng nhằm giúp thiết lập duy trì dòng thông tin, sự hiểu biết, chấp nhận hợp tác hai chiều giữa một tổ chức công chúng của tổ chức đó, bao gồm việc quản lý vấn đề hoặc rắc rối; giúp bộ phận quản lý có được thông tin đáp ứng dư luận công chúng; xác định nhấn mạnh trách nhiệm của bộ phận quản lý để phục vụ lợi ích công chúng; giúp các nhà quản lý bám sát giải quyết hiệu quả những đổi thay; phục vụ như một hệ thống cảnh báo sớm để giúp đối phó với những xu thế; sử dụng nghiên cứu các kỹ năng truyền thông, coi đạo đức nghề nghiệp như là một công cụ có tính nguyên tắc của nghề.” 4 Điều lệ của viện Quan hệ công chúng (Chartered Institute of Public Relations – CIPR) định nghĩa: “Quan hệ công chúng là những nỗ lực được lập kế hoạch duy trì nhằm thiết lập duy trì thiện chí sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức công chúng của nó”. 5 4 PGS. TS Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên), Ngành PR tại Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, 2010. Tr17. 5 Sandra Cain, Key concept in Public Relations, NXB Palgrave Macmillan, 2009, Tr175. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28 10 F.C. Jefkins cũng đưa ra một định nghĩa khác về PR năm 1994: “Quan hệ công chúng là nghệ thuật khoa học xã hội của sự phân tích các xu thế, dự đoán những diễn biến tiếp theo, cố vấn các nhà lãnh đạo của các tổ chức, thực hiện các kế hoạch hành động nhằm phục vụ lợi ích của tổ chức đó lẫn công chúng.” 6 Xét một cách tổng quát, có thể hiểu Quan hệ công chúng theo một cách dễ hiểu: “PR là việc quản lý truyền thông để xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức, một cá nhân, tạo ra hình ảnh thông tin tích cực với mục đích quảng bám gây ảnh hưởng có lợi trong công chúng của họ”. 7 1.2. Tổng quan về truyền thông xã hội 1.2.1 Truyền thông xã hội là gì? Truyền thông xã hội phát triển chỉ mới mạnh mẽ trên toàn thế giới mới bắt đầu từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Cũng đã có khá nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về định nghĩa cho truyền thông xã hội, tuy nhiên chưa có một định nghĩa thống nhất nào cho thuật ngữ này. Một số quan niệm được đưa ra được nhiều người chấp nhận: Cuốn sách Thuật ngữ Quan hệ công chúng (Key concepts in Public Relations) của tác giả Sandra Cain định nghĩa về truyền thông xã hội: “Truyền thông xã hội là một thuật ngữ chung cho các hoạt động kết hợp việc sử dụng các công nghệ tương tác xã hội.” Antony Mayfield thì cho rằng: “Phương tiện truyền thông xã hội được hiểu như là một nhóm mới của loại phương tiện truyền thông trực tuyến, chia sẻ hầu hết hoặc tất cả các đặc điểm sau đây” 8 : Khuyến thích mọi người tham gia (Participation), mang tính cởi mở (Openness), sự trò chuyện tương tác (Conversation), tính cộng đồng (Community), sự liên kết (Connectedness). 6 Sandra Cain, Key concept in Public Relations, NXB Palgrave Macmillan, 2009, Introduction 7 PGS, TS Đinh Thúy Hằng, PR kiến thức cơ bản đạo đức nghề nghiệp, NXB Lao động xã hội, 2007, Tr 16. 8 Antony Mayfield, What is Social Media? (ebook), icrossing.co.uk/ebooks, cập nhật ngày 01/8/2008. [...]... của mình Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp như vậy chưa nhiều cũng chưa đủ những hiểu biết cần thiết về mạng xã hội để thực hiện truyền thông một cách hiệu quả 15 http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/06/doanh-nghiep-viet-luoi-su-dung -facebook- youtube/ 26 Phạm Phương Chi – QHCC28 Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2 FACEBOOK ỨNG DỤNG CỦA FACEBOOK TRONG HOẠT ĐỘNG PR 2.1 Sự ra đời phát triển của Facebook. .. trên Facebook) ra đời 2008 – Kỷ nguyên của các ứng dụng Người sử dụng đã có thể trực tiếp thêm vào trang profile của mình những “application tab”, trong đó là những trò chơi, ứng dụng khác nhau Bên cạnh 34 Phạm Phương Chi – QHCC28 Khóa luận tốt nghiệp đó, Facebook cũng cho ra mắt hệ thống “công cụ xuất bản”, giúp người sử dụng có thể đăng tải những bức hình, đường dẫn cũng như “status” lên “profile” của. .. giới với 800 triệu người sử dụng ngôi vị số một này chắc chắn vẫn chưa thể bị đánh bại trong tương lai gần Facebook hiện đang được định giá tới 50 tỷ đô – la được dự đoán là đến năm 2013, toàn bộ người dùng Internet sẽ dùng Facebook 2.2 Đặc điểm của mạng xã hội Facebook Facebook ra đời với mục đích kết nối sinh viên của trường đại học Harvard Thành công tột bậc của Facebook phần lớn là nhờ nó... Mark Zuckerberg đồng sự của mình mới có 21 tuổi 29 Phạm Phương Chi – QHCC28 Khóa luận tốt nghiệp Số lượng người dùng của Thefacebook tăng từ ba triệu trong tháng 6/2005 lên năm triệu trong tháng 10 Đó quả thật là tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc Ngày càng có nhiều công ty truyền thông công nghệ chú ý tới tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của Thefacebook cố gắng tìm cách kiếm lợi từ đó Trong năm đó,... sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau MTV – công ty con của Viacom đề đạt muốn mua lại TheFacebook với giá 75 triệu đô – la bị từ chối Mùa hè năm 2005, công ty quyết định mua lại địa chỉ Internet Facebook. com chính thức trở thành Facebook vào ngày 20 tháng 9 năm 2005 Mùa thu năm 2005, Facebook chính thức có mặt tại toàn bộ các trường đại học với 85% sinh viên Mỹ trở thành người dùng vào 60% sử dụng. .. lên mạng miễn phí rất sáng tạo với một thứ gọi là “tagging” Facebook cũng quyết định thử với ứng dụng này, nhưng có một bước đột phá là chỉ có một cách tag ảnh duy nhất trên Facebook là tag tên của những người trong ảnh Đội ngũ kỹ thuật sử dụng những cách thức giúp người dùng sử dụng dễ dàng nhất, đăng ảnh nhanh nhất, số ảnh tải lên không giới hạn Đây chính là tính năng khiến Facebook trở thành... trên forum 25,5% từng xem thông tin từ bạn bè, fanpage, quảng cáo trên các mạng xã hội trước khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự nhìn ra được tiềm năng hiệu quả của mạng xã hội Báo cáo trên cũng cho thấy rằng chỉ có: 0.4% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng Facebook 0.07% sử dụng Youtube 0.2% sử dụng LinkedIn, Twitter các mạng xã hội khác trong kinh... ảnh giao diện cá nhân 2006 – Mini-Feed Cùng với sự ra đời của hệ thống “News Feed” vào tháng 9/2006, mỗi trang profile đều có thêm chức năng mini-feed để hiển thị những cập nhật của người sử dụng 2007 – Tương tác lên ngôi Mặc dù trong năm 2007, giao diện của Facebook không có quá nhiều thay đổi, nhưng những người sử dụng lại bắt đầu tương tác với nhau nhiều hơn Cũng trong năm này, hệ thống Facebook. .. sự hỗ trợ của internet công nghệ, tạo nên sự tương tác tính cộng đồng cao giữa người dùng 1.2.2 Sự ra đời phát triển của truyền thông xã hội Với lịch sử phát triển khoảng 30 năm, truyền thông xã hội không phải là một lĩnh vực quá mới mẻ, nhưng chỉ mới được ứng dụng trong kinh doanh truyền thông cho một thời gian rất ngắn Gần như chỉ vài năm trở lại đây, người dân mới được sử dụng các phương... http://genk.vn/c194n20110923094159734/qua-trinh-tien-hoa-cua-trang-profile -facebook- trong- 7-nam.chn 35 Phạm Phương Chi – QHCC28 Khóa luận tốt nghiệp đồng ý với quan điểm của người ứng đầu Facebook – Mark Zuckerberg về điều này Tất cả những thông tin của người sử dụng trên Facebook được công khai, những hoạt động của họ cũng vậy Cũng đã có rất nhiều tai nạn những sự cố không hay xảy ra khi những bức ảnh không mong muốn của nhiều người được đưa

Ngày đăng: 04/05/2014, 13:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan