tình trạng trẻ em trên thế giới năm 2009

26 479 0
tình trạng trẻ em trên thế giới năm 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÌNH TRẠNG TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2009 TÓM TẮT BÁO CÁO Sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc 3 UN Plaza, New York, NY 10017, USA pubdoc@unicef.org www.unicef.org Thiết kế và xây dựng bản in: Prographics, Inc. ISBN: 978-92-806-4321-3 © Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Tháng 12 năm 2008 Báo cáo “Tình trạng trẻ em trên thế giới năm 2009” xem xét những vấn đề cốt lõi về sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh và nhấn mạnh sự cần thiết phải thiết lập chuỗi dịch vụ chăm sóc mang tính tổng hợp và hệ thống cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em. Báo cáo đư a ra các mô hình chính trong việc xây dựng ch ương trình và chính sách đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh cũng như xem xét các mối quan hệ đối tác và các sáng kiến hợp tác nhằm nâng cao sức khỏe cho các đối t ượng này. Châu Phi và Châu Á là hai khu vực trọng tâm của Báo cáo. Báo cáo này bổ sung cho báo cáo năm ngoái về sự sống còn của trẻ em. 1 MỤC LỤC Chương 1: Sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh: Thực trạng hiện nay 2 Chương 2: Tạo dựng môi trường thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh 7 Chương 3: Chuỗi các dịch vụ chăm sóc tổng hợp theo thời gian và địa điểm: Rủi ro và cơ hội 10 Chương 4: Tăng cường hệ thống y tế nhằm nâng cao sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh 17 Chương 5: Cùng nhau phấn đấu vì sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh 23 Các chỉ số Cận Sahara của Châu Phi 26 Đông và Nam Phi 28 Tây và Trung Phi 30 Trung Đông và Bắc Phi 32 Nam Á 34 Đông Á và Thái Bình Dương 36 Châu Mỹ La tinh và Caribê 38 Trung và Đông Âu/Cộng đồng các quốc gia độc lập 40 Các nước công nghiệp hóa 42 Các nước đang phát triển 44 Các nước kém phát triển nhất 46 2 3 1 Sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh: Thực trạng hiện nay Việc người phụ nữ mang thai và sinh con nói chung mang lại niềm vui cho các ông bố, bà mẹ và cho cả gia đình. Song ở nhiều nước và cộng đồng, đó còn là giai đoạn rủi ro cao đối với sức khỏe và tính mạng của người mẹ và đứa con mới sinh. Mỗi ngày có tới 1.500 phụ nữ bị tử vong do các biến chứng trong lúc mang thai và khi sinh. Kể từ 1990 đến nay, số ca tử vong ở bà mẹ mỗi năm trên toàn thế giới ước tính trên 500.000 với tổng số gần 10 triệu ca trong vòng 19 năm qua. Có lẽ chênh lệch về tỷ lệ tử vong ở bà mẹ lớn hơn chênh lệch về mọi yếu tố khác khi so sánh giữa các nước công nghiệp hóa với các khu vực đang phát triển, đặc biệt với các nước kém phát triển nhất. Kết luận này xuất phát từ các con số thống kê: căn cứ theo số liệu của năm 2005, tính trung bình, nguy cơ tử vong do những biến chứng trong lúc mang thai và khi sinh trong đời người phụ nữ ở các nước kém phát triển nhất lớn gấp hơn 300 lần so với phụ nữ ở các nước công nghiệp hóa. Không có tỷ lệ tử vong nào lại chênh lệch lớn như vậy. Hơn nữa, hàng triệu phụ nữ nếu sống sót sau khi sinh nở thì cũng bị thương tổn, nhiễm trùng, bệnh tật và khuyết tật xuất phát từ việc mang thai, và thường để lại hậu quả suốt đời. Đối với một đứa trẻ thì những ngày đầu mới chào đời là dễ bị tổn thương nhất. Gần 40% trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi - với con số 3,7 triệu năm 2004, là năm gần đây nhất có con số ước tính chắc chắn - xảy ra trong khoảng thời gian 28 ngày đầu sau khi sinh, trong đó ¾ bị tử vong vào khoảng thời gian 7 ngày đầu. Nguy cơ tử vong cao nhất là vào ngày đầu tiên sau khi sinh, vì theo ước tính có khoảng từ 25% đến 45% số trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh xảy ra trong ngày đầu mới lọt lòng mẹ. Chênh lệch về tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cũng rất rõ rệt: khả năng tử vong trong vòng 28 ngày tuổi của một đứa trẻ sinh ra ở một nước kém phát triển nhất cao gấp khoảng 14 lần so với một đứa trẻ sinh ra ở một nước công nghiệp hóa. Cũng như với tình trạng tử vong ở trẻ em, tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Châu Phi và Châu Á quá cao so với các châu lục khác: số trường hợp tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh của hai châu lục này cộng lại lần lượt chiếm tới 95% và khoảng 90% trên toàn thế giới. Vẫn tồn tại mức chênh lệch lớn giữa các nhóm đối tượng xã hội trong phạm vi mỗi nước, đặc biệt trong mối tương quan với tình trạng nghèo đói. Kết quả điều tra dân số và sức khỏe tiến hành trong giai đoạn 1995 - 2002 cho thấy trong phạm vi mỗi khu vực, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trong nhóm ngũ vị phân (20%) nghèo nhất cao hơn 20% - 50% so với nhóm ngũ vị phân giàu nhất. Sự bất bình đẳng tương tự cũng xảy ra với tình trạng tử vong ở bà mẹ. Giờ đây chúng ta đã hiểu rõ thời điểm và nguyên nhân xảy ra tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Hầu hết các trường hợp tử vong ở bà mẹ là do các biến chứng sản khoa - như xuất huyết sau khi sinh, nhiễm trùng, sản giật và đẻ khó - và các biến chứng khi nạo phá thai. Hình 1.1 Tỷ lệ tử vong ở bà mẹ theo khu vực* * Tổng các tỷ lệ này có thể không phải là 100% vì được làm tròn số. Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Ngân hàng Thế giới, Tử vong ở bà mẹ năm 2005: Các con số ước tính của WHO, UNICEF, UNFPA và Ngân hàng Thế giới, WHO, Giơnevơ, 2007, tr. 35. Tử vong ở bà mẹ năm 2005 Đông/Nam Phi 103,000 (19%) Trung Đông/ Bắc Phi 21,000 (4%) Nam Á 187,000 (35%) Đông Á/Thái Bình Dương 45,000 (8%) Châu Mỹ La tinh/Caribê 15,000 (3%) Tây/Trung Phi 162,000 (30%) Các nước công nghiệp hóa 830 (<1%) Trung & Đông Âu/Cộng đồng các quốc gia độc lập 2,600 (<1%) ©UNICEF/HQ06-2706/Shehzad Noorani 4 5 Hình 1.2 Chiều hướng, mức độ và nguy cơ tử vong trong đời của các bà mẹ Hình 1.3 Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh theo khu vực * Khu vực Cận Sahara của Châu Phi bao gồm Đông/Nam Phi và Tây/Trung Phi. Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Ngân hàng Thế giới, Tử vong ở bà mẹ năm 2005: Các con số ước tính của WHO, UNICEF, UNFPA và Ngân hàng Thế giới, WHO, Giơnevơ, 2007, tr. 35. Bệnh thiếu máu, lại thêm sốt rét, HIV và các tình trạng ốm đau bệnh tật khác, làm gia tăng nguy cơ tử vong ở bà mẹ do xuất huyết. Những nguy cơ ảnh hưởng lớn nhất tới sức khỏe của trẻ sơ sinh là các trường hợp nhiễm trùng ở mức độ nghiêm trọng (như nhiễm khuẩn/viêm phổi, uốn ván và tiêu chảy), ngạt thở và trẻ đẻ non. Cả ba vấn đề đó cộng lại là nguyên nhân chính gây ra tới 86% số trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh. Hầu hết các bệnh tật nêu trênthể phòng ngừa hay điều trị được bằng những biện pháp cơ bản như cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản có chất lượng, chăm sóc trong thời kỳ mang thai, cán bộ y tế có tay nghề tham gia hộ sinh, tiếp cận với dịch vụ cấp cứu phụ sản và trẻ sơ sinh khi cần thiết, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh cũng như tuyên truyền/giáo dục để tăng cường các tập quán sinh hoạt có lợi cho sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể ngăn chặn khoảng 80% số ca tử vong ở bà mẹ nếu họ được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sản phụ thiết yếu và chăm sóc sức khỏe cơ bản. Nếu làm tốt hơn việc điều tra, tiêm chủng cho các bà mẹ và các biện pháp đảm bảo vệ sinh trong quá trình sinh nở và chăm sóc dây rốn của trẻ sơ sinh có thể giảm thiểu tình trạng bị nhiễm trùng - là nguyên nhân gây ra 36% số trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh. * Khu vực Cận Sahara của Châu Phi bao gồm Đông/Nam Phi và Tây/Trung Phi. Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới, sử dụng các hệ thống đăng ký thiết yếu và kết quả của các cuộc điều tra hộ gia đình. Tây/Trung Phi Thế giới Khu vực Cận Sahara của Châu Phi* Các nước đang phát triển Các nước kém phát triển nhất Đông/Nam Phi Nam Á Trung Đông/Bắc Phi Đông Á/Thái Bình Dương Châu Mỹ La tinh/Caribê T rung & Đông Âu/Cộng đồng các quốc gia độc lập Các nước công nghiệp hóa Tỷ lệ tử vong ở bà mẹ, 1990 và 2005 1,100 1,100 1990 2005 0200 400 600 800 1,000 1,200 790 760 650 500 270 210 220 150 180 130 63 46 8 8 430 400 940 920 480 450 900 870 Số trường hợp tử vong ở bà mẹ trên 100.000 ca sinh sống Nguy cơ tử vong trong đời của các bà mẹ, 2005 Tây/Trung Phi Khu vực Cận Sahara của Châu Phi* Đông/Nam Phi Nam Á Trung Đông/Bắc Phi Đông Á/Thái Bình Dương Châu Mỹ La tinh/Caribê T rung & Đông Âu/Cộng đồng các quốc gia độc lập Các nước công nghiệp hóa 01234567 Thế giới Các nước kém phát triển nhất Các nước đang phát triển 5.9 3.4 1.7 0.7 0.3 0.4 0.1 0.01 1.1 4.5 1.3 4.2 Xác suất một phụ nữ sẽ tử vong do những nguyên nhân liên quan tới việc mang thai tích tụ trong suốt những năm lao động sản xuất (%) Tây/Trung Phi Nam Á Khu vực Cận Sahara của Châu Phi* Đông/Nam Phi Trung Đông/Bắc Phi Đông Á/Thái Bình Dương Trung & Đông Âu/Cộng đồng các quốc gia độc lập Châu Mỹ La tinh/Caribê Các nước công nghiệp hóa Thế giới Các nước kém phát triển nhất Các nước đang phát triển 0510 15 20 25 30 35 40 45 50 44 36 41 34 18 15 13 3 29 41 40 31 Tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh (0 - 28 ngày tuổi) trên 1.000 ca sinh sống, 2004 6 7 Ngoài những nguyên nhân trực tiếp gây ra tử vong, ốm đau, bệnh tật ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, còn có nhiều yếu tố gián tiếp liên quan tới hộ gia đình, cộng đồng và địa phương cũng làm tổn hại tới sức khoẻ và sự sống còn của hai đối tượng này, như: trẻ em gái và nữ thanh niên thiếu kiến thức, không được học hành đến nơi đến chốn và thường có nhiều khả năng phải bỏ học hơn so với trẻ em trai; không được tiếp cận đầy đủ với các loại thực phẩm bổ dưỡng và các chất dinh dưỡng vi lượng cơ bản; các cơ sở y tế có điều kiện môi trường kém chất lượng; khả năng tiếp cận hạn chế và không đầy đủ với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản. Ngoài ra, còn có những yếu tố cơ bản khác như nghèo đói, không được hoà đồng về mặt xã hội, phân biệt đối xử về giới và bất an ninh về chính trị cũng góp phần làm trầm trọng thêm những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của tình trạng tử vong, ốm đau, bệnh tật ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Những yếu tố gây tổn hại tới sức khoẻ và tính mạng của bà mẹ và trẻ em ở các nước đang phát triển càng cho thấy rõ những lợi ích của chuỗi các dịch vụ chăm sóc mang tính tổng hợp và hệ thống. Chuỗi dịch vụ này nhấn mạnh yêu cầu bắt buộc phải cung cấp các dịch vụ cơ bản cho bà mẹ và trẻ em vào những thời điểm hết sức quan trọng (tuổi vị thành niên, trước khi mang thai, trong thời kỳ mang thai, khi sinh, trong giai đoạn sau khi sinh và mới sinh, trong giai đoạn sơ sinh và mầm non) cũng như tại những địa điểm chủ chốt mà phụ nữ và trẻ emthể tiếp cận với các dịch vụ này vào bất cứ lúc nào (hộ gia đình, cộng đồng, phục vụ tận nơi, ngoại trú và các cơ sở y tế). Chuỗi dịch vụ chăm sóc nhấn mạnh luận điểm cho rằng xuất phát điểm để tạo cho người phụ nữ khả năng gìn giữ sức khoẻ và tính mạng của bản thân cũng như của đứa con trong thời kỳ mang thai và sinh nở là những kỹ năng, sự chăm sóc và bảo vệ mà người đó có được khi mới bước sang tuổi vị thành niên. Nếu người phụ nữ khoẻ mạnh, ăn uống đủ đinh dưỡng và được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản có chất lượng và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản trước, trong và sau khi mang thai sẽ có nhiều khả năng sinh ra những đứa con khoẻ mạnh. Tương tự, những đứa trẻ được nuôi dưỡng tốt và khoẻ mạnh sẽ có nhiều khả năng sống qua giai đoạn sơ sinh, mầm non và sau đó. Việc cải thiện sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh không chỉ hoàn toàn trông đợi vào việc cung cấp các dịch vụ y tế. Để đảm bảo thực sự hiệu quả và bền vững, cần phải mở rộng quy mô áp dụng các biện pháp can thiệp mang tính thiết yếu trong một khuôn khổ tăng cường và lồng ghép các chương trình với hệ thống y tế cũng như thúc đẩy tạo dựng một môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các quyền của phụ nữ. Nếu không giải quyết tình trạng phân biệt đối xử và bất bình đẳng với phụ nữ và trẻ em gái tồn tại từ bao lâu nay thì mức độ hiệu quả, bền vững và thậm chí tính khả thi của những hoạt động hỗ trợ tăng cường chăm sóc sức khoẻ ban đầu có nguy cơ bị giảm đi rất nhiều. 2 Tạo dựng môi trường thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh Việc tạo dựng một môi trường thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em đòi hỏi phải khắc phục những rào cản về kinh tế, xã hội và văn hóa vốn là nguyên nhân duy trì tình trạng bất bình đẳng và phân biệt đối xử về giới. Để đạt được mục đích này, cần phải tiến hành các biện pháp chính sau đây: giáo dục phụ nữ và trẻ em gái và xóa đói giảm nghèo; bảo vệ họ khỏi bị ngược đãi, bóc lột, phân biệt đối xử và bạo hành; tăng cường vai trò ra quyết định trong gia đình cũng như sự tham gia của họ trong đời sống kinh tế, chính trị; nâng cao năng lực, vị thế cho họ để họ có thể đòi các quyền của mình và yêu cầu xã hội cung cấp các dịch vụ cơ bản cho bản thân và con cái họ. Việc tăng cường sự tham gia của nam giới trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh và giải quyết tình trạng phân biệt đối xử về giới cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng để tạo dựng môi trường thuận lợi. Việc nâng cao năng lực, vị thế của trẻ em gái và phụ nữ tác động trực tiếp tới sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Đặc biệt, công tác giáo dục có thể hạn chế các nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản của trẻ em gái và phụ nữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy ©UNICEF/HQ05-2185/Giacomo Pirozzi 8 9 có nhiều khả năng những trẻ em ở lứa tuổi vị thành niên được giáo dục sẽ đợi qua độ tuổi này mới lập gia đình. Việc lui lại thời điểm lập gia đình như vậy có ý nghĩa hết sức quan trọng: vì những biến chứng trong quá trình mang thai và sinh con là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở trẻ em gái trong độ tuổi 15 - 19 trên thế giới, khoảng 70.000 trường hợp mỗi năm. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ngoài việc lui lại thời điểm có thai, các bà mẹ được giáo dục có nhiều khả năng đảm bảo miễn dịch cho con, biết nhiều thông tin hơn về chế độ dinh dưỡng và sử dụng các biện pháp tránh thai cải tiến để giãn khoảng cách giữa các lần sinh. Con cái họ có tỷ lệ sống cao hơn và được nuôi với chế độ dinh dưỡng tốt hơn. Tảo hôn là vi phạm quyền con người theo các công ước quốc tế và luật pháp ở nhiều nước, cướp đi cơ hội học hành của trẻ em gái và dẫn đến tình trạng mang thai quá sớm. Trẻ em gái có thai ở độ tuổi càng ít thì càng có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ của bản thân và đứa con. Trẻ em gái sinh con ở tuổi 15 có nguy cơ bị tử vong khi sinh cao gấp 5 lần so với phụ nữ ở tuổi đôi mươi. Hơn nữa, nếu người mẹ dưới 18 tuổi thì đứa con sinh ra có nguy cơ bị tử vong trước khi tròn một tuổi cao hơn 60% so với đứa con của người mẹ từ 19 tuổi trở lên. Thậm chí nếu sống được thì đứa trẻ cũng có nhiều khả năng bị thiếu cân, suy dinh dưỡng và chậm phát triển về cơ thể và trí tuệ. Mặc dù hiện tượng tảo hôn nói chung ngày càng trở nên ít phổ biến hơn, song tốc độ thay đổi còn chậm. Để khắc phục tư tưởng thịnh hành về tảo hôn đòi hỏi phải có sự tham gia hành động của Chính phủ và các bên liên quan, như các nhà lãnh đạo tôn Hình 2.1 Tình trạng tảo hôn diễn ra với tỷ lệ cao ở Nam Á và Cận Sahara của Châu Phi * Trừ Trung Quốc. ** Khu vực Cận Sahara của Châu Phi bao gồm Đông/Nam Phi và Tây/Trung Phi. Nguồn: Các cuộc điều tra dân số và sức khỏe, các cuộc điều tra cụm dân cư đa chỉ số và các cuộc điều tra quốc gia khác. giáo và lãnh đạo cộng đồng và tăng cường công tác giáo dục, đặc biệt ở cấp trung học. Việc đấu tranh chống bạo hành và ngược đãi với phụ nữ và trẻ em gái có ý nghĩa hết sức quan trọng để nâng cao sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Các cuộc nghiên cứu quy mô lớn của Tổ chức Y tế Thế giới và các cuộc nghiên cứu mới đây của Liên Hợp Quốc về bạo hành với phụ nữ và trẻ em cho thấy tình trạng ngược đãi diễn ra ở mức độ rất nghiêm trọng. Bạo hành dẫn đến hậu quả là làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe và kết quả sinh sản của phụ nữ và trẻ em gái. Tập tục cắt bộ phận sinh dục ngoài của nữ là một sự vi phạm quyền của phụ nữ và trẻ em gái và cũng là một hình thức bạo hành, và ước tính có khoảng 70 triệu trẻ em gái và phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49 ở 27 nước thuộc Châu Phi và Trung Đông đã từng là nạn nhân của tập tục này. Việc cắt bộ phận sinh dục ngoài của nữ có thể làm gia tăng đáng kể nguy cơ bị biến chứng trong quá trình sinh nở. Theo một nghiên cứu của WHO, tập tục này có thể gây ra hiện tượng chảy máu và nhiễm trùng kéo dài, làm tăng thêm 1 - 2 trường hợp tử vong trên 100 ca sinh. Các hình thức bạo hành khác, kể cả bạo hành về thể xác do bạn tình hay kẻ hiếp dâm gây ra, có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe đối với bà mẹ và trẻ em. Để giảm bớt tình trạng bạo hành với phụ nữ và trẻ em gái, cần phải đề ra các cơ chế mang tính toàn diện, bao gồm luật pháp và thi hành luật, nghiên cứu, các chương trình và ngân sách, tăng cường tiếng nói của phụ nữ trong các cuộc thảo luận và duy trì mối quan tâm tới vấn đề này. Việc hỗ trợ phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Theo kết quả nghiên cứu, một khi phụ nữ tham gia quyết định những công việc chính trong gia đình thì sẽ có nhiều khả năng đảm bảo cho con cái được nuôi dưỡng tốt cũng như tìm được các dịch vụ khám chữa bệnh phù hợp cho bản thân và con cái. Sự nhạy bén của phụ nữ khi hành động tập thể là một trong những lý do rõ nhất cho thấy tại sao hầu hết trẻ sơ sinh và bà mẹ có thể sống qua các lần mang thai và sinh nở. Khi phụ nữ được tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, họ có thể đấu tranh chống lại những tư tưởng, tập quán phân biệt đối xử về giới, chia sẻ công việc, tập trung các nguồn lực cũng như cùng nhau xây dựng và duy trì các sáng kiến cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Nam giới cũng có thể tham gia trong các hoạt động này. Thực tế cho thấy có nhiều khả năng nam giới sẽ trở thành những người cha quan tâm, chăm sóc và hòa đồng với con cái một khi họ có ‎ý thức tích cực về bản thân và các mối quan hệ cũng như được gia đình và bạn bè ủng hộ việc họ hòa mình vào cuộc sống của con cái. Vì sự tham gia của phụ nữ trên nghị trường vẫn còn hạn chế và mới diễn ra gần đây, nên chưa thể xác định được ảnh hưởng của việc các nữ nghị sĩ tham gia ủng hộ vấn đề sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy họ có thể ủng hộ mạnh mẽ và thúc đẩy các biện pháp xác định ưu tiên cho những sáng kiến cải thiện việc chăm sóc trẻ em và tăng cường các quyền của phụ nữ. Những biện pháp như vậy có ý nghĩa căn bản để tạo dựng một môi trường thuận lợi cho việc thúc đẩy chuỗi dịch vụ chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, trẻ sơ sinh và trẻ em mang tính tổng hợp và hệ thống. 0102030405060 49 44 36 19 18 11 40 36 49 Không có số liệu Tây/Trung Phi Đông/Nam Phi Nam Á Trung Đông/Bắc Phi Đông Á/Thái Bình Dương* Châu Mỹ La tinh/Caribê T rung & Đông Âu/Cộng đồng các quốc gia độc lập Khu vực Cận Sahara của Châu Phi** Các nước đang phát triển* Các nước kém phát triển nhất Tỷ lệ phần trăm phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 24 đã lập gia đình trước tuổi 18, 1998 - 2007 10 11 3 Chuỗi các dịch vụ chăm sóc tổng hợp theo thời gian và địa điểm: Rủi ro và cơ hội Chuỗi các dịch vụ chăm sóc mang tính tổng hợp và hệ thống nhằm thay thế cho phương thức truyền thống vẫn được chú trọng từ trước đến nay là tiến hành các biện pháp can thiệp đơn lẻ và giải quyết từng bệnh cụ thể. Có thể tóm tắt cơ sở lý luận cốt lõi của chuỗi dịch vụ này như sau: Các dịch vụ thiết yếu cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em đạt hiệu quả cao nhất khi được cung cấp dưới hình thức các gói dịch vụ tổng hợp vào những thời điểm quan trọng trong vòng đời của bà mẹ và trẻ em, thông qua một hệ thống y tế năng động, tại những địa điểm mấu chốt cũng như được hậu thuẫn bởi một môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các quyền của phụ nữ. Cung cấp dịch vụ vào những thời điểm quan trọng Để hỗ trợ cho chuỗi dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh, cần phải cung cấp các dịch vụ thiết yếu sau đây: tăng cường chế độ dinh dưỡng; các tập quán và phương tiện đảm bảo cung cấp nước sạch, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường; phòng và điều trị bệnh; các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản có chất lượng; chăm sóc tốt sức khoẻ bà mẹ trong khi mang thai; dịch vụ hộ sinh của cán bộ y tế có tay nghề; chăm sóc cơ bản và toàn diện đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh trong trường hợp cấp cứu; chăm sóc hậu sản; chăm sóc trẻ sơ sinh; quản lý tổng hợp các bệnh của trẻ sơ sinh và trẻ ở lứa tuổi mầm non. Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản có chất lượng: Ngày càng có nhiều người nhất trí về tầm quan trọng của việc cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản đặc biệt đối với thanh niên cũng như việc hạn chế sự gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong thanh niên. Để tăng cường năng lực cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở cấp quốc gia đòi hỏi phải xác định các vấn đề, đưa ra các ưu tiên và xây dựng chiến lược với sự tham gia của tất cả các đối tượng có liên quan. Tăng cường chế độ dinh dưỡng: Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ em gái ở lứa tuổi vị thành niên và phụ nữ mang thai là hết sức quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự sống còn của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tình trạng thiếu dinh dưỡng của nữ thanh niên, đặc biệt phổ biến ở Nam Á từ khi các em còn nhỏ tuổi, làm gia tăng rủi ro về sức khỏe đối với cả phụ nữ và những đứa con mới sinh của họ. Các chương trình nhằm mục đích nâng cao sức khỏe bà mẹ ngày càng chú trọng vào việc tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ em gái và phụ nữ. Việc tăng khẩu phần ăn và bổ sung axít folic và sắt hiện đang được khuyến khích vào giai đoạn trước và trong khi mang thai. Việc đa dạng hóa chế độ ăn, sử dụng muối I-ốt và tẩy giun sán cũng rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai và bà mẹ. Nên bổ sung Vitamin A cho phụ nữ sau khi sinh. Việc cải tiến chế độ ăn cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là việc nuôi con ngay từ đầu và hoàn toàn bằng sữa mẹ, góp phần bảo vệ các bé khỏi bệnh tật. Các tập quán và phương tiện đảm bảo cung cấp nước sạch, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường: Các tập quán sinh đẻ hợp vệ sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng để bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, thường do tập quán sinh đẻ, sử dụng nước và môi trường kém vệ sinh, gây ra 36% số ca tử vong ở trẻ sơ sinh trong năm 2000. Việc tăng cường các tập quán sinh đẻ hợp vệ sinh và tiêm chủng đã góp phần giảm đáng kể tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh bị uốn ván kể từ năm 1980 đến nay. Phòng và điều trị bệnh: Các biện pháp can thiệp nhằm phòng và điều trị các bệnh truyền nhiễm ở phụ nữ có thai là những biện pháp bổ sung quan trọng đối với các dịch vụ chăm sóc sản phụ. Hai lĩnh vực chủ chốt là phòng và điều trị bệnh có liên quan tới HIV và sốt rét, đặc biệt tại khu vực Cận Sahara của Châu Phi. Cuộc chiến chống HIV đã cho thấy những dấu hiệu tiến bộ: Tỷ lệ nữ thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 24 đến các cơ sở khám thai đã giảm ở 14 trong số 17 nước có đủ số liệu từ 2000/2001, và việc điều trị bằng thuốc kháng virút để ngăn chặn lây truyền HIV từ mẹ sang con trên thế giới đã tăng từ 10% năm 2004 lên tới 33% năm 2007. V iệc phân phát màn đã được xử lý thuốc chống muỗi cho phụ nữ có thai và việc điều trị ©UNICEF/HQ06-0567/Shehzad Noorani 12 13 dự phòng chống sốt rét theo đợt - cung cấp một liều thuốc chống sốt rét ít nhất hai lần trong thời gian mang thai, bất luận người phụ nữ mang thai đó có bị sốt rét hay không - là hai biện pháp đang góp phần khống chế căn bệnh này. Tuy các hoạt động phòng chống và điều trị HIV và sốt rét đã đạt được một số thành công trong những năm gần đây, song vẫn còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để hạn chế thiệt hại về người do các căn bệnh đó gây ra. Chăm sóc tốt sức khỏe bà mẹ trong thời kỳ mang thai: Hầu hết các vấn đề về sức khỏe của phụ nữ có thai đều có thể phòng ngừa, phát hiện hay điều trị thành công thông qua các cuộc kiểm tra sức khỏe trong thời kỳ mang thai. Theo khuyến cáo của UNICEF và WHO, phụ nữ có thai phải đi khám sức khỏe ít nhất bốn lần trước khi sinh. Các cuộc kiểm tra sức khỏe này là cơ sở để cung cấp cho phụ nữ các biện pháp can thiệp thiết yếu như tiêm phòng uốn ván, kiểm tra và điều trị các bệnh nhiễm trùng cũng như thông tin quan trọng về các trường hợp biến chứng trong thời kỳ mang thai và khi sinh con. Hầu hết các số liệu đều liên quan tới các trường hợp phụ nữ đi khám sức khỏe ít nhất một lần trong thời kỳ mang thai. Ở khối các nước đang phát triển nói chung, có tới ¾ phụ nữ mang thai được cán bộ y tế có tay nghề khám sức khỏe ít nhất một lần, song nhiều phụ nữ không đi kiểm tra sức khỏe đủ bốn lần theo khuyến cáo. Dịch vụ hộ sinh của cán bộ y tế có tay nghề: không có biện pháp gì thay thế được việc hộ sinh của cán bộ y tế có tay nghề. Số ca sinh được sự trợ giúp của cán bộ y tế có tay nghề ở các nước đang phát triển thuộc tất cả các khu vực đã tăng lên rõ rệt trong thập kỷ qua, trừ khu vực Cận Sahara của Châu Phi. Trong giai đoạn 2000 - 2007, cán bộ y tế có tay nghề đã hỗ trợ cho 61% trong tổng số ca sinh ở các nước đang phát triển. Hai khu vực có tỷ lệ bao phủ của dịch vụ hộ sinh thấp nhất, Nam Á (41%) và Cận Sahara của Châu Phi (45%), cũng có tỷ lệ tử vong ở bà mẹ cao nhất. Ở khối nước đang phát triển nói chung, xác suất của phụ nữ thuộc nhóm 1/5 hộ nghèo nhất được sự hỗ trợ của cán bộ y tế có tay nghề khi sinh con chỉ bằng khoảng một nửa so với phụ nữ thuộc nhóm hộ gia đình giàu nhất. Theo khuyến cáo của WHO, cán bộ y tế có tay nghề cần đặc biệt theo dõi, xử lý giai đoạn ba của quá trình sinh đẻ (từ thời điểm đứa trẻ lọt lòng mẹ cho đến khi nhau thai được bong hết ra ngoài) trong tất cả các ca sinh. Khuyến cáo này được chấp nhận rộng rãi như là một biện pháp giảm thiểu tình trạng xuất huyết sau khi sinh, một nguyên nhân chính gây tử vong ở bà mẹ. Chăm sóc cơ bản và toàn diện đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh trong trường hợp cấp cứu: Việc chăm sóc kịp thời ở cơ sở y tế đôi khi rất cần thiết để bảo vệ tính mạng của người phụ nữ bị biến chứng trong khi sinh. Cán bộ y tế được đào tạo không những có khả năng hỗ trợ một ca sinh bình thường hay một ca sinh tương đối phức tạp mà còn phải có khả năng nhận biết một ca sinh có biến chứng nghiêm trọng cần phải được chuyển tới cơ sở y tế cung cấp dịch vụ cấp cứu ở mức độ chuyên sâu hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 15% số ca sinh sống cần được cấp cứu, và 5 - 15% số ca sinh cần được phẫu thuật. Rõ ràng là còn nhiều khoảng trống quan trọng Hình 3.1 Tỷ lệ bao phủ của dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trong khi mang thai Hình 3.2 Tỷ lệ bao phủ của dịch vụ hộ sinh * Khu vực Cận Sahara của Châu Phi bao gồm Đông/Nam Phi và Tây/Trung Phi. ** Sinh đẻ ở cơ sở y tế là tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 49 sinh con tại cơ sở y tế trong vòng hai năm trước khi tiến hành điều tra. *** Hộ sinh của cán bộ y tế có tay nghề là tỷ lệ phần trăm ca sinh được sự hỗ trợ của cán bộ y tế có tay nghề (bác sĩ, y tá và nữ hộ sinh). Nguồn: Các cuộc điều tra dân số và sức khỏe, các cuộc điều tra cụm dân cư đa chỉ số, Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF. Các nước kém phát triển nhất Các nước đang phát triển Khu vực Cận Sahara của Châu Phi* Thế giới T rung & Đông Âu/Cộng đồng các quốc gia độc lập Châu Mỹ La tinh/Caribê Đông Á/Thái Bình Dương Trung Đông/Bắc Phi Nam Á Đông/Nam Phi Tây/Trung Phi 0102030405060708090 100 71 44 72 40 68 34 72 89 66** 94 83 90 Không có số liệu Không có số liệu 47 77 42 72 46** 77 32 64 Kiểm tra sức khỏe cho phụ nữ trong khi mang thai do cán bộ y tế có tay nghề thực hiện: Ít nhất bốn lần Ít nhất một lần Tỷ lệ phần trăm phụ nữ trong độ tuổi từ 15 - 49 được chăm sóc trong thời kỳ mang thai, 2000-2007 ISinh đẻ ở cơ sở y tế** Hộ sinh của cán bộ y tế có tay nghề*** 020406080 100 Các nước kém phát triển nhất Các nước đang phát triển Khu vực Cận Sahara của Châu Phi* Thế giới T rung & Đông Âu/Cộng đồng các quốc gia độc lập Châu Mỹ La tinh/Caribê Đông Á/Thái Bình Dương Trung Đông/Bắc Phi Nam Á Đông/Nam Phi Tây/Trung Phi 46 49 33 40 35 41 71 81 73 87 86 85 89 94 54 62 40 45 54 61 32 39 Tỷ lệ phần trăm, 2000-2007 14 15 chưa được bao phủ, đặc biệt ở các vùng nông thôn thuộc khu vực Cận Sahara của Châu Phi với tỷ lệ các ca sinh được thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật chiếm khoảng 2%. Chất lượng của các dịch vụ chăm sóc là rất quan trọng. Để đảm bảo đáp ứng yêu cầu phục vụ, các cơ sở y tế phải có đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị và nhân viên được đào tạo. Các yếu tố cản trở việc cung cấp và khả năng tiếp cận các dịch vụ cấp cứu về thai sản bao gồm chi phí, khoảng cách, thiếu nhân lực và các rào cản văn hóa. Chăm sóc hậu sản cho bà mẹ và trẻ sơ sinh: Chăm sóc hậu sản là vấn đề cấp bách cần quan tâm. Phụ nữ thường ít quan tâm tới việc chăm sóc sau khi sinh hơn là chăm sóc trước hay trong khi sinh, và thậm chí các bà mẹ hưởng chế độ chăm sóc ngay sau khi sinh thường không được chú ý tới trong nhiều ngày và nhiều tuần tiếp theo. Thậm chí, một ca sinh được cán bộ y tế chuyên nghiệp theo dõi thì việc chăm sóc hậu sản có thể chỉ là một lần khám duy nhất sau đó sáu tuần. Việc chăm sóc hậu sản cũng có thể góp phần nâng cao sức khỏe trẻ sơ sinh, đặc biệt thông qua việc tăng cường vệ sinh khi chăm sóc trẻ và việc nuôi con ngay từ đầu và hoàn toàn bằng sữa mẹ. Trong bối cảnh có nhiều yếu tố cản trở việc chăm sóc sau khi sinh tại cơ sở y tế như chi phí, khó khăn trong việc bố trí phương tiện vận chuyển và chỗ ăn ở cho người nhà của sản phụ, thì việc thăm khám và chăm sóc sản phụ tận nơi có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc hậu sản, bất luận người phụ nữ sinh con ở đâu. Mối liên quan giữa tính mạng con người và nơi sinh Giờ đây, chúng ta nhận thấy rằng việc thực hiện các biện pháp can thiệp dưới hình thức trọn gói có thể nâng cao cả hiệu quả chuyên môn cũng như hiệu quả chi phí. Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ theo phương thức tổng hợp vừa khuyến khích người dân sử dụng tạo thêm cơ hội để mở rộng phạm vi bao phủ và nâng cao chất lượng dịch vụ. Mục tiêu đặt ra là thiết lập một hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu toàn diện nhằm cung cấp cho phụ nữ và trẻ em các dịch vụ thiết yếu và tăng cường các mối gắn kết giữa gia đình và cơ sở y tế. Sinh đẻ tại nhà: Ở khối các nước đang phát triển nói chung, số ca sinh tại trạm xá hay bệnh viện chiếm 54%, trong khi đó ở Nam Á và Cận Sahara của Châu Phi - là hai khu vực có tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh cao nhất - có tới 60% số ca sinh diễn ra tại nhà. Các loại phí dịch vụ chi trả trực tiếp, các chi phí đi lại và ăn ở cộng thêm các chi phí gián tiếp như mức thu nhập bị giảm do người thân trong gia đình phải dành thời gian đi theo để chăm sóc có lẽ là những yếu tố cản trở việc sử dụng dịch vụ ở các cơ sở y tế. Gánh nặng công việc chăm sóc hậu sản đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh chủ yếu do gia đình của những người đó gánh vác. Việc cải thiện sức khỏe có lẽ bắt đầu từ chính gia đình. Chế độ dinh dưỡng và các tập quán vệ sinh cá nhân trong gia đình là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định các rủi ro về sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, không quan tâm tới các tập quán vệ sinh cá nhân cơ bản như rửa tay bằng xà phòng hay bằng tro sau khi đi vệ sinh và trước khi nấu và ăn cơm. Tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà có thể làm gia tăng sự lây lan các bệnh nhiễm trùng và kiết lị, tiêu chảy. Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu có nhiều khả năng nâng cao sức khỏe của bé. Việc nâng cao kiến thức của gia đình về các biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dinh dưỡng và y tế môi trường cùng với việc nâng cao năng lực, vị thế cho phụ nữ để họ tự đưa ra các quyết định về sức khỏe của bản thân và con cái họ có thể mang lại tác động tích cực rõ rệt đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh, bà mẹ mới sinh con và bà mẹ đang mang thai. Các nhóm đối tác cộng đồng: Cộng đồng có vai trò hết sức quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe, không chỉ thể hiện ở việc loại bỏ được những biện pháp thay thế tốn kém mà còn là con đường để tăng cường hơn nữa năng lực, vị thế và các quyền con người của phụ nữ. Các nhóm đối tác cộng đồng trong lĩnh vực y tế thường tham gia đào tạo người dân trở thành những nhân viên y tế cộng đồng với nhiệm vụ đi thăm hỏi các gia đình trong cộng đồng hay nhân viên ở các cơ sở y tế. Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, rửa tay bằng xà phòng và sử dụng màn được xử lý thuốc chống muỗi để phòng ngừa bệnh sốt rét là ba trong số những biện pháp can Hình 3.3 Dịch vụ cấp cứu thai sản: Các ca sinh được thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật ở khu vực nông thôn * Trừ Trung Quốc. ** Khu vực Cận Sahara của Châu Phi bao gồm Đông/Nam Phi và Tây/Trung Phi. Nguồn: Các cuộc điều tra dân số và sức khỏe, các cuộc điều tra hộ gia đình ở cấp quốc gia và UNICEF. 02468101214 1 2 5 12 4 13 6 4 2 4 2 Các nước kém phát triển nhất Các nước đang phát triển* Khu vực Cận Sahara của Châu Phi** Thế giới Trung & Đông Âu/Cộng đồng các quốc gia độc lập Châu Mỹ La tinh/Caribê Đông Á/Thái Bình Dương* Trung Đông/Bắc Phi Nam Á Đông/Nam Phi Tây/Trung Phi Tỷ lệ phần trăm ca sinh sống ở khu vực nông thôn được thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật 16 17 thiệp phổ biến nhất mà các nhân viên y tế cộng đồng tuyên truyền vận động. Ngoài ra, nhiều nhóm đối tác cộng đồng trong lĩnh vực y tế có những nhân viên có khả năng tư vấn về các biện pháp phòng ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con và tham gia vào việc quản lý dịch bệnh trẻ em ở lứa tuổi mầm non như sốt rét, viêm phổi và nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh. Ví dụ ở các vùng nông thôn của Nêpan, các nhân viên y tế cộng đồng được đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với các cán bộ y tế có tay nghề để giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thêm 30%. Các dịch vụ tận nơi và phục vụ bệnh nhân ngoại trú: Nếu như các nhóm đối tác cộng đồng trong lĩnh vực y tế có thể góp phần mở rộng phạm vi bao phủ của các dịch vụ thiết yếu đồng thời tạo cơ hội để tăng thêm đối tượng thụ hưởng trong hệ thống y tế, thì các dịch vụ tận nơi và phục vụ bệnh nhân ngoại trú có thể là cầu nối giữa các hoạt động chăm sóc của gia đình và cộng đồng với các dịch vụ chăm sóc ở cơ sở y tế. Đó là các cơ chế hết sức quan trọng để thực hiện công tác chăm sóc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh cũng như các chương trình sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản. Có thể thực hiện tốt việc kiểm tra sức khoẻ cho mẹ và bé trước và sau khi sinh dưới hình thức các dịch vụ tận nơi hay phục vụ bệnh nhân ngoại trú. Các dịch vụ chính bao gồm: phát hiện và kiểm tra các dấu hiệu nguy hiểm ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, hướng dẫn về chế độ ăn uống - đặc biệt việc nuôi con ngay từ đầu và hoàn toàn bằng sữa mẹ - và cách thức chăm sóc trẻ sơ sinh, việc chuyển tuyến điều trị cho mẹ và bé khi cần thiết cũng như hỗ trợ và tư vấn về các tập quán tốt cho sức khoẻ. Chăm sóc ở cơ sở y tế: Nói chung, cơ sở y tế là nơi cung cấp các dịch vụ phòng và chữa bệnh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh đa dạng nhất và cũng là nơi tập trung đội ngũ cán bộ y tế có tay nghề cao nhất. Các cơ sở y tế bao gồm hai nhóm chính: trạm xá và bệnh viện. Trạm xá, là cơ sở y tế nằm gần cộng đồng nhất, thường giải quyết những ca sinh không phức tạp và một số trường hợp biến chứng chính - ví dụ như bóc bỏ nhau thai bằng phương pháp thủ công hay hồi sức cho trẻ sơ sinh. Do có những rủi ro tiềm ẩn gắn liền với việc sinh nở nên nhân viên ở trạm xá, đặc biệt những người tham gia cung cấp dịch vụ tận nơi, cần có kiến thức để phát hiện được những trường hợp biến chứng trong các ca sinh hay tình hình sức khỏe của trẻ sơ sinh vượt quá khả năng giải quyết của họ và cần phải chuyển tới cơ sở y tế cấp cao hơn, như bệnh viện huyện vì đội ngũ bác sĩ ở đó có thể cung cấp các dịch vụ chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, tư vấn và phục hồi. Một số hệ thống y tế có bệnh viện chuyển tuyến cung cấp dịch vụ chăm sóc lâm sàng phức tạp, song ở hầu hết các nước đang phát triển thì các nhu cầu đi khám chữa bệnh của bà mẹ và trẻ sơ sinh đều do trạm xá hay bệnh viện huyện đáp ứng. 4 Tăng cường hệ thống y tế nhằm nâng cao sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh Để thiết lập chuỗi dịch vụ chăm sóc mang tính tổng hợp và hệ thống đòi hỏi phải tăng cường hệ thống y tế bằng những bước đi thiết thực. Do việc mang thai và sinh con đi kèm với những thách thức, rủi ro và cơ hội đặc biệt, nên có một số việc cần chú trọng hơn, như: làm sâu sắc thêm cơ sở thực tiễn và tăng cường lực lượng lao động trong ngành y tế, nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hậu cần, đưa ra các giải pháp tài trợ công bằng, kích cầu cho các dịch vụ chăm sóc thông qua công tác vận động xã hội, đảm bảo chất lượng của các dịch vụ này, tăng cường cam kết chính trị và vai trò lãnh đạo thông qua việc hợp tác. Bước 1: Tăng cường công tác thu thập và phân tích số liệu Không có một chỉ số nào phản ánh đầy đủ tính chất phức tạp của vấn đề sức khỏe bà mẹ hay trẻ sơ sinh, song có thể sử dụng một loạt công cụ - như điều tra dân số, biểu câu hỏi điều tra, điều tra hộ gia đình và cộng đồng và số liệu của các cơ sở y tế - để thu thập số liệu về nhiều chỉ số. Những thông tin quan trọng cần phải có để ©UNICEF/HQ05-1797/Giacomo Pirozzi [...]... tuổi (2000 - 2007*) Trẻ em trai Trẻ em gái 90 91 80** 77** - 81 Ước tính số trẻ em (0 - 17 tuổi) bị mồ côi vì AIDS (2007) Bảo vệ trẻ em Việc chứng sinh (2000 - 2007*) Thành thị Nông thôn Tảo hôn (1998 - 2007*) Thành thị Nông thôn Lao động trẻ em (5 - 14 tuổi, 1999 - 2007*) Trẻ em trai Trẻ em gái Phụ nữ 48** 44** 91 Ước tính số trẻ em (0 -14 tuổi) sống chung với HIV (2007) Tỷ lệ học trung học đúng tuổi... 2007*) Trẻ em trai Trẻ em gái 88 85 80** 77** Tỷ lệ học trung học đúng tuổi (2000 - 2007*) Học sinh nam Học sinh nữ 54 52 75 81 Ước tính số trẻ em (0 - 17 tuổi) bị mồ côi vì AIDS (2007) 0,8 33.000.000 28.000 2.000.000 - 15.000.000 Bảo vệ trẻ em Việc chứng sinh (2000 - 2007*) Thành thị Nông thôn 75 86 67 - Tảo hôn (1998 - 2007*) Thành thị Nông thôn 18 12 23 - Lao động trẻ em (5 - 14 tuổi, 1999 - 2007*) Trẻ. .. 51 43 63 81 Ước tính số trẻ em (0 - 17 tuổi) bị mồ côi vì AIDS (2007) 0,8 33.000.000 110.000 2.000.000 - 15.000.000 Bảo vệ trẻ em Việc chứng sinh (2000 - 2007*) Thành thị Nông thôn 36 52 30 - Tảo hôn (1998 - 2007*) Thành thị Nông thôn 49 32 58 - Lao động trẻ em (5 - 14 tuổi, 1999 - 2007*) Trẻ em trai Trẻ em gái 13 13 12 - Tỷ lệ biết chữ ở người lớn (phần trăm phụ nữ so với nam giới 2000 - 2007*) 71 88... lớn (phần trăm phụ nữ so với nam giới 2000 - 2007*) 75 88 Tỷ lệ phần trăm phụ nữ được chăm sóc trong thời kỳ mang thai (2000 - 2007*) ít nhất một lần ít nhất bốn lần 72 42 77 47** Tỷ lệ phần trăm hộ sinh có tay nghề (2000 - 2007*) 45 62 Ước tính số trẻ em (0 - 17 tuổi) bị mồ côi vì AIDS (2007) Bảo vệ trẻ em Lao động trẻ em (5 - 14 tuổi, 1999 - 2007*) Trẻ em trai Trẻ em gái Phụ nữ Nguy cơ tử vong ở bà... 900.000 2.000.000 - 15.000.000 Ước tính số trẻ em (0 - 17 tuổi) bị mồ côi vì AIDS (2007) Bảo vệ trẻ em Việc chứng sinh (2000 - 2007*) Thành thị Nông thôn 29 42 25 - Tảo hôn (1998 - 2007*) Thành thị Nông thôn 49 37 55 - Lao động trẻ em (5 - 14 tuổi, 1999 - 2007*) Trẻ em trai Trẻ em gái 30 31 28 - Phụ nữ Tỷ lệ biết chữ ở người lớn (phần trăm phụ nữ so với nam giới 2000 - 2007*) 72 88 Tỷ lệ phần trăm phụ... chữ ở người lớn (2000 - 2007*) Ước tính số trẻ em (0 -14 tuổi) sống chung với HIV (2007) 0,3 480.000 32 GHI CHÚ: * Dữ liệu của năm gần đây nhất trong giai đoạn báo cáo ** Trừ Trung Quốc - Không có dữ liệu + Dữ liệu dựa trên “tiêu chuẩn mới của WHO về tăng trưởng ở trẻ em 33 NAM Á CHỈ SỐ KHU VỰC THẾ GIỚI Chỉ số về dân số Tổng số dân (2007) CHỈ SỐ KHU VỰC THẾ GIỚI 889 7.952 40 - Tỷ lệ phần trăm chi tiêu... học đúng tuổi (2000 - 2007*) Trẻ em trai Trẻ em gái 93 91 80** 77** Tỷ lệ học trung học đúng tuổi (2000 - 2007*) Học sinh nam Học sinh nữ 79 76 97 81 0,8 33.000.000 11.000 2.000.000 - 15.000.000 Việc chứng sinh (2000 - 2007*) Thành thị Nông thôn 92 93 92 - Tảo hôn (1998 - 2007*) Thành thị Nông thôn 11 11 13 - Lao động trẻ em (5 - 14 tuổi, 1999 - 2007*) Trẻ em trai Trẻ em gái 5 5 5 - Tỷ lệ biết chữ... chính 2000 - 2007*) 97 76** Tỷ lệ học tiểu học đúng tuổi (2000 - 2007*) Trẻ em trai Trẻ em gái - 80** 77** Tỷ lệ học trung học đúng tuổi (2000 - 2007*) Học sinh nam Học sinh nữ - 81 Ước tính số trẻ em (0 - 17 tuổi) bị mồ côi vì AIDS (2007) Bảo vệ trẻ em Phụ nữ 48** 44** Tỷ lệ biết chữ ở người lớn (2000 - 2007*) Ước tính số trẻ em (0 -14 tuổi) sống chung với HIV (2007) 42 Tỷ lệ phần trăm hộ sinh có... - 2007*) Trẻ em trai Trẻ em gái 92** 92** 80** 77** Tỷ lệ học trung học đúng tuổi (2000 - 2007*) Học sinh nam Học sinh nữ 60** 63** 81 Ước tính số trẻ em (0 - 17 tuổi) bị mồ côi vì AIDS (2007) 0,8 33.000.000 41.000 2.000.000 - 15.000.000 Bảo vệ trẻ em Việc chứng sinh (2000 - 2007*) Thành thị Nông thôn 72** 81** 67** - Tảo hôn (1998 - 2007*) Thành thị Nông thôn 19** 12** 25** - Lao động trẻ em (5 - 14... 548 2004 2005 2006 Nguồn: Greco, Giulia và cộng sự, “Đếm ngược đến năm 2015: Đánh giá sự hỗ trợ của các nhà tài trợ cho sức khoẻ bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2003 - 2006”, The Lancet, số 371, ngày 12 tháng 4 năm 2008, tr 1269 24 25 KHU VỰC CẬN SAHARA CỦA CHÂU PHI CHỈ SỐ KHU VỰC THẾ GIỚI Chỉ số về dân số CHỈ SỐ KHU VỰC THẾ GIỚI 965 7.952 51 - - 11 14 6 13 54 19 42 Chỉ số kinh tế Tổng số dân . Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Tháng 12 năm 2008 Báo cáo Tình trạng trẻ em trên thế giới năm 2009 xem xét những vấn đề cốt lõi về sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh và nhấn mạnh sự cần thiết phải. TÌNH TRẠNG TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2009 TÓM TẮT BÁO CÁO Sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc 3 UN Plaza, New York,. hội học hành của trẻ em gái và dẫn đến tình trạng mang thai quá sớm. Trẻ em gái có thai ở độ tuổi càng ít thì càng có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ của bản thân và đứa con. Trẻ em gái sinh con

Ngày đăng: 04/05/2014, 10:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan