Bộ đề ôn thi tốt ngiệp trung học phổ thông phân loại theo dạng chất lượng cao

23 421 1
Bộ đề ôn thi tốt ngiệp trung học phổ thông phân loại theo dạng chất lượng cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

*Bộ đề ôn thi tốt nghiệp chất lượng cao MÔN NGỮ VĂN THPT NĂM 2014 Dạng 1 bài ônhọc thi TNPT Bài 1 CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Nguyễn Tuân) I. GIỚI THIỆU CHUNG: - Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, uyên bác. “Chữ người tử tù” in trong tập “Vang bóng một thời” (1938) là truyện ngắn tiêu biểu của ông trước Cách mạng tháng Tám. - Qua vẻ đẹp của Huấn Cao, tác giả đã ca ngợi những người tài hoa, có nhân cách và gởi gắm lòng yêu nước kín đáo, cảm động. II. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Tình huống truyện độc đáo, thú vị: - Độc đáo: + Người chơi chữ đẹp: viên Quản ngục + Người viết chữ đẹp: kẻ tử tù - Thú vị: +Ngoài đời: hai người là kẻ thù +Tâm hồn: là hai người tri kỷ tri âm. 2. Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao: a. Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa của một thời đã qua: “Tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, được mọi người thán phục và là niềm mơ ước, khát khao của viên Quản ngục. - Chữ của Huấn Cao còn là báu vật hiếm có trên đời b. HC là người có khí phách hiên ngang : Ông coi thường bạo lực, dám chống lại triều đình, khinh khi Quản ngục, “đến cảnh chết chém còn chẳng sợ” và bình tĩnh chờ ngày thụ án- Bị tù về thể xác nhưng tự do trong tâm hồn. c. Huấn Cao là người có nhân cách cao thượng, có thiên lương trong sáng : - Vàng bạc và quyền thế không thể ép ông cho chữ. - Rất trân trọng “ thiên lương”. - Nhân cách cao đẹp của ông thể hiện qua cảnh cho chữ trong tù –một việc làm “xưa nay chưa từng có”- khẳng định cái đẹp, cái tài hoa đã chiến thắng cái xấu xa thấp hèn. - Lời khuyên của ông với Quản ngục thật chân thành cũng chứng minh nhân phẩm và thiên lương tỏa sáng nơi bất lương ngự trị - Huấn Cao là hiện thân của phẩm chất cao đẹp và cái tâm của người nghệ sĩ. => Tác giả đã dựa vào nguyên mẫu Cao Bá Quát- một nhà thơ có bản lĩnh thế kỷ XIX để xây dựng hình tượng Huấn Cao với vẻ đẹp nhân cách đáng trân trọng. 3-Viên Quản ngục: - Là người biết trân trọng cái tài, cái thiên lương, cái đẹp, chữ đẹp. - Những suy nghĩ và hành động của ông với Huấn Cao đều thể hiện tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” và một khao khát đáng trân trọng: có chữ của ông Huấn Cao treo trong nhà. - Cái vái lạy của ông với Huấn Cao ở đoạn cuối là một lời thề thiêng liêng- khẳng định cái đẹp và tài hoa đã cảm hóa nhân cách con người. III. KẾT LUẬN : - Bút pháp điêu luyện sắc sảo, ngôn ngữ cổ phong phú góp phần tạo nên thành công của truyện. - Truyện thể hiện tài năng và nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước Cách mạng : Khai thác sự vật và con gnười dưới góc đột thẩm mĩ, tài hoa. BÀI 2 ĐỜI THỪA (Nam Cao) I. GIỚI THIỆU CHUNG: - Nam Cao là cây bút văn xuôi hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. - “Đời thừa” là tác phẩm tiêu biểu của ông, viết về đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo trước CMT8. II. NỘI DUNG CHÍNH: Chú ý các phương diện sau: Tấn bi kịch của người trí thức trước CM tháng 8. Tấn bi kịch này chủ yếu được biểu hiện thông qua cuộc sống và những mâu thuẫn nội tâm của Hộ, nhân vật chính của tác phẩm. 2.1. Tấn bi kịch giữa ước mơ, khát vọng, lí tưởng với cuộc sống đời thường hằng ngày: - Hộ là nhà văn có nhiều ước mơ, hoài bão về sự nghiệp văn học: Với tư cách là một nhà văn, Hộ luôn có hoài bão, mơ ước xây dựng được một sự nghiệp văn chương có giá trị. Đây chính là niềm say mê quên mình vì sự nghiệp, vì lí tưởng và khát vọng muốn khẳng định giá trị của mình trong đời sống. - Sự đối lập giữa ước mơ, khát vọng vì sự nghiệp văn học với thực tế đời sống: + Hộ say mê văn chương, khao khát sống hết mình vì sự nghiệp văn chương. Hộ cũng ý thức rõ rằng nghệ thuật không phải là tất cả mà điều quan trọng là phải kiếm tiền. + Nhưng cũng vì tiền để lo cho vợ con, Hộ không thể viết một cách thận trọng, nghiêm chỉnh theo yêu cầu khe khắt của nghệ thuật chân chính, mà phải viết thật nhanh, thật nhiều, tức là buộc phải viết dễ dãi, cẩu thả. Đây là điều Hộ đau đớn và cay đắng => Tấn bi kịch tinh thần thứ nhất của Hộ 2.2. Tấn bi kịch của con người coi trách nhiệm và lòng thương yêu là lẽ sống nhưng lại sống tàn nhẫn và thô bạo, vô trách nhiệm: - Với tư cách là một con người, Hộ luôn ao ước được sống có trách nhiệm và đầy tình thương yêu đối với mọi người. - Vì muốn thực hiện ước mơ trở thành nhà văn chân chính, đã có lúc Hộ muốn gạt phăng tất cả trách nhiệm, nhưng Hộ không thể bỏ mặc vợ con dù là để theo đuổi sự nghiệp văn chương chân chính. Và cũng chính điều này lại đẩy Hộ rơi vào một bi kịch tinh thần không lối thoát. - Phải từ bỏ giấc mộng văn chương, Hộ trở nên u uất, đau đớn, dằn vặt. Người nghệ sĩ bất đắc chí đó tìm quên trong men rượu. Trong những cơn say, Hộ càng thấm thía nỗi cay đắng của mình và trút tất cả lên đầu vợ con, những người mà anh cứ tưởng là nguyên nhân làm nên bi kịch trong cuộc đời anh. - Sau những cơn say, Hộ hối hận, anh "khóc nức nở" và tự coi mình là "một thằng khốn nạn". Và dù có hối hận thì cuộc đời vẫn cứ mãi quẩn quanh, bế tắc, không lối thoát. => Đây là bi kịch thứ hai của nhân vật Hộ. * Hộ, con người sống với một hoài bão lớn, với một khát khao cháy bỏng trở thành một người có ích cho xã hội đã phải sống vô nghĩa như một con người thừa. Hộ, con người sống với nguyên tắc đề cao tình thương yêu và trách nhiệm lại phải chà đạp lên tình thương yêu và trách nhiệm. Chỉ nhìn rõ vào chế độ xã hội lúc bấy giờ mới có thể giải thích một cách đúng đắn và đầy đủ cho bi kịch của những người trí thức chân chính. III. KẾT LUẬN : - Tác giả đã thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. - Tác phẩm như một lời kêu gọi thống thiết cần phải xóa bỏ cái xã hội đã tạo điều kiện sản sinh ra những tấn bi bịch đó. Đó cũng chính là ý nghĩa nhân đạo tích cực, sâu sắc và là tầm vóc lớn lao của tác phẩm này. BÀI 3 MỘ (CHIỀU TỐI) (Hồ Chí Minh) I. GIỚI THIỆU CHUNG: - Hồ Chí Minh là nhà văn, nhà thơ lớn. “Nhật ký trong tù” là tác phẩm tiêu biểu của Người. Tập thơ ra đời trong thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc. - Bài thơ “Chiều tối” được viết khi Bác bị chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. - Qua bức tranh chiều tối nơi xóm núi, bài thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu con người và luôn hướng về cuộc sống của Bác. II. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Bức tranh cảnh chiều tối buồn vắng nơi xóm núi khi người tù bị giải đi qua: (Câu 1 + 2). - Cảnh chiều được miêu tả bằng một vài nét chấm phá: Một cánh chim mệt mỏi bay về tổ, một chòm mây cô độc giữa lưng trời – Cảnh tượng gợi ấn tượng buồn vì chiều xuống báo hiệu ngày tàn, chi tiết đơn lẻ gợi sự cô đơn và ở nơi xóm núi gợi cảm giác lạnh khi trời tắt nắng -> Thiên nhiên đẹp, thơ mộng gợi buồn tuy vẫn vận động – Bộc lộ tâm hồn tinh tế của tác giả. - Nghệ thuật lấy không gian tả thời gian, lấy động tả tĩnh. 2. Bức tranh sinh hoạt rực sáng hình ảnh con người: (Câu 3 + 4). - Hình ảnh cô gái xay ngô bên bếp lửa rực hồng khiến bức tranh thơ thêm sinh động. Ý thơ có sự vận động, ghi được cảnh sinh hoạt, sự sống của con ngừơi ấm no và bình dị. Ngọn lửa hồng tỏa ấm bức tranh, xua tan cái lạnh, cái buồn, cái vắng vẻ cô đơn của cảnh vật nơi núi rừng lúc chiều tối. =>Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển, chỉ bằng vài nét chấm phá mà bao quát được cả bầu trời, mặt đất, cả thiên nhiên và đời sống con người – Cảnh đơn sơ nhưng lại ghi được linh hồn của tạo vật với hình ảnh thơ khỏe khoắn và niềm vui bình dị trong cuộc sống của người lao động. Đồng thời bộc lộ tấm lòng nhân ái, bao la và niềm lạc quan tin tưởng của Bác. 3. Từ cảnh vật liên hệ đến hoàn cảnh người tù (tuy không xuất hiện) - Bị áp giải, đi bộ suốt ngày đã mệt mỏi (giống cánh chim), cô đơn, lẻ loi nơi đất khách, đói, mệt và một nhà tù khác đang chờ đợi, lạnh lẽo và dơ bẩn. - Vậy mà, nhìn thiên nhiên, thấy sự sống diễn ra bình thường (chim vẫn về tổ, mây vẫn trôi nhẹ) lòng cũng cảm thấy nhẹ nhàng thư thái; nhìn sinh hoạt của con người, thấy ánh lửa hồng, cũng cảm thấy ấm áp, vui tươi, phấn khởi. => Thể hiện bản lĩnh phi thường, một tấm lòng nhân ái bao la đến quên mình, mọi vui buồn đều gắn với dân tộc, nhân loại, hầu như không phụ thuộc vào cảnh ngộ riêng của mình. Bài thơ cho thấy cách nhìn về cuộc sống của Bác luôn có sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng và niềm vui: từ cái tối -> cái sáng, từ tàn lụi -> sự sống, buồn -> vui, lạnh lẽo cô đơn -> ấm áp III. KẾT LUẬN : - “Chiếu tối” tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh: miêu tả cảnh bằng bút pháp ước lệ với vài nét chấm phá; kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại: Bức tranh chiều với bút pháp thơ cổ dễ gợi buồn- nhưng ở đây lại ấm áp tình người và niềm tin vào cuộc sống. - Bài thơ bộc lộ phẩm chất cao đẹp của Bác: một bản lĩnh phi thường, một tấm lòng nhân đạo bao la đến quên mình, một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước cảnh vật thiên nhiên. Chất thơ và chất thép hài hòa trong bài thơ. CÓ ĐẦY ĐỦ CÁC TIẾT TÀI LIỆU ÔN THI NGỮ VĂN THPT VÀ ÔN THI ĐÂỊ HỌC CAO ĐẲNG CHẤT LƯỢNG CAO LIÊN HỆ ĐT 0168.921.86.68 Tài Liệu ôn luyện thi LI£N HÖ §T 0168.921.86.68 Dạng 2 bài ônhọc thi TNPT PHẦN I PHẦN I : LÀM VĂN : LÀM VĂN 1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí : Thường là vấn đề được đề cập trong câu tục ngữ, câu danh ngôn, câu thơ a. M ở bài : Nêu tư tưởng, đạo lí đó (trích dẫn) b. Thân bài: - Giải thích: những từ ngữ quan trọng, nghóa đen, nghóa bóng. - Phân tích các phương diện biểu hiện của tư tưởng, đạo lí đó, lấy dẫn chứng chứng minh - Bình luận: Nhận xét mức độ đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề được đưa ra. Tại sao? Các luồng tư tưởng, quan điểm khác nhau đối với vấn đề (nếu có). - Đánh giá các mặt: đúng-sai, lợi-hại của vấn đề; biểu hiện của hai mặt ấy trong xã hội. - Rút ra bài học nhận thức c. Kết bài: Khẳng đònh những quan điểm, tư tưởng tích cực đối với vấn đề; liên hệ bản thân… MỘT SỐ ĐỀ VĂN THAM KHẢO : ĐỀ 1 : “ Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận ” (Euripides) Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên ? ĐỀ 2 : Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giơng tố nhưng khơng được cúi đầu trước giơng tố” ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm) ĐỀ 3: Trình bày những suy nghó của anh (chò) về câu nói sau: “Đầu tư cho kiến thức là đầu tư sinh lợi nhiều nhất.” ĐỀ 4: Câu nói của nhân vật Hồn Trương Ba : “ Không thể bên trong một đàng , bên ngoài một nẻo được . Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.” . ( Kòch Hồn Trương Ba da hàng thòt của Lưu Quang Vũ ) . Anh / Chò hãy viết một bài văn nghò luận trình bày những suy nghó của mình về ý nghóa câu nói trên . ĐỀ 5 : “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền” Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên. 2. Nghị luận về một hiện tượng, đời sống: Thường là vấn đề “nóng” đang được xã hội quan tâm Ví dụ: Anh,chị suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” Ka-ra-ơ-kê và In-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay? - Tai nạn giao thơng - Hiện tượng mơi trường bị ơ nhiễm - Những tiêu cực trong thi cử - Nạn bạo hành trong gia đình * Cách làm : 1. M ở bài : Nêu hiện tượng đó. 2. Thân bài: * Giải thích: (nếu cần thiết) a. Nêu thực trạng vấn đề: vấn đề đó đang diễn ra như thế nào? Có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống cộng đồng? Thái độ của xã hội đối với vấn đề? Chú ý liên hệ tới tình hình thực tế ở đòa phương, bản thân  làm nổi bật tính cấp thiết của vấn đề đang nghò luận. b. Phân tích nguyên nhân: các nguyên nhân nảy sinh vấn đề,nguyên nhân chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con ngừơi c. Trình bày những hậu quả (nếu xấu), những hiệu quả (nếu tốt). d. Đề xuất phương hướng giải quyết ( trước mắt, lâu dài chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp của những lực lượng nào? 3. Kết bài: Tóm lại vấn đề, lời kêu gọi hành động, mong muốn hay cảm nghĩ của em về vấn đề. II. CÁCH LÀM BÀI NGHI LN VĂN HỌC: 1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: Ví dụ: * Cảm nhận của anh, chị về bài thơ Sóng của Xn Quỳnh * Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc …………………………………… Sơng Mã gầm lên khúc độc hành a. Đối tượng : một bài thơ, một đoạn thơ, một hình tượng thơ, … b. Cách làm: - Mở bài: Giới thiệu khái qt về bài thơ, đoạn thơ. - Thân bài: Phân tích từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ ,…của bài, đoạn thơ đó Giá trị + Nội dung + Nghệ thuật + Tư tưởng - Kết bài : Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ. 2. Nghò luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: Ví dụ: * Phân tích giá trò nhân đạo trong tác phẩm “Vợ nhặt” của kim Lân. * Phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. a. Đố i t ượ ng :một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi, nhân vật, … b. Cách làm: Ví dụ: phân tích nhân vật văn học. - Mở bài: Giới thiệu khái qt vấn đề cần nghò luận. - Thân bài: + Giới thiệu vò trí nhân vật trong tác phẩm (là nhân vật chính hay nhân vật phụ, có chân dung ngoại hình như thế nào, giới thiệu và phân tích tên gọi nếu cần thiết). + Phân tích đặc điểm, tính cách, số phận nhân vật. Mỗi nhân vật có ít nhất hai đặc điểm trở lên (cấu trúc: gọi tên đặc điểm nhân vật – đưa ra dẫn chứng – phân tích làm rõ đặc điểm ấy). + Đánh giá nội dung và nghệ thuật: Nội dung: Chủ đề tác phẩm, ý đồ tác giả có được thể hiện qua nhân vật không? Nghệ thuật: Ngoại hình nhân vật có đặc sắc không? Nội tâm nhân vật có được miêu tả tinh tế không? Bút pháp xây dựng nhân vật là gì (hiện thực, lãng mạn, …) - Kết bài: Đánh giá chung vấn đề cần nghò luận. III. Đề bài yêu cầu nghò luận về một vấn đề xã hội trong tác ph ẩ m v ă n h ọ c : HS sẽ quy về một trong hai dạng nghị luận trên và thực hiện ( lưu ý: cần đặt đúng hồn cảnh xã hội để đánh giá vấn đề). ************************************************************************ PHẦN II : VĂN HỌC Bài 1 Bài 1 : KIEÁN THÖÙC KHAÙI QUAÙT VHVN TÖØ 1945 -2000 : KIEÁN THÖÙC KHAÙI QUAÙT VHVN TÖØ 1945 -2000 Câu 1: Nêu ngắn gọn quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của VHVN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975? 1/ Chặng đường từ năm 1945 đến 1954 ( giai đoạn chống Pháp ) : - Nội dung: ca ngợi Tổ quốc và quần chúng nhân dân, phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, niềm tự hào dân tộc và tin tưởng ở tương lai tươi sáng của Đất nước. - Nghệ thuật : Đạt được thành tựu trên nhiều thể loại văn học ( truyện và kí, thơ ca, kịch, lí luận phê bình văn học). - Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu : Đôi mắt và nhật kí ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc ( truyện và kí ); Tây Tiến của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc của Tố Hữu ( thơ ); Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng ( kịch ); bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi ( lí luận, phê bình ). 2/ Chặng đường từ 1955 đến 1964 ( giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống xâm lược ở miền Nam ) : - Nội dung: + Ngợi ca đất nước và hình ảnh người lao động trong bước đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc bằng cảm hứng lãng mạn và tràn đầy niềm lạc quan tin tưởng. + Thể hiện tình cảm đối với miền Nam ruột thịt, nỗi đau đất nước bị chia cắt và ý chí thống nhất đất nước. - Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu : Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải ( văn xuôi) ; Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên ( thơ ca ); Một đảng viên của Học Phi ( kịch ). 3/ Chặng đường từ 1965 đến 1975 ( giai đoạn chống Mĩ ) : - Nội dung :Văn học tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ và chủ đề bao trùm là ngợi ca tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. - Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Người mẹ cầm súng và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (văn xuôi); Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Gió lào cát trắng của Xuân Quỳnh ( thơ ); Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm ( kịch ). Câu 2: Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975? Cần đảm bảo các ý sau : 1/ Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn sâu sắc với vận mệnh đất nước : - Tư tưởng chủ đạo của nền văn học mơí là tư tưởng cách mạng, văn học trước hết phải là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng. - Văn học phản ánh hiện thực : Đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2/ Nền văn học hướng về đại chúng: - Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học. - Các nhà văn thay đổi hẳn cách nhìn nhận về quần chúng nhân dân, có những quan niệm mới về đất nước : Đất nước của nhân dân. - Hướng về đại chúng văn học giai đoạn này phần lớn là những tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, phù hợp với thị hiếu và khả năng nhận thức của nhân dân. 3/ Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn ( xem câu 3 ). Câu 3: Chỉ ra những biểu hiện của khuynh hướng sử thi cà cảm hứng lãng mạn được thể hiện trong văn học Việt Nam 1945 – 1975? * Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện: - Nội dung : Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tồn dân tộc. - Nhân vật : thường là những con người đại diện cho khí phách tinh hoa, phẩm chất, ý chí của dân tộc. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ cơng dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn . - Lời văn: Thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng * Cảm hứng lãng mạn: - Là cảm hứng khẳng định cái tơi đày tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn của văn học VN từ 1945- 1975 thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp cuả con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. - Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo khơng chỉ trong thơ mà trong tất cả các thể loại khác. Câu 4 : Lí giải vì sao văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX phải đổi mới? Thử nêu những chuyển biến và một vài thành tựu ban đầu đạt được? a/ VHVN 1975 - hết XX phải đổi mới vì : Hồn cảnh lịch sử, xã hội, văn hố đã thay đổi - 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, đất nước thống nhất. - 1975-1985, đất nước gặp nhiều khó khăn, thử thách (đặc biệt về kinh tế)- đòi hỏi đất nước phải đổi mới. - Từ 1986, Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo cơng cuộc đổi mới đất nước. Điều kiện giao lưu văn hố với quốc tế được mở rộng…. Điều đó đã thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới cho phù hợp với nhà văn, độc giả và quy luật phát triển khách quan của văn học. b/ Những chuyển biến và thành tựu: - Những chuyển biến ( đặc điểm cơ bản ) : + Văn học đã vận động theo hướng dân chủ hố, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. + Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề : Đổi mới cách nhìn nhận về con người và hiện thực đời sống; khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng, phức tạp và nhiều phương diện; văn học hướng nội, quan tâm đến những số phận cá nhân trong những hồn cảnh phức tạp của đời thường. + Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn. - Thành tựu bước đầu : Các thể loại phóng sự phát triển mạnh. Truyện ngắn và tiểu thuyết có nhiều tìm tòi. Thể loại trường ca được mùa bội thu. Nghệ thuật sân khấu thể hiện thành cơng ở nhiều đề tài. Lí luận phê bình cũng xuất hiện nhiều cuộc tranh luận sơi nổi. - Một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu : Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Chiếc thuyền ngồi xa của Nguyễn Minh Châu, Ai đã đặt tên cho dòng sơng của Hồng Phủ Ngọc Tường, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của lưu quang Vũ……. = = = = =******===== BÀI 2 BÀI 2 : : NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH (1890 – 1969) Câu 1: Vài nét về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. - Sinh 19/5/1890, mất 2/9/1969. - Xuất thân trong một gia đình nhà nho u nước. - Q ở xã Kim Liên ( làng Sen ), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. - Năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước, năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1941 về nước, lãnh đạo cách mạng và giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi tháng Tám năm 1945, ngày 2/9/1945 đọc Tun ngơn Độc Lập, năm 1946 làm Chủ tịch nước cho tới khi qua đời.  Chủ tịch HCM là nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc; anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Câu 2: Quan điểm sác tác. - Coi VH là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp CM. - Luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của VH. - Bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định ND và HT của tác phẩm. Câu 3: Di sản văn học. Sự nghiệp văn học của HCM là một di sản vô giá, là bộ phận hữu cơ gắn với sự ngiệp CM a/ Văn chính luận: -Tác phẩm : Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966) - ND: Lên án những chính sách tàn bạo của TDP, kêu gọi những người nô lệ bị áp bức đoàn kết đấu tranh. - NT : Chặt chẽ, súc tích, châm biếm sắc sảo, giàu chất trí tuệ. b/ Truyện và kí : - Tác phẩm : Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963) - ND : Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân, phong kiến; nêu cao những tấm gương yêu nước và cách mạng. - NT : Tình huống độc đáo, bút pháp hiện đại, kể chuyện linh hoạt. c/ Thơ ca : - Nổi bật nhất là tập Nhật kí trong tù. -Ngoài ra còn có các bài thơ Bác làm ở Việt Bắc từ 1941 đến 1945 và trong thời kì chống Pháp (Dân cày, Công nhân,Ca binh lính, Ca sợi chỉ ), những bài thơ vừa cổ điển vừa hiện đại (Tức cảnh Pác Bó, Nguyên tiêu, Báo tiệp, Cảnh khuya ).  Nổi bật trong thơ là hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng “nỗi nước nhà” mà phong thái vẫn luôn ung dung, luôn vượt lên mọi hoàn cảnh và luôn tin tưởng vào tương lai tất thắng của CM. Câu 4: Phong cách nghệ thuật : độc đáo, đa dạng - Văn chính luận : thường gắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. - Truyện và kí : nhìn chung rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý của phương Đông, vừa hài hước, hóm hỉnh của phương Tây. - Thơ ca là thể loại thể hiện sâu sắc phong cách NT của HCM. + Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền CM lời lẽ thường giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại vừa dễ nhớ, dễ thuộc, vừa có sức tác động trực tiếp vào tình cảm người đọc, người nghe + Những bài thơ NT được viết theo hình thức cổ thi hàm súc, có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và tính chiến đấu. = = = = =******===== BÀI 3 BÀI 3 : : TÁC GIẢ TỐ HỮU TÁC GIẢ TỐ HỮU : : 1. Những nhân tố tác động đến con đường thơ của Tố Hữu : - Quê hương: sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp, thơ mộng , trầm mặc với sông Hương, núi Ngự, đền đài lăng tẫm cổ kính,… và giàu truyền thống văn hóa, văn học bao gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian mà nổi tiếng nhất là những điệu ca, điệu hò như nam ai nam bình . mái nhì, mái đẩy… - Gia đình: Ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho không đỗ đạt nhưng rất thích thơ phú và ham sưu tầm văn học dân gian. Mẹ nhà thơ cũng là người biết và thuộc nhiều ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ Tố Hữu đã sống trong thế giới dân gian cùng cha mẹ. Phong cách nghệ và giọng điệu thơ sau này chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian xứ Huế. - Bản thân Tố Hữu: là người sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, tham gia cách mạng từ năm 18 tuổi, bị bắt và bị tù đày từ năm 1939- 1942, sau đó vượt ngục trốn thoát và tiếp tục hoạt động cho đến Cách mạng tháng Tám, làm chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế. Sau cách mạng ông giữ nhiều trọng trách ở nhiều cương vị khác nhau, nhưng vẫn tiếp tục làm thơ. 2. Con đường thơ của Tố Hữu : Thơ Tố Hữu gắn chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam từ những năm 1940 cho đến sau này. a. Tập thơ Từ ấy ( 1946 ) gồm 71 bài sáng tác trong 10 năm (1936 – 1946). Tác phẩm được chia làm ba phần : - Máu lửa ( 27 bài ) được viết trong thời kì đấu tranh của Mặt trận dân chủ Đông Dương, chống phát xít, phong kiến, đòi cơm áo, hòa bình… - Xiềng xích ( 30 bài ) được viết trong nhà giam thể hiện nỗi buồn đau và ý chí, khí phách của người chiến sĩ cách mạng. - Giải phóng ( 14 bài ) viết từ lúc vượt ngục đến 1 năm sau ngày độc lập nhằm ngợi ca lí tưởng, quyết tâm đuổi giặc cứu nước và thể hiện niềm vui chiến thắng. Những bài thơ tiêu biểu : Mồ côi, Hai đứa bé, Từ ấy,… b. Tập thơ Việt Bắc ( 1954 ) - Gồm 24 bài sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp. - Việt Bắc là bức tranh tâm tình của con người VN trong kháng chiến với những cung bậc cảm xúc tiêu biểu : tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí đồng đội, tình quân dân, lòng thủy chung cách mạng. Đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước. c. Gió lộng ( 1961 ) : + Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. + Phong trào đấu tranh chống Mĩ - Ngụy ở miền Nam. - Tác phẩm thể hiện niềm vui chiến thắng, cuộc sống mới với những quan hệ xã hội tốt đẹp. Còn là lòng tri ân nghĩa tình đối với Đảng, Bác Hồ và nhân dân. d. Ra trận ( 1971 ), Máu và Hoa ( 1977 ) Phản ánh cuộc đấu tranh của dân tộc kêu gọi cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc . Ca ngợi Bác Hồ, tổng kết lịch sử đấu tranh. 3. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu - Về nội dung thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị : + trong việc biểu hiện tâm hồn : hướng về cái ta chung + trong việc miêu tả đời sống : mang đậm tính sử thi + giọng thơ mang tính chất tâm tình, ngọt ngào tha thiết rất tự nhiên. - Về nghệ thuật biểu hiện : thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Phối hợp tài tình ca dao, dân ca các thể thơ dân tộc và “thơ mới”. Vận dụng biến hoá cách nói, cách cảm, cách so sánh ví von rất gần gũi với tâm hồn người. Phong phú vần điệu, câu thơ mượt mà, dễ thuộc dễ ngâm. [...]... Điểm 0:Hoàn toàn lạc đề *************** CÓ ĐẦY ĐỦ CÁC TIẾT TÀI LIỆU ÔN THI NGỮ VĂN THPT VÀ ÔN THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG CHẤT LƯỢNG CAO LIÊN HỆ ĐT 0168.921.86.68 Tài Liệu ôn luyện thi ĐỀ LUYỆN THI LI£N HÖ §T 0168.921.86.68 K THI TỐT NGHIỆP TRUNG HOC PHỔ THÔNG Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ BÀI: I PHẦN CHUNG CHO... đậm chất thơ chất nhạc - Kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng  Nét bút tài hoa của Quang Dũng Tài Liệu ôn luyện thi LI£N HÖ §T 0168.921.86.68 ******************************************************************** K THI TỐT NGHIỆP TRUNG HOC PHỔ THÔNG ĐỀ LUYỆN THI Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề -ĐỀ... Điểm 3: Trình bày dược một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề -CÓ ĐẦY ĐỦ CÁC TIẾT TÀI LIỆU ÔN THI NGỮ VĂN THPT VÀ ÔN THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG CHẤT LƯỢNG CAO LIÊN HỆ ĐT 0168.921.86.68 Tài Liệu ôn luyện thi LI£N HÖ §T 0168.921.86.68 ... đạt khác nhau nhưng phải bày tỏ được mối quan tâm tới vấn đề Cần nêu bật được các ý: - Tai nạn giao thông là một quốc nạn, tác động xấu đến nhiều mặt trong đời sống (vật chất, tinh thần) - Giảm thi u tai nạn giao thông là yêu cầu bức thi t, có ý nghĩa đối với toàn xã hội Thanh hiên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thi u tai nạn giao thông? c Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu... thành Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng Trung Quốc - Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc - Sau khi xem bộ phim thấy cảnh người Trung Quốc hăm hở xem quân Nhật giết một người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga, ông đã chuyển sang làm văn nghệ Vì ông nhận ra rằng: chữa bệnh thể xác không bằng chữa bệnh tinh thần - Lỗ Tấn dùng... đạt yếu - Điểm 0:Hoàn toàn lạc đề Câu 3 b Theo chương trình Nâng cao( 5,0 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài nghị luận văn học, phân tích tác phẩm, kết cấu bài viết chặt chẽ ,diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,dùng từ và ngữ pháp b) Yêu cầu về kiến thức; Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cần phải thể hiện được yêu cầu của đề: Hình tuyượng người nghệ sĩ,... điểm) Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thi u tai nạn giao thông? II PHẦN RIÊNG: (5,0) Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu IIIa hoặc IIIb) Câu III.a Theo chương trình chuẩn: (5,0 điểm) Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài Câu III.b Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm) Phân tích... tượng con sông Hương qua bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường để thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả -Ghi chú: Giám thị không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 12 MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian: 150 Phút) I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH Câu I: (2 điểm) Thí sinh có thể trình bày theo các cách... + Khi về thành phố Huế - Dòng sông lịch sử: chứng nhân lịch sử - Dòng sông văn hoá, thi ca: gắn với kinh thành Huế, với văn hoá dân gian xứ Huế và những nghệ sĩ - Dòng sông đời thường: là một người con gái dịu dàng của đất nước - Nghệ thuật: + Nghệ thuật nhân hoá, so sánh được đặc dụng + Ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu cảm xúc, nhịp điệu - Đánh giá: + Vẻ đẹp về con sông của quê hương đất nước + Tình... xa Tây Bắc – xa đơn vị bộ đội , xa vùng đất nhiều kỉ niệm kháng chiến tác giả nhớ nhung da diết: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi - Mở đầu bài thơ là lời gọi tha thi t , ngọt ngào Tác giả gọi tên đơn vị “ Tây Tiến” , gọi tên con sông vùng Tây Bắc “ sông Mã” mà thân thi t , dạt dào cảm tình như gọi tên những người thân thương trong cuộc đời mình.Phải chăng trung đoàn Tây Tiến, . ÔN THI NGỮ VĂN THPT VÀ ÔN THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG CHẤT LƯỢNG CAO LIÊN HỆ ĐT 0168.921.86.68 Tài Liệu ôn luyện thi LI£N HÖ §T 0168.921.86.68 K THI TỐT NGHIỆP TRUNG HOC PHỔ THÔNG ĐỀ LUYỆN THI. tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước cảnh vật thi n nhiên. Chất thơ và chất thép hài hòa trong bài thơ. CÓ ĐẦY ĐỦ CÁC TIẾT TÀI LIỆU ÔN THI NGỮ VĂN THPT VÀ ÔN THI ĐÂỊ HỌC CAO ĐẲNG CHẤT LƯỢNG CAO LIÊN. *Bộ đề ôn thi tốt nghiệp chất lượng cao MÔN NGỮ VĂN THPT NĂM 2014 Dạng 1 bài ôn và học thi TNPT Bài 1 CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Nguyễn Tuân) I. GIỚI THI U CHUNG: - Nguyễn Tuân

Ngày đăng: 03/05/2014, 16:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • III. KẾT LUẬN :

  • III. KẾT LUẬN :

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan