xem xét các mô hình tín dụng đang hoạt động tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

72 705 4
xem xét các mô hình tín dụng đang hoạt động tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nước ta có khoảng 77% dân số sống bằng nghề nông nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn. thì vấn đề phát triển nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nông thôn và kinh tế nói chung của đất nước. Tuy nhiên, thực trạng phát triển nông nghiệp nông thôn luôn chậm chạp và không đồng đều. Điều này, một phần là do đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp nước ta sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Một phần, là vì người dân không chủ động được vốn đầu tư tái sản xuất mở rộng quy mô. Từ đó hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao và công cuộc xóa đói giảm nghèo gặp nhiều cản trở. Không phải là tất cả, nhưng không thể phủ nhận rằng vốn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Nhận thức được vấn đề này, nhiều tổ chức tín dụngcác chương trình tín dụng như: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ngân hàng Chính sách, NAV, ADB, ICCO,… đã và đang đáp ứng nhu cầu về vốn cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thì các tổ chức, các chương trình tín dụng không có hiệu quả như nhau. Thậm chí cùng một tổ chức, cùng một phương thức cho vay vốn nhưng trên những địa bàn khác nhau, với những đối tượng khác nhau thì hiệu quả cũng không giống nhau. Điều này sơ lược chúng ta có thể giải thích rằng những chương trình khác nhau có cơ cấu tổ chức, quy chế tín dụng, hình thức hoạt động, khác nhau dẫn đế hiệu quả cũng sẽ khác nhau. Và trong những vùng khác nhau, với những đối tượng khác nhau thì nhu cầu về lượng vốn, lãi suất, thời gian vay vốn, cách thức trả vốn lãi, là không giống nhau. Là một huyện vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế, với đa số là người dân tộc Pacô sinh sống. A Lưới có nhiều dự án, tổ chức tín dụng đã và đang hoạt động như; Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, dự án ICCO, Tổ chức bánh mỳ thế giới,… Tuy nhiên thực trạng hoạt động 1 của các tổ chức tín dụngHuyện A Lưới cũng giống như thực trạng chung của cả nước Để đi vào tìm hiểu nguyên nhân của việc khác nhau hiệu quả của các tổ chức tín dụng, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Xem xét các hình tín dụng đang hoạt động tại Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu • Đánh giá các hệ thống tín dụng trên địa bàn Huyện A Lưới. • Tìm hiểu tình hình vay và sử dụng vốn vay của người dân Huyện A Lưới. • Đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm tín dụng Danh từ tín dụng (credit) xuất phát từ gốc La tinh là Credittum, nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm dùng để chỉ nhiều hành vi kinh tế rất phức tạp như: bán chịu hàng hóa, cho vay, chiếc khấu, bảo lảnh, ký thác,…Trong mỗi hành vi này, hai bên cam kết với nhau rằng: một bên thì trao quyền sử dụng một lượng giá trị, được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật còn bên kia cam kết hoàn lại lượng giá trị đó sau một thời gian nhất định, với điều kiện nhất định. [1] Nhà kinh tế pháp khẳng định tín dụng như là: “một sự trao đổi giá trị tiền hiện tại lấy một giá trị tiền tương lai”. Theo luật ngân hàng quốc tế thì tín dụng được định nghĩa như sau: “Cấu thành một nghiệp vụ tín dụng bất cứ một động tác nào, qua đó một người đưa hoặc hứa đưa vốn cho một người khác dùng, hoặc cam kết bằng chữ ký cho người này như đảm bảo, bảo chứng hay bảo lảnh mà có thu tiền”.[1] Hoạt động tín dụng gồm hai quá trình là tạo lập, và sử dụng vốn, hay còn gọi là huy động vốn và cho vay. Tín dụng không chỉ là một hình thức vận động của vốn (quan hệ kinh tế) mà nó còn là quan hệ xã hội dựa vào lòng tin. Tóm lại có thể định nghĩa: Tín dụng biểu hiện mối quan hệ kinh tế - xã hội gắn với quá trình tạo lập và sử dụng vốn nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tạm thời cho quá trình tái sản xuất và phục vụ đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả. [1] 2.1.2. Tín dụng dự trữ và tín dụng sử dụng Trong kinh doanh, tín dụng được coi là nguồn quan trọng để mở rộng quy mô. Thực tế, tín dụng được sử dụng với hai vai trò là để hình thành tài sản và để làm một khoản dự trữ. Sử dụng tín dụng để hình thành tài sản là điều được nhiều người biết đến, được thừa nhận rộng rãi. Đây chính là khoản tín dụng sử dụng. Một lượng tín dụng không được dùng trong thực tế nhưng lại có thể được cung cấp và nó được xem như là một khoản dự trữ chính là tín dụng dự trữ. [2] 3 Như vậy, tổng lượng tín dụng có thể cung cấp gồm tín dụng đã sử dụng để mua sắm và tín dụng chưa dùng để dự trữ. Chỉ khi tín dụng trong vai trò tín dụng sử dụng thì chúng mới trở thành món nợ, còn khi tín dụng còn là tín dụng dự trữ thì chúng vẫn chưa phải là một món nợ. Trong kinh doanh, các chủ thể sản xuất đều phải duy trì một mức tín dụng dự trữ nhất định. Chỉ khi vay tới một giới hạn với tất cả các nguồn có thể có thì mới không còn tín dụng dự trữ. [1] 2.1.3. Tín dụng nông thôn  Tổ chức tín dụng: là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật các tổ chức tín dụngcác quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.[3] Các tổ chức tín dụng nước ta gồm: Tổ chức tín dụng nhà nước; Tổ chức tín dụng cổ phần của nhà nước và tư nhân; tổ chức tín dụng hợp tác.[3]  Chương trình tín dụng: Trong kinh tế quốc tế, ngoài tín dụng thanh toán và đầu tư ở tầm vi giữa các doanh nghiệp khác nước với nhau, còn có các chương trình tín dụng giữa các chính phủ, các chương trình tín dụng vi của các tổ chức phi chính phủ. Trong nội bộ từng quốc gia, tùy theo mục tiêu chiến lược kinh tế cụ thể mà có các chương trình tín dụng riêng biệt đặc thù trong từng lĩnh vực trong một thời kỳ nhất định. Đối với các tổ chức phi chính phủ có hoạt động tài chính vi cần phân biệt hai loại: • Các dự án chỉ hoạt động tài chính qui mô, • Các dự án có hoạt động tài chính quy lồng ghép với các hoạt động khác.[2] Nhiều tổ chức phi chính phủ chỉ coi tài chính vi như là một phương tiện để đạt được mục đích chứ không phải bản thân nó là mục đích. Một số tổ chức đã sử dụng tài chính vi để thực thi các chương trình giáo dục sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình. Các tổ chức này có thể mang lại hiệu quả cao. 2.1.4. Chính sách tín dụng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân 2.1.4.1. Tỷ lệ lãi suất cho vay 4 Lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá trị của tín dụng, giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi.[4] Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất, lãi suất phản ánh chi phí cơ hội mà người sử dụng tiền phải bỏ ra để thu được lợi nhuận. Lãi suất là cơ sở để cho các cá nhân cũng như các doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế của mình như: chi tiêu hay để dành tiết kiệm; đầu tư số vốn tích lũy được vào danh mục đầu tư này hay danh mục đầu tư khác. Mặc khác, lãi suất lại là một công cụ điều tiết cho vay kinh tế rất nhạy bén và có hiệu quả: thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất định, chính phủ có thể tác động đến qui và tỷ trọng các loại vốn đầu tư, từ đó có thể điều chỉnh được cơ cấu, tốc độ tăng trưởng, sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng lạm phát trong nước.[2] Trong những điều kiện nhất định của nền kinh tế mở, chính sách lãi suất còn được sử dụng như một công cụ góp phần điều tiết đối với các luồng vốn đi vào hay đi ra đối với một quốc gia, tác động đến tỷ giá và điều tiết sự ổn định của tỷ giá, ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thanh toán và các quan hệ thương mại quốc tế. Đối với các nước kinh tế thị trường phát triển và theo đuổi chính sách tự do hoá tài chính (financial liberalization), lãi suất được hình thành trên cơ sở thị trường, tức là do quan hệ giữa cung và cầu về vốn trên thị trường quyết định. Tại những nước này, lãi suất đã trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng được quan tâm theo dõi một cách chặt chẽ nhất. Trái lại, trong các nước theo đuổi chính sách tài chính kiềm chế (financial repression) và đặc biệt là các nước có nền kinh tế được tổ chức theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, vai trò của lãi suất không được nhìn nhận một cách đúng đắn: lãi suất mạng nặng tính chất bao cấp về hành chính trong toàn bộ khu vực kinh 5 tế quốc doanh và đảm bảo cho yêu cầu về “giới hạn ngân sách mềm” (soft budget constraints) trong các hoạt động chi tiêu của chính phủ. Hậu quả đối với các nước này là những mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu vốn đầu tư, không thể kiểm soát được lạm phát và sự biến động của tỷ giá hối đoái, tình trạng thiếu vốn trầm trọng do không có khả năng huy động vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả, hệ thống thị trường tài chính bị chia cắt manh mún không thể kiểm soát nổi và đày rẩy rủi ro (thị trường tài chính bị phân đoạn) nên không thể góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước này. [6] Lãi suất càng cao thì cầu về mức vay có xu hướng giảm, cung về mức vay có xu hướng tăng và ngược lại, lãi suất càng thấp thì cầu về mức vay có xu hướng càng tăng và cung giảm. Theo lý thuyết kinh tế học của Paul Samuelson thì: “Với lãi suất cao hơn và của cải ít hơn, những chi tiêu nhạy cảm với lãi suất - đặc biệt là đầu tư có xu hướng giảm đi. Sự kết hợp giữa lãi suất có xu hướng tăng lên, tín dụng thắt chặt hơn sẽ có xu hướng ít khuyến khích đầu tư và chi tiêu, tiêu dùng”. Có thể nói việc kích thích hoặc hạn chế đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn chịu ảnh hưởng của qui luật cung cầu về tiền tệ như đã dẫn ra ở trên. Mức lãi suất cho vay càng cao càng làm tăng chi phí sử dụng vốn của người sản xuất trong nông nghiệp lên càng lớn và đương nhiên càng làm giảm lợi ích của họ và hệ quả là người sản xuất sẽ phải cắt giảm đầu tư. Vậy nên để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển cần phải hạ lãi suất xuống mức cần thiết thích hợp. Đương nhiên khi thực hiện chính sách cắt giảm lãi suất, yêu cầu phải đảm bảo điều kiện lãi suất dương, đủ bù đắp được các khoản chi phí. Thực tế nếu lãi suất vay vốn bằng không (vay không trả lãi) thì về lâu dài phía nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng sẽ không có đủ khả năng cung ứng vốn, còn về phía người vay vốn sẽ không quan tâm đến chi phí sử dụng vốn vay và họ cũng không nhất thiết phải tìm các giải pháp để tăng doanh thu, giảm chi phí,…và hệ quả là hiệu quả sử dụng vốn vay thấp và làm thiệt hại đến lợi ích của xã hội. Tuy sự ưu đãi của Chính phủ thông qua việc cố gắng cung cấp tín dụng với lãi suất thấp 6 cho người nghèo và nông dân để họ phát triển sản xuất và các hoạt động kinh doanh đã có những ảnh hưởng ngắn hạn và trung hạn tích cực đối với sản xuất nông nghiệp do tăng đầu tư tín dụng bao cấp.[4] Nhưng tín dụng ưu đãi lại hạn chế khả năng của các tổ chức tài chính vi đáp ứng một cách lâu dài các nhu cầu ngày càng tăng của các hộ. 2.1.4.2. Các vấn đề thuộc về thủ tục cho vay, trả nợ vay Thủ tục ở đây được hiểu là một tập hợp các bước, các công việc cần thiết nhất định phải tiến hành giữa người đi vay và người cho vay để thực hiện hoàn thành theo trình tự một nghiệp vụ tín dụng. Một nghiệp vụ tín dụng phải trải qua ba giai đoạn: giai đoạn cấp tín dụng, giai đoạn ưu đãi và giai đoạn hoàn trả. Vì vậy có thể hình dung rằng: thủ tục là các bước công việc cần thiết phải tiến hành, diễn ra trong quan hệ giao dịch giữa người đi vay và người cho vay trong suốt quá trình cho vay và thu hồi vốn vay.[1] Thủ tục càng đơn giản (ít công việc, ít bước, ít giầy tờ…)thì quan hệ giữa người đi vay và người cho vay càng gần gũi, chi phí cho việc hoàn thành các thủ tục cho món vay càng nhỏ, người đi vay càng dể tiếp cận đối với các tổ chức tín dụng, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người cần vay càng lớn…và ngược lại. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định lại rằng thủ tục là điều kiện cần thiết không thể loại bỏ. Giá trị món vay luôn đòi hỏi phải được đảm bảo trên cơ sở các văn bản có tính pháp lý và ràng buộc về trách nhiệm dân sự giữa người đi vay và người cho vay. Vấn đề đặt ra là phải đảm bảo tính pháp lý cao nhưng thủ tục phải đơn giản ở mức cần thiết, cần phải cập nhật, phổ cập hoá để mọi người dân có thể dễ dàng tiếp cận và chấp nhận tham gia vay vốn đầu tư được thuận lợi nhất. 2.1.4.3. Thời gian cho vay Thời hạn cho vay là một khoản thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã 7 được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.[2] Thời hạn vay liên quan trực tiếp đến độ thoả dụng của người vay vốn. Thoả dụng ở đây là thoả mãn về thời gian mà người vay có quyền sử dụng vốn phục vụ cho mục đích chi tiêu và đầu tư cho mình. Mỗi một đối tượng vay vốn đều có nhu cầu về thời gian sử dụng vốn khác nhau, điều đó được quy định bởi đặc điểm của hoạt động đầu tư và tiêu dùng như: loại hình ngành nghề, đặc điểm sản phẩm và chu kỳ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ nói chung hay trong hoạt động sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng thì tuỳ thuộc vào đối tượng, mục đích nhu cầu về vốn được sử dụng để làm gì mà tổ chức tín dụng có căn cứ xác định thời hạn cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn ha dài hạn.[7] Cho vay trung hạn, dài hạn đối với khách hàng cho vay vốn trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng (12 tháng đến 5 năm).[7] Nhu cầu vay vốn ngắn hạn dùng cho đầu tư mua sắm các tư liệu sản xuất trực tiếp như: giống, thức ăn, phân bón, trả công lao động hoặc các chi phí phục vụ cho các nhu cầu cấp thiết có trong một chu kỳ sản xuất. Việc thu hồi vốn lưu động có thể thực hiện trọn vẹn ngay sau chu kỳ sản xuất đó. Nhu cầu vay vốn trung hạn và dài hạn dùng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tài sản cố định có giá trị lớn như: mua máy cày, máy xay xác, máy bơm, đào ao, trồng cây lâu năm, chăn nuôi đại gia súc…các khoản dầu tư này hình thành nên các tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng tương đối dài. Nguồn vay sử dụng cho mục đích này được chuyển hoá thành nguồn vốn cố định một thời gian sử dụng một phần giá trị của nó bị tiêu hao và kết tinh 8 vào giá trị sản phẩm. Nó được thu hồi và tạo thành nguồn để trả nợ vay thông qua việc trích khấu hao từ tiêu thụ sản phẩm qua từng chu kỳ sản xuất (thường là hàng năm). Như vậy, nếu vay đầu tư tài sản có giá trị lớn thì việc trả nợ xong các món vay chỉ thực hiện được sau một số chu kỳ sản xuất hoặc là một số năm sau đó.[2] Trong nhiều trường hợp sau khi trả nợ xong, người đi vay chỉ còn lại một nguồn vốn duy nhất đó là các đối tượng được hình thành từ nguồn vốn vay trung, dài hạn đó, nay vẫn còn giá trị sử dụng (tuy đã khấu hao hết), vẫn tiếp tục tham gia vào các chu kỳ sản xuất tiếp theo và tạo ra lợi ích, phần lợi ích sinh ra trong suốt quá trình sử dụng còn lại của các đối tượng đó được xem như một phần tích lũy được từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có vay vốn ở trên. Như vậy, trong điều kiện sản xuất bình thường và các yếu tố rủi ro, việc vay vốn ngắn hạn để đầu tư mua giống, phân bón, thức ăn phục vụ chăn nuôi trồng trọt gia đình thì hộ vay vốn hoàn toàn có khả năng hoàn trả hết các món nợ đúng hạn. Nhưng nếu họ vay các khoản vay ngắn hạn để đầu tư cho mực đích lâu dài như trồng cây lâu năm, chăn nuôi đại gia súc, mua sắm tài sản cố định thì chắc chắn họ sẽ không trả nợ đúng hạn. Ở đây phát sinh ra một yêu cầu trong quản lý là giám sát việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích như trong bản cam kết vay vốn hay không. Đây là công tác rất quan trọng giúp cho tổ chức tín dụng kiểm tra thực tế việc sử dụng tiền vốn vay, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đồng vốn vay, khả năng trả nợ của người đi vay và thu hồi vốn của tổ chức tín dụng.[3] Việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích sẽ phát sinh nhiều rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của cả người vay vốn lẫn tổ chức tín dụng, dễ dẫn đến những kết quả không mong muốn trong công tác quản lý tín dụng. 2.1.4.4. Mức cho vay Đối với hình thức cho vay có thế chấp, giá trị món vay luôn được xác định trên cơ sở tài sản thế chấp, do vậy đề cập đến mức vay ở trường hợp này không phải là mục đích cần xem xét 9 Đối với các hình thức cho vay tín chấp, mức cho vay là số tiền tối đa mà các tổ chức tín dụng có thể cho người cần vốn vay. Vì người đi vay không phải thế chấp tài sản cho giá trị của món vay nên các tổ chức tín dụng thường ấn định ra một số mức vay tối đa nào đó tương ứng với khả dĩ có thể trên thực tế nhằm giảm thiểu các rủi ro về tín dụng có thể xảy ra. Mức cho vay là một khái niệm luôn luôn gắn liền với hình thức cho vay không có tài sản bảo đảm tiền vay.[1] Việc các tổ chức tín dụng cho vay theo hình thức tín chấp là một cơ hội tiếp cận tốt đối với các đối tượng không có tài sản thế chấp. Tuy nhiên việc khống chế ấn định mức cho vay của các tổ chức tín dụng đối với các đối tượng không có thế chấp đã có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu lượng vốn vay, các tổ chức tín dụng phải nâng cao nhưng lại bị cản bởi rào cản rủi ro tín dụng, do vậy việc loại bỏ mức cho vay là không thể, nó là nguyên tắc cần thiết có tính chất bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng trong hình thức cho vay theo tín chấp. 2.1.4.5. Thời gian và hình thức thu hồi vốn vay Kỳ hạn trả nợ là các khoản thời gian trong thời hạn cho vay được thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ số tiền vay cho tổ chức tín dụng. Thời gian thu hồi vốn vay được hiểu là thời gian bắt đầu từ khi người vay nhận được khoản tiền vay đến khi thực hiện lần trả tiền đầu tiên về lãi hoặc nợ gốc. Hình thức cho vay, thời gian thu hồi vốn vay cũng có thể hiểu là hình thức người đi vay phải trả một lần hay nhiều lần, trả lãi riêng hoặc gộp chung với nợ gốc.[2] Cơ sở của việc lựa chọn hình thức và thời gian thu hồi vốn cho vay được các tổ chức tín dụng tính toán trên cơ sở lý thuyết giá trị hiện tại (hoặc tương lai) của dòng tiền hoặc lợi nhuận cá nhân của các tổ chức tín dụng. Thông 10 [...]... chương trình tín dụng UBND xã Ban quản lý DA Nhóm tín dụng Hộ vay Sơ đồ trên thể hiện cơ chế quản lý c a các chương trình tín dụng c a các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Huyện A Lưới và sự tham gia cảu các tổ chức Đoàn, Hội đ a phương.Vai trò c a các bên tham gia trong hình này như sau: 35  UBND xã, có vai trò thẩm định đối tượng vay, xác nhận thủ tục vay vốn gi a hai bên, thực hiện các thủ... đến nay Cơ chế quản lý, quy chế tín dụng c a các tổ chức tín dụng đang hoạt động Tình hình tham gia vay vốn c a các hộ nông dân trên đ a bàn Huyện A Lưới Hiệu quả sử dụng vốn vay c a những hộ vay vốn trên đ a bàn Huyện A Lưới 3.4 Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp thu thập số liệu Thu thập thông tín dữ liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội c a đ a phương, tình hình hoạt động c a các. .. trình tín dụng có cách thức hoạt động, quy chế tín dụng khác nhau đã tạo cho hoạt động tín dụng Huyện A Lưới khá a dạng và phong phú về quy và phương thức cho vay Các thành phần tham gia vào thị trường vốn nông nghiệp nông thôn ở huyện A Lưới gồm các tổ chức, chương trình tín dụng sau: - Tổ chức tín dụng c a nhà nước: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định luật c a các tổ chức tín dụng và các. .. đối tượng tham gia trong một nghiệp vụ tín dụng Các bên tham gia trong một tổ chức, chương trình tính dụng sẽ có vai trò nhất định và có sự ảnh hưởng nhất định cho từng hoạt động tín dụng Các chương trình, tổ chức tín dụng khác nhau thường có hệ thống khác nhau Sự khác nhau đó tùy vào đối tượng cho vay, mục đích vay, hình thức tín dụng, Các tổ chức chương trình tín dụng đang hoạt động tại A Lưới có hệ... và đang hoạt động tại Huyện A Lưới từ năm 2001 đến nay Nghiên cứu những hộ có tham gia vay vốn tín dụng từ năm 2001 đến nay 3.2 Phạm vi nghiên cứu • Nghiên cứu sẽ được tiến hành tại hai xã: Phú Vinh, Hồng Vân c a huyện A Lưới • Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ ngày 15/02/ 2007 đến ngày 15/ 05/ 2007 3.3 Nội dung nghiên cứu Tình hình hoạt động c a các tổ chức đã và đang hoạt độngHuyện A. .. 21 an ninh quốc phòng Để phát triển A Lưới thành một đô thị sầm uất c a vùng núi cao biên giới, cần nhanh chóng hình thành các tụ điểm dân cư, dịch vụ trên quốc lộ 14B, tạo ra kết cấu hạ tầng tốt; mở rộng lưu thông tuyến c a khẩu Th a Thiên Huế- Salavan; định canh định cư cho các dân tộc, đ a nhanh tiến bộ kỹ thuật vào áp dụng tại đ a phương… 4.1.2 Đặc điểm đ a chất, đ a hình Về đ a chất: Lãnh thổ A. .. trình tín dụng này là điều có sự tham gia phối hợp c a các tổ chức Hội, Đoàn thể đ a phương, và thủ tục vay phức tạp hơn Ở Huyện A Lưới những tổ chức, chương trình tín dụng 27 thuộc loại này gồm: Ngân hàng Chính sách, ICCO, Tầm nhìn, CORENAM, ADB (dự án a dạng h a nông nghiệp) 4.2.3 Mối quan hệ c a các tổ chức tín dụng với hộ vay vốn Mối quan hệ gi a các tổ chức, chương trình tín dụng với người dân ở Huyện. .. điểm đ a bàn nghiên cứu 4.1.1 Vị trí đ aA Lưới là một huyện miền núi nằm về ph a Tây c a tỉnh Th a Thiên Huế, cách thành phố huế khoảng 70 km Được giới hạn trong toạ độ đ a lý từ 16 0 vĩ độ Bắc và 1070 kinh Đông Với tổng diện tích là 122,901.8 ha, huyện A Lưới chiếm 1/4 diện tích c a tỉnh Th a Thiên Huế Đây là huyện có đường biên giới dài nhất tỉnh và giáp với nhiều lãnh thổ khác nhau: - Ph a Bắc... không có vai trò quyết định, xét hộ vay vốn như c a các tổ chức, chương trình tín dụng khác UBND xã tham gia vào hệ thống quản lý c a Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn với vai trò là chứng nhận sự hình thành quan hệ tín dụng gi a Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn với người đi vay, thực hiện các thủ tục hành chính khi xảy ra tranh chấp gi a các bên tham gia trong quan hệ tín dụng. .. 4.2 Khái quát tình hình hoạt động c a các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên đ a bàn 4.2.1 Các chương trình tín dụng đã và đang hoạt động tại A Lưới từ 2001 đến nay Nhằm mục đích phát triển vùng kinh tế miền núi biên giới theo kịp đà phát triển chung c a cả nước và đáp ứng nhu cầu về vốn c a người dân nhất là người nghèo và người dân tộc thiểu số, các chương trình và tổ chức tín dụng đã thành lập . và đang hoạt động ở Huyện A Lưới từ 2001 đến nay. Cơ chế quản lý, quy chế tín dụng c a các tổ chức tín dụng đang hoạt động. Tình hình tham gia vay vốn c a các hộ nông dân trên đ a bàn Huyện A. tại Huyện A Lưới, tỉnh Th a Thiên Huế 1.2. Mục tiêu nghiên cứu • Đánh giá các hệ thống tín dụng trên đ a bàn Huyện A Lưới. • Tìm hiểu tình hình vay và sử dụng vốn vay c a người dân Huyện A Lưới. •. c a cả nước Để đi vào tìm hiểu nguyên nhân c a việc khác nhau hiệu quả c a các tổ chức tín dụng, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu c a mình là: Xem xét các mô hình tín dụng đang hoạt động tại

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NHNN&PTNT

  • Cộng tác viên

  • UBNDXã

  • Hộ vay

  • NHCS

  • Hội nông dân, phụ nữ huyện

    • UBND xã

    • Hội nông dân phụ nữ xã

    • CORENAM

    • UBND xã

    • Ban quản lý DA xã

    • Ban quản lý quỹ

    • Hộ vay

    • Tổ chức, chương trình tín dụng

    • UBND xã

    • Ban quản lý DA

    • Hộ vay

      • PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

      • Dùng phần mềm Microsolft excel 2000 trong xử lý số liệu

      • PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

      • Bảng 1: Diện tích các nhóm kiểu địa hình

        • Stt

        • Núi trung bình cao

          • Số nữ của Huyện là 17,419 người chiếm tỷ lệ 50.2% dân số, nam là 17,267 người chiếm 49.8% dân số của Huyện.

            • Bảng 1: Quy chế tín dụng của các tổ chức, chương trình tín dụng

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan