tìm hiểu mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản cùng sam chuồn - phú vang - thừa thiên huế

54 1.5K 4
tìm hiểu mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản cùng sam chuồn - phú vang - thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 7 Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình chung về dân số, lao động ở các thôn khảo sát 24 Bảng 3: Đặc điểm của các nhóm hộ khảo sát 26 Bảng 4: Tỷ lệ hộ nuôi xen ghép theo thời gian chuyển đổi 29 Bảng 5: Tỷ lệ hộ nuôi theo các hình thức 31 Bảng 6: Kết quả nuôi xen ghép của các hộ khảo sát 32 Bảng 7: Sản lượng các loại sản phẩm 34 Bảng 8: Thực hành mua bán đối với hộ nuôi tôm xen ghép 40 Bảng 9: Thực hành mua bán đối với hộ nuôi cua xen ghép 41 Bảng 10: Thực hành mua bán đối với hộ nuôi cá xen ghép 42 Bảng 11 : Thu nhập bình quân của hộ 45 Bảng 12 : Sự thay đổi chi tiêu của hộ 47 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3 NTTS: Nuôi trồng thủy sản KHKT: Khoa học kỹ thuật UBND: Uỷ ban nhân dân WTO: Word trade orgamization KTTN : Khai thác tự nhiên BQ: Bình quân ĐVT: Đơn vị tính 4 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đầm Sam - Chuồn là một trong bốn hợp phần của hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai với tổng diện tích gần 3.000 ha nằm trong địa phận hành chính 3 xã Phú An, Phú Xuân, Phú Mỹ và thị trấn Thuận An của huyện Phú Vang.Với nguồn tài nguyên thủy sinh phong phú đây là nơi cung cấp nguồn sống chủ yếu và trực tiếp cho cộng đồng dân cư ở trên và ven đầm phá thông qua các hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Nghề nuôi trồng thủy sản có vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng thu nhập của hàng ngàn hộ dân đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái vùng đầm Sam - Chuồn. Nhưng với sự bùng nổ của việc nuôi trồng và khai thác không theo quy hoạch đã phá vỡ cảnh quan làm cho môi trường ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Do vậy mô hình nuôi xen ghép nhiều loại cua, cá, tôm hiện nay đang là giải pháp bền vững và tối ưu cho các nhóm hộ nuôi trồng. Với mô hình này thì bà con có thể tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên và thể tích của thủy vực để đạt được năng suất cao với chi phí đầu tư thấp, ngoài ra còn góp phần làm sạch môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh, rủi ro. Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc chuyển đổi sang mô hình nuôi xen ghép đã mang lại hiệu quả cao, bền vững hơn so với mô hình nuôi chuyên canh tôm, so với mô hình nuôi chuyên canh tôm thu nhập từ mô hình nuôi xen ghép cao hơn khoảng 36% [4] Do vậy trong những năm gần đây diện tích nuôi xen ghép không ngừng được tăng lên. Chỉ tính 3 tháng đầu năm 2009 là 917 ha chiếm 36% diện tích thả nuôi [11]. Và con số này chắc chắn còn tăng lên sẽ đặt ra vấn đề cho thị trường thủy sản hiện nay. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến quy luật cung cầu của thị trường, trong đó những người ngư dân được xem là tác nhân chính sản xuất ra sản phẩm chỉ nhận được phần giá trị thấp. Vì thế việc tìm hiểu quá trình tiêu thụ và đầu ra cho các sản phẩm này có vai trò quan trọng trong quá trinh giải quyết những vướng mắc của thị trường gây tổn hại đến lợi ích người nghèo-chính là những ngư dân. 5 Trong giới hạn cho phép của một đề tài thực tập và xuất phát từ yêu cầu thực tế nói trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài " Tìm hiểu mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản cùng Sam Chuồn - Phú Vang - Thừa Thiên Huế " 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu quá trình chuyển đổi nuôi trồng thủy sản từ nuôi đơn canh sang nuôi xen ghép - Tìm hiểu chủng loại và sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nuôi trồng thủy sản ở vùng Sam Chuồn do phát triển nuôi xen ghép - Xác định mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nuôi xen ghép 6 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1.Quá trình hình thành nghề nuôi trồng thủy sản và các loại hình nuôi trồng thủy sản trên đầm phá + Quá trình hình thành nghề nuôi trồng thủy sản trên vùng đầm phá [6] Nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn bắt đầu phát triển từ những năm 1975 trở lại đâytại hệ đầm phá. Hề đấm phá Tam Giang-Cầu Hai thông với biển qua hai cửa Thuận An và Từ Hiền, tương tác giữa các nguồn nước ngọt từ các sông hương, sông Ôlâu, sông Đại Giang… với nước biển theo chế độ triều tạo ra nên độ mặn có biên độ biển động khá ổn định, là điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ. Từ năm 1977 đến năm 1978 rong câu bắt đầu được trồng thí nghiệm trên diện tích 6 ha tại xã Phú Tân, huyện Phú Vang, mở ra nghề mới, nghề nuôi trồng thủy sản tại đầm phá. Năm 1980 diện tích trồng rau câu tăng lên 50 ha. Năm 1986 nhờ có sự tại trợ của UNDP thông qua dự án VIE 86/010 diện tích trồng rau câu tăng vọt đạt 300 ha tại hai điểm: vùng Sam Chồn huyện Phú Vang và huyện Phú Lộc. Năm 1989 đạt 400 ha. Từ đầu ngững năm 1993 diện tích chững lại và có xu hướng không ổn định, thoái trào. Trong thập niên gần đây do nghề nuôi tôm sú phát triển mạnh, mang lại diện tích cao hơn nên nhiều diện tích trồng râu câu chuyển sang nuôi tôm, bắt đầu năm 1997 đã không còn diện tích trồng rau câu chuyên canh. Tuy vậy, hàng năm vẫn thu hoạch một lượng nhất định rong câu tự nhiên. Cho đến nay, ngoài việc trồng rong câu nhiều đối tượng nuôi trồng được đưa vao vùng dầm phá ven biển như: cua, tôm rảo, tôm sú, cá dìa, cá mú, cá rô phi đơn tính, ốc hương…tuy nhiên chỉ có đối tượng tôm sú thực sự đáng kể. Việc nuôi tôm đầu tiên dược ghi nhận năm 1981, bắt đầu bằng một đề tài nuôi tôm rảo với nguồn giống tự nhiên tại vùng Tân Canh, cũng của xã Phú Tân. Năm 1994 một đề tài nuôi tôm sú với hình thức chắn rào tại khu vực Cồn Tè, xã Hương Phong, huyện Hương Trà. Trung tâm Nuôi Trồng Thủy Sản Thừa Thiên Huế sau đó được thành lập với nhiệm vụ sinh sản nhân tạo giống tôm sú, tôm thịt thử nghiệm. năm 1989, nuôi thử nghiệm giống tôm sú 7 đầu tiên tại tỉnh nhà ở trại gống Thuận An, đồng thời so sánh với giống tôm bạc. Kết quả nuôi tôm sú khả quan hơn và bắt đầu phát triển đại trà việc dào ao nuôi tôm từ đó. Năm 2000 là một năm trúng lớn của nghề nuôi tôm của đầm phá Thừa Thiên Huế do điều kiện tự nhiên thuận lợi(không hiểu do có trận lũ lớn năm 1999 cuốn đi nhiều chất tự động và mở rộng các cửa biển làm thông thoàng dòng chảy, trao đổi nước), hơn nữa giá cả tôm sú cao đột biến do các quốc gia khác nuôi tôm mất mùa (bình quân các năm tăng từ 30 đến 50 ngàn đồng/kg). do thấy sự lợi nhuận quá lớn nên phong trào đào hồ nuôi tôm từ cuối năm 2000 đến năm 2001, diện tích ao hồ được nghi nhận tăng tử 1.850 ha vụ năm 2000 lên đến 2787 ha vụ năm 2001, việc phát triển nhanh như vậy đã tác động xấu về mặt môi trường, dịch bệnh và về mặt kỷ thuật giồng, vốn…cung ứng có nhiều vấn đề không đồng bộ. Từ năm 2004, sau trận dịch bệnh tôm sú lớn, nghề nuôi tôm sú từ đó gặp nhiều khó khăn hơn. Gần đây những người nuôi tôm sú ở những vùng biệt lập đã chuyển đối tượng sang nuôi tôm chân trắng, thu được kết quả nhất định. Song song với việc phát triển nuôi tôm, từ năm 1982-1983 tại vùng Sam Chuồn bắt đầu xuất hiện việc nuôi giữ cua chưa đạt tiêu chuẩn thương phẩm, nhằm làm tăng giá trị của đối tượng khai thác tự nhiên. Năm 1990, trung tâm Nuôi tôm Phú Xuân mới bắt đầu việc nuôi cua tương đối bài bản. Trong những năm này, vùng đầm Sam Chuồn, Thừa Thiên Huế trở thành điểm trung chuyển cua lớn từ Nam Bộ ra phía Bắc, bàn qua biên giới Trung Quốc. Càng về sau phương tiện chuyên chở bằng máy bay đã thuận lợi việc trung chuyển cua không còn nữa. Hiện nay cua là đối tượng nuôi đầy tiềm năng, nhưng đa phần chỉ tận dụng vùng ao hồ sau vụ nuôi tôm. Tuy nhiên, một hai năm gần đây với việc dịch bệnh tôm thất thường thì nghề nuôi tôm trong hệ thồng vây chắn sáo là cứu cánh cho nhiều hộ ngư dân vùng đầm phá. Về nhuyễn thể, từ năm 1990 bắt đầu có một vài hộ ngư dân biết cắm cọc để thu giống vẹm xanh, hàu để nuôi tự nhiên. Sau năm 2000 nghề nuôi nhuyễn thể phát triển mạnh ở cùng đầm Lăng Cô và sau đó một phần vùng đấm Cầu Hai. 8 + Sơ lược các loại hình và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản [6] 1) Nuôi tôm bằng ao đất có bốn phương thức chính: quảng canh cải tiến, bán thâm canh thấp triều, bán thâm canh cao triều và nuôi công nghiệp. - Phương thức nuôi thâm canh cải tiến: Đây là phương thức nuôi với mật độ thấp, năng suất thuộc lại trung bình thấp từ 600-1200 kg/ha/vụ mật độ từ 5-7 con/m2, phương thức nay nuôi khá an toàn do mức đầu tư giống, thức ăn, sử dụng nguồn nước để thay ở mức độ thấp, ít gây biến đổi môi trường làm mất canh bằng sinh thái. - Phương thức nuôi bán thâm canh: mật độ thả giống vừa phải 10-30 con/m2, năng suất trung bình 2-3 tấn/ha. Phương thức này hiện được nuôi ở các vùng thấp triều lẫn các vùng cao triều ven phá. Đầu tư trang bị vừa phải, thỉnh thoảng sử dụng thuốc và hóa chất, cho ăn đầy đủ thức ăn. - Nuôi tôm công nghiệp (nuôi cao triều, nuôi thâm canh): Là hình thức nuôi có đầu tư cao về chi phí, ao hồ phải đào đắp chắc chắn diện tích từ 5.000-10.000m2, thả giống với mật độ cao từ 30-60 con/m2, có đầu tư trang thiết bị như quạt nước, hệ thống gom chất thải bùn đáy, cho ăn đầy đủ và định kỳ sử dụng thuốc, hóa chất xử lý môi trường để phòng bệnh…nuôi tôm công nghiệp cho năng suất cao từ 3-5 tấn/ha. 2) Đây là một lại hình nuôi tôm đặc trưng ở vùng đầm Sam Chuồn, huyện phú Vang. Người dân cắm đăng bằng sáo mùng(có 2 lớp) với khoảng cách giữa hai lớp từ 1 đấn 2 m, sau có cải tạo xử lý cá tạp bằng cánh dùng sáo để “thẩy”, xiết để bắt hết cá tạp trong ao, phương pháp diệt tạp này không được triệt để, không bắt hết toàn bộ cá tạp, vật giữ ở trong sáo. Giống ở lạo hình nuôi sáo chắn, với kính thước lớn thường là 6- 8cm/con và thời gian nuôi ngắn từ 2 tháng đến 3 tháng là thu hoạch. Mạch độ nuôi từ 3-5 con/m2. Trong nuôi sào chắn, lượng nước trao đổi là ngò các dòng chảy hay nước lên xuống của thủy triều; quá trình trao đổi được trao đổi trực tiếp với smôi trường bên ngoài. Quá trình nuôi tôm không sử dụng các khoáng hay hóa chất có tính độc hại để xử lý môi trường hay dịch bệnh. Đây là một loại hình nuôi tôm có nhiều ưu điểm, ít gây biến đổi môi trường sinh thái niếu người nuôi tuân thủ các yêu cầu cần thiết, tuy nhiên 9 trong thực tế ở các loại hình này, người nuôi thường không thả đúng mùa vụ (thả sớm hơn lịch mùa cụ khuyến cáo), giống thả quá dày trên 8-10 con/m2. Giồng không đảm bảo chất lượng, mang mầm bệnh, hoặc cho ăn thêm thức ăn tươi(tôm vụn, cá tạp…), xây dựng khu nuôi không hợp lý(chắn dòng chảy, cản trở giao thông), mật độ các đăng sao quá dày, thiếu quy hoạch…đã ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm môi trường ô nhiễm nặng, nhất là khi tôm bị dịch bệnh, nguy cơ lây nhiễm càng lớn hơn, khó ngăn ngừa so với các mô hình nuôi tôm ở trên. 3) Nuôi cá: Nuôi các trên vùng Thừa Thiên Huế hiện nay phổ biến có ba loại hình phổ biến đó là nuôi lồng, nuôi ao, nuôi hỗn hợp các đối tượng (cá,tôm, cua, rong câu). - Phương thức nuôi ao (nuôi đơn): khi nuôi bán thâm canh mật độ nuôi từ 2-3 con/m 2 , năng suất sản lượng sẽ nâng cao lên, quá trình thải loại thức ăn dư thừa, phân cá cũng sẽ tăng, do đó mức độ ô nhiễm sẽ càng lớn. - Phương thức nuôi lồng: các loại đang được nuôi nhiều ở đầm phá là cá Mú, cá Hồng, cá Dìa. Với cá Mú, các Hồng hệ số thức ăn thường là 3 đến 5 (để có 1.000 kg sản lượng thịt cá chúng ta phải tốn một lượng thức ăn tươi từ 3.000-5.000). Tương tự như vậy, khi nuôi cá Dò hệ số thức ăn lên đến 8- 10. - Phương thức nuôi hỗn hợp: đây là kiểu nuôi xen ghép nhiều loại đối tượng với nhau, với mật độ nuôi rất thấp và thành phần nuôi ghép hợp lý để chúng có thể sử dụng tối đa lượng thức ăn tự nhiên sẵntrong ao và tận dụng các nguồn thải ra của các loại này để nuôi loại khác; như nuôi cá rô phi đơn tính, cá dìa, cá đối, trồng rong câu. Hình thức nuôi hạn chế tối đa việc ấp thức ăn nên hầu như không gây nên những biển đổi về nguồn nước môi trường. 4) Nuôi cua: Nghề nuôi cua trên đầm phá hiện nay có 3 hình thức nuôi phổ biến, đó là nuôi bằng lồng, nuôi đơn và nuôi xen ghép kết hợp với nhiều đối tượng. Trong nuôi lồng hay nuôi đơn (chỉ nuôi cua) hệ số thức ăn là 3-4, nguồn thức ăn là tôm cá tạp thu dược trong khai thác tự nhiên, hai dạng nuôi này khi nuôi với mật độ cao, quy mô lớn vượt quá giới hạn cho phép cũng sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm như nuôi tôm sú. 10 [...]... Những đặc điểm trong tiêu thụ thủy sản Cũng giống như những loại sản phẩm khác, , sản phẩm ngành nuôi trồng thủy sảnsản phẩm hàng hóa vì vậy tiêu thụ thủy sản nuôi trồng cũng tuân theo những quy luật trên Tuy nhiên do sản xuất thủy sản có những đặc điểm riêng chi phối tới quá trình tiêu thụ sản phẩm thủy sản Những đặc điểm đó là: - Gía cả dễ biến động nhanh: Giá cả của sản phẩm thủy sản có thể thay... hợp để phục hồi, bố trí hợp lý các vùng trồng rong câu, hình thành các thảm thực vật trên đầm phá để tạo nên môi trường sinh thái cho các loại thủy sinh vật sinh trưởng, phát triển 2.2 Tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản 2.2.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm và những đặc điểm trong tiêu thụ thủy sản +Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Theo nghĩa rộng : Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm... pháp cho các nhà sản xuất thủy sản tại nước nhập khẩu đã đặt nhiều thách thức cho các nhà sản xuất thủy sản ở Việt Nam Bởi vậy làm thế nào để sản xuất và tiêu thụ thủy sản ổn định, bền vững , nâng cao giá trị gia tăng mới là mục tiêu thực sự mà ngành thủy sản phải nghĩ đến Trong phạm vi cả nước , sản xuất và tiêu thụ thủy sản nước ta còn biểu hiện nhiều mặt hạn chế: - Nuôi trồng thủy sản còn manh mún,... sinh thực phẩm còn rất hạn chế Đây sẽ là trở ngại lớn khi xuất khẩu thủy sản cũng như tiêu thụ thủy sản trong nước 2.4 Tình hình nuôi trồng thủy sảnThừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền Trung có hệ thống đầm phá ven biển rộng lớn gần 22.000 ha Hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai chạy dọc suốt 5 huyện ven biển Thừa Thiên Huế là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc... chuyển đổi - Thay đổi của hộ do phát triển nuôi xen ghép: thay đổi về thu nhập, thay đổi về chi tiêu Sự thay đổi về chủng loại và cơ cấu sản phẩm trong quá trình nuôi xen ghép - Tỷ lệ các hộ theo các hình thức nuôi xen ghép - Thành phần, tỷ lệ các loài qua mỗi năm - Mức độ đầu tư cho mỗi loài - Lợi nhuận từ mỗi loài Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 18 - Các tác nhân tham gia vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Vai... hình nuôi xen ghép, các tác nhân thu gom, tác nhân bán buôn và tác nhân bán lẻ sản phẩm tại xã Phú An, Phú Mỹ, Phú Xuân và thị trấn Thuận An- huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2 Phạm vi nghiên cứu Vùng nghiên cứu là các thôn định cư ở các xã Phú An, Phú Mỹ, Phú Xuân và thị trấn Thuận An- là các thôn có đời sống gắn bó chặt chẽ với vùng đầm phá, sử dụng nguồn tài nguyên vùng Sam Chuồn - Phú Vang- Thừa. .. mỗi tác nhân - Các hoạt động mua bán, trao đổi trong mạng lưới tiêu thụ sản phẩm - Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm - Số lượng kênh, khối lượng sản phẩm qua mỗi kênh và các tác nhân 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Chọn điểm nghiên cứu - Điểm nghiên cứu là 4 thôn Định cư ở các xã Phú An, Phú Mỹ, Phú Xuân và thị trấn Thuận An - Mang tính đại diện cho cộng đồng có đời sống gắn bó chặt chẽ với vùng Sam Chuồn đang... phải bán ngay Do đó giá của sản phẩm thủy sản có xu hướng giảm nhiều vào cuối ngày hoặc khi có một lượng thủy sản lớn đột ngột xâm nhập làm cung vượt quá cầu thị trường - Tính thời vụ: Không như các sản phẩm công nghiệp, nguồn cung sản phẩm thủy sản thường tập trung vào vụ thu hoạch và một hai tháng tiếp theo Giá sản phẩm thủy sản trong mùa vụ thụ hoạch thường rất thấp do thừa cung nhưng sau đó lại... và kinh tế tại địa phương để lấy các thông tin về: tình hình nuôi trồng thủy 19 sản của thôn, thị trấn, thời gian chuyển đổi từ mô hình nuôi tôm độc canh sang mô hình nuôi xen ghép, số lượng các tác nhân trong mạng lưới tiêu thụ sản phẩm + Phỏng vấn các tác nhân tham gia vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản bao gồm: hộ nông dân, tác nhân thu gom, tác nhân bán buôn, tác nhân bán lẻ Với... thuỷ sảnnuôi trồng thuỷ sản Tận dụng những điều kiện tự nhiên sẵn có, đặc trưng cơ bản thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nên diện tích nuôi trồng của các hộ dần được mở rộng Bình quân mỗi hộ ở các thôn đều có diện tích trên 1 hecta.Thôn Thủy diện ( Phú Xuân) là thôn có diện tích nuôi trồng lớn nhất 270 hecta, tính trung bình thì mỗi hộ có 2,25 hecta để nuôi trồng Ở đây hộ có diện tích nuôi trồng . phẩm nuôi trồng thủy sản cùng Sam Chuồn - Phú Vang - Thừa Thiên Huế " 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu quá trình chuyển đổi nuôi trồng thủy sản từ nuôi đơn canh sang nuôi xen ghép - Tìm hiểu. bên. + Những đặc điểm trong tiêu thụ thủy sản Cũng giống như những loại sản phẩm khác, , sản phẩm ngành nuôi trồng thủy sản là sản phẩm hàng hóa vì vậy tiêu thụ thủy sản nuôi trồng cũng tuân theo những. Tìm hiểu chủng loại và sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nuôi trồng thủy sản ở vùng Sam Chuồn do phát triển nuôi xen ghép - Xác định mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nuôi xen ghép 6 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:53

Mục lục

  • Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    • Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

      • 2.1.Quá trình hình thành nghề nuôi trồng thủy sản và các loại hình nuôi trồng thủy sản trên đầm phá

      • 2.2 Tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản

      • 2.2.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm và những đặc điểm trong tiêu thụ thủy sản

        • + Những đặc điểm trong tiêu thụ thủy sản

        • 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm

        • 2.3 Tình hình tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam

        • 2.4 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Thừa Thiên Huế

        • Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

          • 3.1 Đối tượng nghiên cứu

          • 3.2 Phạm vi nghiên cứu

          • 3.3 Nội dung nghiên cứu

          • 3.4 Phương pháp nghiên cứu

            • 3.4.1 Chọn điểm nghiên cứu

            • 3.4.3 Thu thập thông tin dữ liệu

            • 3.4.3 Phân tích dữ liệu

            • Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

              • 4.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu

              • 4.2 Thông tin chung về cộng đồng ngư nghiệp vùng nghiên cứu

              • 4.2. Đặc điểm chung của nhóm hộ NTTS khảo sát

              • 4.2 Quá trình chuyển đổi nuôi trồng thủy sản từ nuôi tôm độc canh sang nuôi xen ghép

                • 4.2.1 Đặc điểm của quá trình chuyển đổi

                • 4.2.2 Kết quả nuôi xen ghép của các hộ khảo sát

                • 4.2.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan