tác động của vốn tín dụng đối với kinh tế hộ nông dân tại xã phú đa, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

76 535 2
tác động của vốn tín dụng đối với kinh tế hộ nông dân tại xã phú đa, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA VỐN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI PHÚ ĐA, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Ánh Mai Lớp :Khuyến nông và Phát triển nông thôn 41A Địa điểm thực tập: Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hương Bộ môn: Kinh tế nông thôn Năm 2011 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của thầy cô, bạn bè và gia đình của tôi. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Huế đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND Phú Đa, các ban ngành, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách hội huyện Phú Vang, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh Phú Đa, toàn thể người dân 3 thôn Nam Châu, Trường Lưu, Viễn Trình đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp số liệu cho tôi hoàn thành đề tài. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Ths. Nguyễn Thị Thanh Hương, người đã định hướng nghiên cứu, tận tình hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khoá luận này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Khuyến nông và Phát triển nông thôn 41A, đến gia đình, bạn bè những người đã luôn bên tôi, giúp đỡ tôi trong những năm học ở giảng đường, cũng như trong quá trình thực hiện khoá luận. Xin chân thành cảm ơn ! Huế, tháng 5 năm 2011 Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Ánh Mai MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU 5 DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ 6 PHẦN 1 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN 3 14 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 PHẦN 4 18 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18 PHỤ LỤC 63 DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Thay thế CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHNN 0 &PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHCSXH : Ngân hàng chính sách hội QTDND : Quĩ tín dụng nhân dân TCTD : Tổ chức tín dụng CBTD : Cán bộ tín dụng UBND : Ủy ban nhân dân UNICEP : Quĩ nhi đồng Liên hiệp quốc GVC : Tổ chức tình nguyện dân sự Blogna – Italia NS&VSMT : Nước sạch và vệ sinh môi trường TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn XĐGN : Xóa đói giảm nghèo ĐVT : Đơn vị tính Tr.đ : Triệu đồng USD : Đồng dollar của Mỹ DT : Diện tích BQ : Bình quân GO : Tổng giá trị sản xuất IC : Chi phí VA : Giá trị tăng thêm SXKD : Sản xuất, kinh doanh DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Cơ cấu đất đai của Phú Đa 20 Bảng 4.2: Cơ cấu hiện trạng đất nông nghiệp 21 Bảng 4.3: Cơ cấu hiện trạng đất phi nông nghiệp 22 Bảng 4.4: Dân số và cơ cấu lao động của Phú Đa năm 2010 25 Bảng 4.5: Tình hình dân số các thôn nghiên cứu năm 2010 26 Bảng 4.6: Mức lãi suất cho vay của NHCSXH 31 Bảng 4.7: Mức vốn vay, lãi suất và thời hạn vay vốn của các TCTD 35 Bảng 4.9: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra 40 Bảng 4.10: Thực trạng sử dụng vốn vay so với khế ước 43 Bảng 4.11: Nhu cầu vay vốn và mức độ đáp ứng vốn 46 Bảng 4.12: Nhu cầu vay vốn trong tương lai của các hộ điều tra 46 Bảng 4.13: Đánh giá của các hộ điều tra về việc vay vốn 48 Bảng 4.14: Tình hình sử dụng vốn vay theo mục đích sản xuất 49 Bảng 4.15: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư bình quân một hộ một năm của các hộ điều tra 50 Bảng 4.16: Hiệu quả sử dụng vốn vay bình quân 1 hộ 1 năm của các hộ điều tra 52 Bảng 4.17: Hiệu quả sản xuất một số ngành chủ yếu tính bình quân 1 hộ 1 năm của các hộ điều tra 56 DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Bản đồ 4.1: Vị trí Phú Đa trong tổng thể huyện Phú Vang 18 Sơ đồ 4.1: Qui trình cho vay vốn đối với hộ sản xuất 30 Sơ đồ 4.2: Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo 33 Sơ đồ 4.3: Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với hộ nông dân 36 Biểu đồ 4.1a: Cơ cấu khoản vay theo mục đích sử dụng trên khế ước nhóm hộ nghèo 39 Biểu đồ 4.1b: Cơ cấu khoản vay theo mục đích sử dụng trên khế ước nhóm hộ trên nghèo 39 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu số hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích và sai mục đích của hộ nghèo và hộ trên nghèo 44 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường hội nhập và phát triển, đất nước ta cần phát huy những tiềm năng, thế mạnh, đồng thời hạn chế những yếu kém để tạo ra những chuyển biến về kinh tế, hội, khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Do vậy, bên cạnh sự đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ thì nông nghiệp, nông thôn cũng phải được coi trọng. Hội nghị Trung Ương thứ VI đã khẳng định: “Sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế - hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng hội chủ nghĩa”. Để tăng cường phát triển các ngành sản xuất cần chú trọng tới nguồn vốn đầu tư, vì vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất quyết định đến khả năng mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Muốn làm được điều đó cần có những biện pháp hợp lí về đầu tư vốn, trong đó tín dụng được coi là công cụ hiệu quả. Nhà nước ta đã và đang có những chính sách tín dụng nhằm đáp ứng một phần nào nhu cầu vốn ngày càng gia tăng cho tất cả các ngành, các khu vực kinh tế đặc biệt với ngành nông nghiệp ở khu vực nông thôn, miền núi nhiều khó khăn. Hiện nay, các tổ chức tín dụng ngày càng phát triển, mạng lưới tín dụng đã có mặt ở khắp các vùng nông thôn, miền núi, đã và đang phát huy hiệu quả hoạt động. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại khu vực nông nghiệp, nông thôn trong 10 năm qua (1999 – 2009) đạt 21,78%/ năm (số liệu được công bố tại hội nghị tổng kết thực hiện Quyết định của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ Nông nghiệp, nông thôn do NHNN Việt Nam tổ chức ngày 30.6.2010). Những năm gần đây cho thấy, nhờ vào chính sách tín dụngnông nghiệp, nông thôn đã có những bước phát triển đáng kể: Cơ sở hạ tầng được đầu tư và củng cố, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, từng bước thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, 1 Tuy nhiên, những thành tựu đó mới chỉ là bước đầu, về cơ bản thì nông thôn vẫn là vùng kinh tế chậm phát triển, đời sống nông dân hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Nhiều người dân ở khu vực nông thôn vẫn ít hoặc chưa thể tiếp cận được các hoạt động của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là những người nghèo, mạng lưới tín dụng còn chưa thực sự có hiệu quả ở vùng sâu, vùng xa. Những quy định mới về thế chấp tài sản đã tháo gỡ một phần khó khăn khi người dân vay vốn, nhưng vẫn bất cập đối với một bộ phận nông dân kinh doanh trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ, người nghèo. Một bộ phận lớn các hộ nông dân do thu nhập thấp nên khả năng tích luỹ hạn chế đã dẫn đến tình trạng thiếu vốn trong sản xuất và cứ như thế họ khó vượt qua được cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Phú Đa là một vùng đồng bằng, nằm cạnh phá Tam Giang, cách thành phố Huế khoảng 20 km về phía Đông Nam, thu nhập của người dân khá đa dạng với các ngành nghề khác nhau. Thời gian qua nhờ vào các hoạt động của các tổ chức tín dụng đã tạo ra những chuyển biến tích cực và tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở đây. Vốn tín dụng đã tạo điều kiện cho các hộ sử dụng tốt hơn nguồn lực sẵn có của gia đình, tạo thêm việc làm, góp phần đa dạng hoá ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn làm tăng thu nhập, thực hiện xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, đồng thời góp phần nâng cao năng lực cho người dân. Tuy nhiên, nhu cầu vốn ngày càng tăng, trong khi đó các tổ chức tín dụng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho người dân vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, nguồn vốn cho vay chủ yếu là ngắn hạn làm cho người dân khó đầu tư vào sản xuất lớn, sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Mặc dù Nhà nước đã có những chính sách cải cách thủ tục nhưng người dân vẫn phàn nàn rườm rà, làm khó hoặc không cần thiết cho người đi vay. Để có những đánh giá khách quan về thực trạng của hoạt động tín dụng, khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ, hiệu quả tác động vốn tín dụng đối với các nhóm hộ, tôi tiến hành nghiên cứu: “Tác động của vốn tín dụng đối với kinh tế hộ nông dân tại Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng hoạt động của hệ thống tín dụng phát triển kinh tế nông hộ tại Phú Đa. - Tìm hiểu thực trạng vay vốn của các nông hộ tại Phú Đa. - Phân tích tác động của tín dụng đối với kinh tế nông hộ tại Phú Đa. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - hội. Tín dụng (Credit) xuất phát từ gốc Latinh là Credittum có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm, tiếng Anh là Credit [2]. Tín dụng chỉ nhiều hành vi kinh tế: Bán chịu hàng hóa, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, kí thác,…[3].Theo ngôn ngữ Việt Nam, tín dụng là sự vay mượn. Theo pháp luật Ngân hàng Việt Nam ghi nhận rằng, tín dụng là quan hệ vay (mượn) dựa trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm giữa bên cho vay (mượn) và bên đi vay (mượn). Theo đó, bên cho vay chuyển giao một lượng vốn tiền tệ (hoặc tài sản) để bên vay sử dụng có thời hạn. Khi đến hạn, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả vốn (tài sản) ban đầu và lãi suất [6]. Nói chung, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế - hội gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả. Tức quan hệ tín dụng gồm hai mặt: Huy động vốn và tiến hành cho vay. 2.1.1.2. Bản chất của tín dụng Bản chất của tín dụng được thể hiện trong quá trình hoạt động và mối quan hệ củavới quá trình sản xuất hội, được thể hiện thông qua 3 giai đoạn: Một là, phân phối tín dụng dưới dạng hình thức cho vay. Hai là, giai đoạn sử dụng vốn vay trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ba là, giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng. Tóm lại, bản chất của tín dụng được thể hiện là hình thức vận động của vốn tiền tệ trong hội theo nguyên tắc có hoàn trả nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống cho người dân [3]. 2.1.1.3. Vai trò tín dụng - Tín dụng là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để đảm nhận vai trò này tín dụng thực hiện thông qua 2 chức năng của mình: [3],[4] 4 [...]... Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Địa bàn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế - Về thời gian: + Số liệu tổng quan tình hình kinh tế - hội của Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2008 - 2010 + Số liệu tổng hợp của các tổ chức tín dụng trên địa bàn qua 3 năm 2008 - 2010 +Số liệu điều tra thực tế tiến hành từ tháng... 3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, hội địa bàn nghiên cứu - Điều kiện và những đánh giá chung về tự nhiên, kinh tế hội Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 3.3.2 Thực trạng hoạt động của hệ thống tín dụng nông thôn phát triển kinh tế hộ tại vùng nghiên cứu - Các hệ thống tín dụng hiện có tại vùng nghiên cứu - Một số quy định chung của các tổ chức tín dụng về: Đối tượng cho vay, mức vay,... hộ nông dân vay vốn chủ yếu từ các nguồn sau đây: NHNN0&PTNT, NHCSXH, hệ thống QTDND, chương trình tín dụng ưu đãi của chính phủ, các chương trình và dự án của các tổ chức quốc tế hỗ trợ tín dụng cho nông dân và phát triển nông nghiệp, tín dụng không chính thống; [1] 2.1.2.3 Kinh tế hộ nông dân và vai trò tín dụng đối với quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân Hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh. .. kinh tế cơ bản trong nông nghiệp, ra đời rất sớm trong lịch sử và tồn tại qua nhiều phương thức sản xuất, nhiều chế độ hội Phát triển kinh tế nông hộ là phát triển kinh tế gia đình nông dân, nó là một đơn vị kinh tế - hội trong nông thôn Tín dụng có vai trò đối với quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân thể hiện: [1] - Tín dụng nông nghiệp góp phần thúc đẩy hình thành thị trường tài chính nông. .. đích sử dụng vốn vay trên thực tế, tỷ lệ sử dụng vốn vay so với khế ước - Nhu cầu vay vốn và một số ý kiến phỏng vấn như: + Nhu cầu vay vốn hiện tại và mức độ đáp ứng nhu cầu của các TCTD + Nhu cầu vay và các mục đích vay vốn trong tương lai + Đánh giá về thủ tục vay, lãi suất, về CBTD của các nông hộ 3.3.4 Tác động của tín dụng đối với kinh tế nông hộ - Vốn tín dụng tạo điều kiện cho nông hộ tăng qui... cho nông nghiệp kịp thời làm hạn chế việc mở rộng phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dẫn đến hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn 13 PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Các dụng tổ chức tín nông thôn trên địa bàn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế mà tập trung chủ yếu vào NHNNo&PTNT và NHCSXH - Các hộ nông dân vay vốn trên địa bàn Phú Đa, huyện Phú. .. triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá 8 - Tín dụng đã góp phần tận dụng khai thác mọi nguồn lực về đất đai, lao độngtài nguyên thiên nhiên - Tín dụng ngân hàng đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh - Tín dụng nông nghiệp góp phần phát triển các quan hệ kinh tế của hộ nông dân Tạo điều kiện cho các hộ nông dân. .. tế hội: Tình hình kinh tế, các chính sách quy định, cơ sở hạ tầng, tình hội trong báo cáo tổng kết các năm 2008 - 2010 và định hướng phát triển kinh tế của Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế + Thu thập số liệu về các tổ chức tín dụng: Các điều lệ về tổ chức, hoạt động, tình hình hoạt động trong báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2008 2010 và phương hướng, nhiệm vụ của các tổ chức tín. .. Nhà nước sử dụng để định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân Thông qua việc khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới, Nhà nước thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất trong nông nghiệp, định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở những vùng kinh tế trọng điểm, mở mang các ngành nghề thật sự cần thiết và mang lại hiệu quả cho hộ nông dân và nền kinh tế - Tín dụng nông nghiệp... chức tín dụng với nông hộ tại vùng nghiên cứu 3.3.3 Tình hình vay vốn và sử dụng vốn của các hộ điều tra -Tình hình chung của các hộ điều tra: Loại hộ, nhân khẩu, lao động, 14 trình độ học vấn chủ hộ, tuổi, đất đai lao động - Mục đích sử dụng vốn vay theo khế ước: Mục đích vay vốn, số tiền vay cho các mục đích, tỷ lệ vay vốn cho các mục đích - Thực trạng sử dụng vốn vay so với khế ước: Mục đích sử dụng . của hoạt động tín dụng, khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ, hiệu quả tác động vốn tín dụng đối với các nhóm hộ, tôi tiến hành nghiên cứu: Tác động của vốn tín dụng đối với kinh tế hộ. HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA VỐN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ PHÚ ĐA, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA. không gian: Địa bàn xã Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: + Số liệu tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của xã Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2008

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

  • PHẦN 1

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • PHẦN 3

  • NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • PHẦN 4

  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

  • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan