phân tích hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất nấm rơm trên địa bàn xã phú lương, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

67 1.4K 3
phân tích hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất nấm rơm trên địa bàn xã phú lương, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nấm rơm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao có thể coi như những loài rau sạch, thịt sạch. Ở những nước phát triển nghề trồng nấm rơm có từ lâu đời và ngày càng được cơ giới hóa, đang trở thành một nghề sản xuất lớn theo hướng công nghiệp. Đối với Việt Nam nghề trồng nấm mới phát triển 10 năm trở lại đây. Nguồn nguyên liệu chính để trồng các loại nấm là các sản phẩm phụ nông nghiệp, lâm nghiệp như: Rơm rạ, mùn cưa… Những nguyên liệu này rất sẵn có ở những vùng nông thôn Việt Nam, hơn nữa sau khi được dùng trồng nấm, các loại phế thải này lại được dùng làm phân hữu cơ bón cho một số cây trồng khác. Sản xuất nấm rơm giúp bà con nông dân tận dụng được một số lượng lớn rơm rạ sau mỗi vụ gặt tận dụng được mọi khoãng không gian, ngoài vườn trên tầng cao…Tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động kể cả người già, trẻ em, tận dụng được lao động gia đình đặc biệt là trong lúc nông nhàn. Với chi phí đầu tư ban đầu không lớn, thời gian quay vòng vốn ngắn, thu hồi vốn nhanh, mang lại giá trị kinh tế cao. Từ những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà các loại nấm ăn mang lại cùng với điều kiện khí hậu thời tiết nóng ẩm, thuận lợi cho việc trồng nấm rơm ở nước ta thì hoạt động trồng nấm đã trở thành một nghề thiết thực, cho thu nhập khá ổn định ở khu vực nông thôn, là nghề đang phát triển mạnh và có thể trở thành một yếu tố mới, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Phú Lương là một nằm ở phía tây huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiệt độ trung bình đạt 25 0 C, lượng mưa trung bình năm lớn 1.500 mm - 2.000 mm trên năm nên độ ẩm tương đối trung bình năm 85 - 86 0 C. Thuận lợi cho việc sản xuất nấm rơm. Tuy nhiên với những điều kiện và thế mạnh sẵn có của phú Lương nhất là HTX NN Phú Lương 1, việc sản xuất nấm rơm vẫn chưa có sự quy hoạch vẫn mang tính tự phát, hạn chế về kỹ thuật, công nghệ chế biến, thị trường đầu ra, đầu vào…Nên sản xuất nấm vẫn gặp những khó khăn và chưa mang tính bền vững. Vì vậy xuất phát từ những vấn đề thực tiễn ở địa phương và góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất nấm rơm Phú Lương phát triển, phát huy tiền năng thế mạnh của địa phương nâng cao hiệu quả của nấm rơm trên địa bàn Phú Lương. Do đó tôi đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất nấm rơm trên địa bàn Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu chung. Nghiên cứu đề tài này trên cơ sở đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm trên địa bàn Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đề xuất một số giải pháp hửu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm tại xã. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. - Tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất nấm rơm phú Lương. - Phân tích kết quả, hiệu quả kinh tế, thị trường tiêu thụ, mức độ rủi ro của hoạt động sản xuất nấm rơm. - Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nấm rơm. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niện có liên quan. 2.1.1. khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế. a. Khái niệm: Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong việc sử dụng hai yếu tố cơ bản trong sản xuất kinh doanh đó là: Yếu tố đầu vào: Chi phi vật tư, chi phí trung gian, khấu hao tài sản cố định Yếu tố đầu ra: Giá trị sản xuất, thu nhập, lợi nhuận Như vậy người sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phi nhất định. Sau mỗi quá trình sản xuất chúng ta so sánh kết quả đó thì xác định được hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là tối đa hóa kết quả đạt được hoặc tối thiểu hóa chi phi bỏ ra dựa trên các nguồn nhân lực và vật lực hiện có. [1] Trong thực tế kết quả đạt được rất phong phú và đa dạng có thể trên phương diện kinh tế, tài chính và có thể kết quả thu được trên phương diện hội như giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo, cải thiện môi trường Và cũng có thể kết quả đạt được trên cả hai phương diện kinh tế - hội. Vì vậy hình thành nên khái niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả hội, hiệu quả kinh tế - hội như sau: Hiệu quả kinh tế: Là sự tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, nó thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế như: Giá trị tổng sản xuất lợi nhuận tính trên lượng chi phí đã bỏ ra. Hiệu quả hội: Là tổng quan so sánh một bên là chi phí bỏ ra và kết quả hội đạt được như: Tạo thêm công ăn việc làm, giảm tỷ lệ đói nghèo, cải tạo môi trường sinh thái Hiệu quả kinh tế - hội: Là tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được cả về mặt kinh tế hội. Phát triển kinh tế và phát triển hội có mối quan hệ mật thiết, ngắn bó chặt trẽ với nhau. Mục tiêu của phát triển kinh tế là phát triển hội và ngược lại, chúng là tiền đề của nhau và là 3 phạm trù thống nhất. Do đó phát triển kinh tế cần được hiểu trên khái niện hiệu quả kinh tế - hội.[1] b. Bản chất của hiệu quả kinh tế: Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh tương đối và tuyệt đối giữa lượng kết quả thu được với lượng chi phí bỏ ra. Để đạt được cùng một thời lượng sản phẩm người ta có thể bằng nhiều cách khác nhau song do sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng lên của con người với sự hửu hạn nguồn tài nguyên, nên khi đánh giá kết quả của một quá trình sản xuất kinh doanh cần phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào và mất bao nhiêu chi phí. Việc đánh giá kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá số lượng sản phẩm đạt được mà còn phải đánh giá chất lượng của hoạt động đó. Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh chính là đánh giá hiệu quả kinh tế trên phạm vi hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là chi phí lao động hội. Từ đó bản chất hiệu quả kinh tế - hội chính là hiệu quả lao động hội, thước đo của hiệu quả là tiết kiệm lao động hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hóa kết quả đạt được và tối thiểu hóa chi phí bỏ ra dựa trên các nguồn lực hiện có. 2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế. Năng suất: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị diện tích gieo trồng trong một lứa sản xuất được bao nhiêu lứa nấm. Do sản xuất nấm của các hộ điều tra được tiến hành trong vòm, một vòm có thể sản xuất nhiều lứa nấm nên chúng ta tính năng suất là: S Q N = Trong đó: N: Năng suất Q: sản lượng S: diện tích (số lứa nấm) Tổng giá trị sản xuất: GO (Gross Output) là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của toàn bộ sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kỳ sản xuất nhất định. GO = ∑ = n i QiPi 1 . Trong đó: Q i : Khối lượng sản phẩm thứ i 4 P i : Đơn giá sản phẩm thứ i n : Số sản phẩm Thu nhập hỗn hợp: MI (Mixed Income) là phần thu nhập thuần túy bao gồn cả công lao động của gia đình tham gia sản xuất. MI = GO – Chi phí trung gian – Chi phí tài chính - Thuế Chi phí trung gian: IE (Intermediate Expenditure) trên một đơn vị diện tích bao gồm chi phí meo giống, rơm, tu sửa, xử lý vòm, thuê lao động và chi phí khác. Chi phí tài chính: FC (Finance Cost) là chi phí trả tiền lãi vay và chi phí cho việc vay lượng vốn đó. Lợi nhuận kinh tế: EP (Ecocmic Profit) Là phần lãi ròng trong thu nhập trên một đơn vị diên tích: Lợi nhuận= Thu nhập hỗn hợp – Chi phí lao động – Khấu hao TSCĐ – Chi phí hiện vật của hộ Thu nhập từ trồng nấm rơm so với một số cây trồng chính. Giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn: • Số lao động có việc làm • Thành phần lao động tham gia vào hoạt động trồng nấm rơm.[2] 2.2. Khái quát tình hình sản xuất nấm ăn nói chung và nấm rơm nói riêng trên thế giới và trong nước. 2.2.1. Quan điểm về nấm ăn. Theo quan niệm củ, nấm là thực vật, như các loại cây cỏ khác, nhưng là thực vật không có sắc tố xanh (diệp lục tố). Tuy nhiên, những nghiên cứu ngày càng nhiều trên sinh lý và biến dưỡng, cho thấy nấm có nhiều điểm khác với thực vật như: Không có khả năng quang hợp. Nấm dự trữ đường dưới dạng glucogen, thay vì tinh bột. Mặc dù vậy nấm cũng không phải là động vật bởi vì: Nấm sinh sản chủ yếu bằng bào tử (hửu tính hoặc vô tính) Sự sinh dưỡng của nấm liên quan đến hệ sợi nấm. Vì lý do trên mà người ta cho rằng cần tách nấm ra khỏi giới thực vật và thành lập một giới riêng, gọi là giới nấm. 5 Nấm cũng là sinh vật và là sinh vật có nhân (khác với vi khuẩn, chưa có nhân). Cấu tạo của nấm có thể đơn bào như nấm men hoặc đa bào như các loại nấm sợi (trong đó có nấm ăn). Do cấu tạo như vậy, nên nói đến nấm là nghỉ tới các sợi tơ nhỏ li ti và gọi chung là mốc meo. Tóm lại để hiểu về nấm ăn người ta có thể tóm tắt như sau: • Là sinh vật dạng sợi có nhân thật. • Dinh dưỡng bằng cách lấy thức ăn qua mạng tế bào sợi nấm. • Sinh sản chủ yếu bằng bào tử, trên cấu trúc đặc biệt là tai nấm hay quả nấm.[3] 2.2.2. Tình hình sản xuất nấm ăn trên thế giới. Hiện nay trên thế giới ghi nhận được khoảng 2000 loài nấm ăn, trong đó có khoảng 80 loài nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng, rất nhiều loài được trồng làm dược liệu. Việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu củng như công nghệ chế biến và bảo quản nấm trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nó đã trở thành một ngành công nghiệp thực sự mang lại hiệu quả về mặt kinh tế hội cho các quốc gia: Bảng 1: Quy mô và sản lượng nấm trên thế giới ngày càng tăng qua các năm. Đvt sản lượng: Tấn Năm 1975 1979 1986 1990 1994 2005 Sản lượng 925.00 0 1.210.00 0 2.182.00 0 3.763.00 0 4.909.00 0 20.000.000 [4]. Các nước trên thế giới hiện nay tập trung nghiên cứu và sản xuất nấm mỡ, nấm hương, nấm sò, nấm rơm là chủ yếu. Đến năm 1990 thì sản lượng nấm trên thế giới đã đạt 3.763.000 tấn, trong đó nấm mỡ là 1.424.000 tấn, nấm hương là 393.000 tấn. Năm 1994, tổng sản lượng nấm trên thế giới là 4.909.000 tấn, trong đó cụ thể các loại nấm được thể hiện qua bảng số liệu 2 dưới đây: 6 Bảng 2: Sản lượng các loại nấm cụ thể trên thế giới được sản xuất trong năm 1994. Đvt sản lượng: Tấn STT Tên loại nấm Sản lượng Tỷ lệ % - Tổng sản lượng 4.909.000 100,0 1 Nấm mỡ 1.846.000 37,6 2 Nấm hương 826.200 16,8 3 Nấm rơm 798.800 16,1 4 Nấm kim vàng 229.800 4,7 5 Nấm nhĩ trắng 156.200 3,2 6 Nấm chân cơ 54.800 1,1 7 Nấm trơn 27.000 0,5 8 Nấm hoa cây xám 14.200 0,3 9 Các loại khác 956.000 19,5 [4]. So với năm 1994/1990 thì nấm mỡ, nấm hương, nấm rơm, nấm kim vàng, nấm hoa cây xám đều tăng. Cụ thể nấm mỡ năm 1994 là 1.848.000 tấn (năm 1990 là 1.424.000 tấn), nấm hương năm 1994 là 826.200 tấn (năm 1990 là 393.000 tấn). Khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu trồng nấm theo phương pháp công nghiệp. Những nhà máy sản xuất nấm có công suất từ 200 – 1000 tấn/năm được cơ giới hóa, từ khâu xử lý nguyên liệu đến thu hái chế biến đều do máy móc thực hiện. Năng suất trung bình đạt từ 40 - 60% so với nguyên liệu ban đầu (nấm mỡ).[4], [5]. Bảng 3: Sản lượng nấm của một số nước thuộc khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ năm 1994. Đvt sản lượng: Tấn Quốc gia Hoa kỳ Pháp Hà lan Italia Canada Anh Sản lượng 393.000 185.000 88.500 71.000 46.000 28.500 [5]. Khu vực Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc ) Triển khai sản xuất nấm theo mô hình trang trại vừa và nhỏ, đặc biệt ở Trung Quốc nghề 7 trồng nấm đã thực sự đi vào từng hộ dân. Sản lượng nấm củng tăng lên đáng kể thể hiện năm 1994 sản lượng nấm của một số nước ở bảng 4: Sản lượng nấm của các nước chủ yếu là nấm mỡ, còn nấm hương thì do Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sản xuất là chính. Hiện nay Trung Quốc là nước sản xuất nấm lớn nhất thế giới, năm 1995 sản lượng nấm của Trung Quốc đạt 3.000.000 tấn chiến 60% tổng sản lượng, riêng tỉnh Phúc Kiến là 800.000 tấn, chiếm 26,67% cả nước và 6,4% toàn thế giới. [5, 21 – 23]. Bảng 4: Sản lượng nấm của một số nước thuộc khu vực Châu Á năm 1994. Đvt sản lượng: Tấn Tên quốc gia Trung Quốc Nhật Bản Inđônêxia Hàn Quốc Sản lượng 2.850.000 360.000 118.000 92.000 [5]. 2.2.3. Tình hình sản xuất nấm ở Việt Nam. Vấn đề nghiên cứu và phát triển sản xuất nấn ăn ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 70. Năm 1984 thành lập trung tâm nghiên cứu nấm ăn thuộc Đai Học Tổng Hợp Hà Nội. Năm 1985 được tổ chức FAO tài trợ và UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập trung tâm sản xuất Giống Nấm Tương Mai Hà Nội (sau đó đổi tên thành công ty sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm Hà Nội). Năm 1986 tổ chức FAO tài trợ UBND thành phố Hồ Chí Minh quyết định thành lập xí nghiệp nấm Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn một số đơn vị: Công ty nấm Thái Bình (tỉnh Thái Bình), Xí Nghiệp Nấm ( thuộc tổng công ty rau quả Vegetexco), các công ty liên doanh sản xuất và chế biến nấm ở Việt Nam. Một số đơn vị tham gia sản xuấtxuất khẩu nấm: Tổng công ty rau quả (Vegetexco), tổng công ty xuất nhập khẩu máy (Technomport), Uninex Hà Nội, Phong trào trồng nấm mỡ trong các năm 1988 – 1992 đã mở rộng đến hầu hết các tỉnh phía Bắc. Năm 1991 – 1993 bộ khoa học – Công nghệ và môi trường triển khai dự án sản xuất nấm theo công nghệ của Đài Loan. 8 Năm 1992 – 1993, công ty nấm Hà Nội nhập thiết bị chế biến đồ hộp và “nhà trồng nấm công nghiệp” của Italia. Thành phố Hà Nội, Unimex Quảng Ninh, tỉnhNam Ninh, Hà Tây Đã đầu tư hàng tỷ đồng cho nghiên cứu và sản xuất nấm ăn. Nhiều huyện như Tây Yên (Hà Bắc), Quỳnh Phụ (Thái Bình), Đã có hàng nghìn hộ nông dân trồng nấm mỡ. Tuy nhiên đến năm 1996 do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chỉ còn lại một số tỉnh như: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nội và một vài cơ sở sản xuất khác còn sản xuất các loại nấm. Tổng sản lượng các loại nấm được nuôi trồng trong các năm qua ở các tỉnh phía Bắc chủ yếu tiêu thụ ở dạng tươi, sấy khô, muối Thống kê sản lượng hàng năm được thể hiện qua bảng số liệu 5: Bảng 5: Sản lượng nấm ở các tỉnh phía Bắc qua các năm (1988 – 2005) Đvt sản lượng: Tấn Năm Sản Lượng Năm Sản Lượng Năm Sản lượng 198 8 50 1994 60 1999 5.000 1990 100 1995 50 2000 10.000 1991 120 1996 50 2005 50.000 1992 150 1997 120 1993 250 1998 1.000 [5]. Các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và Miền Nam đang phát triển nghề trồng nấm rơm rất nhanh. Sản lượng tăng theo cấp số nhân: Từ trước năm 1990 mới đạt con số vài tấn đến nay đã đạt sản lương lên tới 100.000 tấn trên năm. Ngoài nấm rơm ra chủ yếu là nấm mèo (mộc nhĩ) cũng được nuôi trồng rất phổ biến. Nấm mỡ và nấm sò trồng tại Đà Lạt song rất khó khăn về nguyên liệu, chiến sản lượng chưa đáng kể. Trong những năm 1985 – 1995, tổng ngân sách nhà nước và các địa phương đã đầu tư hàng trục triệu đồng cho việc nghiên cứu và triển khai sản xuất nấm mỡ ở các tỉnh phía Bắc, song kết quả đạt được lại rất thấp. Nhiều đơn vị và cơ sở sản xuất nấm thua lỗ làm mất vốn của nhà nước, chưa tạo 9 được uy tín trên thị trường thế giới mặc dù tiềm năng để phát triển nghề này là rất lớn. Những nguyên nhân chưa thành công của nghề trồng nấm đối với các tỉnh phía Bắc trong giai đoạn 1985 – 1995 là: Việc tổ chức sản xuất nấm của các đơn vị chuyên trách về nấm còn nhiều yếu kém. Công tác nghiên cứu về trọn tạo giống, công nghệ nuôi trồng các loại nấm ăn chưa đạt năng suất cao, giá thành hạ, công nghệ bảo quản chế biến đạt chất lượng ở các trung tâm nghiên cứu và cơ sở sản xuất nấm chưa được chú trọng đúng mức. Thiếu cán bộ kỹ thuật nuôi trồng nấm, nhân dân sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm học được từ bà con lối xóm là chính. Dẫn đến năng suất chất lượng không tăng mà con có xu hướng giảm. Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về giá trị dinh dưỡng và cách làm ăn trên các phương tiện thông tin đại chúng còn quá ít. Các thiết bị, công nghệ trồng nấm nhập khẩu từ nước ngoài không phù hợp với tình hình sản xuất của địa phương. [5, 18 – 20]. 2.2.4. Tình hình sản xuất nấmThừa Thiên Huế. Nghề trồng nấmThừa Thiên Huế phát triển từ những năm 90 song quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu mang tính tự phát. Hiện nay hầu hết các huyện đều có người trồng nấm. Các loại nấm chủ yếu được trồng ở Thừa Thiên Huế như: Nấm rơm, nấm linh chi, mộc nhĩ, nấm sò. Cho tới những năm gần đây nghề trồng nấm mới được quan tâm. Nấm ăn bắt đầu phát triển và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Nấm được trồng phổ biến ở các huyện như huyên Phú Vang, Quảng Điền, Hương Thủy, Đặc biệt đối với nấm linh chi là một dược liệu quý đã được HTX Phú Lương 1 sản xuấtbán đi nhiều nơi, hiện tại đã có thương hiệu khá vững chắc. Các loài nấm khác cũng khá phát triển đặc biệt là nấm rơm được trồng hầu hết ở các hộ trong tỉnh song chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, thường từ 1 đến 3 vòm/hộ. Nhu cầu trồng nấm trong tỉnh ngày càng có xu hướng tăng. Hiên nay Thừa Thiên Huế cũng đã có sự quan tâm cho nghề trồng nấm. Đã có cơ sở sản xuất meo giống trong tỉnh, như cơ sở sản xuất meo giống ở huyện Hương 10 [...]... có hiệu quả của xã, diện tíchhiệu quả Văn hóa, giáo dục, y tế 3.2.2 Thực trạng sản xuất nấm rơm tại Phú Lương Quy mô sản xuất nấm hiện nay của Số lượng hộ tham gia sản xuất nấm Năng xuất, sản lương nấm trên địa bàn Nguyên vật liệu cho sản xuất nấm Kỹ thuật sản xuất nấm rơm Hình thức tiêu thụ 12 3.2.3 Hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất nấm rơm tại Chi phí đầu vào cho sản xuất nấm. .. kiện tự nhiên và kinh tế hội của Phú Lương như vậy là điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước Trên cơ sở đó nguồn nguyên liệu rơm rạ nhiều, nguồn lao động nhàn rỗi lớn Vì vậy nó là tiềm năng để nâng cao hiệu quả và phát triển nghề nấm rơm Phú Lương 23 4.3 kỹ thuật sản xuất và guyên vật liệu để sản xuất nấm rơm 4.3.1 Kỹ thuật sản xuất nấm rơm Phú Lương Sơ đồ... những hộ chuyên sản xuất nấm, có kinh nghiệm và được học kỹ thuật sản xuất nấm rơm Trong những năm gần đây quy mô sản xuất nấm rơm của các hộ dân trong phú Lương có sự tăng lên, thể hiện qua bảng số liệu 9: Bảng 9: Quy mô sản xuất nấm rơm của 2 loại hộ ở Phú Lương Chỉ tiêu ĐVT Hộ 30 Hộ không HC/HKC BQC chuyên Số lượng vòm nấm bình quân 1 hộ Số lứa nấm bình quân 1 hộ/năm Số bánh rơm bình quân 1... liệu Rơm: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nấm rơmPhú Lương hiện nay là rơm, nó được tận dụng từ sản phẩm phụ của cây lúa Nhiều hộ gia đình do sản xuất nhiều nên phải đi mua thêm rơm ở các khác Tùy thuộc vào diện tích lúa của gia đình nhiều hay ít mà người dân sẽ mua một lượng rơm thích ứng cho nhu cầu sản xuất nấm rơm của mình Nguyên liệu rơm dùng để làm vòm nấm và bánh rơm Ngoài nguyên liệu rơm. .. trồng nấmNam Đông, hội thảo NấmPhú Đa, Tỉnh cũng đã có các dự án nhằm đưa công nghệ chế biến vào sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm như: Dự án sản xuất chế biến nấm rơm đóng hộp với công xuất là 400 hộp/ngày, trọng lượng mỗi hộp là 500g, và dự án xây dựng phân xưởng sấy nấm rơm với năng suất là 200 kg/ngày ở HTX Phú Đa 1 Sở nông nghiệp đã cử 15 đoàn đi tham quân học tập tại cơ sở sản xuất nấm rơm. .. nông thôn Việt Nam nói chung và ở Phú Lương huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế nói riêng Do đó phát triển nghề nấm rơm hiện nay và trong tương lai là một giải pháp hợp lý, mang lại hiệu quả cả về kinh tế hội 4.2.4 Văn hóa – giáo duc – y tế a Văn hóa: Phú Lương luôn đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, góp phần làm chuyển biến tích cực đời sống ở nông thôn Trong... xuất nấm rơm tại Chi phí đầu vào cho sản xuất nấm rơm: Chi phí nguyên vật liệu, giống, vòm nấm, khấu hao tài sản cố định, và một số chi phí khác… Năng xuất sản lượng, quy mô… Tình hình thu nhập: Giá bán, lợi nhuận… Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nấm rơm so với một số cây trồng chính của 3.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng xuất nấm rơm • Thời tiết, khí hậu… • Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng... sinh hoạt và cung cấp cho một số cơ sở công nghiệp nhỏ.[7] Tài nguyên đất và tài nguyên nước như vậy rất thuận lợi cho Phú Lương phát triển trồng lúa nước, tạo nguồn rơm rạ dồi dào để tròng nấm rơm nguồn nước sạch chủ động để tưới phục vụ cho phát triển nấm rơm và một só loại nấm khác 4.2 Tình hình phát triển kinh tế hội của Phú Lương những năm gần đây 4.2.1 Trong lĩnh vực kinh tế a Sản xuất. .. thương hiệu trên thị trường về dịch vụ sản xuất nấm linh chi, nấm rơm, mộc nhĩ, Vừa qua sản phẩm được tham gia trưng bày mặt hàng nấm linh chi tại lễ hội Festival Thuận An biển gọi năm 2007 Sự phát triển kinh tế tạo điều kiện cho người dân có nguồn vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất nấm rơm 4.2.2 Tình hình cơ sở hạ tầng a Cơ sở hạ tầng: Năm 2007 đã thi công xây dựng và đưa vào sử dụng UBND với... thường làm vòm nấm có diên tích từ 16 – 20 m 2, vì được nắm bắt kỹ thuật làm vòm nấm từ những buổi tập huấn kỹ thuật của phòng nông nghiệp huyện 33 4.5 Các loại chi phí sản xuất nấm rơm của các hộ dân 4.5.1 Chi phí làm một vòm nấm Sản xuất nấm rơm Phú Lương bằng vòm nấm Vì vậy, chi phí trung bình để làm một vòm nấm hiện nay ở được tính như sau: Bảng 11: Chi phí trung bình làm một vòm nấm của các . của địa phương nâng cao hiệu quả của nấm rơm trên địa bàn xã Phú Lương. Do đó tôi đã chọn đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất nấm rơm trên địa bàn xã Phú Lương, huyện Phú Vang,. nấm. Năng xuất, sản lương nấm trên địa bàn xã. Nguyên vật liệu cho sản xuất nấm. Kỹ thuật sản xuất nấm rơm ở xã. Hình thức tiêu thụ. 12 3.2.3. Hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất nấm rơm tại xã. Chi. Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đề xuất một số giải pháp hửu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm tại xã. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. - Tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất nấm

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1

  • MỞ ĐẦU

    • 1.1. Đặt vấn đề

    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu:

      • 1.2.1. Mục tiêu chung.

      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể.

      • PHẦN 2

      • TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

        • 2.1. Các khái niện có liên quan.

          • 2.1.1. khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế.

          • 2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế.

          • 2.2. Khái quát tình hình sản xuất nấm ăn nói chung và nấm rơm nói riêng trên thế giới và trong nước.

            • 2.2.1. Quan điểm về nấm ăn.

            • 2.2.2. Tình hình sản xuất nấm ăn trên thế giới.

            • Bảng 1: Quy mô và sản lượng nấm trên thế giới ngày càng tăng qua các năm.

            • Bảng 2: Sản lượng các loại nấm cụ thể trên thế giới được sản xuất trong năm 1994.

            • Bảng 3: Sản lượng nấm của một số nước thuộc khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ năm 1994.

            • Bảng 4: Sản lượng nấm của một số nước thuộc khu vực Châu Á năm 1994.

            • Đvt sản lượng: Tấn

              • 2.2.3. Tình hình sản xuất nấm ở Việt Nam.

              • Bảng 5: Sản lượng nấm ở các tỉnh phía Bắc qua các năm (1988 – 2005)

                • 2.2.4. Tình hình sản xuất nấm ở Thừa Thiên Huế.

                • PHẦN 3

                • ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

                  • 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

                    • 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu:

                    • 3.1.2. Pham vi nghiên cứu.

                    • 3.2. Nội dung nghiên cứu:

                      • 3.2.1. Những thông tin chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phú Lương.

                      • 3.2.2. Thực trạng sản xuất nấm rơm tại xã Phú Lương.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan