đánh giá vai trò của người dân trong các hình thức tự quản trong nuôi trồng thủy sản của vùng ven phá tam giang-thừa thiên huế

63 1K 2
đánh giá vai trò của người dân trong các hình thức tự quản trong nuôi trồng thủy sản của vùng ven phá tam giang-thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích khoảng 22.000ha với chiều dài hơn 60km. Bờ phá phía Tây tiếp xúc với đồng ruộng và nhận nước của nhiều sông, suối. Phía đông là dãi đụn cát ven biển kéo dài gần như khép kín, phá thông với biển Đông qua hai cửa Hiền và Thuận An. Chính tính chất này đã tạo cho đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nguồn tài nguyên phong phú và đóng vai trò rất quan trọng đối với nuôi trồng thuỷ sản, giao thông - cảng, du lịch, nông nghiệp, điều hoà khí hậu, môi trường Đầm phá Tam Giang có nguồn tài nguyên thuỷ sinh vật phong phú và đa dạng. Đây là nơi cung cấp nguồn cung cấp chủ yếu và trực tiếp cho cộng đồng dân cư ở trên và ven đầm phá. Đầm phá Tam Giang Cầu Hai có chức năng điều hoà môi trường và trong một khía cạnh cạnh nào đó thì nó không chỉ quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương mà còn là nguồn lợi kinh tế thuỷ sản chủ yếu cho cả tỉnh. Với nhận thức về tầm quan trọng của hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai, từ trước đến nay cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về đầm phá được tiến hành trên nhiều phương diện. Đây như là một địa điểm thuận lợi cho các nghiên cứu về địa hình, địa chất, sinh vật, thủy hải văn, kinh tế, tiến hành những nghiên cứu có tính chất thực nghiệm cũng như ứng dụng. Đầm phá Tam Giang đang là nơi phát triển rất mạnh về nuôi trồng thủy sản và hiệu quả mang lại rất lớn. Song bên cạnh đó, hậu quả mang lại cho cuộc sống người dân cũng như môi trường khá trầm trọng, bởi người dân khai thác nguồn tài nguyên này một cách bừa bãi như đánh bắt hủy diệt, dịch bệnh phát tán đã làm cho nguồn tài nguyên này ngày càng cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng do quá trình sử dụng người dân đã thải nước một cách bừa bãi. Hậu quả là trong những năm gần đây hiệu quả của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đã giảm sút. Do vậy việc nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng hợp lý và quản lý lâu bền môi trường đầm phá này có ý nghĩa khoa học và kinh tế - xã hội to lớn đối với người dân thuộc khu vực đầm phá Thừa Thiên Huế. Bộ Thuỷ sản cũng đã quan tâm và tiến hành 1 nghiên cứu điển hình ở Thừa Thiên Huế trong việc xây dựng đường lối quản lý nguồn lợi thuỷ sản dựa vào dân. Nhận thức được thực trạng của hệ thống đầm phá và cần thiết có một chiến lược quản lý hiệu quả khu vực này. Và việc quản lý đầm phá dựa vào người dân đang được tỉnh thực hiện rộng rải về các huyện. Đó là việc thành lập các tổ chức cộng đồng mà thành viên của các tổ chức là các hộ dân tham gia vào hoạt động sản xuất trực tiếp trên khu vực đầm phá. Hình thức tự quản trong nuôi trồng thủy sản đang là một mô hình phổ biến thuộc khu vực đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế và rất có hiệu quả được cácquan đánh giá cao. Hiện nay huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc đang là những huyện áp dụng thành công nhất hình hình này. Và bước đầu cũng đã mang lại hiệu quả những hiệu quả nhất định không chỉ về mặt kinh tế cho các hộ dân mà còn hiệu quả về môi trường đầm phá nói chung. Chính điều này đã mang lại năng suất cao về NTTS cho các huyện nói riêng và cho tỉnh nói chung. Vì thế tôi muốn tìm hiểu hình thức quản lý này để hiểu rõ hơn nguyên nhân thành công của nó. Đây là lý do để tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá vai trò của người dân trong các hình thức tự quản trong nuôi trồng thủy sản của vùng ven phá Tam Giang-Thừa Thiên Huế”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu các hình thức tự quản trong quảnnuôi trồng thủy sản vùng ven phá Tam Giang- Thừa Thiên Huế. - Đánh giá vai trò của người dân trong một số hình thức tự quản trong nuôi trồng thủy sản. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Nuôi trồng thủy sản ở đầm phá Tam Giang. Phá Tam Giang là một vùng ven bờ nhiệt đới, nước lợ, kiểu cấu trúc gần kín với hai cửa: Thuận An và Hiền, phá nằm trong vùng có lượng mưa vào loại lớn nhất nước ta, khoảng 3.000 mm/năm. Khác hẳn với các phá phân bố ở phía Nam Thừa Thiên Huế. Vực nước hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai được chia thành 3 phần khác nhau theo tên gọi của địa phương là phá Tam Giang rộng 52 km 2 , đầm Sam Chuồn và đầm Thủy rộng 69km 2 , đầm Cầu Hai rộng 104km 2 . Phá có chiều dài hơn 68 km, rộng nhất 8 km, hẹp nhất là 0.6km, độ sâu trung bình 1.5-2m, tổng diện tích là 216 km 2 , chiếm 4.3% diện tích lãnh thổ, hay 17,2% diện tích đồng bằng Thừa Thiên Huế, là hệ thống đầm phá ven biển lớn nhất nước ta và thuộc vào loại lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, hệ đầm phá ngoài sự đa dạng về loài (số lượng loài của hệ khoảng 900 loài, có nhiều loài đặc hữu, và nhiều loài quý hiếm,…) hệ đầm phá còn có tính đa dạng về habitat và các phụ hệ sinh thái. Thảm cỏ nước có vai trò rất quan trọng đối với sinh thái hệ, có vai trò như những_ khu rừng dưới đáy nước_. Hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai bao gồm nhiều phụ hệ như phụ hệ sinh thái đầm lầy, phụ hệ sinh thái cỏ nước, phụ hệ sinh thái đáy mềm,.v.v. Không những thế nguồn lợi thủy sinh của khu vực cũng rất dồi dào. Nhiều loài sinh vật vùng đầm phágiá trị kinh tế khai thác tự nhiên, đánh bắt và nuôi trồng. Trong đó có 4 nhóm cơ bản là rong cỏ, tôm – cua, thân mềm và cá. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà sinh học, hệ đầm phá 162 loài cá, 12 loài tôm, cua, giáp xác và nhiều loại rong tảo có giá trị kinh tế cao đặc biệt một số loài như tôm sú, cá nước lợ có giá trị xuất khẩu cao. Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai không chỉ thuận lợi cho hoạt động sản xuất NTTS mà nó còn là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp. Một diện tích đáng kể đất ngập nước ven phá đã ssược tu bổ thành đất sản xuất nông nghiệp ở các huyện Phú Vang, Phú Lộc,… cũng đã cho năng suất cao. Một số 3 vùng cấy lúa một vụ hoặc chuyển sang trồng màu vào mùa khô rộng đến hàng trăm ha. Diện tích bãi cỏ ở các bờ sông là nơi chăn thả gia súc và nuôi vịt tới hàng ngàn con. Ngoài những thuận lợi mà đầm phá mang lại cho các hoạt động sinh kế của các hộ dân ven phá, đầm phá Tam Giang – Cầu Hai cũng có giá trị về giao thông thủy cảng với nhiều bến thuyền, cảng. Và đây cũng là điểm thuận lợi để phát triển cơ sở hậu cần nghề cá. Qua đó cũng cho thấy được tầm quan trọng của hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đối với sinh kế của cộng đồng dânven phá cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có liên quan đến 5 trong số 8 huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế là: Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền và Phong Điền, với tổng 31 xã, tổng số dân khoảng hơn 300.000 người, trong đó có hơn 200.000 người liên quan trực tiếp đến hệ đầm phá với hơn 4.000 hộ và khoảng 8.000 lao động chuyên nghề khai thác đầm phá và đặc biệt một phần không nhỏ dân cư lấy mặt nước đầm phá làm nơi cư trú. Ngoài ra còn có gần 3.500 hộ với hơn 5.500 lao động làm nghề biển thường sử dụng đầm phá làm cơ sở xuất phát hoặc là nơi tránh gió bão. Với diện tích mặt nước khá lớn, hệ đầm phá có liên hệ mật thiết với 49.000ha đồng bằng và 19.000 ha đất cát ven biển. Mật độ dân cư vào loại trung bình, khoảng hơn 600 người/ km2, cơ cấu phân bố thoe ngành nghề thì hộ sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 50% tổng số hộ, sau đó đến đánh bắt NTTS 20%, số hộ còn lại cho các loại ngành nghề khác như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, xây dựng, Hoạt động khai thác thuỷ sản diễn ra trên đầm phá Thừa Thiên Huếtừ lâu đời. Tuy nhiên, tuỳ mỗi giai đoạn và chế độ chính trị khác nhau mà cách thức quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản cũng khác nhau. Dưới chế độ phong kiến, Chính quyền quản lý hoạt động khai thác dưới hình thức “vạn chài” là một tổ chức xã hội đặc biệt riêng của người dân thuỷ diện. Với hình thức quản lý này, chính quyền đã phân cấp rõ quyền lợi và trách nhiệm của từng cấp. Trong đó, chính quyền đã thực sự phân trách nhiệm quản lý trực tiếp đầm phá cho các tổ chức Vạn là tổ chức nắm rõ các hoạt động khai thác nhất. Hình thức quản lý này gồm các hoạt động sau: phân hạng thuế đối với từng đầm cụ thể, từng loại nghề cụ thể rõ ràng thống nhất trên hệ đầm phá; cấp quyền sử dụng mặt nước cho khai thác tự nhiên; lập số bộ mặt nước đầm phá; phân cấp quảntừ Trung Ương đến chính quyền làng xã chủ quản mặt nước, đến tận các vạn chài 4 (Vinh Bình). Chính hình thức quản lý này đã làm sản lượng đánh bắt của ngư dân lớn, mật độ khai thác ngư cụ sử dụng phù hợp, môi trường thông thoáng và không ô nhiễm. Thêm vào đó, những tranh chấp về địa điểm đánh cá, địa điểm đặt ngư cụ cố định hay những tranh chấp giữa người đánh bắt với nhau ít xảy ra (Ông Vinh Bình - Sở thuỷ sản, Ông Truồi - ban chấp hành chi hội nghề cá Vinh Phú). Sau năm 1975 đến nay, hình thức quản lý thay đổi. Cho đến nay, Vạn chài hầu như đã biến mất. Cơ chế quản lý mới theo hệ thống chiều dọc. 3 cơ quan chính quản lý đầm phá tại Thừa Thiên là Bộ thuỷ sản, Sở thuỷ sản, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đối với công tác quản lý, UBND huyện căn cứ vào ranh giới hành chính của xã theo bản đồ địa chính ban hành và quản lý mặt nước của từng xã theo ranh giới hành chính này. Đối với từng xã, UBND huyện sẽ cấp giấy phép cho từng chi hội nghề cá cơ sở quản lý dưới sự giám sát và chỉ đạo của chính quyền địa phương. Theo đó, Hàng quý chi hội sẽ có báo cáo đối với các cấp chính quyền. Đồng thời, quá trình cấp giấy phép phải được tiến hành trên khắp đầm phá Thừa Thiên Huế. 2.2. Quản lý và các hình thức quản lý NTTS. 2.2.1. Khái niệm về quản lý tài nguyên thủy sản: Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm duy trì và phát triển có hiệu quả chất lượng của một tổ chức được đặt ra. [1] Quản lý là quá trình thực hiện các tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để phối hợp các hoạt động của cá nhân và tập thể nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra của tổ chức. [1] Quản lý được hiểu theo hai góc độ, một là góc độ tổng hợp mang tính chính trị và xã hội, hai là góc độ mang tính hành động thiết thực. Quản lý được C.Mac là chức năng đặc biệt được sinh ra từ tính chất xã hội hóa lao động. Một số tác giả định nghĩa: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt được mục đích đã đề ra và đúng với ý chí của người quản lý” (VIM, 2006) 5 Nếu xét về mức độ của một tổ chức: “Quản lý là một quá trình nhằm để dạt được các mục đích của một tổ chức thông qua việc thực hiện các chức năng cơ bản là kế hoạch hóa, tổ chức điều hành và kiểm tra đánh giá” (Suranat, 1993) Từ các định nghĩa đó có thể khái quát về quản lý: Quản lý là tiến trình tổ chức và sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Trong công tác quản lý có nhiều yếu tố tác động, nhưng đặc biệt có năm yếu tố quan trọng nhất: Yếu tố con người, yếu tố chính trị, yếu tố tổ chức, yếu tố quyền lực và yếu tố thông tin. 2.2.2. Khái niệm về đồng quản lý: Trong bối cảnh nghề các nước ASEAN, nghề cá quy mô nhỏ hoạt động chủ yếu ở vùng nước nội địa và vùng nước ven bờ dù là khai thác mang tính chuyên nghiệp hay mùa vụ. Thực tế thì nghề cá quy mô nhỏ thường bị xem là yếu kém cả về khả năng tài chính và kỹ thuật mặc dù loại hình này có những đóng góp tích cực vào an toàn lương thực, sinh kế bền vững và xóa đói giảm nghèo. Vì thế sự hỗ trợ có tính nghiêm túc và dài hạn về phía chính phủ được xem là sống còn và vô cùng cần thiết đối với loại hình khai thác này. Điều đó sẽ đảm bảo an ninh kinh tế và xã hội được duy trì ở vùng nông thôn, những vùng dễ bị tổn thương và đói nghèo. Điểm quan trọng hơn nữa, đó là ở những vùng ven bờ và nội địa, nơi các hoạt động khai thác quy mô nhỏ đang vận hành, cũng chính là những nơi cư trú cho các loài thủy sảngiá trị kinh tế (là bãi đẻ trứng, ươm con non, và nơi kiếm thức ăn) và cho những hệ sinh thái nhiệt đới đặc thù nói chung. Vì lẽ đó cần thiết xây dựng một hệ thống quản lý và cơ chế bảo tồn phù hợp cho những hệ sinh thái vên biên rất nhạy cảm này. Cần hiểu thêm rằng, bất kỳ một hình thức quản lý mới nào sẽ không thể thực hiện có hiệu quả nếu như các hoạt động khai thác thủy sản vẫn ở trong tình trạng thiếu có kiểm soát và cơ chế “tiếp cận tự do” như hiện nay. Chính vì vậy, tiếp cận quản lý có kiểm soát, dựa trên quyền sử dụng được xem như là một trong những yếu tố chủ chốt để có thể thực hiện một cách có hiệu quả các sáng kiến quản lý. Trên quan điểm phát triển và cải tiến cách quản lý nghề cá nghề cá quy mô nhỏ, việc tiếp cận quản lý dựa trêm quyền sử dụng của cộng đồng được xem là phù hợp trong khuôn khổ đồng quản lý. 6 Bằng ứng dụng “quyền sử dụng của cộng đồng”, quan hệ chủ quyền và hợp tác trong quản lý được chia sẽ đúng mức đạt được sự bền vững ổn định nghề sẽ được cải thiện đáng kể.[3] Đồng quản lý - là một cách tiếp cận quản lý theo kiểu đối tác, trong đó Chính phủ chia sẽ một số quyền hạn, trách nhiệm và chức năng quảnthủy sản nhất định với những người sử dụng nguồn lợi (ngư dân). Tầm quan trọng của việc đồng quảntrong công tác NTTS ven biển sẽ được đặt vào nông dân NTTS, cộng đồng tại địa phương và cácquan chính quyền tại địa phương dưới sự hỗ trợ của chính phủ. Chính quyền của địa phương bao gồm chính quyền làng, xã, huyện và tỉnh. [5] Mục tiêu của hệ thống đồng quảntrong NTTS ven bờ là hỗ trợ phát triển bền vững ngành NTTS và nguồn tài nguyên ven bờ thông qua các hệ thống quản lý hiệu quả và cân đối, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của dân địa phương. Người dân tham gia với chính quyền trong công tác quy hoạch, lựa chọn điểm, chọn lựa, vận hành, quản lý và chuẩn bị khảo sát thị trường cho NTTS. [5] 2.2.3. Quản lý dựa vào cộng đồng ở hệ đầm phá Tam Giang. Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng (CBCRM) là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến môi trường ven biển thông qua sự tham gia và có ý nghĩa của những cộng đồng ven biển. Điều quan trọng hơn là chiến dịch này tìm cách xác định vấn đề cốt lõi của sự tiếp cận tự do cùng với tất cả hậu quả bất công và không hiệu quả, bằng cách tăng cường sự tiếp cận và kiểm soát của cộng đồng đối với nguồn tài nguyên của họ. Thuật ngữ “Dựa vào cộng đồng” là một nguyên tắc mà những người sử dụng tài nguyêncũng phải là người quản lý hợp pháp đối với tài nguyên đó. Điều này phân biệt nó với các chiến lược quảncác nguồn tài nguyên thiên nhiên khác hoặc là có tính tập trung hóa cao hoặc là không có sự tham gia của các cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy những hệ thống quản lý tập trung hóa đã tỏ ra không đem lại hiệu quả trong việc quản lý nguồn tài nguyên ven biển theo cách bền vững. Do đó rất nhiều cộng đồng ven biển đã đánh mất ý thức “làm chủ” và trách nhiệm đối với những vùng ven biển của họ. Thông qua những tiến trình đa dạng của mình, CBCRM hy vọng sẽ khôi phục lại ý thức “làm chủ” và trách nhiệm này. 7 CBCRM cũng là một quá trình mà qua đó những cộng đồng ven biển được tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể đòi và dành được quyền kiểm soát quản lý và tiếp cận một cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên ven biển của họ. Sự vận động nhằm khởi xướng một quá trình như thế tốt hơn hết phải được bắt đầu từ cộng đồng. Tuy nhiên do yếu thế về quyền lực nên hầu hết các cộng đồng đều thiếu khả năng tự khởi xướng quá trình thay đổi. Chính điều này là một trong những nhân tố đã dẫn các tổ chức và cơ quản bên ngoài tham gia, làm cho những quá trình liên quan đến CBCRM trở nên dễ dàng hơn, kể cả việc tổ chức cộng đồng. Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng tạo sự chuyển biến xã hội làm cho mọi thành viên trong cộng đồng cùng quan tâm, nhận thức và chia sẽ trách nhiệm và cùng hành động. Giải quyết vấn đề dựa trên quyền lợi chung và công bằng nên không có hộ sử dụng tài nguyên nào là người ngoài cuộc. Để tạo được sự chuyển biến như vậy, trước hết cộng đồng được cung cấp quyền tự chủ (nhất định) và tự quyết phù hợp. Đây là tiền đề cho sự tham gia của cộng đồng và thm gia bằng hành động chung, cụ thể. Cộng đồng đã xây dựng phương án quy hoặch hợp lý, tổ chức hành động chung sắp xếp lại các hoạt động theo nguyên tắc duy trì sinh kế cho tất cả các hộ sử dụng và chia sẽ tài nguyên cho mục đích chung. Các quyền sử dụng mặt nước theo tập quán cũng được xem xét thỏa đáng (là điểm khác biệt so với quy hoạch của chính quyền). Áp dụng phương pháp cộng đồng phải tuân thủ 3 yêu cầu có tính nguyên tắc, đó là (1) xây dựng hiểu biết của cộng đồng về lợi ích khi tham gia hành động, (2) có tiến trình hay bước đi hợp lý không nóng vội áp đặt, và (3) có hình thức tổ chức hay công cụ phù hợp để người dân có thể tham gia với vai trò ngày càng cao vào tất cả các bước của tiến trình giải quyết vấn đề. Tạo sự chuyển biến xã hội trong cộng đồng bao gồm việc cũng cố hoặc xây dựng tổ chức cộng đồng (ví dụ chi hội nghề cá), các tổ, nhóm, sử dụng tài nguyên phù hợp với vấn đề hoạt động. Các cấp cộng đồng tổ chức cộng dồng đề cử người phù trách và xây dựng quy ước đặc thù của họ. Mạng lưới tổ chức này sẽ thực hiện chỉ đạo của chính quyền địa phương tổ chức nâng cao hiểu biết, lựa chọn giải pháp và vận động thực hiện. Cũng cần nhận thức rằng, khi mới bắt đầu áp dụng phương pháp cộng đồng, năng lực của cán bộ cơ sở và các tổ chức cộng đồng còn rất hạn chế vì vậy các hỗ trợ từ các chương trình và dự án bên ngoài là rất quan trọng. 8 Cùng với việc cũng cố việc tổ chức cộng đồng thì việc giải quyết vấn đề cũng cần được phân cấp phù hợp. Các tổ chức cộng đồng chia sẽ trách nhiệm bằng cách xây dựng sự đồng thuận về mục tiêu, giả pháp và cách thức hoạt dộng giữa các bên liên quan trên cơ sở phân cấp của chính quyền. Phương thức chung là hỗ trợ cho các cấp tổ chức cộng đồng đảm nhận vai trò chủ đạo trong hoạt động, từ xây dựng dân trí đến lựa chọn phương án, và vận đồng theo phương châm “Cùng chia sẽ và cùng có lợi” hoặc “mình vì cộng đồng và cộng đồng vì mình”. Chỉ cộng đồng mới có thể lựa chọn và giải pháp tối ưu cho quản lý và phát triển kinh tế. Việc áp đặt giải pháp từ bên ngoài thường nóng vội và phiến diện, thường chỉ căn cứ vào pháp lý đã vô tình đặt cộng dồng ra ngoài cuộc nên khả năng thực thi rất thấp. Giải pháp thường hoặc nặng về quản lý (ảnh hưởng sinh kế). Hoặc chỉ phát triển sinh kế (suy giảm môi trường và công bằng) Phát triển quản lý NTTS dựa vào cộng đồng là quá trình phân tích, hướng dẫn và thuyết phục để người nuôi trồng thuỷ sản tự nguyện thành lập các tổ, cụm, nhóm cộng đồng dântự quản. Quản lý dựa vào cộng đồng không phải là mới ở nước ta. Dưới thời phong kiến, ngoài luật pháp của nhà nước phong kiến, các làng xã đều có hương ước, quy ước để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong làng. Các hình thức tổ chức mang tính cộng đồng như tổ chức Làng, Xã, Phường, Hội, Giáp, Vạn, tổ chức Dòng họ,… đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ từ lâu. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta cũng nhận thứcvai trò và tác dụng của phát triển quản lý cộng đồng và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hỗ trợ phát triển các hình thức quản lý dựa vào cộng đồng. Chẳng hạn năm 1998, Chính phủ đã ra Chỉ thị số 24 hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp và cụm dân cư; cũng trong năm 1998 Chính phủ ban hành Nghị định 29 về quy chế dân chủ cơ sở. Năm 2000, Bộ Pháp, Bộ Văn Hoá Thông Tin và Ban Thường Trực Uỷ Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đã ban hành thông liên tích số 03/2000/TTLT hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước. Tại nhiều địa phương, “hương ước, quy ước không những góp phần phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền thống của dân tộc mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các cuộc vận động duy trì an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, giải quyết các tranh chấp, vi phạm nhỏ trong nhân dân, xóa đói, giảm nghèo ”. Hướng dẫn phát triển quản lý dựa vào cộng đồng trong nuôi trồng 9 thuỷ sản biên soạn dưới đây dựa trên các kinh nghiệm của dự án VIE/97/030 và khung chính sách hướng dẫn của Chính phủ. 10 [...]... thông tin thôn, xã o Cơ chế quảncủa các hình thức tự quản o Các hoạt động và kết quả đạt được của các hình thức o Vai trò người nông dân trong hình thức tự quản - Phỏng vấn hộ: + Tiêu chí của chọn hộ: chọn nhóm hộ ngư dâncác hộ thuộc nhóm hình thức tự quản Mục đích chọn các hộ ngư dân thuộc nhóm hình thức tự quản Vì đây là nhóm hộ sống chủ yếu dựa vào tài nguyên đầm phá, với hai hoạt động chủ... ở cách thức nuôi quảng canh các hộ nuôi trồng họ còn có thể tranh thủ trồng rau câu, và loài này cũng cho thu nhập hàng ngày giúp người dân phần nào trang trải cuộc sống gia đình Tuy nhiên mỗi hình thức quản lý điều có một hình thức nuôi riêng, hình thức nuôi của các hộ cũng là do đặc điểm của vùng đất NTTS mà họ sử dụng Hình thức tự quản do hợp tác xã quản lý, chủ yếu các hộ điều nuôi theo hình thức. .. vụ trong cộng đồng) - Hình thức đóng góp vào xây dựng quy chế +Trực tiếp +Gián tiếp -Vai trò của người dân trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm +Số lượng người dân tham gia +Nội dung của kế hoạch hoạt động +Nội dung do người dân đề xuất - Các hoạt động người dân thực hiện - Các hoạt động người dân không thực hiện, nguyên nhân 3.3.6 Nhận thức của người dân về hoạt động tự quản - Hiểu biết của. .. thứ cấp: + Tình hình kinh tế xã hội của huyện + Các hoạt động nuôi trồng thủy sản khai thác tự nhiên + Tài liệu các hình thức tự quản trong nuôi trồng thủy sản các xã: Thị trấn Thuận An, xã Vinh Hưng + Phỏng vấn người am hiểu thông tin + Đối tượng: cán bộ xã, cán bộ thôn, chủ nhiệm các hình thức tự quản và một số thành viên trong BQL Chọn 6 người phỏng vấn + Loại thông tin: o Tình hình thông tin thôn,... sang nuôi một vụ, và tổ tự quản do hợp tác xã quản lý thì tỷ lệ này rất lơn chiếm 90% 27 Qua đây cũng cho thấy được tình hình chung về hoạt động NTTS của các hộ trong tổ chức quản lý với hình thức tự quản Và việc thành lập các tổ chức cộng đồng để quản lý khu vực nuôi trồng là rất thiết thực và phù hợp với tình hình hiện nay 4.4 Các hình thức tự quản 4.4.1 Các hình thức tổ chức và tình trạng pháp lý tự. .. tích nuôi trồng lớn họ vừa nuôi theo hình thức cao triều vừa nuôi theo hình thức hạ triều nhằm đảm bảo lợi nhuận hàng năm thu được, tránh những tổn thất trong sản xuất, số hộ này chiếm 10% Tổ chức với hình thức quảntự quản, ao nuôi của họ là ao hạ triều vì thế nên cách thức nuôi của họ 100% là nuôi theo kiểu quảng canh với loài nuôi đa dạng và phong phú, bao gồm các loài cá, tôm, rau câu Còn hình thức. .. không nuôi cá lồng cũng như là hoạt động khác Diện tích các hình thức nuôi trồng được thể hiện ở bảng sau: 26 Bảng 7: Tình hình hoạt động NTTS của các hộ khảo sát Chỉ tiêu Đơn vị Các hình thức tự quản Tổ tự quản hợp Tổ tự quản tự Tổ tự quản do tác xã quảnquản lý xã quản lý Diện tích thâm canh m2/hộ 5.350 0 3.000 Diện tích quảng canh m2/hộ 500 22.800 0 Diện tích nuôi cá lồng m2/hộ 0 0 0 Diện tích nuôi. .. Với tiềm năng đầm phá của địa phương, chính quyền đã phát triển ngành thủy sản thành một trong những mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế Ngành thủy sản bao gồm NTTS và đánh bắt tự nhiên Trong NTTS, ngư dân đã phát triển các vùng có ô bầu, ruộng trũng, và nuôi trồng với nhiều hình thức như nuôi tôm, nuôi cá, nuôi khoanh sáo Không những thế hoạt động đánh bắt tự nhiên cũng được phát triển mạnh... khác nhau trong quá tình hình thành của mỗi tổ chức quảntrong lĩnh vực NTTS 4.4.3 Chức năng, nhiệm vụ và vai trò thành viên tổ tự quản 4.4.3.1 Ban quảncủa các tổ chức tự quản Việc hình thành các tổ chức tự quản là xuất phát từ lãnh đạo và cộng đồng người nuôi tôm ở khu vực mong muốn phát triển quản lý dựa vào cộng đồng tự quản Và một lý do nữa đó là cơ quan chính quyền nhận thấy vùng nuôi tập... chức và hướng dẫn hoạt động các tổ tự quản, vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn Trên cơ sở đề cao vai trò của người dân trong việc quản lý dựa vào cộng đồng, tuyên truyền ý thức tự giác, trách nhiệm của người nuôi tôm tập trong bảo vệ môi trường vùng nuôi nhằm quảnvùng nuôi tôm tập trung một cách có hiệu quả Cơ sở, chủ nuôi tôm cũng phải có trách nhiệm thực hiện quy chế của cấp trên Phải cung cấp . của người dân trong các hình thức tự quản trong nuôi trồng thủy sản của vùng ven phá Tam Giang-Thừa Thiên Huế . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu các hình thức tự quản trong quản lý nuôi trồng. trồng thủy sản vùng ven phá Tam Giang- Thừa Thiên Huế. - Đánh giá vai trò của người dân trong một số hình thức tự quản trong nuôi trồng thủy sản. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Nuôi trồng. trò người nông dân trong hình thức tự quản. - Phỏng vấn hộ: + Tiêu chí của chọn hộ: chọn nhóm hộ ngư dân là các hộ thuộc nhóm hình thức tự quản. Mục đích chọn các hộ ngư dân thuộc nhóm hình thức

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1

  • MỞ ĐẦU

    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu:

    • PHẦN 2

    • TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

      • 2.1. Nuôi trồng thủy sản ở đầm phá Tam Giang.

      • 2.2. Quản lý và các hình thức quản lý NTTS.

        • 2.2.1. Khái niệm về quản lý tài nguyên thủy sản:

        • 2.2.2. Khái niệm về đồng quản lý:

        • 2.2.3. Quản lý dựa vào cộng đồng ở hệ đầm phá Tam Giang.

        • PHẦN 3

        • ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

          • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

          • 3.2. Phạm vi nghiên cứu

          • 3.3. Nội dung nghiên cứu

          • 3.4. Phương pháp nghiên cứu.

          • PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

            • 4.1. Tình hình phát triển NTTS ở Phá Tam Giang

            • 4.2. Tình hình NTTS ở Thị Trấn Thuận An và xã Vinh Hưng

              • 4.2.1. Đặc điểm vùng phá Thuận An và xã Vinh Hưng

              • 4.2.2. Giới thiệu về đặc điểm kinh tế xã hội của thị trấn Thuận An và xã Vinh Hưng

              • Bảng 1: Phân loại hộ của thị trấn Thuận An và xã Vinh Hưng

                • 4.2.3. NTTS ở thị trấn Thuận An và xã Vinh Hưng:

                • Bảng 2: Cơ cấu diện tích đất đai của thi trấn Thuận An và xã Vinh Hưng

                • Bảng 3: Tình hình sử dụng tài nguyên đầm phá ở Thị trấn Thuận An và xã Vinh Hưng

                • Bảng 4: Tình hình NTTS của Thị trấn Thuận An và xã Vinh Hưng

                  • 4.3. Đặc điểm kinh tế xã hội và sinh kế của các hộ khảo sát

                    • 4.3.1. Đặc điểm nhân khẩu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan