đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa địa phương ở htx nông nghiệp tín lợi xã quảng lợi huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế

89 1.5K 8
đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa địa phương ở htx nông nghiệp tín lợi xã quảng lợi huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Cây trồng là nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu về đời sống và sinh hoạt của con người. Từ những nhu cầu về lương thực, thực phẩm hàng ngày, may mặc cho đến thức ăn để chăn nuôi gia súc, gia cầm và nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của hội thì yêu cầu của con người về các loại nông sản phẩm ngày càng cao, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng, về hình thức mẫu mã, về sự đa dạng và những tiêu chuẩn khác. Chính điều này đã đặt ra cho con người những nhận thức mới, nhận thức về sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhà nước ta 20 năm qua đã đem lại những thành quả lớn lao, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp nước ta từ chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đến nay chúng ta có thể tự đáp ứng nhu cầu của mình và vươn lên trở thành một nước xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, bình quân hàng năm xuất khẩu hơn 4 triệu tấn, riêng năm 2005 con số này là 5,2 triệu tấn. Lúa là cây trồng có vị trí chiến lược rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và cũng như trong cơ cấu sản xuất hàng hóa nói riêng. Được Đảng và Nhà nước ta xác định là cây lương thực chủ chốt trong kim ngạch xuất khẩu, mang lại ngoại tệ cho đất nước, góp phần làm tăng tích lũy cho người nông dân trồng lúa. Họ có thêm vốn để đầu tư, mở rộng diện tích sản xuất. Tuy nhiên sản xuất lúa hàng hóa phải đặt ra yêu cầu đạt năng suất cao nhất trên một đơn vị diện tích, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắc khe về mẫu mã, chất lượng và giá cả của người tiêu dùng. Song do tập quán canh tác bao đời nay của người nông dân trong sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, chậm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất lúa vẫn thấp chất lượng lúa chưa cao. Ngày nay, khi mà lúa gạo đã có đủ cho nhu cầu trong nước và có dư để xuất khẩu thì vị trí của các giống lúa chất lượng cao ngày càng quan trọng, trong khi đó hầu hết các giống lúa này đang trong tình trạng bị thoái hóa và giảm dần về diện tích. 1 Hợp tác nông nghiệp Tín Lợi của Quảng Lợi, huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế là một HTX nghèo trong vùng sinh thái đất cát ven biển, nơi đây có truyền thống trồng lúa từ lâu đời. Năm 2006 diện tích gieo trồng khoảng 140 ha. Trong đó 60 ha lúa địa phương, năng suất lúa bình quân đạt 36,3 tạ/ha. Hiện nay, hợp tác có 120 ha sản xuất lúa một vụ do thiếu nước. Đây là một hạn chế lớn của địa phương để tăng vụ. Hơn thế nữa lúa địa phương chất lượng cao lại đang giảm sút về diện tích, từ 90 ha năm 2004 đến năm 2006 diện tích này còn 60 ha (Số liệu thống kê của HTX). Trên cơ sở đánh giá lại tình hình sản xuất lúa địa phương trong thời gian qua, nhằm đưa lại những giải pháp hợp lý hơn trong sản xuất. Đó là lý do tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa địa phương HTX nông nghiệp Tín Lợi Quảng Lợi huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu + Mục tiêu chung: Mục tiêu chung của đề tài là phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của lúa địa phương và một số cây trồng chính HTX nông nghiệp Tín Lợi. Từ đó đưa ra giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng suất, hợp lý hóa các yếu tố đầu tư. + Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. - Xác định các điều kiện cơ bản của HTX Tín Lợi ảnh hưởng đến sản xuất lúa địa phương và các cây trồng khác. - Đánh giá tình hình hình sản xuất lúa trong thời gian qua HTX Tín Lợi. - Điều tra, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa địa phương của các nông hộ trên địa bàn HTX Tín Lợi . - Phân tích so sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa địa phương với các cây trồng khác của các hộ điều tra. - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa địa phương trên địa bàn. 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.2.1. Lý Luận chung về hiệu quả kinh tế 2.2.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế a. Khái niệm hiệu quả kinh tế Trong cơ chế thị trường, một vấn đề luôn được các nhà sản xuất quan tâm hàng đầu là hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất là điều kiện để tích lũy và tái đầu tư mở rộng, là động lực thúc đẩy việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác nó chính là yếu tố sống còn của không riêng bất cứ nhà sản xuất nào Chính vì vậy hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là của toàn hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động kinh tế. Đây là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất hội do nhu cầu vật chất của cuộc sống con người tăng lên trong khi nguồn lực là có hạn. Chỉ có như vậy thì doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh thì: “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”. Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính toán được trong hiệu quả kinh tế sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng.[22] 3 Theo tác giả Hồ Vinh Đào thì: “Hiệu quả kinh tế còn gọi là: “hiệu ích kinh tế”. So sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao gồm lao động vật hóa và lao động sống ) với thành quả có ích đạt được”. Còn theo Farell (1957), Fchultz (1964), Rizzo (1979) và Ellis (1993) cho rằng: “Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (các nguồn nhân tài, vật lực, tiền vốn…) để đạt được kết quả đó các học giả trên đều cho rằng cần phân biệt rõ ba khái niệm về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật (Technical eftciency), hiệu quả phân bổ các nguồn lực (Allocative eftciency), và hiệu quả kinh tế (Economic eftciency). Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng. Nó chỉ ra rằng: Một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm. Hiệu quả này thường được phản ánh trong các mối quan hệ về các năm sản xuất. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính toán để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí tăng thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bố là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của yếu tố đầu vào và đầu ra. Vì vậy, nó còn được gọi là hiệu quả giá (Price eftciency) việc xác định hiệu quả này cũng giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều này có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều được xem xét khi sử dụng nguồn lực. Chỉ khi nào sử dụng nguồn lực đạt cả về hiệu quả kỹ thuật lẫn hiệu quả phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Sự khác nhau trong hiệu quả của các doanh nghiệp có thể là sự khác nhau về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Nếu xét trên phương diện so sánh thì hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa một bên là kết quả đạt được và một bên là các chi phí bỏ ra. Tiêu chuẩn của hiệu quả 4 kinh tế là sự tối đa hóa kết quả và tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện tài nguyên có hạn. Tuy vậy, cần thấy rằng kết quả thu được rất phong phú, có thể thu được trên phương diện kinh tế, tài chính, hội như giảm bớt chênh lệch giàu nghèo, giảm thất nghiệp và cải thiện môi trường sinh thái. Do đó hình thành nên khái niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả hội và hiệu quả kinh tế hội. Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu hội nhất định. Các mục tiêu hội thường thấy là : giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn hội hoặc từng khu vực kinh tế; giảm số người thất nghiệp; nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảm bảo và nâng cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường; Nếu xem xét hiệu quả hội, người ta xem xét mức tương quan giữa các kết quả (mục tiêu) đạt được về mặt hội (cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, giải quyết công ăn việc làm ) và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế hội là mối tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được cả về mặt kinh tế hội. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là phát triển hội, vì thế hiệu quả kinh tếhiệu quả hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta cần phải hiểu trên quan điểm kinh tế hội. Qua nội dung đã trình bày phần trên có thể kết luận rằng : Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, nói rộng ra là của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương qian giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh, nhằm đạt đựơc kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tùy vào mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu hồi vốn … chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số vốn bỏ ra. [2] 5 b. Bản chất của hiệu quả kinh tế. Các nhà kinh tế học đều thống nhất chung bản chất của hiệu quả kinh tế mặc dù họ đã đưa ra những quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Trong đó, người sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định, những chi phí đó là: nhân lực, vật lực, tài lực…và tiến hành so sánh kết quả đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có được hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả tạo ra được là tổng hợp các yếu tố đầu vào và sự tác động của môi trường. Có nhiều cách khác nhau để đạt được cùng một khối lượng sản phẩm. Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu vô hạn của con người nên ta cần đánh giá kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh và cần đánh giá kết quả đó bằng cách nào? Chi phí bao nhiêu? Chính vì vậy, khi đánh giá kết quả của hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại việc đánh giá về mặt số lượng mà còn đánh giá về mặt chất lượng của hoạt động đó. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm, Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác định sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu vào” và “đầu ra” không có cùng một đơn vị đo lường hiệu quả kinh tế còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường – tiền tệ. Vấn đề được đặt ra là: Nội dung và hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế, nhiều 6 lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.[22] 2.2.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế. Trên cơ sở kết quả thu được và chi phí bỏ ra có thể xác đinh được hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế có thể được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu phân tích và kết quả tính toán. Chẳng hạn, với mục tiêu là sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu hội thì dùng chỉ tiêu giá trị sản xuất. Nhưng với doanh nghiệp hay trang trại phải thuê nhân công thì người ta dùng chỉ tiêu lợi nhuận, còn đối với nông hộ lại dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng hay thu nhập hỗn hợp. Thông thường thì dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng. Trong phân tích hiệu quả kinh tế ta có những phương pháp khác nhau như: Hiệu quả so sánh về mặt lượng giữa giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Dạng thuận: H=Q/C Hoặc dạng nghịch: H=C/Q Trong đó : H : Hiệu quả kinh tế Q : Kết quả thu được C : Chi phí bỏ ra Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả hoặc một đơn vị kết quả đạt được cần phải chi phí bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Vì vậy giúp ta so sánh qui mô khác nhau. Phương pháp xác định hiệu quả cận biên bằng cách so sánh phần giá trị tăng thêm và chi phí tăng thêm. Dạng thuận: H b =∆Q/∆C 7 Dạng nghịch: H b =∆C/∆Q Trong đó: H b : Hiệu quả cận biên ∆Q : Kết quả thu thêm ∆C : Chi phí bỏ ra thêm Phương pháp này nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, đầu tư thâm canh, đầu tư cho tái sản xuất mở rộng. Nó xác định kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm, hay nói cách khác nó cho ta biết được một đơn vị đầu tư thêm cho bao nhiêu đơn vị kết quả thu thêm. Hoặc để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung bao nhiêu đơn vị đầu vào. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu đánh giá trình độ thâm canh là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế của thâm canh nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế của thâm canh là so sánh kết quả của sản xuất với đầu tư chung và so sánh phần tăng thêm của sản xuất với đầu tư bổ sung, chủ yếu là so sánh thu nhập thuần túy với nhân tố khái quát. Mức doanh lợi là chỉ tiêu khái quát nhất về hiệu quả sản xuất nói chung và thâm canh nông nghiệp nói riêng. Mức doanh lợi có thể biểu hiện bằng mối quan hệ so sánh về lượng của thu nhập và chi phí sản xuất hoặc của tổng thu nhập với tổng số vốn sản xuất (vốn cố định và vốn lưu động trừ phần khấu hao). Còn mức doanh lợi của đầu tư bổ sung là quan hệ so sánh giữa phần tăng thêm của thu nhập với đầu tư bổ sung. Chỉ tiêu này có thể biểu hiện mối quan hệ về lượng với phần tăng lên của thu nhập với phần chi phí sản xuất bổ sung hoặc giữa phần tăng lên thu nhập với phần vốn sản xuất bổ sung. Các chỉ tiêu trên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá, phân tích hiệu quả kinh tế. Bởi nguyên lý cận biên là phần lý thuyết cốt lõi trong kinh tế học hiện đại. Nó là cơ sở để định giá các yếu tố đầu vào cho việc phân phối sản phẩm và thu nhập. Hai phương pháp trên vừa phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực và chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này không phản ánh được cái giá phải trả cho quy mô của hiệu quả là bao nhiêu và 8 không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Như vậy có nhiều phương pháp xác định hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều phản ánh một khía cạnh nhất định về hiệu quả. Vì vậy, tùy mục đích nghiên cứu, phân tích và thực tế để lựa chon cho phù hợp. Nếu doanh nghiệp thiếu vốn và sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả thì sử dụng phương pháp thứ nhất. Nếu xác định hiệu quả của đầu tư thâm canh thì dung phương pháp thứ hai. Thông thường thì cần kết hợp cả hai phương pháp thì việc đánh giá, xem xét mới đầy đủ và toàn diện hiệu quả kinh tế. 2.2.2. Vai trò kinh tế của cây lúa. 2.2.2.1. Nguồn gốc cây lúa. Việc thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng với sự xuất hiện của nghề trồng lúa là một trong những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử loài người. Trong thời gian gần đây, vấn đề nguồn gốc cây lúa đã được thảo luận với nhiều tài liệu công bố các khía cạnh khác nhau như khảo cổ học, dân tộc học, di truyền học, sinh thái học, canh tác học…Tuy vậy, với cây trồng cổ xưa như lúa việc xác định chính xác về địa điểm, thời gian xuất hiện đầu tiên là một việc khó. Tư liệu của Trung Quốc cho rằng nghề trồng lúa Trung Quốc có từ 2800- 2700 năm trước Công Nguyên, theo Markey nghề trồng lúa của Ấn Độ có từ 2000 năm trước Công Nguyên. Việt Nam theo tài liệu khảo cổ học thì nghề trồng lúa có từ 4000-3000 năm trước Công Nguyên. Grist coi lúa là cây trồng có nguồn gốc Đông Nam châu Á, còn một số tác giả khác lại cho rằng lúa có nguồn gốc Trung Quốc, Ấn Độ. Tuy chưa thống nhất nhưng nhiều tài liệu đều chứng minh nghề trồng lúa có từ lâu đời, nguồn gốc cây lúa có từ vùng đầm lầy Đông Nam Á, có thể từ nhiều nước khác nhau từ đó lan truyền sang các nước khác.[6] 2.2.2.2. Giá trị dinh dưỡng của cây lúa. Lúa là một cây trồng quan trọng cho hơn nữa dân số trên hành tinh. Nó là loại lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày của hàng tỷ người trên trái đất châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh thuộc các nước nhiệt đới và Á nhiệt đới. Việt Nam, đây là nguồn lương thực nuôi sống con người. đâu có dân là đó có lúa gạo. Nếu tính 9 mức calori cung cấp cho khẩu phần ăn của người dân Việt Nam là 2215 kilôcalo mỗi ngày, thì 68% nguồn năng lượng đó từ lúa gạo. Trong lúa gạo có đầy đủ các chất dinh dưỡng như các loại lương thực khác, ngoài ra còn có cả vitamin đặt biệt là vitamin B.[6] 2.2.2.3. Giá trị kinh tế của cây lúa Theo thống kê của FAO, các loại lương thực truyền thống trên thế giới bao gồm 5 loại: lúa gạo, lúa mì, ngô, kê, lúa mạch. Trong các loại lương thực trên, lúa gạo và lúa mì là 2 loại lương thực cơ bản nhất dùng cho con người, các loại còn lại chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi gia súc và công nghiệp chế biến thực phẩm bia, rượu các loại, chế biến dược phẩm…Khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là lương thực chính, 25% sử dụng trên 1/2 khẩu phần ăn hàng ngày. Như vậy, lúa gạo ảnh hưởng ít nhất 65% dân số thế giới. Có thể nói, lúa gạo nói chung ảnh hưởng rất lớn đến một bộ phận dân cư. Ngày nay khi mà kinh tế phát triển thì nhu cầu của con người về chất lượng sản phẩm cũng tăng lên. Con người có xu hướng tìm đến những giống địa phương chất lượng cao. nước ta những giống lúa địa phương đã tồn tại lâu đời như: giống Tám ấp bẹ Xuân Đài là giống tám truyền thống của tỉnh Nam Định được trồng từ lâu làng Xuân Đài thuộc huyện Hải Hậu ngày nay, là giống có phẩm chất rất cao, cơm dẻo rất thơm, chịu được chua tốt, có khả năng kháng được bệnh. Hay là giống Dự Hương ven biển Đồng bằng Bắc bộ, thuộc nhóm gạo dẻo có mùi thơm đặc trưng, chịu được chua phèn. Ngoài ra còn rất nhiều giống địa phương chất lượng cao như: giống Thơm sớm, Nàng thơm Nhà bè, Thơm Bình Chánh, Nàng thơm chợ Đào, Nàng Hương…phổ biến Đồng bằng Sông Cửu Long. [3] 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lúa. 2.2.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng lúa bởi vị nhóm các yếu tố này tác động trực tiếp và liên tục trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Cụ thể là: • Nhiệt độ Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến toàn bộ chu kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa. Ngưỡng nhiệt độ cho cây lúa sinh trưởng phát triển thích hợp là từ 10 [...]... nghèo của Quảng Lợi huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm ven bờ đầm phá Tam Giang Phía Bắc giáp với Quảng Thái, phía Nam giáp với HTX Thắng Lợi (Quảng Lợi) , phía Tây giáp với Phong Điền, huyện Quảng Điền, phía Đông là phá Tam Giang HTX nằm phía Bắc của huyện Quảng Điền, cách trung tâm huyện lỵ 10km, cách thành phố Huế 30km về phía Đông Bắc Với đặc điểm vị trí như vậy tạo cho Tín Lợi có... tượng nghiên cứu Các hộ gia đình trên địa bàn đang sản xuất lúa địa phương, lúa nông nghiệp và các cây trồng khác 3.2 Phạm vi nghiên cứu 21 - Về nội dung: Nghiên cứu các yếu tố sản xuất, kết quả sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế của lúa địa phương so với các cây trồng chính địa bàn - Về không gian: HTX nông nghiệp Tín Lợi, Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế - Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên... dung nghiên cứu - Tình hình cơ bản của địa phương - Tình hình sản xuất lúa của địa phương - Hiệu quả kinh tế và so sánh hiệu quả kinh tế của lúa địa phương với các cây trồng hàng năm chính của các nhóm hộ điều tra - Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa địa phương trên địa bàn 3.4 Phương pháp nghiên cứu Áp dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người nông dân (PRA) để thu thập dữ liệu +... nhiêu đồng giá trị gia tăng Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tếGiá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra cho nhiêu đồng giá trị sản xuất 26 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HTX TÍN LỢI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - HỘI 1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1 Vị trí địaTín Lợi là một HTX nghèo... năng suất, sản lượng lúa khu vực này giảm mạnh Chính vì vậy trong năm tới chính phủ đã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý đồng thời kết hợp với việc cắt một số diện tích lúa ĐBSCL để hạn chế sâu bệnh, bảo vệ đất đai cho vùng này.[16] 2.2.3 Tình hình sản xuất lúa huyện Quảng Điền Quảng Điềnhuyện đồng bằng ven biển nằm phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 15 km Phía... đất lúa, đất hoa màu… o Dân số, lao động o Cơ sở hạ tầng: Đường giao thông, trường học,… - Tình hình sản xuất lúa và các cây trồng khác của HTX Tín Lợi o Diện tích của từng loại cây trồng o Năng suất o Sản lượng o Giống cây trồng o Hiệu quả kinh tế - Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế: 24  Chỉ tiêu phản ánh đặc điểm chung của nông hộ: tuổi, trình độ văn hóa, kinh nghiệm, giới tính, nghề nghiệp ... tích ha Năng suất Tạ/ha Sản lượng Tấn Vụ HT Diện tích ha Năng suất Tạ/ha Sản lượng Tấn Bảng 3: Kết quả sản xuất lúa huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2003-2005 [Nguồn: [15]] Qua 3 năm từ 2003-2005 diện tích gieo trồng lúa trên địa bàn huyện giảm 509 ha Nguyên nhân của sự biến động này là do huyện đã có chủ trương chuyển đổi, giảm bớt diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng một... đây không mấy thuận lợi trong việc đi lại cũng như trong sản xuất của người dân Hơn thế nữa, nó đã phần nào làm cản trở phát triển kinh tế -xã hội của địa bàn b Thủy lợi Công tác thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó quyết định năng suất và hiệu quả của các quá trình sản xuất Nhận thức được điều này, hàng năm trước khi xuống vụ sản xuất HTX cùng các đội trưởng đã kiểm tra, xác... rất lớn đến sản xuất nông nghiệpsản xuất lúa Người nông dân thật sự đã gắn bó với phần ruộng đất của mình bằng kết quả sản xuất do chính họ làm ra, họ yên tâm đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái bảo đảm cho quá trình sản xuất nông nghiệp ổn định và bền vững - Chính sách khuyến nông 13 Trong những năm gần đây công tác khuyến nông rất được... hình Là HTX đồng bằng, Tín Lợiđịa hình tương đối bằng phẳng Nhưng do phần lớn khu vực giáp với phá Tam Giang đã gây khó khăn cho HTX trong việc xây dựng đê điều, hệ thống tưới tiêu, kênh mương nội đồng, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Vì thế, phần lớn diện tích đất canh tác đây chỉ sản xuất được một vụ 1.1.3 Đặc điểm thời tiết khí hậu Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói . trong sản xuất. Đó là lý do tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa địa phương ở HTX nông nghiệp Tín Lợi xã Quảng Lợi huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế . 1.2 trồng khác. - Đánh giá tình hình hình sản xuất lúa trong thời gian qua ở HTX Tín Lợi. - Điều tra, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa địa phương của các nông hộ trên địa bàn HTX Tín Lợi . - Phân. thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. - Xác định các điều kiện cơ bản của HTX Tín Lợi ảnh hưởng đến sản xuất lúa địa phương và

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU

    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.

    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu

    • PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

      • 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

        • 2.2.1. Lý Luận chung về hiệu quả kinh tế

        • 2.2.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế

        • 2.2.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế.

        • 2.2.2. Vai trò kinh tế của cây lúa.

        • 2.2.2.1. Nguồn gốc cây lúa.

        • 2.2.2.2. Giá trị dinh dưỡng của cây lúa.

        • 2.2.2.3. Giá trị kinh tế của cây lúa

        • 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lúa.

        • 2.2.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên.

        • 2.2.3.2. Nhóm nhân tố xã hội

        • 2.2.3.3. Nhóm nhân tố kinh tế.

        • 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

          • 2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới

          • 2.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam.

          • 2.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở huyện Quảng Điền.

          • PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

          • PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

            • 1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HTX TÍN LỢI

            • ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI

              • 1.1. Điều kiện tự nhiên.

              • 1.1.1. Vị trí địa lý.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan