PHÂN TÍCH KINH DOANH

10 447 1
PHÂN TÍCH KINH DOANH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

trắc nghiệm và bài tập (có lời giải) môn phân tích kinh doanh

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1/ Nội dung phân tích tình hình sản xuất sẽ là cơ sở để: a. Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất b. Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm c. Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận d. Cả 3 câu trên đều đúng 2/ Chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá kết quả sản xuất về qui mô là: a. Tổng sản lượng b. Tổng giá trị sản xuất c. Giá trị hàng hóa thực hiện d. Cả 3 chỉ tiêu trên 3/ Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sử dụng thước đo: a. Thước đo giá trị b. Thước đo hiện vật c. Thước đo thời gian lao động d. Cả 3 thước đo trên 4/ Trong các yếu tố cấu thành nên tổng giá trị sản xuất, yếu tố quan trọng nhất là: a. Giá trị công việc có tính chất công nghiệp b. Giá trị thành phẩm c. Giá trị hoạt động cho thuê máy móc thiết bị d. Giá trị chênh lệch của sản phẩm dở dang 5/ Nội dung phân tích qui mô kết quả sản xuất: a. Phân tích kết quả sản xuất theo yếu tố cấu thành b. Phân tích kết quả sản xuất trong mối liên hệ với chi phí sản xuất c. Phân tích kết quả sản xuất trong mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phân tích d. Cả 3 nội dung trên 6/ Phương pháp phân tích được sử dụng khi phân tích quy mô kết quả sản xuất là: a. Phương pháp so sánh, phương pháp so sánh có liên hệ b. Phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch c. Phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn d. Phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ 7/ Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất: a. Ít được sử dụng trong nền kinh tế thị trường b. Sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng loạt c. Sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng d. Sử dụng trong các loại hình doanh nghiệp 8/ Khi phân tích tính chất đồng bộ trong sản xuất, cần tập trung: a. Phân tích tất cả các sản phẩm, chi tiết sản phẩm của mọi doanh nghiệp b. Phân tích những chi tiết có chu kỳ sản xuất dài của mọi doanh nghiệp c. Phân tích những chi tiết có chu kỳ sản xuất dài ở doanh nghiệp lắp ráp d. Phân tích tất cả các sản phẩm, chi tiết sản phẩm ở doanh nghiệp lắp ráp 9/ Phân tích tính chất đồng bộ của sản xuất được áp dụng trong các doanh nghiệp: a. Doanh nghiệp sản xuất hàng loạt b. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có phân chia thứ hạng c. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm không phân chia thứ hạng d. Doanh nghiệp sản xuất theo dạng lắp ráp 10/ Chỉ tiêu được sử dụng khi phân tích kết quả sản xuất về chất lượng đối với những sản phẩm có phân chia thứ hạng a. Tỷ lệ sản phẩm hỏng cá biệt b. Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân c. Hệ số phẩm cấp bình quân d. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất 11/ Chỉ tiêu được sử dụng khi phân tích kết quả sản xuất về chất lượng đối với những sản phẩm không phân chia cấp bậc chất lượng a. Tỷ lệ sản phẩm hỏng b. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất c. Hệ số phẩm cấp bình quân d. Đơn giá bình quân 12/ Nhược điểm khi xác định tỷ lệ sai hỏng cá biệt bằng thước đo hiện vật a. Bỏ sót một phần giá trị chi phí cho sản phẩm hỏng sửa chữa được b. Không thể đánh giá chung khi doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm c. Không thấy rõ được số lượng sản phẩm hỏng d. a và b đều đúng 13/ Hệ số phẩm cấp bình quân luôn: a. ≥ 1 b. > 1 c. < 1 d. ≤ 1 14/ Khi phân tích kết quả sản xuất về chất lượng đối với những sản phẩm có phân chia cấp bậc chất lượng, đơn giá bình quân kỳ thực hiện lớn hơn kỳ kế hoạch thì kết luận: a. Chất lượng sản phẩm kỳ thực hiện tốt hơn kỳ kế hoạch b. Chất lượng sản phẩm kỳ thực hiện xấu hơn kỳ kế hoạch c. Chưa thể kết kết luận được gì d. 3 câu trên đều sai 15/ Giá bán được sử dụng để xác định đơn giá bình quân khi phân tích chất lượng sản phẩm là: a. Giá bán cố định b. Giá bán kế hoạch c. Cả a và b đều đúng d. Cả a và b đều sai II. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 2.3. Có tài liệu tại Công ty ABC trong năm N như sau: (Đvt: 1.000đ) Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện 1. Tổng giá trị sản xuất 2.000 2.050 2. Tổng giá trị hàng hóa sản xuất 1.800 1.750 3. Tổng giá trị hàng hóa thực hiện 1.800 1.700 4. Chi phí đầu tư 1.500 1.560 Yêu cầu: 1/ Phân tích khái quát chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất. 2/ Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất. 3/ Phân tích kết quả sản xuất trong mối liên hệ với chi phí đầu tư. Bài giải 1/ Phân tích khái quát chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất Từ số liệu đã cho ta lập bảng phân tích quy mô kết quả sản xuất bao gồm 3 chỉ tiêu: giá trị sản xuất, giá trị hàng hóa sản xuất và giá trị hàng hóa thực hiện như sau: Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch ± % 1. Giá trị sản xuất 2.000 2.050 +50 2,50 2. Giá trị hàng hóa sản xuất 1.800 1.750 -50 -2,78 3. Giá trị hàng hóa thực hiện 1.800 1.700 -100 -5,56 Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy giá trị sản xuất sản xuất kỳ thực hiện so với kế hoạch tăng 50 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 2,5%. Tuy nhiên, giá trị hàng hóa sản xuất kỳ thực hiện lại giảm 50 trđ so với kế hoạch, tương ứng với tỷ lệ giảm 2,78%. Mà giá trị hàng hóa sản xuất bao gồm 2 yếu tố: giá trị thành phẩm và giá trị công việc có tính chất công nghiệp. Điều này cho chúng ta kết luận giá trị sản xuất tăng lên trong kỳ chưa phải là tốt. Giá trị sản xuất tăng lên chẳng qua là do giá trị có thể là giá trị thứ phẩm, phế phẩm hay phế liệu thu hồi tăng hoặc do giá trị hoạt động cho thuê máy móc thiết bị tăng, cũng có thể là do chênh lệch giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ so với đầu kỳ tăng. Thêm vào đó, giá trị hàng hóa thực hiện giảm 100 trđ, tương ứng với tỷ lệ giảm 5,56%. Giá trị hàng hóa sản xuất giảm với tốc độ nhỏ hơn giá trị hàng hóa thực hiện (2,78% < 5,56%) đã làm cho giá trị thành phẩm tồn kho tăng lên. Cụ thể: nếu như kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 1.800 trđ và tiêu thụ hết 1.800 trđ thì trong kỳ thực hiện doanh nghiệp sản xuất 1.750 trđ nhưng chỉ tiêu thụ có 1.700 trđ dẫn đến tồn kho 50 trđ. Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng để khắc phục tình trạng trên đòi hỏi doanh nghiệp phải bắt đầu từ khâu tiêu thụ. Nghiên cứu thị trường, cải tiến sản phẩm, xây dựng hệ thống kênh phân phối để nhằm nâng cao doanh số tiêu thụ. 2/ Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất được thể hiện thông qua phương trình sau: Giá trị hàng hóa thực hiện = Giá trị sản xuất x Giá trị hàng hóa sản xuất x Giá trị hàng hóa thực hiện Giá trị sản xuất Giá trị hàng hóa sản xuất Giá trị hàng hóa thực hiện = Giá trị sản xuất x Hệ số hàng hóa sản xuất x Hệ số hàng hóa tiêu thụ Từ đó, ta lập bảng phân tích sau: Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch ± % 1. Giá trị sản xuất 2.000 2.050 +50 2,50 2. Giá trị hàng hóa sản xuất 1.800 1.750 -50 -2,78 3. Giá trị hàng hóa thực hiện 1.800 1.700 -100 -5,56 4. Hệ số hàng hóa sản xuất 0,90 0,854 -0,046 -5,11 5. Hệ số hàng hóa tiêu thụ 1,00 0,971 -0,029 -2,90 Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy giá trị hàng hóa thực hiện kỳ thực hiện giảm so với kế hoạch là 100 trđ, tương ứng với tỷ lệ giảm 5,56%. Hệ số sản xuất hàng hóa sản xuất kỳ thực hiện giảm 0,046 so với kế hoạch là do sản phẩm dở dang thực hiện cao hơn so với kế hoạch đề ra. Hệ số hàng hóa tiêu thụ kỳ thực hiện giảm 0,029 so với kế hoạch là do thành phẩm tồn kho cao hơn kế hoạch đặt ra. Như vậy, chất lượng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh trong năm qua ở doanh nghiệp chưa đạt như mục tiêu kế hoạch đặt ra. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm ra nguyên nhân và có biện pháp để khắc phục kịp thời. 3/ Phân tích kết quả sản xuất trong mối liên hệ với chi phí đầu tư. Ngoài việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất thì khi phân tích chúng ta cũng nên so sánh kết quả sản xuất kỳ thực hiện với kế hoạch đã điều chỉnh theo chi phí đầu tư để xem doanh nghiệp có sử dụng tiết kiệm hay lãng phí chi phí. Ta có: 2.050 - 2.000 x 1.560 1.500 = 2.050 - 2.080 = (-30 trđ) Từ kết quả tính toán trên ta thấy: theo kế hoạch để đạt được giá trị sản xuất là 2.000 trđ thì doanh nghiệp phải tiêu tốn chi phí là 1.500 trđ. Như vậy, lẽ ra với chi phí 1.560 trđ thì doanh nghiệp phải tạo ra được giá trị sản xuất là 2.080 trđ nhưng thực tế giá trị sản xuất của doanh nghiệp chỉ đạt 2.050 trđ (giảm 30 trđ). Điều đó cho thấy trong kỳ doanh nghiệp đã sử dụng chi phí một cách không hợp lý trong kỳ. Bài 2.4. Tình hình sản xuất của Doanh nghiệp X trong quý 1 năm N được thể hiện ở tài liệu sau: Sản phẩm Khối lượng sản phẩm sản xuất (Kg) Đơn giá kế hoạch (đồng) Kế hoạch Thực tế A 1.000 1.500 40.000 B 2.000 2.500 50.000 C 3.000 2.700 60.000 Yêu cầu: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp? Giải Từ số liệu doanh nghiệp X ta lập bảng phân tích sau: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT (Đvt: 1.000đ) Sản phẩm Khối lượng sản phẩm sản xuất (Kg) Giá kế hoạch (Đồng) Giá trị sản xuất (1.000đ) % hoàn thành KH Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế A 1.000 1.500 40.000 40.000 60.000 150,0 B 2.000 2.500 50.000 100.000 125.000 125,0 C 3.000 2.700 60.000 180.000 162.000 90,0 CỘNG 6.000 5.900 x 320.000 347.000 108,4 Từ bảng số liệu trên, ta tính được tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch từng sản xuất từng sản phẩm như sau: Sản phẩm A = 1.500 x 100 = 150 % 1.000 . Sản phẩm B = 2.500 x 100 = 125 % 2.000 Sản phẩm C = 2.700 x 100 = 90 % 3.000 Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp: Tỷ lệ % hoàn thành KHSX = 347,000 x 100 = 108,4 % 320,000 Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng: Tỷ lệ % hoàn thành KHSX mặt hàng = 40,000 + 100,000 + 162,000 x 100 = 84,375 % 40,000 + 100,000 + 180,000 Như vậy, xét từng mặt hàng ta thấy: mặt hàng A và B hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ riêng mặt hàng C không hoàn thành kế hoạch. Điều này cũng cho thấy ở kỳ thực hiện doanh nghiệp đã tiến hành thay đổi cơ cấu mặt hàng. Mặc dù cơ cấu mặt hàng có sự thay đổi theo hướng tăng số lượng sản phẩm A và B, giảm số lượng sản phẩm C nhưng doanh nghiệp vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất (108,4%). Tuy nhiên, khi mà doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm C thì chắc chắn là doanh nghiệp không thể hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng. Đúng vậy, tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng của doanh nghiệp chỉ đạt 84,375%. Do đó, doanh nghiệp cần phải xem xét lại nguyên nhân vì sao mặt hàng C lại giảm? Mặt hàng A có tiêu thụ hết trong kỳ không? Từ đó, đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng trên một cách hiệu quả. 2.12. Công ty M có tài liệu về chi phí sản xuất năm N, N + 1 như sau: (Đvt: 1.000đ) SP Chi phí sản xuất CPSX sản phẩm hỏng không sửa chữa được Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng N N + 1 N N + 1 N N + 1 A 40.000 40.000 1.000 1.000 200 240 B 40.000 20.000 1.500 800 500 220 C 30.000 60.000 200 500 100 220 Yêu cầu: Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp? Bài giải Chỉ tiêu để đánh giá chất lượng sản phẩm gồm: Tỷ lệ sản phẩm hỏng cá biệt = Chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng của sản phẩm i x 100 Chi phí sản xuất (Giá thành sản xuất) của sản phẩm i Trong đó: Chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng = Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được + Chi phí (giá thành) sản xuất sản phẩm hỏng không sửa chữa được Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân = Tổng chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng của tất cả các sản phẩm x 100 Tổng chi phí sản xuất (hoặc giá thành sản xuất)của tất cả các sản phẩm Từ số liệu về chi phí sản xuất tại công ty M năm N, N+1 và sử dụng các công thức tính toán trên ta lập bảng phân tích như sau: (Đvt: trđ) SP Chi phí sản xuất CPSX sản phẩm hỏng không sửa chữa được Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng Chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng Tỷ lệ sản phẩm hỏng cá biệt (%) Chênh lệch N N + 1 N N + 1 N N + 1 N N + 1 N N + 1 ± % A 40.000 40.000 1.000 1.000 200 240 1.200 1.240 3 3,1 +0,1 3,33 B 40.000 20.000 1.500 800 500 220 2.000 1.020 5 5,1 +0,1 2,00 C 30.000 60.000 200 500 100 220 300 720 1 1,2 +0,2 20,00 Cộng 110.000 120.000 2.700 2.300 800 680 3.500 2.980 x x x x Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân (%) 3,18 2,48 - 0,7 -22,01 Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy: tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân năm N + 1 so với năm N giảm 0.7%. Tuy nhiên chúng ta không nên vội kết luận rằng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp có xu hướng tốt lên. Bởi lẽ tỷ lệ sản phẩm hỏng cá biệt của cả ba sản phẩm A, B và C đều tăng lần lượt 0,1%, 0,1% và 0,2%. Nghe có vẻ bất hợp lý và nghuyên nhân nào làm cho tỷ lệ sai hỏng bình quân giảm? Để xác định rõ nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân chúng ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng. Phương trình xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân như sau: Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân = Tổng chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng của tất cả các sản phẩm x 100 Tổng chi phí sản xuất (hoặc giá thành sản xuất)của tất cả các sản phẩm ( ) ∑ ∑ ∑ ∑ = = = = =×= n i i n i ii n i i n i i Z sZ Z C S 1 1 1 1 100 Theo phương trình trên, tỷ lệ sai hỏng bình quân chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: Thứ nhất, mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm sản xuất đến tỷ lệ sai hỏng bình quân được xác định như sau: ( ) ( ) ∑ ∑ ∑ ∑ = = = = −=∆ n i i n i ii n i i n i ii KC Z sZ Z sZ S 1 0 1 00 1 1 1 01 = 40,000 * 3% + 20,000*5% + 60,000*1% 40,000 + 20,000 + 60,000 - 40,000 * 3% + 40,000*5% + 30,000*1% 40.000 + 40.000 + 30.000 = 2,33% - 3,18% = - 0,85% Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của nhân tỷ lệ sản phẩm hỏng cá biệt đến tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân được xác định như sau: ( ) ( ) ∑ ∑ ∑ ∑ = = = = −=∆ n i i n i ii n i i n i ii s Z sZ Z sZ S i 1 1 1 01 1 1 1 11 ∆ S Si = 40,000 * 3,1% + 20,000*5,1% + 60,000*1,2% 40,000 + 20,000 + 60,000 - 40,000 * 3% + 20,000*5% + 60,000*1% 40,000 + 20,000 + 60,000 = 2,48% - 2.33% = 0,15% Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: ∆ S = -0,85+ 0,15 = -0,7% Từ những tính toán trên cho thấy ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ sản phẩm hỏng các biệt đến mức độ biến động của tỷ lệ sản phẩm hỏng bình là (0,15%). Điều này chứng tỏ chất lượng mặt hàng của doanh nghiệp năm N+1 so với năm N giảm. Vậy thì lý do mà tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân năm N+1 giảm so với N là do ảnh hưởng của kết cấu sản phẩm sản xuất. Đúng vậy, sản phẩm B có tỷ lệ sản phẩm hỏng cá biệt cao nhất thì nay doanh nghiệp đã quyết định cắt giảm sản xuất làm cho tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm này trong năm N + 1 là nhỏ nhất. Ngược lại, sản phẩm C là sản phẩm có tỷ lệ sản phẩm hỏng cá biệt năm N thấp nhất thì nay doanh nghiệp quyết định tăng sản xuất sản phẩm này lên làm cho tỷ trọng chi phí sản xuất của sản phẩm này trong năm N+1 cao nhất. Có thể nói với quyết định thay đổi cơ cấu mặt hàng này đã giúp cho doanh nghiệp có tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân giảm. Tuy nhiên để khẳng định đây có phải là một quyết định đúng đắn không thì chúng ta cần phải xem liệu sản phẩm B có đủ để đáp ứng cho nhu cầu thị trường không và sản phẩm C có bán hết không? Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng mặt hàng thì doanh nghiệp cần xem xét nguyên nhân dẫn đến cả 3 sản phẩm A, B và C bị sai hỏng nhiều hơn trước. Giả sử do công nhân sản xuất nghỉ và doanh nghiệp đã tuyển dụng công nhân mới chưa có kinh nghiệm nên sản phẩm hỏng nhiều hơn. Vậy thì doanh nghiệp cần phải tìm ra nguyên nhân công nhân nghỉ việc để chấm dứt tình trạng này. Nếu là công nhân nghỉ vì người quản đốc cư xử không tốt, thiếu lịch sự và tôn trọng thì đề nghị ban giám đốc nhắc nhở, nếu quản đốc vẫn không thay đổi thì tìm người khác phù hợp để thay thế vị trí này, nếu do một số doanh nghiệp mới gia nhập ngành thu hút lao động với mức lương cao hơn thì doanh nghiệp cần xem xét lại chế độ lương thưởng hợp lý. . 1.000 20 0 24 0 1 .20 0 1 .24 0 3 3,1 +0,1 3,33 B 40.000 20 .000 1.500 800 500 22 0 2. 000 1. 020 5 5,1 +0,1 2, 00 C 30.000 60.000 20 0 500 100 22 0 300 720 1 1 ,2 +0 ,2 20,00 Cộng 110.000 120 .000 2. 700 2. 300. sản phẩm hỏng N N + 1 N N + 1 N N + 1 A 40.000 40.000 1.000 1.000 20 0 24 0 B 40.000 20 .000 1.500 800 500 22 0 C 30.000 60.000 20 0 500 100 22 0 Yêu cầu: Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm của doanh. tế A 1.000 1.500 40.000 40.000 60.000 150,0 B 2. 000 2. 500 50.000 100.000 125 .000 125 ,0 C 3.000 2. 700 60.000 180.000 1 62. 000 90,0 CỘNG 6.000 5.900 x 320 .000 347.000 108,4 Từ bảng số liệu trên, ta

Ngày đăng: 30/04/2014, 16:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan