Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam

32 4.9K 37
Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài giảng cơ sở văn hóa việt nam rất hay

Nguyễn Văn Huy Page 1 of 32 Chương 1: VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM 1.1. Văn hóavăn hóa học 1.1.1. Văn hóa và các khái niệm liên quan a. Quan niệm về văn hoá  Ở phương Đông  Người Trung Quốc quan niệm: - Khổng Tử, nhà triết – luân lý ở thời Xuân thu (thế kỷ VI trước C.N) nói đến “văn” là cái do người làm nên, không tự nhiên mà có. - “Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc; bách niên chi kế, mạc như thụ nhân” - Tính kế làm lợi trong mười năm, không chi hơn trồng cây; tính kế làm lợi trong trăm năm không chi hơn trồng người – bồi dưỡng nhân tài. - Quẻ “Bi” trong “Chu dịch”: “Quan hề nhân vănhóa thiên hạ” - xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ. - Lưu Hướng (năm 77 – 76 B.C): “văn trị giáo hóa" – dùng “văn” để “hóa”. → Văn hoá ở đây được dùng đối lập với vũ lực (phàm dấy việc võ là không phục tùng, dùng văn hóa mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết).  Ở Việt Nam: - Theo chiết tự của tiếng Hán: Văn: đẹp; hóa: trở nên, biến cải => làm cho cái gì trở nên đẹp giá trị là văn hóa. - Theo nghĩa rộng: văn hóa là những tập quán đặc biệt, tính điển hình đối với từng nhóm người nhất định trong một phạm vi nhất định. Như vậy, theo nghĩa rộng nhất văn hóa là một hệ thống hữu các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo. - Theo nghĩa hẹp: văn hoá còn được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian + Giới hạn theo chiều sâu: văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật ). + Giới hạn theo chiều rộng: văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh ). + Giới hạn theo không gian: văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ ). + Giới hạn theo thời gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hóa Hoà Bình, văn hóa Đông Sơn ) - Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Muốn lợi ích mười năm phải trồng cây, muốn lợi ích trăm năm phải trồng người” – “Văn hóa” = giáo dục= “trồng người”. 2  Ở phương Tây  Từ văn hoá dưới vỏ ngôn ngữ - Trong tiếng Pháp, Anh: Culture Culture và Kultur đều bắt - Trong tiếng Đức: Kultur nguồn từ chữ Latin là Cultus (hoặc Cultura) mang nghĩa “trồng trọt, cư trú, luyện tập, lưu tâm”. 2 loại “trồng trọt” Cultus agri: trồng trọt ngoài đồng- thích ứng và khai thác tự nhiên Cultus animi: trồng trọt tinh thần - giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật, bồi dưỡng tâm hồn con người  Quan niệm về văn hoá trong lịch sử phương Tây: - Thế kỷ XVII – XVIII: thuật ngữ “văn hoá” nghĩa “canh tác tinh thần” bên cạnh nghĩa gốc là “quản lý, canh tác nông nghiệp”. - Thế kỷ XIX: các nhà nhân loại học phương Tây dùng cả hai khái niệm “văn hóa/văn minh” để phân loại trình độ văn hóa từ thấp đến cao. Họ cho rằng văn hóa phương Tây chiếm vị trí cao nhất. - Thế kỷ XX: nhiều học giả thống nhất quan điểm “sự khác nhau về mặt văn hoá từng dân tộc không phải theo tiêu chuẩn trí lực mà xét ở góc độ khác biệt”. Như vậy, ta thấy sự gặp gỡ giữa tư tưởng của phương Tây và phương Đông về văn hóa (là sự giáo dục con người, là cái đối lập với tự nhiên). Ở cả phương Đông và phương Tây từ “văn hoá” đều chỉ những hoạt động “vật chất” và “tinh thần” của con người trong quan hệ với tự nhiên và xã hội nhằm xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.  Các định nghĩa văn hoá Hiện nay, số lượng khái niệm văn hóa thể lên tới con số hàng nghìn, bởi thực tế “văn hóa” rất nhiều cách hiểu và mỗi nhà nghiên cứu tìm hiểu ở một khía cạnh nào đó thì sẽ đưa ra một khái niệm thiên về lĩnh vực mình nghiên cứu.  Định nghĩa văn hoá của UNESCO (1992): - Theo nghĩa rộng: “Văn hoá hôm nay thể coi là tổng thể những nét riêng biệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, lý tính, óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà chúng ta xét đoán được những giá trị và thực thi những sự lựa chọn. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”. 3 - Theo nghĩa hẹp: “Văn hoá là tổng thể những hệ thống biểu cảm (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy đặc thù (so với cộng đồng khác).  Một số học giả Mỹ: “Văn hoá là tấm gương nhiều mặt phản chiếu đời sống và nếp sống của một cộng đồng dân tộc”.  GS. Trần Quốc Vượng (trong Văn hoá học đại cương và sở văn hoá Việt Nam, Nxb KHXH, H.,1996) còn nhấn mạnh thêm: “Văn hoá bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng (đẹp hay xấu, đạo đức hay vô luân, phải hay trái, đúng hay sai…) theo cộng đồng ấy”.  GS. Đào Duy Anh viết trong Việt Nam văn hóa sử cương (Nxb Tp HCM, tái bản, HCM.,1992): “Theo giới thuyết của Félix Sartiaux thì văn hoá, về phương diện động, là cuộc tiến triển tiến bộ mà không ngừng của những tác dụng xã hội về kỹ thuật, kinh tế, tư tưởng, nghệ thuật, xã hội tổ chức, những tác dụng ấy tuy liên lạc mà vẫn riêng nhau. Về phương diện tĩnh thì văn hoá là trạng thái tiến bộ của những tác dụng ấy ở một thời gian nhất định và tất cả các tính chất mà những tác dụng ấy bày ra ở các xã hội loài người”. Đây cũng là cách nhìn tương tự của các nhà nghiên cứu văn hoá nổi tiếng Việt Nam khác như Nguyễn Văn Huyên (Văn minh của người Việt Nam), Phan Kế Bính (Việt Nam phong tục).  Nhà nghiên cứu văn hoá Phan Ngọc (Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận, Nxb Văn hoá – Thông tin, H.,1994, tr.105): “Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người (một cá nhân) so với một tộc người (một cá nhân) khác. Nét khu biệt các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hoá khác nhau là độ khúc xạ. Tất cả mọi cái mà một tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều một độ khúc xạ riêng mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác”  Viện sĩ Trần ngọc Thêm (Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, H.,1999): “Văn hoá là một hệ thống hữu các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. → Định nghĩa này dụng ý chỉ ra 4 đặc trưng quan trọng nhất của văn hoá – đó là tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh.  Đề cương văn hoá – 1943 của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Văn hoá bao gồm cả tư tưởng, học thuật (tức là khoa học và kỹ thuật), nghệ thuật”. Văn hoá cũng được coi là một trong 3 mặt trận của Cách mạng Việt Nam (mặt trận kinh tế, mặt trận chính trị, mặt trận văn hoá). Tóm lại Văn hoá là một hệ thống tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người nhất định sáng tạo ra, là cách thức con người sáng tạo và sử dụng các giá trị ấy trong quá trình hoạt động thực tiến – tức là trong quá trình nhận thức và tương tác của mình với tự nhiên, với xã hội cũng như quá trình tự nhận thức, tự hoàn thiện bản thân – để chủ động nhân đạo hóa ngày càng cao cuộc sống của mình. 4 b. Khái niệm văn minh  Xét trong vỏ từ vựng - Từ văn minh trong tiếng Pháp là Civilisation, trong tiếng Anh là Civilization: đều nghĩa là hoạt động khai hóa, làm cho thoát khỏi trạng thái nguyên thủy. Chúng chung nguồn gốc Latin là civitas với nghĩa gốc là đô thị, thành phố và các nghĩa phái sinh là thị dân, công dân. - Hán – Việt: văn là vẻ đẹp tia sáng của đạo đức biểu hiện ở: minh là sáng chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật.  Các quan niệm về văn minh  Trong tiếng Đức từ “văn minh” để chỉ các xã hội đã đạt được tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết.  W. Đuran sử dụng khái niệm văn minh để chỉ sự sáng tạo văn hoá, nhờ một trật tự xã hội gây ra và kích thích. Văn minh được dùng theo nghĩa tổ chức xã hội, tổ chức quản lý và hoạt động văn hoá.  Theo F.Ăngghen, văn minh là chính trị khoanh văn hoá lại và sợi dây liên kết văn minh là Nhà nước.  Các học giả Anh, Pháp thường sử dụng lẫn lộn hai khái niệm “văn hoá” và “văn minh” để chỉ toàn bộ sự sáng tạo và các tập quán tinh thần – vật chất riêng cho mọi tập đoàn người.  Theo GS. Trần Quốc Vượng: văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hoá về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả nhân loại.  Như vậy, các cách hiểu về văn minh những vấn đề bản sau: + Văn minh là sự sáng tạo của văn hoá. + Văn minh là một trình độ phát triển nhất định của văn hoá. + Văn minh chỉ một trình độ kỹ thuật. + Văn minh đặc trưng cho 1 không gian văn hoá tương đối rộng lớn. + Văn minh phải đặc trưng cho một thời gian văn hoá tương đối dài. → Tất cả các vấn đề này được thể hiện trong 4 yếu tố bản: đô thị, chữ viết, nhà nước, trình độ kỹ thuật. Văn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời điểm xét đến để tạo nên, duy trì, vận hành và tiến hóa xã hội loài người. Các yếu tố của văn minh thể hiểu gọn lại là di sản tích lũy tri thức, tinh thần và vật chất của con người kể từ khi loài người hình thành cho đến thời điểm xét đến. → Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá. Đối nghịch với văn minh là man rợ, hoang dã, lạc hậu. 5 c. Khái niệm văn hiến, văn vật  Văn hiến: Ở phương Đông, từ xa xưa đã phổ biến khái niệm “văn hiến” (ở phương Tây không khái niệm “văn hiến, văn vật” nên không thể dịch chính xác 2 thuật ngữ này ra ngôn ngữ phương Tây).  Ở Trung Quốc: Khổng Tử nói trong Luận ngữ “Lễ của đời Hạ, ta thể nói được, nhưng nước Kỉ (nước còn bảo tồn lễ của đời Hạ) không đủ chứng minh; lễ của đời Ân, ta thể nói được, nhưng nước Tống (nước còn bảo tồn lễ của đời Ân) không đủ chứng minh. Đó là vì văn hiến không đủ, nếu đủ thì ta thể chứng minh” → Như vậy, văn hiến là một thuật ngữ chỉ chung sử sách và các chế độ chính sách. sử sách tức là đã bước vào thời kỳ văn minh.  Ở Việt Nam: - Từ thời Lý (1010), người Việt đã tự hào nước mình là một “văn hiến chi bang”. - Đến đời Lê (thế kỷ XV), Nguyễn Trãi viết trong “Bình Ngô đại cáo”: “Duy ngã Đại Việt chi quốc Thực vi văn hiến chi bang … Sơn xuyên chi cương vực ký thù Nam Bắc chi phong tục diệc dị”. → Văn hiến ở đây là một khái niệm rộng chỉ một nền văn hóa cao - gần với nghĩa “trình độ phát triển văn hoá” của từ văn minh – trong đó nếp sống tinh thần, đạo đức được chú trọng. - GS. Đinh Gia Khánh (Văn học Việt Nam thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII, t.I, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H.,1978, tr.374) đã phân tích: “văn” trong văn hiến là văn minh, còn “hiến” là nhân tài. Và ông cũng cho rằng “khái niệm văn hiến của người xưa tương đương với khái niệm văn minh, văn hoá ngày nay, điều lại nhấn mạnh vào vai trò của những nhân tài làm động lực bản cho sự phát triển của văn minh, văn hoá”. - Trong từ điển tiếng Việt: văn hiến là truyền thống văn hóa lâu đời. - GS. Đào Duy Anh giải thích: “văn hiến là sách vở, là nhân vật tốt trong một đời”. Nói một cách khác, “văn” là văn hóa, “hiến” là hiền tài. Như vậy, văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những người tài đức chuyển tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt. - GS. Vũ Dương Ninh (trong Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, H., 1998) cho rằng: dưới thời phong kiến ở phương Đông trước đây, khi chưa chữ “văn minh” với nghĩa như ngày nay thì chữ “văn hiến” thực chất là văn minh. - GS. Cao Xuân Huy trong sách Tư tưởng phương Đông – gợi những điểm nhấn tham chiếu, Nxb Văn học, H., 1995 đã nhiều lần dùng thuật ngữ “văn hiến” để chỉ thư tịch.  Văn vật - GS. Đào Duy Anh: văn vật là những sản vật của văn hoá như lễ nhạc, chế độ. “Vật” ở đây là từ chỉ “những cái trong khoảng trời đất”, chỉ “sự”, và “sự” là “việc người ta làm, hoặc các nghề nghiệp”. 6 - TS. Trần Ngọc Thêm: văn vật là truyền thống văn hoá tốt đẹp biểu hiện ở nhiều di tích lịch sử và nhiều nhân tài trong lịch sử. - GS. Trần Quốc Vượng cho rằng: “vật” trong văn vật là “vật chất”.  Như vậy, văn vật là khái niệm hẹp để chỉ những công trình, hiện vật giá trị nghệ thuật và lịch sử, khái niệm này cũng thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử. d. Bảng so sánh các khái niệm “văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật” Khái niệm Văn hoá Văn hiến Văn vật Văn minh Tính giá trị Bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Thiên về giá trị tinh thần (truyền thống văn hóa lâu đời). Thiên về giá trị vật chất (nhân tài, di tích, hiện vật). Thiên về giá trị vật chất – kỹ thuật. Tính chủ thể Đều do con người sáng tạo ra Tính lịch sử bề dày lịch sử (từ khi loài người ra đời cho đến nay) Là một lát cắt đồng đại tại một khoảng thời gian nhất định (trong giai đoạn phát triển cao của xã hội). Phạm vi ảnh hưởng Mang tính dân tộc Mang tính siêu dân tộc (khu vực, quốc tế). Nguồn gốc Gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp. Gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị. 1.1.2. Bản chất của văn hoá - Theo Federico Mayor – Tổng giám đốc UNESCO – thì bản chất của văn hoá “Là sự thể hiện và phản ánh một cách tổng quát và sôi động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng người) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diên xra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”. - Trong tư tưởng Hồ Chí Minh: + Văn hoá là một bộ phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội của dân tộc và các quan hệ kinh tế, cấu kinh tế là nền tảng để phát triển văn hóa. “Văn hoá là một kiến trúc thượng tầng, những sở hạ tầng của xã hội kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết được”. + Văn hoá là lĩnh vực của các giá trị nhân văn, là sản phẩm của trình độ phát triển của con người. “Vì sự nghiệp trăm năm phải trồng người”. 7 + Văn hoá do con người sáng tạo ra nhưng nó không mất đi cùng với các thế hệ người tạo ra nó mà trái lại còn tạo lập được một phương thức nhằm gìn giữ các khả năng sáng tạo, các trình độ chuẩn mực văn hoá của quan hệ xã hội. + Văn hóa mang tính dân tộc, các giá trị văn hoá của mọi dân tộc đều bình đẳng với nhau. + Bản chất văn hoá gắn liền với lao động sản xuất, với khả năng sáng tạo của nhân dân, với các chế độ kinh tế - chính trị - xã hội, với truyền thống mỗi dân tộc, với trình độ phát triển của con người → Văn hoá là nội lực của mọi sự phát triển, đặc biệt, văn hoá luôn hướng tới sự phát triển xã hội. - Theo GS.TS Lê Ngọc Trà (trong Thách thức của sáng tạo – Thách thức của văn hoá, Nxb Thanh niên, tr.257): “Bản chất của văn hoá là trình độ. Văn hoá càng phát triển, trình độ càng cao”. - Theo David Hicks: Văn hoá mang bản chất của cá tính và chủng tộc – theo trường phái văn hóa và cá tính trong những năm 1950 – 1960 tại châu Âu. * Bản chất xã hội của văn hóa: Văn hóa không tự nhiên mà do con người sáng tạo và tích lũy. nó phản ánh phương thức tồn tại của con người và xã hội. Văn hóa hình thành trong đời sống hiện thực, tồn tại trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và quan hệ xã hội của con người. Như vậy, văn hóa là tổng hòa các giá trị mà con người và xã hội đã tạo ra qua quá trình lịch sử. Mỗi mô thức văn hóa đều là sản phẩm của tập thể/ của cộng đồng/xã hội được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác được giữ gìn phát triển thành truyền thống và di sản. Văn hóa chính là công cụ phản ánh rõ nét đời sống xã hội của nhân loại trong từng thời kỳ lịch sử. * Bản chất nhân văn của văn hoá: Văn hóa hướng con người tới những hệ giá trị cao đẹp, cốt lõi trong xã hội: chân – thiện – mỹ. thể coi đây là ba trụ cột cốt lõi trong sự phát triển văn hóa của nhân loại. Khi cái chân, cái thiện, cái mỹ bị xuống dốc, bị coi nhẹ hay lãng quên thì văn hóa cũng đang trên bờ vực của sự xuống dốc suy đồi. Văn hóa hướng tới những giá trị cao đẹp nhằm hoàn thiện con người, khiến cho con người trở nên nhân bản hơn, xã hội nhân văn hơn. 1.1.3. Chức năng của văn hoá  Chức năng giáo dục: đây là chức năng bao trùm nhất của văn hoá, nó góp phần bồi dưỡng con người, hướng lý tưởng, đạo đức và hành vi của con người vào “điều hay lẽ phải, điều khôn lẽ thiệt” theo những khuôn mẫu, chuẩn mực mà xã hội quy định.  Nguồn gốc phát sinh: - Văn hoá tính lịch sử, nó bao giờ cũng được hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ; được duy trì bằng truyền thống văn hoá, tức là chế tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm trong cộng đồng qua không gian và thời gian; được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận… 8 - Tính lịch sử buộc văn hoá thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố các giá trị.  Phương tiện thực hiện: là hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới, bao gồm: - Những giá trị đã ổn định: truyền thống - Những giá trị đang hình thành  Hệ quả: - Văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách. - Đảm bảo tính kế tục của lịch sử - Tạo cho lịch sử nhân loại và lịch sử mỗi dân tộc một sự phát triển liên tục.  Chức năng nhận thức: tồn tại trong mọi hoạt động văn hoá. Nói cách khác, chức năng nhận thức là chức năng đầu tiên của mọi hoạt động văn hoá, thiếu nó không thể nói tới chức năng nào khác.  Nguồn gốc phát sinh: + Văn hoá hình thành và phát triển trong quá trình tương tác giữa con người với thiên nhiên, với xã hội và với chính mình. Sự phát triển văn hoá gắn chặt với sự phát triển nhận thức. Không nhận thức thì không văn hoá, không phát triển.  Phương tiện thực hiện là khả năng “nhận thức” của văn hoá.  Hệ quả: chức năng nhận thức của văn hóa lại trở thành phương tiện, công cụ, con đường để văn hóa thực hiện các chức năng các chức năng khác của mình.  Chức năng giao tiếp - Văn hoá là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người do vậy nó cũng là một hiện tượng xã hội  Nguồn gốc phát sinh: Do mang tính nhân sinh (con người sáng tạo ra văn hóa), văn hoá trở thành sợi dây nối liền con người với con người và tác dụng liên kết họ với nhau.  Phương tiện thực hiện: bao gồm các thành tố của văn hóa như ngôn ngữ, phong tục, tập quán…  Hệ quả: + Đảm bảo tính liên hệ giữa người với người, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác. + Quy định những chuẩn mực và nội dung giao tiếp giữa các đối tượng giao tiếp khác nhau.  Chức năng tổ chức và điều chỉnh xã hội  Nguồn gốc phát sinh: 9 - Văn hoá mặt ở khắp mọi nơi của xã hội loại người, hiện diện ở tất cả mọi lĩnh vực đời sống, trong suy nghĩ và hành động, trong tâm lý – tâm thức – tâm linh của mỗi người. Bởi vậy, văn hoá khả năng to lớn, mạnh mẽ và lâu bền trong tổ chức và điều chỉnh xã hội. - Tính hệ thống của văn hóa giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hoá cũng như các đặc trưng, quy luật hình thành – phát triển của nó. - Tính giá trị của văn hóa giúp hình thành thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Hệ thống các giá trị văn hoá là “khả biến”, luôn phù hợp với thực tế giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường. Và như vậy, văn hoá trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển của xã hội.  Phương tiện thực hiện: các giá trị trong văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, hệ thống chuẩn mực đạo đức (tùy theo từng thời đại), truyền thống văn hóa, cái Chân – cái Thiện – cái Mỹ trong văn hóa…  Hệ quả: Xuất hiện chức năng phái sinh của văn hoá là “định hướng”. - Định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội. - Văn hoá định hướng cho suy nghĩ và hành động của mỗi người, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, của cả nhân loại.  Chức năng thẩm mỹ  Nguồn gốc phát sinh: cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn nhu cầu hưởng thụ, hướng tới cái Đẹp. Con người nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái Đẹp cho nên văn hoá – nghệ thuật phải chức năng này.  Phương tiện thực hiện: khả năng “dùng văn để hóa”, “biến đổi – hóa cải” cho sự vật – hiện tượng – con người trở nên đẹp hơn, nhân văn hơn.  Hệ quả: cuộc sống của con người ngày càng thoải mái hơn, đẹp hơn.  Chức năng giải trí  Nguồn gốc phát sinh: nhu cầu giải tỏa tinh thần, thoải mái tâm lý, thư giãn bắp của con người… Đây là chức năng xuất phát từ mục tiêu hoàn thiện con người.  Phương tiện thực hiện: các sáng tạo trong lĩnh vực văn học – nghệ thuật, công nghệ giải trí, làm đẹp, các hoạt động – sự kiện văn hóa truyền thống và đương đại  Hệ quả: đời sống văn hóa, đời sống tinh thần, đời sống vật chất của con người ngày càng được chú trọng và nâng cao. 1.1.4. Cấu trúc văn hoá  Theo cách nhìn truyền thống, văn hóa cấu trúc hai phần rất đơn giản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Đây là cấu trúc mang tính sở, đơn giản, không thể cho thấy hết được sự phong phú và phức tạp của hệ thống văn hóa. 10 Bảng đối chiếu cách phân chia cấu trúc văn hóa của một số nhà nghiên cứu Học giả Quan niệm về cấu trúc của văn hoá L. White Công nghệ + Xã hội + Tư tưởng Đào Duy Anh Sinh hoạt kinh tế + Sinh hoạt xã hội + Sinh hoạt tri thức Nhóm Văn Tân Văn hoá vật chất + Văn hoá xã hội + Văn hoá tinh thần M.S. Kagan Văn hoá vật chất + Văn hoá tinh thần + Văn hoá nghệ thuật Ngô Đức Thịnh Văn hoá sản xuất + Văn hoá xã hội + Văn hoá tư tưởng + Văn hoá nghệ thuật Nguyễn Tấn Đắc Hoạt động sinh tồn + Hoạt động xã hội + Hoạt động tinh thần + Hoạt động nghệ thuật Trần Ngọc Thêm Văn hoá nhận thức + Văn hoá tổ chức cộng đồng + Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên + Văn hoá ứng cử với môi trường xã hội Lê Chí Dũng Văn hóa vật chất + Văn hoá tinh thần + Văn hoá tổ chức quản lý + Văn hoá giao tiếp + Văn hoá tái sản xuất sinh học – xã hội Trần Quốc Vượng Văn hoá sản xuất + Văn hoá vũ trang + Văn hoá sinh hoạt  Theo lý thuyết hệ thống: - Mọi hệ thống phải bao gồm các yếu tố và các quan hệ giữa chúng, mạng lưới các mối quan hệ đó tạo thành cấu trúc. Không hệ thống nào lại không tồn tại dưới dạng một cấu trúc, cấu trúc đó được coi như một thuộc tính của hệ thống. - Mỗi yếu tố của hệ thống đều thể là một hoặc vài tiểu hệ thống - Mọi hệ thống đều quan hệ mật thiết với nhau và với môi trường xung quanh.  Với cách tiếp cận hệ thống như vậy, văn hoá thể được coi là hệ thống với 4 tiểu hệ bản sau đây: [...]...VĂN HÓA VĂN HÓA NHẬN THỨC NHẬN THỨC VỀ VŨ TRỤ NHẬN THỨC VỀ CON NGƯỜI VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VĂN HÓA TẬN DỤNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN: - Tác động tích cực VĂN HÓA ỨNG PHÓ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN - Tác động tiêu cực VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI VĂN HÓA TẬN DỤNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI: - Tác động tích cực VĂN HÓA ỨNG PHÓ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI: - Tác động tiêu cực VĂN HÓA TỔ CHỨC... Mongoloid phương Nam + Chủng Nam Á được chia tách thành nhiều chủng tộc mà thư tịch cổ của Trung HoaViệt Nam gọi là khối cư dân Bách Việt: Điền Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt, Lạc Việt + Cộng đồng Bách Việt sống trên một khu vực rộng lớn từ nam sông Dương Tử đến Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay và hợp thành những khối cư dân mà ban đầu mỗi khối nói một ngôn ngữ riêng: Môn – Khơ me, Việt – Mường,... mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ đến văn hóa Chăm pa Chăm pa (thế kỷ II - XV ở miền Trung Việt Nam) – một bộ phận của văn hoá Việt Nam Luôn được coi là một quốc gia “Ấn hóa song trong quá trình tiếp thu văn hoá Ấn Độ, người Chămpa đã kết hợp hài hòa giữa yếu tố văn hoá địa phương (nội sinh) và văn hoá bên ngoài (ngoại sinh) trên sở môi trường tự nhiên và tâm lý dân tộc để sáng tạo ra nền văn hoá của mình... nét văn hoá ngoại lai cho phù hợp với “đồng đất, thủy thổ Việt Nam để hình thành nên những yếu tố văn hoá ngoại sinh trong tổng hòa nền văn hoá Việt 22 Nét hằng xuyên của văn hoá Việt Nam là sự “không chối từ” việc tiếp thu, tiêu hóa và làm chủ những ảnh hưởng văn hoá của nước ngoài và Trung Quốc cũng không là ngoại lệ Trên sở một vốn liếng văn hoá bản địa vững chắc, sự hấp thu các yếu tố văn hoá... thông thủy bộ: từ Bắc xuống Nam; từ lục địa ra biển và từ biển vào đất liền Đây cũng là bến cảng ngã ba đường Thái Bình Dương - Ấn Độ  Xét trong phạm vi hẹp - Không gian văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Bách Việt (từ phía nam sông Dương Tử tới vùng bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay) - Hiện nay, không gian văn hoá Việt Nam nằm trọn vẹn trong lãnh thổ Việt Nam với 54 dân tộc anh em thuộc... sông Mê Kông ở phía Nam) - Đây là khu vực được tạo nên bởi hai con sông lớn cùng bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng là Dương Tử Giang và Mê Kông  Xét từ trong cội nguồn:  Không gian văn hoá Việt Nam được định hình trên nền của không gian văn hoá khu vực Đông Nam Á (bao gồm cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo)  Sau đó, văn hoá Việt Nam từ tầng Đông Nam Á gia nhập vào vùng văn hoá Đông Á (Trung... Chủ thể và thời gian văn hoá a Chủ thể văn hoá Việt Nam Chủ nhân của văn hoá Việt Nam ngày nay là dân tộc Kinh /Việt và 53 dân tộc anh em khác sống trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó Việt tộc đóng vai trò chủ thể  Nguồn gốc dân tộc:  Thời khởi: các tộc người Việt Nam ra đời trong phạm vi của trung tâm hình thành loài người phía Đông, trong khu vực hình thành của đại chủng phương Nam – Australoid ... Trọng văn Trọng võ Trọng phụ nữ Trọng nam Tổ chức cộng đồng Cách thức tổ Linh hoạt Nguyên tắc Hiếu hòa Hiếu thắng Dân chủ Quân chủ Ứng xử với môi Trong tiếp nhận Dung hợp Chiếm đoạt và độc tôn trường xã hội Mềm dẻo Cứng rắn chức đời sống Trong đối phó 1.2 Định vị văn hoá Việt Nam Việt Nam ở góc tận cùng phía đông nam của phương Đông, thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp điển hình 1.2.1 Văn hóa Việt Nam. .. chất Đông Nam Á, đậm dần tính chất Đông Á  Các vùng văn hóaViệt Nam - Hiện nay, ở Việt Nam 3 phương án phân vùng văn hoá:  Theo PGS.TS Ngô Đức Thịnh: 7 vùng văn hoá ▪ Đồng bằng Bắc Bộ ▪ Việt Bắc ▪ Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ ▪ Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ ▪ Duyên hải Trung và Nam Trung Bộ ▪ Trường Sơn – Tây Nguyên ▪ Gia Định – Nam Bộ  Theo GS Đinh Gia Khánh: 9 vùng văn hoá ▪... HỘI: - Tác động tiêu cực VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG TẬP THỂ: - Quốc gia - Đô thị - Nông thôn VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN 11 1.1.5 Các loại hình văn hóa a Vấn đề loại hình văn hoá Những nền văn hoá mang một số đặc điểm và phong cách bản tương đồng được các nhà văn hoá học xếp vào một loại hình văn hoá Giống như ngôn ngữ, văn hóa sự đa dạng rất lớn về loại hình Hiện nay, . Nguyễn Văn Huy Page 1 of 32 Chương 1: VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM 1. 1. Văn hóa và văn hóa học 1. 1 .1. Văn hóa và các khái niệm có liên quan a. Quan. Như vậy, theo nghĩa rộng nhất văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo. - Theo nghĩa hẹp: văn hoá còn được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều. chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian + Giới hạn theo chiều sâu: văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật ). + Giới hạn theo chiều

Ngày đăng: 29/04/2014, 22:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan