Hoa lư tứ trấn " dành cho những người yêu du lịch Ninh Bình "

9 1.1K 2
Hoa lư tứ trấn " dành cho những người yêu du lịch Ninh Bình "

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hoa tứ trấn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Các đền thờ trong không gian Hoa tứ trấn Hoa tứ trấn là khái niệm xuất hiện trong tín ngưỡng dân gian Ninh Bình để chỉ về bốn vị thần trấn giữ các hướng đông tây nam bắc của cố đô Hoa Lư, theo cuốn địa chí Ninh Bình [1] do Ban Tuyên giáo Ninh Bình và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phát hành thì bốn vị thần, thánh đó là: Thần Thiên Tôn, Thần Cao Sơn, Thần Quý Minh và Đức Thánh Nguyễn. Các vị thần này được cho rằng có công với cố đô Hoa nên được thờ ở rất nhiều ngôi đền xung quanh quần thể di tích Cố đô, có vai trò bổ sung tạo nên một không gian văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần [2] và được gọi là không gian văn hóa Hoa tứ trấn. Mục lục • 1 Tổng quan • 2 Các vị thần o 2.1 Trấn đông: Thần Thiên Tôn o 2.2 Trấn tây: Thần Cao Sơn o 2.3 Trấn nam: Thần Quý Minh o 2.4 Trấn bắc: Đức Thánh Nguyễn Tổng quan Kinh đô Hoa xưa có 3 vòng thành: thành ngoài, thành trong và thành nam với diện tích mỗi thành khoảng 1,4km2. Riêng thành nam (còn gọi là Tràng An) có thêm phần núi non hiểm hóc bao bọc. Đinh Tiên Hoàng Đế là người sùng đạo phật, từ bé đã được mẹ cho vào sống ở đền thờ thần Cao Sơn trong động. Sau này Vua cho xây dựng ở trong kinh đô Hoa rất nhiều chùa tháp. Bên cạnh đó ở Hoa cũng xuất hiện rất nhiều các ngôi đền để thờ các vị thần, thánh theo tín ngưỡng dân gian. Thăng Long tứ trấn chỉ 4 ngôi đền còn Hoa tứ trấn chỉ 4 vị thần trấn trạch 4 hướng của kinh thành. Ở Thăng Long có sự tập trung vào 4 đỉnh còn không gian văn hóa Hoa thì trải đều trong không gian bao bọc kinh đô với nhiều ngôi đền cùng thờ một vị thần trấn trạch. Các nhà nghiên cứu thống kê được 7 nơi thờ thần Thiên Tôn và rất nhiều nơi thờ các vị thần Quý Minh, thờ thần Cao Sơn và thờ Đức Thánh Nguyễn ở cố đô Hoa Lư. Hoa tứ trấn cũng có những nét tương đồng với Thăng Long tứ trấn. Đó chính là ở các đối tượng được thờ ở những vùng văn hóa này. Cả 2 nơi đều thờ 3 thần + 1 thánh. Thần là tượng trưng cho sức mạnh thiên nhiên, thánh là nhân vật lịch sử có thật với công lao phi thường được nhân dân phong thánh. Cả 2 nơi đều thờ thần Cao Sơn có nguồn gốc phát tích ở Phụng Hóa (Nho Quan – Ninh Bình). Thần Thiên Tôn và Thần Trấn Vũ là những thiên thần xuất xứ xa xưa từ phương Bắc đến, thần Bạch Mã và thần Quý Minh là những vị thổ thần. Nếu quay vòng hệ thống Hoa tứ trấn một góc 90 ngược chiều kim đồng hồ thì sẽ nhận được sự trùng lặp hình thức tín ngưỡng trên. Các vị thần Trấn đông: Thần Thiên Tôn Tượng thần Thiên Tôn trấn đông Hoa Thần Thiên Tôn là vị thần trong truyền thuyết ở kinh đô Hoa thế kỷ X Tương truyền, trước khi đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã mang lễ vật vào tế lễ trong động để mong được thần giúp đỡ đánh tan các sứ quân khác. Sau khi lên ngôi vua, Đinh Tiên Hoàng Đế đóng đô ở Hoa Lư, ông đã cho xây cất nhà Tiền Tế và Kính Thiên Đài là nơi tiếp đón các sứ thần nước ngoài trước khi vào kinh đô. Theo thần tích đình làng Bích Đào, làng Đại Phong, Ninh Bình, thì đây là vị thiên thần, nguyên là hoàng tử, do hoàng hậu nằm mộng thấy nuốt mặt trời, có thai rồi sinh ra ngài vào ngày mồng 3 tháng 3 năm Khai hoàng thứ 25 (năm 625), gọi là Huyền Nguyên. Lớn lên hoàng tử dũng mãnh hơn người, đi khắp thiên hạ, vào núi Dũng Dương (Hoa Lư) tu luyện 42 năm, khi đắc đạo có thể bay lượn, biến hóa, tận trừ tà ma quỷ quái. Ngọc hoàng ban cho thanh kiếm Tam thai thất tinh và phong làm Bắc phương Trấn Vũ đại tướng quân. Sau phóng gươm ở dưới núi Cánh Diều (Ninh Bình) mà hóa. Năm 938, Cao Đô Đường Thái sư xây đền ở cửa động Thiên Tôn, tạc tượng tay chống bảo kiếm, chân đạp lên rùa rắn và ban sắc phong là Trấn Vũ An Quốc đại vương Đinh Tiên Hoàng khởi nghĩa ở động Hoa được hai tướng Rùa, Rắn của thần giúp sức nên được sắc phong là An Quốc hoàng đế. Ở phía đông cố đô Hoa có 7 nơi thờ thần là Bích Đào, Đại Phong, Yên Cư của huyện Yên Khánh, Lực Giá và Phú Gia của huyện Gia Viễn đều thuộc Ninh Bình. [3] Như vậy, thần Thiên Tôn, thần Quý Minh cùng với thần Cao Sơn là những vị thần có nguồn gốc phát tích ở vùng văn hóa Hoa Lư. Đều là những vị thần đại diện cho các sức mạnh siêu nhiên của trời, đất và núi được thờ ở các cửa ngõ để bảo vệ kinh đô theo quan niệm của người xưa. Toàn cảnh khu vực động - chùa Thiên Tôn là những kiến trúc cổ kính lẫn trong vườn rộng và nhiều cây ăn quả, cây đại thụ. Động Thiên Tôn gồm có hai hang: Hang Ngoài và hang Trong. Ngay cửa hang Trong có một Long Đĩnh làm toàn bằng đá xung quanh đều chạm khắc nổi rồng mây. Trong toà Long Đĩnh chỉ đặt một tượng Thiên Tôn bằng đồng, đứng trên lưng rùa. Tượng được trang trí nhiều mầu sắc rực rỡ. Hai tay thần để trước ngực, nắm trắc đốc kiếm thần, chống mũi kiếm xuống lưng rùa. Vì thế động được gọi là động Thiên Tôn. Động Thiên Tôn là di tích lịch sử văn hóa thuộc khu di tích cố đô Hoa Lư. Động nằm ở thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình, Việt Nam. Trấn tây: Thần Cao Sơn Đền thờ thần Cao Sơn ở chùa Bái Đính Theo như thần phả các đền thờ Cao Sơn ở vùng núi đá phía tây Ninh Bình như: đền Núi Hầu (Yên Thắng - Yên Mô), đền Quèn Thờ (Đông Sơn - Tam Điệp), đền Sơn Thần (Gia Thủy - Nho Quan) và đền Cao Sơn (khu núi chùa Bái Đính) thì Cao Sơn đại vương là Lạc tướng Vũ Lâm (tức vùng núi phía tây Ninh Bình ngày nay), con thứ 17 vua Lạc Long Quân, khi vâng mệnh vua anh (Hùng Vương thứ nhất) đi tuần từ vùng Nam Lĩnh đến vùng Thiên Dưỡng, đã tìm ra một loài cây thân có bột dùng làm bánh thay bột gạo, lấy tên mình đặt tên cho cây là Quang lang (dân địa phương vẫn gọi là cây quang lang hay cây búng báng). Thần đã dạy bảo và giúp đỡ người dân làm ăn sinh sống đồng thời bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại vì vậy đã được nhân dân lập đền thờ [4] . Thần Cao Sơn thờ ở đình Kim Liên - Hà Nội cũng là vị thần trấn Nam Thăng Long tứ trấn, lại là Lạc tướng Vũ Lâm, một trong 50 người con của Lạc Long Quân - Âu Cơ. Thần tích đền này cho biết đền thờ chính của thần Cao Sơn ở huyện Phụng Hóa, nay là Nho Quan, Ninh Bình. [5] Vị thần này có công phù trợ quân Lê Tương Dực diệt được Uy Mục, sau được dân làng Kim Liên rước về thờ và được phong là Cao Sơn đại vương trấn phía Nam kinh thành. Trong tín ngưỡng dân gian có ít nhất bốn vị thần Cao Sơn khác nhau. Tuy nhiên, trong số đó, vị thần Cao Sơn ở Trung Quốc có tên trùng với thần Cao Sơn em Tản Viên, có ông bố Cao Khánh ngụ ở Trường Yên, Hoa tức gần Phụng Hóa, Nho Quan, nơi cũng có đền thờ Cao Sơn. Trấn nam: Thần Quý Minh Đền thờ thần Quý Minh ở thành Tràng An Thần Quý Minh hay thánh Quý Minh đại vương là tên gọi của một vị thần trong truyền thuyết Việt Nam. Theo tín ngưỡng Việt Nam, Sơn Tinh, Thần Cao Sơn và thần Quý Minh thường là những hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ, tức em của Hùng Vương. [6] Tuy nhiên, khác với hai vị thần núi kia được thờ ở những vùng núi cao, thần Quý Minh thường được coi là vị thổ thần, thủy thần và thờ phụng ở những vùng trũng hoặc đồng bằng. Cũng giống như các truyền thuyết về thần Cao Sơn, thần tích nguồn gốc thần Quý Minh ở các đền thờ có nhiều dị bản. Theo truyền thuyết dân gian xứ Sơn Nam, Đức Thánh Quý Minh Đại Vương là một vị thủy thần, là người có công trấn giữ vùng chiêm trũng ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước thời vua Hùng Duệ Vương (tức vua Hùng thứ 18). Người là một “thượng đẳng thần”, được các nhà vua qua nhiều triều đại ban sắc phong, được nhân dân khắp xứ này thờ phụng. Đền chính được Vua Đinh Tiên Hoàng cho xây dựng tại thành Tràng An ở cố đô Hoa Lư, sau vua Trần Thái Tông cho xây dựng lại với quy mô như ngày nay. [7] Xung quanh khu vực này còn nhiều đền thờ Quý Minh Đại Vương như: đền Dưỡng Khê, đền Quý Minh Đại Vương, đền Đô ở xã Ninh Nhất, đền Hiềm phường Phúc Thành thành phố Ninh Bình [8] Xa hơn là các di tích ở làng Thiện Trạo, xã Ninh Sơn và làng Phúc Trì, phường Nam Thành (thành phố Ninh Bình), đền Miếu Sơn (Ninh Vân, Hoa Lư), đình Sinh Dược, đình Bình Khang (Liên Sơn, Gia Viễn). Trên thực tế Cao Sơn, Quý Minh được các thần tích ghi chép lại và được truyền thuyết hoá rất nhiều nơi với những dạng thức khác nhau như được ghi chép dưới dạng thần tích theo kết cấu hoàn chỉnh: sự ra đời, chiến công và hoá thân, cũng có khi họ hiện lên dưới báo mộng, phù trợ giúp các tướng lĩnh đời sau đánh giặc ngoại xâm. Tại vùng văn hóa Hoa Lư, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều di tích thờ các vị trung thần nhà Đinh như Đinh Điền, Nguyễn Bặc lại có nội dung đồng nhất với tín ngưỡng thờ thần Quý Minh. Có thể dưới triều Lê Hoàn các di tích này phải biến tướng để tránh sự xét hỏi của triều đình. Trấn bắc: Đức Thánh Nguyễn Tượng Đức Thánh Nguyễn ở chùa Bái Đính Khác với các vị thần trên là thành hoàng trấn giữ 3 vòng thành, Đức Thánh Nguyễn lại là danh nhân sinh ra trên quê hương Vua Đinh Tiên Hoàng và có công gây dựng, tu tạo nhiều di tích trong cố đô Hoa nên ông được coi là vị thánh trấn bắc Hoa tứ trấn. Tên gọi thông dụng nhất của ông là Lý Quốc Sư, ở quê hương ông được gọi là đức Thánh Nguyễn. Lý Quốc Sư là tên gọi chức danh pháp lý cao nhất của thiền sư, pháp sư Nguyễn Minh Không. Tên gọi này để chỉ ông là một cao tăng có chức vị đứng đầu của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Vì có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân mà ông cùng với Trần Hưng Đạo sau này là những nhân vật lịch sử có thật được người Việt tôn sùng là đức thánh Nguyễn, đức thánh Trần. Trong dân gian, Nguyễn Minh Không còn được coi là một vị thánh trong tứ bất tử ở Việt Nam và ông tổ nghề đúc đồng. Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không tên thật là Nguyễn Chí Thành sinh tại xã Đàm Xá, phủ Tràng An (xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình). Khi tu hành đắc đạo, ông trở về quê nhà dựng nhiều chùa như chùa Viên Quang, chùa Địch Lộng, chùa Am Tiên, chùa Bái Đính để tu hành, lấy vị hiệu là Minh Không. Là một nhà sư tài danh lẫy lừng, Ông đã được coi là thần y khi chữa bệnh "hóa hổ" cho vua Lý Thần Tông và được phong làm Quốc sư, được nhà vua cấp cho nhà ở, được miễn thuế má. Khi ông mất rồi, rất nhiều đền chùa được dựng lên để thờ phụng. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “Quốc sư Minh Không rất linh ứng. Phàm khi có tai ương hạn lụt, cầu đảo đều nghiệm cả.” Nguyễn Minh Không được các làng nghề đúc đồng suy tôn là ông tổ của nghề đúc đồng. Ông chính là người góp phần tạo nên “Tứ đại khí” nổi tiếng ở nước Việt thời nhà Lý là Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, tượng phật Quỳnh Lâm và Vạc Phổ Minh. Những địa phương có nghề đúc đồng lâu đời như các làng nghề Yên Xá, Tống Xá ở Ý Yên, lễ hội chợ Viềng (Nam Định); phố Lò Đúc (Hà Nội), phố Ngũ Xã Ba Đình, Hà Nội; Đình làng Chè, làng Rỵ (Thiệu Hoá, Thanh Hóa) đều thờ ông là ông tổ đúc đồng. Là một thiền sư giỏi về Phật pháp, giỏi cả pháp thuật, có công chữa bệnh cho vua Lý, là ông tổ của nghề đúc đồng Nguyễn Minh Không được tôn là đức Thánh Nguyễn bên cạnh chức danh Quốc sư triều Lý. Dân gian có câu: Đại Hữu sinh Vương - Điềm Dương sinh Thánh Trong hai câu ca trên thì vương ở đây chỉ vua Đinh Tiên Hoàng, Thánh chỉ Nguyễn Minh Không. Hai ông được sinh ra ở hai làng liền kề nhau thuộc huyện Gia Viễn. Kiều Oánh Mậu người làng Đường Lâm là nhà học giả cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong lời Án sách Tiên phả dịch lục có viết: “Tên các vị Tứ bất tử của nước ta, người đời Minh cho là: Tản Viên, Phù Đổng, Chử Đồng Tử, Nguyễn Minh Không. Đúng là như vậy. Vì bấy giờ Tiên chúa (Liễu Hạnh) chưa giáng sinh nên người đời chưa thể lưu truyền, sách vở chưa thể ghi chép. Nay chép tiếp vào.” Tại Ninh Bình hiện có nhiều đền thờ đức Thánh Nguyễn như ngôi đền ở trên mảnh đất sinh ra ông thuộc địa phận hai xã Gia Thắng - Gia Tiến, Gia Viễn. Xưa đây là chùa Viên Quang, sau khi ông mất nhân dân biến Viên Quang Tự thành đền thờ. Đền thờ Nguyễn Minh Không ở chùa Bái Đính là nơi ông đã phát hiện ra các động và biến chúng thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông. Tại chùa Địch Lộng ở huyện Gia Viễn, nơi được mệnh danh là “Nam thiện đệ tam động”, tức động đẹp thứ 3 của trời Nam cũng có đền thờ và tượng của ông. Khu di tích động Hoa thì phối thờ tượng ông cùng với tượng vua Đinh Tiên Hoàng trong ngôi đền cổ. Lý Quốc Sư còn được thờ ở đình Ngô Đồng, xã Gia Phú, Gia Viễn và đền thờ Tô Hiến Thành ở bên sông Hoàng Long, chùa Nhất Trụ và động Am Tiên ở cố đô Hoa Lư. Tại đền Thượng xã Khánh Phú và đền Tam Thánh ở xã Khánh An, Yên Khánh ông được suy tôn là đức thánh cả. Không gian văn hóa Trong phạm vi các ngôi đền chính của Hoa tứ trấn được xác định là động Thiên Tôn (ở thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư); đền Cao Sơn (ở xã Gia Sinh, Gia Viễn), đền Thánh Nguyễn (ở Gia Thắng, Gia Viễn) và đền Quý Minh (ở Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình) Không gian Hoa tứ trấn chỉ chiếm 5,6% diện tích Ninh Bình nhưng lại có vai trò rất quan trọng làm nên bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất này. Trong bán kính 5 km của không gian Hoa tứ trấn tính từ tâm quay tại quảng trường lễ hội đền Đinh – Lê các nhà nghiên cứu đã thống kê được 750 di tích. Các đền, đình chiếm số lượng lớn, trong đó mang giá trị hơn hẳn phải kể đến 6 đền Vua Đinh Tiên Hoàng 4 đền Vua Lê Đại Hành, đền thờ các quan và hoàng tử, công chúa của 2 triều đại Đinh Lê. Hệ thống phủ thờ, lăng tẩm cũng khá đa dạng với nhiều di sản liệu hán nôm quý báu. Hệ thống chùa cổ ở Hoa vẫn tồn tại hầu như nguyên vẹn về số lượng cho tới ngày nay. Sau khi đã là kinh đô, Hoa dần trở thành trung tâm Phật giáo. Vào thế kỷ 10, tại đây đã có khá nhiều chùa tháp như chùa Bà Ngô, chùa Cổ Am, chùa Duyên Ninh, chùa Am Tiên, chùa Tháp, chùa Bàn Long, chùa động Thiên Tôn, chùa Hoa Sơn (nhà Đinh); chùa Kim Ngân, chùa Nhất Trụ (nhà Tiền Lê). Theo chính sử, Vua Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên đặt chức tăng thống phật giáo trong lịch sử. Điều độc đáo ở đây là có khá nhiều chùa được xây dựng trong các hang núi đá vôi, dựa vào núi đá hoặc tận dụng hẳn núi đá làm chùa mà tiêu biểu là các động chùa: Hoa Sơn, Thiên Tôn, Am Tiên, Cổ Am, Bái Đính, Liên Hoa… Chùa Nhất Trụ được Vua Lê Đại Hành xây dựng để mở mang phật giáo. Hiện còn cột kinh Phật trước chùa vẫn giữ nguyên vẹn từ nghìn năm trước, được coi là thạch kinh cổ nhất Việt Nam. Chùa Bái Đính nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Chùa Bái Đính được các báo giới tôn vinh là khu chùa lớn nhất Đông Nam Á. Đây là một siêu chùa thuộc khu di tích cố đô Hoa với nhiều kỷ lục được xác lập. Chùa Kim Ngân là một ngôi chùa cổ nằm ở thôn Chi Phong, xưa là nơi cất giữ vàng bạc từ khi vua Lê Đại Hành cày tịch điền ở ruộng Kim Ngân. Chùa Duyên Ninh xưa là nơi Lý Thái Tổ và công chúa Lê Thị Phất Ngân đã thề hẹn ở đó mà sinh ra Lý Thái Tông. Chùa Bà Ngô được xây từ thời nhà Đinh. Nằm bên phải bờ sông Hoàng Long thuộc khu vực ngoại vi thành Hoa xưa. Tấm bia đá dựng ở chùa, niên đại 1877 có đoạn: "Chùa Bà Ngô trong ấp ta là một danh lam của đô cũ Đại Việt trước". Chùa Bàn Long cũng được hình thành từ thời Đinh. Tấm bia ở vách núi khắc vào thế ký 16 có ghi: “Từ thành cổ Hoa men theo núi đá mà đi về phía nam đến làng Khê Đầu, ở đó có chùa Bàn Long. Đây là danh thắng từ ngàn xưa. Trải các triều Đinh, Lê, Lý, Trần chùa này càng thêm nổi tiếng”. Hoa Sơn động nằm ở Áng Ngũ, ở độ cao gần 70 mét. Tương truyền động Hoa Sơn là nơi nuôi Ấu chúa thời vua Đinh. Chùa động Am Tiên như một thế giới riêng biệt. Có một tấm bia cổ, từ thời Lý, chữ đã mờ hết đọc không được. Nhưng tấm bia dựng thời Vua Ðồng Khánh, chữ viết còn rõ ràng, nói về việc tu sửa chùa và động. Đây là nơi vua Đinh Tiên Hoàng nuôi hổ báo để trừng trị những người phạm tội nặng. Đến thời Lý, nhà sư Nguyễn Minh Không đã ở trong hang tụng kinh thuyết pháp, xây bệ thờ Phật ở trong hang, người đời sau mới mở ra cảnh chùa chiền để khách thập phương hành hương đến đó. Các di tích thắng cảnh ở Hoa chính là điểm nhấn bổ sung về mặt hình thức cho cố đô Hoa thêm phần hấp dẫn và hoa lệ. Khu vực Tràng An được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi hình cánh cung giữa vùng chiêm trũng ngập nước đã trải qua thời gian dài biến đổi địa chất tạo thành. Các nhà địa chất khẳng định khu Tràng An xưa là một vùng biển cổ, qua quá trình vận động địa chất mà kiến tạo nên. Tràng An có hệ thống núi đá vôi và hang động tự nhiên hết sức đa dạng, có tuổi từ 32 triệu năm đến 6.000 năm. Dưới chân các núi đá vôi, nhiều nơi còn có các hàm ếch, là dấu tích của biển. Chính vì vậy vùng núi đá vôi Hoa Ninh Bình được gọi là “Hạ Long trên cạn”. Là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam, Hoa còn là đất tổ sản sinh nhiều giá trị văn hóa thuần Việt. Kinh đô này là đất tổ của nghệ thuật sân khấu chèo mà người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh. Đây là loại hình sân khâu tiêu biểu nhất của Việt Nam. Các truyền thuyết lịch sử hát Tuồng cũng ghi rằng loại hình ngày hình thành vào thời Tiền Lê năm 1005, khi một kép hát người Tàu tên là Liêm Thu Tâm đến Hoa và trình bày lối hát xướng thịnh hành bên nhà Tống và được vua Lê Long Đĩnh thâu dụng, bổ là phường trưởng để dạy cung nữ ca hát trong cung. Nơi đây cũng là quê hương của nhiều vị thủy tổ, tổ nghề Việt Nam như Ninh Hữu Hưng là ông tổ nghề xây dựng Việt Nam. Trong không gian Hoa tứ trấn còn có nhiều lễ hội đặc sắc như lễ hội động Thiên Tôn, lễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hội đền Trần, lễ hội chùa Bái Đính và những làng cổ như làng cổ Yên Thành, làng cổ Yên Thượng, Chi Phong với những nghề truyền thống đủ điều kiện phát triển du lịch văn hóa. Nhiều loại ẩm thực đặc sắc được Ninh Bình có kế hoạch bảo tồn phát huy như Khoai lang Hoàng Long, Cá rô Tổng Trường, Dê núi, cơm cháy Ninh Bình… Ảnh • cửa động Thiên Tôn • cửa Nam vào cố đô Hoa • cửa Đông vào cố đô • Sơ đồ cố đô Hoa • Hang sáng Chùa Bái Đính • Cửa vào đền Vua Đinh Tiên Hoàng • Chùa Địch Lộng • Đền Thánh Nguyễn trên quê hương Ghi chú Tứ bất tử là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, đó là Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh Công chúa. • Tản Viên Sơn Thánh, hay Sơn Tinh, là vị thần núi Tản Viên (Ba Vì), núi tổ của các núi nước Việt Nam. Tản Viên tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai. • Thánh Gióng, hay Phù Đổng Thiên Vương tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ. • Chử Đồng Tử, (còn được gọi là Chử Đạo tổ) tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân, và sự sung túc giàu có. • Liễu Hạnh, hay Mẫu Thượng Thiên, tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, văn thơ. Trong bốn vị trên, ba vị nam thần đầu tiên theo truyền thuyết có từ thời Hùng Vương, và đã được thờ ở rất nhiều nơi từ rất lâu. Riêng Mẫu Liễu Hạnh là phụ nữ duy nhất, mới được đưa vào hệ thống thần thánh từ đời Hậu Lê. Do Liễu Hạnh xuất hiện khá muộn so với 3 vị kia nên có ý kiến cho rằng bên cạnh 4 vị thánh kia, Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân tộc Việt còn có 2 vị thánh khác là Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không. . Hoa Lư tứ trấn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Các đền thờ trong không gian Hoa Lư tứ trấn Hoa Lư tứ trấn là khái niệm xuất hiện trong. đô Hoa Lư rất nhiều chùa tháp. Bên cạnh đó ở Hoa Lư cũng xuất hiện rất nhiều các ngôi đền để thờ các vị thần, thánh theo tín ngưỡng dân gian. Thăng Long tứ trấn chỉ 4 ngôi đền còn Hoa Lư tứ trấn. không gian văn hóa Hoa Lư tứ trấn. Mục lục • 1 Tổng quan • 2 Các vị thần o 2.1 Trấn đông: Thần Thiên Tôn o 2.2 Trấn tây: Thần Cao Sơn o 2.3 Trấn nam: Thần Quý Minh o 2.4 Trấn bắc: Đức Thánh

Ngày đăng: 29/04/2014, 22:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan