Chính sách thuế đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam

24 1.9K 17
Chính sách thuế đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chính sách thuế đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam

- 1 - Page 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của đề tài Nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, chú trọng đến việc hoàn thiện các chính sách kinh tế, tài chính trọng tâm là chính sách thuế luôn là nhiệm vụ bức xúc được đặt ra bất cứ quốc gia nào. Thuế có tác động qua lại rất nhạy cảm đến các lónh vực kinh tế - xã hội và mọi mặt đời sống con người. Sự hoàn thiện chính sách thuế của từng quốc gia có thể đem lại hiệu quả khác nhau, bởi có sự liên quan đến nhiều yếu tố trong hoạch đònh chính sách thuế. Hệ thống chính sách thuế do nhà nước ban hành đã đầy đủ và hoàn thiện đến mức nào, đã điều tiết bao quát hết mọi nguồn thu và bảo đảm cho mọi người thực hiện nghóa vụ thuế được bình đẳng và hợp lý. Khi áp dụng hệ thống chính sách thuế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hành vi kinh doanh, chi phí tuân thủ thuế của các đối tượng nộp thuế, đến thu hút vốn đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của thuế, thúc đẩy hoạt động này trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thò trường của Việt nam hiện nay và trong những năm sắp tới, đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt nam. Do vậây, nghiên cứu đề tài “Chính sách thuế đối với phát triển kinh tế Việt Nam” là rất cần thiết cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước ta hiện nay. 2. Các đề tài nghiên cứu trước đây có liên quan về thuế Với tầm quan trọng của thuếchính sách thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu và các bài báo tham luận trong các cuộc hội thảo liên quan tới đề tài luận án từ nhiều khía cạnh khác nhau. Nguyễn Hồng Thắng, “Góp phần nâng cao vai trò của thuế trong phát triển kinh tế Việt nam 2001”. Đề tài chủ yếu phân tích việc sử dụng thuế có ảnh hưởng gì đến các mặt hoạt động kinh tế xã hội góc độ quản lý tài chính của nhà nước. Jonathan Haught “Tác động của thuế Việt Nam” sử dụng số liệu của cuộc điều tra mức sống 1997-1998 và bảng cân đối liên ngành sử dụng và sản xuất năm 1997 để phát hiện các loại thuế nào có xu hướng tăng hoặc giảm đối với hộ gia đình có thu nhập cao và thấp. Nguyễn Kim Quyến, “Nâng cao vai trò của thuế công cụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa Việt Nam”. Đề tài phân tích vai trò của từng loại thuế cụ thể đối với chiến lược phát triển kinh tế trong từng thời kỳ. Nguyễn Thò Phước Tiên, “Đònh hướng hoàn thiện chính sách thuế Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế - 2 - Page 2 giới”. Đề tài phân tích ảnh hưởng chính sách thuế bằng mô hình nhân khẩu. Đến nay, chưa có công trình nghiên cứu sâu về chính sách thuế đối với phát triển kinh tế Việt Nam một cách có hệ thống cả về cơ sở lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án  Đánh giá thực trạng các giai đoạn cải cách thuếphát triển kinh tế Việt Nam. Trình bày Cơ sở lý luận về chính sách thuế và vai trò của thuế đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.  Phân tích mối quan hệ giữa chính sách thuế và tăng trưởng kinh tế GDP được thực hiện các khảo sát từ năm 1997 đến 2010.  Phân tích tác động của chính sách thuế từ các đối tượng nộp thuế có ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách thuế trong thời gian qua chủ yếu là khu vực có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ĐBSCL  Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế Việt Nam nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án thực hiện trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, sử dụng một số công cụ phân tích đònh tính, đònh lượng như thống kê mô tả, so sánh.Thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan hữu quan như ngành thuế, thống kê và ngành tài chính có liên quan.Tác động của chính sách thuế đến hoạt động của doanh nghiệp, luân án sử dụng phương pháp thiết lập và khảo sát bằng bảng câu hỏi để phỏng vấn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực ĐBSCL. Phân tích tác động của thuế đối với tăng trưởng kinh tế luận án vận dụng mô hình có dạng tổng quát như được chỉ ra phương trình (1) (Arellano. 2003. Số liệu sử dụng có dạng theo “chuỗi thời gian chéo lập lại theo thành phần). Trong đó chuỗi thời gian được tính từ 1997-2010. Thông tin được thu thập sẽ bao gồm GDP, thuế giá trò gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), tổng ngân sách (TNS). Số liệu thu thập từ 64 tỉnh thành trong cả nước. 𝑦 𝑖𝑡 =∝ 𝑖 + 𝛽 𝑖 𝑥 𝑖𝑡 + 𝜀 𝑖𝑡 (1) y it là biến phụ thuộc, với i biểu diễn đơn vò hành chính (tỉnh), t là biểu diễn thời gian. α i (i=1 n) là hằng số cho mỗi tỉnh 𝛽 𝑖 𝑥 𝑖𝑡 là các biến độc lập 𝜀 𝑖𝑡 là mức độ sai số theo đơn vò hành chính của các tỉnh thành và thời gian. - 3 - Page 3 Ứng dụng thực tế mô hình tổng quát (1) nói trên vào nghiên cứu với các biến số liệu được thu thập, thì mô hình ứng dụng có dạng được chỉ ra như phương trình (2) LnGDP it = b 0 + b 1 LnGTGT it + b 2 LnTNGT it + b 3 LnTNS it + D 1,it + D 2,it + D 3,it + 𝜀 𝑖𝑡 (2) LnGDP là log của giá trò GDP (tỷ đồng), được xem là biến phụ thuộc. Các biến độc lập bao gồm LnGTGT là log của giá trò thuế giá trò gia tăng (tỷ đồng) LnTNDN là log của giá trò thuế thu nhập doanh nghiệp (tỷ đồng) LnTNS là log của giá trò tổng ngân sách của chính phủ D 1 : biến số giả nói lên sự thay đổi chính sách của thuế GTGT bắt đầu từ năm 1999, biến số này bằng 1 khi thời gian tính từ năm 2000 trở về sau và bằng 0 khi thời gian tính từ trước năm 2000. D 2 : biến số giả của sự thay đổi thuế TNDN được áp dụng từ năm 2004 1 . Biến số này bằng 1 tính từ năm 2004 trở về sau, bằng 1 trước năm 2004. D 3 : biến số giả được tính từ thời điểm 2007 khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO. Biến giả sẽ bằng 1 được tính từ năm 2007 trở về sau, bằng 0 được tính từ 2007 trở về trước đó. Những đóng góp mới của luận án Một là luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế, chính sách thuế và mối quan hệ giữa chính sách thuế đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hai là luận án phân tích và đánh giá những nội dung cải cách thuế, tác động của chính sách thuế đến tăng trưởng, phát triển kinh tế trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế thò trường Việt Nam. Ba là trên cơ sở phân tích trên luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế Việt Nam trong thời gian tới để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo; nội dung của luận án gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về thuếchính sách thuế đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chương 2. Chính sách thuế đối với phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010. Chương 3. Hoàn thiện chính sách thuế để ổn đònh tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. 1 trước năm 2004 thuế suất 32%, từ 2004 trở về sau có sự thay đổi, chẳng hạn năm 2008 thuế suất là 28%, năm 2009 thuế suất 25%) - 4 - Page 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM 1.1 Thuếchính sách thuế Thuế là khoản đóng góp bắt buộc thông qua hệ thống luật pháp, có tính cưỡng chế và được tập trung vào tay nhà nước. Mục đích chủ yếu của việc đánh thuế là chuyển quyền kiểm soát và các nguồn lực kinh tế từ những đối tượng nộp thuế sang nhà nước để nhà nước sử dụng hay chuyển giao cho những người khác. Chính sách thuế là một phần của chính sách tài chính quốc gia, là tổng thể những quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng đề ra quyết đònh về thu nhập và huy động nguồn thu để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của mình. Mục tiêu của chính sách thuế là xác đònh mức độ điều tiết qua thuế, những tác động kinh tế xã hội của chính sách như thế nào và tại sao lại điều tiết mức độ đó. Chính sách thuế sẽ tác động đến những tổ chức cá nhân nào trong xã hội. Việc xác đònh rõ phạm vi tác động của chính sách thuế cho phép tập trung vào những mục tiêu quan trọng của chính sách, đồng thời, tránh được những hậu quả không mong muốn của chính sách. Chính sách thuế góp phần chủ động tích cực trong việc khuyến khích hay kiềm chế đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của tất cả các ngành, lónh vực, lãnh thổ, tổ chức và cá nhân theo những mục tiêu đònh hướng và hoạch đònh của nhà nước. 1.2 Mối quan hệ giữa chính sách thuế với tăng trưởng và phát triển kinh tế 1.2.1 Cơ sở lý luận – Mô hình lý thuyết Hiện nay có nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế học về mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng, phát triển kinh tế. Một số nhà nghiên cứu kết luận rằng “thuế cao có ảnh hưởng không tốt đến tăng trưởng”. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế học khác lại có kết luận cho rằng không có ảnh hưởng rõ rệt của thuế đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong nghiên cứu “thuế và tăng trưởng” vào năm 1996, Eric M. Engen và Jonathan Skinner đã tìm ra được những bằng chứng cho rằng giảm thuế phù hợp sẽ có tác động dương (+) đến sự tăng trưởng. Nhưng câu hỏi được đặt ra là thuế có ảnh hưởng đến tăng trưởng qua những kênh nào? Theo lý thuyết thì thuế có hai mô hình đang được thế giới ứng dụng để phân tích tác động của thuế lên tăng trưởng, một là mô hình tăng trưởng của Solow được xây dựng vào năm 1956 và một mô hình “tăng trưởng nội sinh” (endogenous growth model). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cơ cấu thuế có quan hệ đến sự tăng - 5 - Page 5 trưởng kinh tế một quốc gia. Baunsgaard và Keen (2010) đã tìm thấy được sự hồi phục kinh tế của các quốc gia thu nhập trung bình thông qua nguồn thu thuế. Sau đó, Hakim và Bujang (2011) cũng đã sử dụng phương pháp này cho 120 quốc gia để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các khoản thu thuế. 1.2.2 Tác động của chính sách thuế đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế 1.2.2.1 Tham gia điều chỉnh kinh tế vó mô Chính sách thuế của một quốc gia là tăng cường vai trò điều tiết vó mô của nền kinh tế, loại thuế nào cũng đều ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp và người tiêu dùng, mặt khác hạn chế tác động của thuế tầm vi mô đối với từng thò trường đơn lẻ. Vai trò điều tiết vó mô của thuế thể hiện thông qua tỷ lệ động viên của thuế trên GDP, tác động đến cơ cấu tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư chung của nền kinh tế. Quan trọng hơn cả, thuế giữ một vai trò là công cụ điều tiết kinh tế vó mô hiệu lực nhất của Nhà nước. 1.2.2.2 Tác động đến cân bằng thò trường Chính sách thuế còn có tác động đến giá cả thò trường, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng, cung cầu, thò trườngchứng khoán, thò trường bất động sản…. Chính sách thuế hợp lý tác động rất lớn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm …Mục đích của quá trình điều tiết đối với nền kinh tế là tạo ra sự công bằng và kích thích tốc độ tăng trưởng. Còn tốc độ tăng trưởng lại phụ thuộc vào mức đầu tư, mà nó quyết đònh bởi đại lượng tiết kiệm và khối lượng tích lũy đã đạt đến mức nhất đònh. 1.2.2.3 Tác động đến tốc độ tăng trưởng và đầu tư Mô hình Harrod Domar cho thấy tỉ lệ thu ngân sách trên GDP đồng thời với tiết kiệm chi tiêu sẽ giúp cho nhà nước có tích lũy, tăng cường đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu chính phủ tăng thuế để chi tiêu thường xuyên, đồng thời tăng tỉ lệ chi tiêu ngân sách trên GDP bằng tốc độ tăng tỉ lệ thu ngân sách trên GDP thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm xuống. Tại các nước công nghiệp phát triển và các nước phát triển có hệ thống thuế ổn đònh, thuế tác động vào quá trình sản xuất của các doanh nghiệp trên cả ba yếu tố trong quá trình sản xuất: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Ngoài ra thuế còn tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP và các nhân tố sản xuất, - 6 - Page 6 điều chỉnh cơ cấu GDP, điều tiết xuất nhập khẩu và chính sách kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. 1.2.2.4 Tác động tới nguồn thu ngân sách và khả năng tích lũy vốn Yêu cầu về phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập mạnh mẽ chính là sức ép và động lực lớn để Việt Nam phải cải cách cơ cấu thu. Có 3 nhóm yếu tố chính tác động đến cơ cấu nguồn thu NSNN, đó là nhân tố về tăng trưởng kinh tế, nhân tố về cơ chế, chính sách thu và nhân tố về chất lượng công tác quản lý thu thuế. Vì vậy, việc cải cách cơ cấu thu ngân sách chính là quá trình cải cách, tác động tích cực vào các nhân tố trên. Các chính sách thu thuế sẽ tác động trực tiếp lên nguồn thu ngân sách, tác động gián tiếp tới tăng trưởng kinh tế và quay trở lại tác động đến số thu ngân sách. Vì vậy, khi chính sách thuế thay đổi, sẽ có tác động kép đến cơ cấu thu của các sắc thuế, ngành nghề, đòa bàn và lónh vực thu. 1.3 Cải cách thuế và vai trò của cải cách thuế đối với phát triên kinh tế 1.3.1 Cải cách thuế và tác động của cải cách thuế Cải cách thuế là một quá trình có hai giai đoạn cơ bản, cụ thể là lập kế hoạch và thực hiện. Có nhiều điểm khác biệt lớn trong các chính sách thuế và các hệ thống kinh tế hiện có của nhiều nước. Chiến lược cải cách thuế phụ thuộc vào các thành phần của hệ thống thuế cần phải được cải cách và mức độ toàn diện của cuộc cải cách. Chính sách thuế của một quốc gia là tăng cường vai trò điều tiết vó mô của nền kinh tế. Vai trò điều tiết vó mô của thuế thể hiện thông qua tỷ lệ động viên của thuế trên GDP, tác động đến cơ cấu tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư chung của nền kinh tế. Như vậy, cải cách thuế góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, do đó hệ thống thuế đang trở thành công cụ quan trọng của nhà nước trong điều chỉnh kinh tế vó mô, góp phần thúc đẩy sản xuất, khuyến khích đầu tư và xuất khẩu, thúc đẩy những thay đổi trong cơ cấu kinh tế và doanh thu thuế trở thành doanh thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. 1.3.2 Vai trò của cải cách thuế đối với phát triển kinh tế trong thời kỳ chuyển sang kinh tế thò trường Việt Nam Cải cách thuế đối với phát triển kinh tế trong quá trình chuyển sang kinh tế thò trường Việt Nam có vai trò cải thiện chất lượng của các chính sách và để nâng cao triển vọng cho việc áp dụng các cải cách thuế. Vai trò của cải cách thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất đònh. Trong điều kiện nền kinh tế thò trường, với sự thay đổi - 7 - Page 7 phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của cải cách thuế được thể hiện trên các khía cạnh sau đây: - Thuế là công cụ tạo khoản thu chủ yếu của Nhà nước. - Tham gia điều chỉnh kinh tế vó mô của Nhà nước đối với nền kinh tếđời sống xã hội. - Vai trò đònh hướng chuyển dòch cơ cấu kinh tế hợp lý - Thuế là công cụ thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước - Là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Vai trò của cải cách thuế đối với tăng trưởng phát triển kinh tế Việt Nam không chỉ giảm thiểu tín hiệu sự biến dạng của thò trường của hệ thống thuế, mà còn tạo ra cơ hội để đầu tư, đổi mới và tăng trưởng kinh tế, thay đổi gánh nặng thuế từ thuế thu nhập đến tiêu dùng. 1.4 Kinh nghiệm về cải cách thuế một số nước trên thế giới Luận án đã phân tích kinh nghiệm thành công và thất bại về cải cách thuế một số nước, như Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 1.5 Bài học kinh nghiệm rút ra từ cải cách thuế của các nước Thứ nhất, không có một hệ thống thuế nào được xem là hoàn hảo và lý tưởng duy nhất cả. Thuế phát huy tác dụng điều tiết vó mô nền kinh tế khi nó phù hợp với tình hình kinh tế và đònh hướng phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước trong từng thời kỳ nhất đònh. Thứ hai, trong hệ thống các chính sách thì chính sách thuế có tác dụng nhạy bén, toàn diện và trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của quốc gia hơn so với các chính sách khác. Bằng những công cụ chính sách được áp dụng, Nhà nước không những tác động đến sự phát triển của các ngành công nghiệp mà còn khuyến khích và huy động mạnh mẽ đầu tư tư nhân trong và ngoài nước vào quá trình công nghiệp hóa. Thứ ba, kinh nghiệm cải cách của các nước cũng đã rất thành công trong việc sử dụng chính sách thuế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua những nội dung cải cách thuế chủ yếu như việc giảm thuế suất phải đi đôi với xác đònh cơ sở thuế rộng hơn nhằm có thể tăng doanh thu thuế. Thứ tư, chiến lược cải cách thuế cần phải tính toán, cân nhắc một cách thận trọng và cụ thể. Các cuộc cải cách vội vã thường dẫn đến thất bại, gây khó khăn hơn cho những đợt cải cách trong tương lai. - 8 - Page 8 CHƯƠNG 2 CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VIỆT NAM 2.1 Cải cách thuếphát triển kinh tế Việt Nam 2.1.1 Chính sách thuế trước đổi mới (1986) Giai đoạn này nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, thu ngân sách Nhà nước chủ yếu từ kinh tế quốc doanh (chiếm tới 90% tổng số thu), thuế chỉ áp dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh dưới một số hình thức: thuế doanh nghiệp, thuế hàng hoá, thuế lợi tức, thuế nông nghiệp, thuế môn bài. Vai trò của thuế trong quản lý điều tiết vó mô nền kinh tế được sử dụng rất hạn chế. 2.1.2 Cải cách thuếphát triển kinh tế giai đoạn 1986 – 1995 Giai đoạn đầu của cải cách thuế (1990-1995) chủ yếu nhằm mục đích thiết lập một hệ thống thuế thống nhất nền kinh tế nhiều thành phần để đảm bảo nguồn thu của ngân sách nhà nước. Nhìn chung, công cuộc cải cách thuế bước I (1990 – 1995) đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Hệ thống chính sách thuế mới đã từng bước điều tiết được các nguồn thu có thể động viên vào NSNN, góp phần quản lý và điều tiết vó mô nền kinh tế thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội. Sau năm năm thực hiện (1991 – 1995) được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2 Tình hình thu thuế và GDP từ 1991 đến 1995 Năm Số thu thuế (tỉ đồng) % tăng thuế thu NSNN % tăng GDP % thuế trên GDP Lạm phát 1991 9.844 169,6 6,0 12,8 67,59 1992 18.516 188,1 8,6 16,8 17,60 1993 29.233 157,9 8,1 21,4 5,28 1994 37.206 127,3 8,8 21,3 14,29 1995 53.374 134,9 9,5 21,9 12,91 Nguồn: World Bank 1996 - 9 - Page 9 Cải cách thuế bước I đã mang lại kết quả cả về tăng ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các loại thuế được ban hành bằng hình thức luật, pháp lệnh đã từng bước nâng cao tính pháp lý đối với hệ thống chính sách thuế mới. Vai trò của thuế trong cơ chế thò trường ngày càng rõ nét hơn. Tuy nhiên, hệ thống chính sách thuế còn khá phức tạp bởi còn nhiều thuế suất trong một luật thuế, còn nhiều quy đònh quản lý Nhà nước về thuế rườm rà và còn gắn chính sách xã hội vào chế độ miễn, giảm thuế… đã làm hạn chế tính trung lập, tính thuận lợi của chính sách thuế và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. 2.1.3 Cải cách thuếphát triển kinh tế giai đoạn 1996 – 2005 Giai đoạn 1996-2000 là giai đoạn thực hiện cải cách thuế trong bối cảnh nền kinh tế phát triển theo cơ chế thò trường, đất nước bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, tham gia hội nhập quốc tế. Hệ thống chính sách thuế qua cải cách bước 1 vẫn còn những tồn tại nhất đònh, chưa đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, cuộc cải cách hệ thống thuế bước 2 được thực hiện nhằm phát huy vai trò của công cụ thuế trong việc điều tiết vó mô nền kinh tế, khuyến khích SX- KD phát triển, đảm bảo tỷ lệ động viên hợp lý cho NSNN, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tích tụ vốn để đầu tư, phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài. Luật thuế GTGT và Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực từ 1999. Đây là hai luật thuế cơ bản, điển hình cho 2 loại thuế gián thu và thuế trực thu. Do 2 luật thuế này có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động đến nhiều lónh vực kinh tế, xã hội, nên có thể coi đây là bước đột phá quan trọng nhất của công cuộc cải cách thuế bước II. Giaiđđoạn 2001 - 2005 có thể coi là giai đoạn cải cách thuế toàn diện, triệt để và sâu sắc, thể hiện việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế theo cơ chế kinh tế thò trường, mở cửa hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới, đồng thời tiến hành cải cách hành chính trong công tác quản lý thu nộp thuế, từng bước áp dụng công nghệ tin học nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. Kết thúc giai đoạn cải cách 2001 – 2005, kết quả đạt là hoàn thiện cơ bản hệ thống chính sách thuế theo hướng giảm số lượng và mức thuế suất, mở rộng diện ưu đãi thuế để khuyến khích đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích phát triển sản xuất trong nước, chuyển dòch cơ cấu kinh tế, ổn đònh chính sách tài chính, tiền tệ phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thò trường đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện tốt vai trò là công cụ điều tiết - 10 - Page 10 vó mô của nền kinh tế, góp phần vào tăng trưởng và chuyển dòch cơ cấu kinh tế, góp phần tăng thu cho NSNN. 2.1.4 Cải cách thuếphát triển kinh tế từ năm 2006 đến nay Lộ trình cải cách thuế của Chính phủ giai đoạn 2005-2010, đặt ra 3 mục tiêu: giảm thuế suất; mở rộng diện chòu thuế, khuyến khích sản xuất, đầu tư phát triển và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, với thời gian để thực hiện kế hoạch cải cách ngắn, trong khi trình độ quản lý hiện nay của ngành thuế Việt nam đang có một khoảng cách khá xa so với các nước tiên tiến trong khu vực; trình độ hiểu biết pháp luật thuế và kế toán của các tổ chức, cá nhân nộp thuế còn thấp; trình độ quản lý thuế của Việt Nam đến nay chưa thể đạt được ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. 2.2 Tác động của chính sách thuế đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam 2.2.1 Tác động đến nguồn thu ngân sách Thứ nhất, quy mô và tốc độ thu NSNN có xu hướng tăng nhanh qua các năm, nhằm đảm bảo nguồn tài chính phục vụ chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2001 - 2010. Thứ hai, tỷ lệ động viên thu NSNN có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Như vậy, sự chuyển dòch về quy mô và tỷ lệ động viên thu NSNN thời gian qua cho thấy xu hướng chuyển dòch tăng nhanh về quy mô thu NSNN và tỷ lệ động viên nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính góp phần thực hiện các mục tiêu của Quốc gia. Tuy có những chuyển biến tích cực, nhưng những năm gần đây cơ cấu thu NSNN vẫn chậm được cải thiện, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố không bền vững. Việc lệ thuộc nhiều vào các hoạt động kinh tế đối ngoại và khai thác, XK dầu thô khiến ngân sách trở nên nhạy cảm trước diễn biến của hoạt động kinh tế trên thế giới và các đợt biến động giá dầu thế giới. Đồng thời tiến trình thực hiện giảm thuế theo các cam kết hội nhập là sức ép không nhỏ đối với nguồn thu NSNN 2.2.2 Tác động đến đầu tư Đầu tư là một trong các lónh vực chòu tác động của chính sách cải cách thuế. Môi trường pháp lý minh bạch hơn, bình đẳng hơn, mức độ mở cửa cao hơn , với hệ thống thuế rõ ràng ổn đònh, các nhà đầu tư có thể xác đònh được hiệu quả đầu tư vốn của mình sau khi đã hoàn thành nghóa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Họ sẽ so sánh, tính toán và lựa chọn lónh vực đầu tư vào những ngành, những vùng có [...]... sắc thuế trong hệ thống chính sách thuế, giữa mục tiêu số thu cho ngân sách và mục tiêu kích thích sản xuất phát triển và điều tiết vó mô nền kinh tế thông qua từng sắc thuế Page 17 - 18 - CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ ỔN ĐỊNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG 3.1 Quan điểm và mục tiêu của chính sách thuế đối với phát triển kinh tế bền vững Việt Nam 3.1.1 Quan điểm về chính sách thuế. .. không gây biến động lớn đối với kinh tế- xã hội Hơn nữa, cải cách thuế Việt Nam đã được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm của những quốc gia đi trước Những kinh nghiệm quốc tế, nhất là cải cách thuế các nước đang phát triển được xem là những bài học quý giá cần thiết trong quá trình cải cách chính sách thuế và quản lý thuế Việt Nam thời gian qua Đến nay, Việt Nam đã có sự hội nhập... chính sách thuế, tạo môi trường pháp lý bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế trong cạnh tranh và phát triển, khuyến khích phát triển mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi cho quốc kế dân sinh, xác đònh tương quan hợp lý giữa thuế trực thu và thuế gián thu theo các giai đoạn phát triển 3.2 Đònh hướng của chính sách thuế đối với phát triển kinh tế bền vững 3.2.1 Các đònh hướng cơ bản của chính. .. trình hội nhập Chính sách thuế phải phù hợp và thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn, có điều kiện, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế để thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm lợi ích quốc gia - Hoàn thiện chính sách thuế để bảo đảm sự tác động tích cực của nó đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Hoàn thiện chính sách thuế theo hướng... của chính sách thuế đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững Mục tiêu chính của chính sách thuế là đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn đònh nguồn thu ngân sách, tăng đầu tư và tạo sự phân phối công bằng trong thu nhập Việt Nam đang tiếp tục triển khai đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế, điều này đang rất cần một nguồn lực tài chính. .. cải cách thuế Việt Nam có thể khẳng đònh rằng, cải cách chính sách thuế được thực hiện đồng bộ với quá trình cải cách kinh tế phát huy và góp phần quan trọng vào việc tăng cường vai trò cũng như và điều tiết kinh tế vó mô của nhà nước Việc thực hiện cải cách hệ thống chính sách thuế gắn với cải cách công tác quản lý thuế được xem là một khâu đột phá trong cải cách quản lý hành chính Việt Nam trong... này đề nghò mức 18 – 20% là hợp lý, bởi lẽ mức động viên thuế có quan hệ mật thiết với tốc độ tăng trưởng kinh tế Mức động viên thuế không chỉ phụ thuộc vào quy mô và cơ cấu chi tiêu của ngân sách nhà nước mà còn phụ thuộc vào mức tăng trưởng của nền kinh tế Những năm tới Việt Nam còn phải đối phó với nhiều khó khăn để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu... hiệu lực của thuế trong vai trò điều tiết kinh tế vó mô Chức năng điều tiết đối với nền kinh tế Chức năng điều tiết gắn liền với vai trò điều chỉnh của nhà nước đối với nền kinh tế Nhu cầu về nguồn tài chính càng lớn thì Nhà nước cần phải tăng cường các chức năng của thuế, nâng cao hiệu lực của thuế để tác động một cách có hiệu qủa đến nền kinh tế - Cơ chế và chính sách thuế phải thích ứng với tiến trình... gian qua Chính sách cải cách thuế đã có tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Giảm thuế suất có thể thúc đẩy tăng trưởng trong một số bối cảnh; nhưng lại dẫn đến lạm phát một số quốc gia và hậu quả là tăng trưởng chậm trong những bối cảnh khác Quá trình cải cách thuế Việt Nam thời gian qua đã diễn ra một cách có hệ thống, mang tính tổng thể Đồng thời, cải cách thuế Việt Nam vẫn... thống thuế khá hoàn chỉnh với đầy đủ các sắc thuế của một hệ thống thuế hiện đại, phù hợp với xu hướng cải cách chung về thuế của các nước trên thế giới Một là, hệ thống chính sách thuế có tác động tích cực đến các nguồn thu, hệ thống chính sách thuế đã trở thành công cụ điều tiết vó mô của nhà nước đối với nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích đầu tư Hai là, chính sách thuế . cách thuế và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Trình bày Cơ sở lý luận về chính sách thuế và vai trò của thuế đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.  Phân tích mối quan hệ giữa chính sách thuế. CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM 2.1 Cải cách thuế và phát triển kinh tế Việt Nam 2.1.1 Chính sách thuế trước đổi mới (1986) Giai đoạn này nền kinh. THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ ỔN ĐỊNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG 3.1 Quan điểm và mục tiêu của chính sách thuế đối với phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam 3.1.1 Quan điểm về chính

Ngày đăng: 29/04/2014, 21:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan