ĐIỂM TIN BÁO CHÍ SÁNG NGÀY 24/7/2009

9 336 0
ĐIỂM TIN BÁO CHÍ SÁNG NGÀY 24/7/2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐIỂM TIN BÁO CHÍ SÁNG NGÀY 24/7/2009

BỘ TƯ PHÁPVĂN PHÒNGCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúcHà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2009ĐIỂM TIN BÁO CHÍ SÁNG NGÀY 24/7/2009Trong buổi sáng ngày 24/7/2009, một số báo chí đã có bài phản ánh những vấn đề lớn của đất nước và những vấn đề liên quan đến công tác tư pháp như sau:I- THÔNG TIN VỀ NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA ĐẤT NƯỚC1. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh phản ánh: Ngày 23-7, ông Trần Hữu Trung, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết Bộ đã hoàn thành dự thảo Quyết định ban hành chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, hiện đang xin ý kiến các bộ, ngành. Theo đó, ở nông thôn, hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 350 ngàn đồng/người/tháng (dưới 4,2 triệu đồng/người/năm). Ở thành thị, hộ nghèo có mức thu nhập bình quân từ 450 ngàn đồng/người/tháng (dưới 5,4 triệu đồng/người/năm).Mức chuẩn nghèo mới do Bộ LĐ-TB&XH đề xuất cao gần gấp đôi mức hiện hành (200 ngàn đồng/người/tháng ở nông thôn, 260 ngàn đồng/người/tháng ở thành thị). Ông Trung cho biết hiện tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước là 12,1%. Nếu chuẩn nghèo mới được thông qua, tỷ lệ hộ nghèo sẽ tăng lên khoảng trên 20%. Đặc biệt, quy định về chuẩn nghèo sẽ được Chính phủ xem xét, điều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 10% trở lên, thay vì theo định kỳ như hiện nay.Báo cũng phản ánh: Về hiệu quả hai gói kích cầu tổng giá trị 9 tỷ USD Chính phủ đã áp dụng thông qua hình thức bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp (DN), nhiều ý kiến cho rằng: DN lớn được hưởng lợi trong khi DN nhỏ và nông dân lại không với tới. Đó là nội dung chính tại hội thảo “Hiệu quả gói giải pháp kích cầu của Chính phủ” do Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam tổ chức tại Hà Nội sáng qua (23-7).Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội) nhận định: Lĩnh vực kích thích thì Chính phủ đã đánh trúng. Điểm quan trọng là chính sách phải nên uyển chuyển hơn. Có những lúc nên hỗ trợ bằng lãi suất nhưng cơ quan chức năng cũng nên nghiên cứu việc có thể có lúc áp dụng chính sách giảm thuế vì giảm thuế tùy thời điểm còn hiệu quả hơn là cho tiền DN. Ông Nguyễn Thanh Hoàn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng công trình ngầm, khẳng định: “Hai gói kích cầu đã trực tiếp giúp DN chúng tôi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, tương đương với việc được hỗ trợ 1% chi phí sản xuất. Đây là số tiền không nhỏ trong hoàn cảnh các DN xây dựng và chủ đầu tư khan hiếm tiền mặt để triển khai thi công các dự án”.Giám đốc một xí nghiệp chuyên doanh máy công nghiệp tại Đông Anh (Hà Nội) lại đánh giá ở một góc nhìn khác: “Mục đích của gói kích cầu là kích thích sản xuất, tạo việc làm. Gói này hướng chủ yếu tới các DN vừa và nhỏ. Các DN này lại khó khăn, nếu có bất động sản thì đã mang thế chấp rồi, không đủ điều kiện được vay vốn ưu đãi lãi suất nữa. Dàn máy công nghiệp của chúng tôi mới mua trị giá mười mấy tỷ đồng, nay đem ra thế chấp thì ngân hàng chỉ cho vay 500 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ như vậy liệu có đúng đối tượng hay không?”. Vị giám đốc này ấm ức: “Tôi nhìn thấy nhiều DN lớn đã không bị ảnh hưởng vì suy thoái kinh tế, nay thấy lãi suất nhẹ quá, lại đủ điều kiện nên cứ vay để đầu tư vào chứng khoán và mua bán nhà đất. Tôi rất muốn duy trì DN để tạo công ăn việc làm cho lao động nhưng khó khăn quá nên đã phải lên kế hoạch bán DN”.Ông Nguyễn Đức Thuận, ủy viên Trung ương Hội Các nhà quản trị DN Việt Nam, chia sẻ: “Chúng tôi đã tiến hành một số cuộc khảo sát và đã có kết luận: 90% các DN nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nguồn hỗ trợ này. Nền kinh tế chúng ta phần lớn gồm các DN nhỏ và vừa. Đã có hàng trăm DN dạng này phá sản vì suy thoái kinh tế, vì lý do buôn tài không bằng dài vốn. Như vậy, gói kích cầu đã không đạt được một số mục tiêu như mong đợi”. Ông Thuận đặt câu hỏi: “Vay thông thường đã khó, tại sao vay hỗ trợ lãi suất quy trình và điều kiện còn khó khăn hơn? “Kẻ nghèo, người khó” vốn đã nợ nần rồi, sao không quy định hỗ trợ lãi suất cho họ với cả các khoản vay trước đó?”. 2. Báo Kinh tế nông nghiệp phản ánh: Tổng nợ của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là hơn 181 nghìn tỷ đồng. Số liệu trên được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) công bố công khai tại cuộc họp báo hôm qua (23/7). Mặc dù vậy, KTNN vẫn đánh giá: Các “tổng” làm ăn hiệu quả, bảo toàn được vốn.Năm 2008, KTNN đã thực hiện 135 cuộc kiểm toán, tăng 15% so với năm 2007, bao gồm kiểm toán quyết toán ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước của 35 tỉnh, TP và 20 Bộ, cơ quan TƯ; kiểm toán tài chính của 23 tập đoàn kinh tế, TCty và các tổ chức ngân hàng, tài chính; kiểm toán 19 dự án đầu tư, báo cáo tài 2 chính của một số đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Công an và Tỉnh uỷ các tỉnh. Trước đó, KTNN đã kiểm toán 225 trên 285 DN thành viên thuộc 19 TCty. Số DN thua lỗ chiếm khoảng 10%. Một số đơn vị thua lỗ nhiều trong năm 2006 là TCty Sông Hồng và TCty Xây dựng Trường Sơn, với số tiền 57,7 tỷ đồng. Việc các TCty đầu tư ngoài ngành, nhất là đầu tư tài chính tràn lan vào chứng khoán và BĐS chưa được phản ánh trong báo cáo kiểm toán. Ông Lê Minh Khái, Phó Tổng KTNN lý giải, hoạt động đầu tư vài bất động sản và thị trường tài chính thực tế bắt đầu nổi cộm từ cuối năm 2007.Tại cuộc họp báo, một số ý kiến cho rằng KTNN nên cụ thể hóa doanh thu cũng như chi phí của các DNNK xăng dầu, bởi lẽ, trong khi giá dầu thô thế giới có phần giảm, thì giá trong nước vẫn tăng, thậm chí tăng với biên độ lớn. Ông Khái cho biết, do nguồn lực của KTNN có hạn nên hiện chỉ tập trung vào những TCty mà sản phẩm tác động trực tiếp đến giá thành hàng hóa hoặc chức năng nhiệm vụ liên quan tới những vấn đề trọng điểm, như Tập đoàn Than Khoáng sản, hay Tập đoàn Điện lực.Theo ông Lê Minh Khái, trong số các DNNN được kiểm toán, đa số đều hoạt động SXKD có lãi, bảo toàn được vốn nhà nước, mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Đối với Tập đoàn Điện lực VN, DNNN hoạt động đa ngành, trong đó hoạt động điều phối và cung cấp điện năng là chính, tổng lợi nhuận trước thuế đạt gần 4.400 tỷ đồng. Hầu hết các DN thành viên đều kinh doanh có lãi.Ngoài ra, theo KTNN, vấn đề quản lý nguồn vốn của các DNNN thực sự là “có vấn đề”. Tổng nợ phải trả của khối kinh tế chủ lực này được kiểm toán đến đầu năm 2008 là hơn 181.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn bình quân hơn 60%. Nhiều DN có tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn rất thấp, hoạt động SXKD chủ yếu bằng vốn vay, vốn chiếm dụng. Một số “tổng” khác như Khánh Việt, Địa ốc Sài Gòn, tuy số lãi theo báo cáo, trên 600 tỷ đồng, nhưng số nợ phải trả hơn 4.600 tỷ đồng, chiếm lần lượt là 40 và hơn 60% tổng nguồn vốn. Như vậy, mặc dù lợi nhuận trước thuế, theo báo cáo của kiểm toán, đạt gần 1.800 tỷ đồng, nhưng số nợ phải trả quá lớn.3. Báo điện tử VnMedia phản ánh: Tuy còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhưng Chữ ký số (CKS) có một vai trò quan trọng đối với tương lai của thương mại điện tử (TMĐT) và chính phủ điện tử (CPĐT), nhất là 3 trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay. Khẳng định này được đưa ra trong Hội thảo Chữ ký số do VCCI tổ chức sáng 23/7 tại Hà Nội.Theo ông Đào Đình Khả, Giám đốc trung tâm Chứng thực CKS quốc gia, hiện nay có nhiều ứng dụng CKS phù hợp cho doanh nghiệp. Điển hình là việc mã hóa bảo mật các thông tin số của doanh nghiệp, dùng CKS xác thực email trao đổi thông tin, kiểm soát truy cập vào các sàn thương mại điện tử và các đơn đặt hàng, ngân hàng điện tử, mua sắm trực tuyến, . Trên thực tế, CKS không chỉ được thực hiện cho các giao dịch điện tử trên mạng Internet mà còn qua hệ thống mạng viễn thông di động.Theo ông La Thế Hưng, Trưởng phòng An toàn thông tin thuộc Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC), dịch vụ VNPT-CA sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn CA quốc gia và quốc tế, luôn tuân theo các quy định của pháp luật. Dịch vụ còn là công cụ hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, cung cấp hạ tầng dịch vụ chứng thực CKS tin cậy ở Việt Nam và bảo vệ giao dịch trực tuyến cho các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp. II- NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TƯ PHÁP1. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh phản ánh: UBND tỉnh Long An vừa ban hành quyết định thành lập Trung tâm Hỗ trợ kết hôn, trực thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh. Theo quyết định này, Trung tâm Hỗ trợ kết hôn có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch.Đây là trung tâm đầu tiên ở Long An tổ chức tư vấn và hỗ trợ quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo nguyên tắc nhân đạo, phi lợi nhuận, được nhận thù lao để trang trải chi phí cần thiết.Báo cũng phản ánh: Ngày 23-7, lần đầu tiên Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến giao ban công tác tư pháp sáu tháng đầu năm 2009.Một trong những nội dung được các đại biểu thảo luận nhiều là vấn đề xã hội hóa hoạt động công chứng. “Các văn phòng công chứng (VPCC) do các công chứng viên đứng ra thành lập hoạt động tương đối nề nếp, ổn định và có hiệu quả. Nhưng những văn phòng của công chứng viên từ các lĩnh vực nghề nghiệp khác chuyển sang, về độ chính xác trong hoạt động “chứng” của những văn phòng này chúng tôi thấy chưa thật yên tâm” - Giám đốc Sở Tư pháp TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Sơn nói.4 Đồng tình, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Ngô Minh Hồng nhận xét, hoạt động “chứng” của những công chứng viên mới được Bộ Tư pháp bổ nhiệm “có rất nhiều vấn đề”. “Công chứng viên xác định dạng thừa kế sai bét, từ hàng thừa kế thứ ba cho nhảy phắt lên hàng thừa kế thứ hai, trong khi đây là kiến thức rất cơ bản của sinh viên luật” - bà Hồng dẫn chứng. Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Nguyễn Văn Hiến lại băn khoăn: “VPCC hiện nay thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Lên mạng Internet có thể dễ dàng tìm thấy những quảng cáo phục vụ 24/24 giờ của các VPCC. Tôi cho rằng quảng cáo như vậy là không đúng và cần có sự can thiệp”. Vị này cũng phản ánh tình trạng xảy ra ở Vũng Tàu, công chứng viên có xe ôtô, máy vi tính, máy in phục vụ ngay bất cứ chỗ nào khách hàng cần, chỉ việc điền tên vào, đóng dấu, người có nhu cầu có thể ngay lập tức cầm trong tay bản công chứng. “Việc làm này tạo nên hình ảnh rất xấu” - ông Hiến nhận định.Theo dự thảo báo cáo sơ kết của Bộ Tư pháp, “một số nơi có biểu hiện công chứng không đúng quy định, trục lợi cá nhân”. Vấn đề hiện nay là chưa có đủ chế tài xử lý công chứng viên sai phạm. “Luật Công chứng quy định công chứng viên bị miễn nhiệm trong trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm. Thế nhưng Nghị định 76 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp lại chỉ quy định việc xử phạt đối với hành vi của người yêu cầu công chứng vi phạm pháp luật chứ không quy định xử phạt đối với hành vi sai pháp luật của công chứng viên” - giám đốc Sở Tư pháp TP Đà Nẵng góp ý.2. Báo điện tử Vnexpress có bài Chưa “quản” được Văn phòng công chứng. Bài báo phản ánh: Sau 2 năm ra đời, việc xã hội hóa hoạt động công chứng triển khai chưa thống nhất, đồng bộ; một số nơi có biểu hiện công chứng không đúng quy định, trục lợi cá nhân. Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa có quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng, cũng như giải pháp hữu hiệu để quản lý hoạt động của các văn phòng.Điển hình là Hà Nội phát triển quá "nóng" việc thành lập các văn phòng công chứng dẫn đến tình trạng phân bố không đồng đều. Trong 10 tháng đã có 39 văn phòng xuất hiện, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, chủ yếu đặt tại quận Đống Đa, Cầu Giấy . Do vậy, địa phương này 5 đã phải tạm dừng việc cấp phép thành lập văn phòng công chứng để hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể.Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết, do đặc thù riêng nên việc ra đời các văn phòng công chứng phải căn cứ nhu cầu của dân, mật độ bố trí các địa điểm . "Nếu văn phòng hoạt động không hiệu quả dẫn đến việc giải thể thì sẽ gây ra nhiều vấn đề phức tạp . chứ không đơn giản chỉ như giải thể một doanh nghiệp", ông Liên lo ngại. Do vậy, thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tập trung chỉ đạo việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án quy hoạch phát triển nghề công chứng ở địa phương, đảm bảo dự báo chính xác tình hình phát triển kinh tế xã hội để có định hướng lâu dài trong phát triển nghề công chứng.Hôm qua, lần đầu tiên Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến tại 7 điểm cầu trên cả nước. Tính đến 22/7, Bộ đã hoàn thành và trình 16 trong 19 văn bản, đề án thuộc thẩm quyền ban hành, phê duyệt của Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng (đạt 84,2%). Bộ đã tiếp nhận 2.180 văn bản do các bộ, ngành, địa phương gửi để kiểm tra theo thẩm quyền; phát hiện hơn 10% có dấu hiệu trái pháp luật. Các địa phương 6 tháng qua đã cấp đăng ký kết hôn cho gần 400.000 cặp vợ chồng, hơn 900.000 trường hợp đăng ký khai sinh. Hoạt động bán đấu giá tài sản dần đi vào nền nếp với khoảng 1.750 số cuộc thực hiện thành công, thu phí đấu giá khoảng 10 tỷ đồng .3. Báo Sài Gòn giải phóng có bài “Nhức nhối lãng phí nhà đất công - Bài 2: “Bó tay” vì… thiếu cơ sở pháp lý?. Bài báo phản ánh: Hàng ngàn doanh nghiệp không có đất, hàng loạt dự án công trình công cộng còn nằm trên giấy vì chưa có mặt bằng triển khai trong khi vẫn còn hàng triệu mét vuông đất đang bị bỏ hoang, chiếm dụng trái phép. Thế nhưng, khi đề cập đến việc đòi lại các nhà, đất đã có địa chỉ quá rõ ràng này thì hầu hết câu trả lời của các đơn vị quản lý là: Khó.Thông tin từ ông Trương Thanh Phong, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam đã “gây sốc” nhiều người: Đơn vị có 26 cơ sở nhà, đất bị lấy đi hồi nào hoặc bị giải tỏa khi nào cũng không rõ. Đặc biệt, có 8 cơ sở nhà đất cấp cho cán bộ đơn vị, sau đó được các cơ quan chức năng bán hóa giá, khi đơn vị kiểm tra lại mới biết đất công đã thành đất tư. Cụ thể là: kho Tân Quy (tỉnh lộ 8 xã Tân Thạnh Đông huyện Củ Chi) với diện tích đất 11.000m², diện tích sàn sử dụng 480m² đã vào tay một đơn vị khác từ năm 1993, nhưng trên 6 giấy tờ thì kho này vẫn do Tổng công ty Lương thực miền Nam quản lý. Nhà số 286 Điện Biên Phủ (phường 17 quận Bình Thạnh) được Công ty Lương thực TPHCM giao cho bà T. từ năm 1990 để ở. Sau đó, bà T. tự ý liên hệ với các cơ quan chức năng để hợp thức hóa căn nhà trên không thông qua công ty. Ngày 18-4-2002, bà T. được UBND TPHCM cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Tương tự như vậy là trường hợp các địa chỉ: 169 Calmette (quận 1), 134 Cách Mạng Tháng Tám (phường 12, quận Tân Bình) .Còn các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì tự ý đem đất công chia cấp cho những cán bộ lãnh đạo các phòng, ban thuộc công ty. Đó là khu đất số 4-6 Nguyễn Siêu (phường Bến Nghé, Q.1) ngoài một phần làm văn phòng, phần còn lại đơn vị đã tự ý chia cấp cho 59 hộ cán bộ công nhân viên ngành điện làm nhà ở. Một khu đất khác diện tích hơn 2.000m² tại số 122 đường Phạm Thế Hiển (phường 2, quận 8) nay cũng đã biến thành nơi ở của 9 hộ gia đình cán bộ công nhân viên. Báo cáo với Ban Chỉ đạo TPHCM về phòng chống tham nhũng, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Giám đốc Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP (đơn vị được giao 1.068 khu đất với tổng diện tích gần 435.000m² nhưng cho thuê trái luật 2.366m²) thống kê: Công ty Phát hành sách khu vực 2 thuê địa chỉ 140B Nguyễn Văn Trỗi quận Phú Nhuận nhưng trong quá trình sử dụng đã bố trí cho 5 hộ ở, trong đó có một hộ là nguyên Giám đốc Công ty Phát hành sách Khu vực 2; Trung tâm Dịch vụ Thương mại Nông nghiệp phía Nam thuê địa chỉ 90G Trần Quốc Toản quận 3 nhưng bố trí một phần diện tích cho nhân viên ở…Điều đáng nói là dù được thuê nhà đất nhưng hầu hết các đơn vị sau khi hết hạn thuê thì cũng không có ý định trả lại mà dùng đủ mọi áp lực để sở hữu khu đất. Khi thực hiện phương án xử lý nhà, đất theo chỉ đạo của UBND TP, Công ty Kho bãi đã tổ chức thu hồi các kho bãi đang cho thuê để triển khai bán, chuyển giao, chuyển mục đích . theo phương án được thành phố phê duyệt, nhưng đa số các doanh nghiệp đã phản ứng không chịu giao trả, khiến công ty phải chuyển một số trường hợp ra tòa để giải quyết. Điển hình là cơ sở nhà đất 49 Pasteur, 15 Lương Ngọc Quyến, 481 Ba Đình (quận 8) .Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP cho Chi nhánh Công ty Xuất nhập khẩu Hải Phòng thuê địa chỉ số 6 Nguyễn Tri Phương quận 5 nhưng trong quá trình sử dụng không thanh toán tiền thuê nhà, công ty đã khởi kiện ra TAND 7 quận 5 từ tháng 10-2006 vẫn chưa được thụ lý. Từ đó đến nay, đơn vị này vẫn mặc nhiên khai thác, sử dụng nhà. Công ty Phát triển Kỹ thuật TP thuê mặt bằng số 9 Lý Chính Thắng quận 3 nhưng nợ tiền thuê nhà và bố trí cho người khác vào ở, công ty khởi kiện tại TAND quận 3 nhưng vẫn không được thụ lý. Tương tự là Công ty Công trình Giao thông 60 thuê mặt bằng 20-20C Trần Hưng Đạo dù TAND quận 5 đã tuyên nhưng vẫn không trả lại nhà.UBND TPHCM đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng, nếu phát hiện các đơn vị được giao quản lý, sử dụng đất công sử dụng không đúng mục đích phải kiên quyết thu hồi. Thế nhưng có nhiều trường hợp sai phạm rành rành, nhưng việc xử lý thì “khó!” - như nhận định của ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP.Ông Kiệt phân tích: Luật Đất đai quy định rõ là đơn vị sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí thì quyền thu hồi là của địa phương. Thế nhưng, trong thực tế thì không đơn giản như vậy. Vì theo quy định hiện nay, TP chỉ được quyết định đối với những trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng đất, còn quyền thu hồi đất lại thuộc vào Bộ Tài chính. Đặc biệt, pháp luật đất đai quy định thủ tục thu hồi đối với đất do vi phạm phải có kết luận của thanh tra hoặc muốn thu hồi đất của các tập đoàn, tổng công ty quản lý, sử dụng thì lại “dính” sự can thiệp của các bộ, ngành ở trung ương.Lý giải tình trạng các doanh nghiệp nhà nước được thuê đất rồi cho thuê lại, Sở TN-MT cho rằng một phần là do giá thuê còn nặng tính bao cấp, giá thuê thấp hơn giá thị trường. Bên cạnh đó còn do những đặc quyền, đặc lợi, thiếu trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là những doanh nghiệp do trung ương quản lý. Về nguyên nhân bỏ trống và đầu tư chậm, sở này cho rằng giá thuê đất còn thấp nên dù bỏ trống, doanh nghiệp sử dụng đất cũng không cảm thấy bị áp lực nhiều về tài chính.4. Báo Đại đoàn kết trên mục Bạn đọc có bài Xung quanh việc giải quyết khiếu nại, tố cáo: “Thời hiệu” làm dân nản lòng. Bài báo phản ánh: Luật Khiếu nại tố cáo tại điều 36 quy định rõ việc khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong vòng 30 ngày, có chiếu cố nơi xa xôi khó khăn là 45 ngày.Luật Khiếu nại tố cáo tại điều 36 quy định rõ việc khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong vòng 30 ngày, có chiếu cố nơi xa xôi khó khăn là 45 ngày. Quá thời hạn đó thì không có quyền khiếu nại gọi là “ hết thời 8 hiệu”. Thời gian qua, quy định nói trên là một chiêu thức để cơ quan công quyền dựa vào đó giải quyết khiếu nại và từ chối giải quyết, rũ bỏ trách nhiệm về những hành vi và quyết định sai trái ở các cơ quan hành chính nhà nước và của cán bộ công quyền. Việc từ chối đúng thì không có vấn đề, người dân không dám kêu. Điều đáng nói là họ cố tìm cách đẩy người bị xâm hại quyền lợi vào cái bẫy “thời hiệu” đó. Sự hạch sách, đòi giấy tờ nọ, hồ sơ kia để chạy được đủ thì đã . hết thời hiệu.Một chiêu thức khác là Luật Khiếu nại tố cáo quy định về thời hiệu là với khiếu nại lần đầu. Họ lờ đi hai chữ lần đầu kia. Cho nên dù đã khiếu nại lần đầu mà họ không giải quyết đúng luật thì sau khi chờ đợi đem ra khiếu nại tiếp cũng bị họ mang hai chữ “thời hiệu” ra làm cái cớ để từ chối! Nhiều người dân nản lòng, đã bỏ cuộc.Trong luật Khiếu nại tố cáo, có quy định thời hạn 10 ngày phải xử lý hồ sơ khiếu nại bằng những việc làm cụ thể. Song điều đó lại không được người có thẩm quyền quan tâm. Rất nhiều vị có thể vì bận nhiều việc quá . quên khuấy đi, có khi kéo dài gấp nhiều lần thời gian quy định. Họ không thực hiện chức trách của mình nhưng không ai nhắc đến hai chữ “thời hiệu”. Luật Khiếu nại tố cáo đang được Thủ tướng yêu cầu các Bộ ngành . tổng kết việc thi hành. Rất nên xem lại hai chữ “thời hiệu” và cách hành xử chưa bình đẳng trong việc thi hành quy định này. Cần xử lý những kẻ cố tình lợi dụng quyền lực, giải thích sai trái các quy định luật pháp và dùng nó làm bình phong che chắn cho những kẻ xấu trong bộ máy công quyền vì nhiều lý do tế nhị và không tế nhị.Vì lẽ đó, tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo không thể biến chuyển và nói chung công cuộc phòng chống tham nhũng không thể có hiệu quả cao nếu không phá bỏ những rào cản, những bình phong như đã nêu.Trên đây là điểm báo sáng ngày 24/7/2009, Văn phòng xin báo cáo Lãnh đạo Bộ./.Nơi nhận:- Bộ trưởng;- Các thứ trưởng;- Lưu TH.VĂN PHÒNG BỘ9 . Tự do - Hạnh phúcHà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2009ĐIỂM TIN BÁO CHÍ SÁNG NGÀY 24/7/2009Trong buổi sáng ngày 24/7/2009, một số báo chí đã có bài phản ánh. những rào cản, những bình phong như đã nêu.Trên đây là điểm báo sáng ngày 24/7/2009, Văn phòng xin báo cáo Lãnh đạo Bộ./.Nơi nhận:- Bộ trưởng;- Các thứ trưởng;-

Ngày đăng: 16/01/2013, 10:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan