Tiểu luận: Các phương pháp tối ưu trong đo lường và quản trị rủi ro tài chính sau khủng hoảng 2008

23 993 0
Tiểu luận: Các phương pháp tối ưu trong đo lường và quản trị rủi ro tài chính sau khủng hoảng 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài luận tiến hành trao đổi về việc ứng dụng các mô hình đo lường rủi ro trong thực tiễn - tiêu biểu là các mô hình Var - để từ đó tìm ra phương pháp tối ưu nhất cho công tác quản trị rủi ro doanh nghiệp. Sau khi thảo luận, chúng tôi đưa ra kết luận rằng, không có công cụ đo lường nào là ưu việt nhất có thể dự báo chính xác các biên động của thị trường. Phương pháp tối ưu nhất cho công tác quản trị rủi ro doanh nghiệp đó chính là việc kết hợp các mô hình đo lường một cách linh hoạt cùng với chứ không đơn thuần dựa trên kết quả của một mô hình đơn nhất.

1 Bài luận: Các phương pháp tối ưu trong đo lường quản trị rủi ro tài chính sau khủng hoảng 2008 GVHD : TS.NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO KHOA : Tài Chính Doanh Nghiệp LỚP : Ngày 2 KHÓA : 21 NHÓM : 24 Nguyễn Quang Sơn Vũ Thị Giang Nguyễn Thành Ân 33 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 2  3 Các phương pháp tối ưu trong đo lường quản trị rủi ro tài chính sau khủng hoảng 2008 Lời tựa Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã đi qua nhưng những dư chấn nặng nề mà nó để lại vẫn còn tiếp tục kéo dài cho đến ngày hôm nay. Cụ thể, khủng hoảng 2008 đã gây ra các tác động hết sức tiêu cực đến mọi mặt của nền kinh tế nói chung cũng như thị trường vốn nói riêng dẫn đến sự sụp đổ hệ thống của hang loạt các tập đoàn kinh tế hùng mạnh. Chính vì thế, vấn đề quản trị rủi ro tài chính ngày càng trở nên quan trọng trong các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp các mô hình quản trị rủi ro nhanh chóng trở thành một trong những vấn đề nóng của giới tài chính. Bài luận tiến hành trao đổi về việc ứng dụng các mô hình đo lường rủi ro trong thực tiễn - tiêu biểu là các mô hình Var - để từ đó tìm ra phương pháp tối ưu nhất cho công tác quản trị rủi ro doanh nghiệp. Sau khi thảo luận, chúng tôi đưa ra kết luận rằng, không có công cụ đo lường nào là ưu việt nhất có thể dự báo chính xác các biên động của thị trường. Phương pháp tối ưu nhất cho công tác quản trị rủi ro doanh nghiệp đó chính là việc kết hợp các mô hình đo lường một cách linh hoạt cùng với chứ không đơn thuần dựa trên kết quả của một mô hình đơn nhất. 4 I. Đặt vấn đề Ngày nay, việc ứng dụng những mô hình VaR trong quản trị rủi ro thị trường vốn đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu giới thực tế. Tuy nhiên, sự thảo luận trên chủ đề này vẫn đang trong tranh cãi chưa có một mô hình VaR nào được phát triển có khả năng cung cấp những con số dự báo rủi ro mất vốn chính xác so sánh với sự biến thiên của giá trị danh mục thị trường. Nguyên nhân chínhdo VaR hầu như chỉ được nghiên cứu khảo sát dưới những điều kiện thị trường ổn định. Kết quả là, dưới những điều kiện khá lý tưởng này, những mô hình VaR đã cung cấp kết quả dự báo rủi ro của danh mục thị trường tương đối chính xác. Tuy vậy, trong những giai đoạn thị trường dao động mạnh, một số nghiên cứu trước đây đã tìm thấy rằng những mô hình VaR không hoàn toàn hoạt động tốt, thậm chí sự chênh lệch so với thực tế là rất lớn. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây chính là động lực để tác giả tiếp tục tìm thêm bằng chứng làm sáng tỏ phần nào những tranh luận này. Theo đó, một số câu hỏi nghiên cứu trước hết cần được đặt ra: 1.Có hay không những mô hình VaR được lựa chọn hoạt động hiệu quả trong suốt khoảng thời gian thị trường dao động mạnh vừa qua; 2.Mô hình thích hợp nhất nên được ứng dụng để đo lường VaR; Vấn đề chính mà chúng tôi sẽ trao đổi chủ yếu trong bài luận này sẽ liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của các mô hình Var gồm: Phân phối chuẩn; độ tin cậy; việc sử dụng phương pháp ước lượng trong thống kê kinh tế lượng để ước lượng các tham số đặc trưng của mô hình Var; khoảng thời gian đo lường thích hợp. Từ đó, chúng tôi tiến hành đánh giá liệu rằng có phải chính những giả định đằng sau những mô hình này sẽ làm sai lệch các kết quả hay không nếu vậy thì chúng ta sẽ giải quyết thế nào trong trường hợp này. Để minh họa cho vấn đề, chúng tôi sẽ đưa vào thảo luận bốn mô hình: mô phỏng lịch sử, riskmetics, mô phỏng monte carlo, thuyết cực trị - EVT. Sau đó, chúng tôi thực hiện một ví dụ minh họa về vệ việc báo Var 5 bằng bốn mô hình trên tiến hành kiểm định hậu nghiệm để xem thử liệu rằng có phương án nào thật sự tối ưu hay không? 6 II. Cơ sở lý thuyết 2.1 Khái niệm chung về VaR Thuật ngữ giá trị rủi ro – VAR đã được sử dụng rộng rãi thực sự trở thành một khái niệm quan trọng trong khoa học kinh tế từ sau sự kiện thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1987. VaR là một phương pháp đo lường khoản lỗ tiềm năng cho một công ty, một quỹ, một danh mục, một giao dịch, hay một chiến lược tài chính. Nó thường thể hiện bằng phần trăm hay bằng đơn vị tiền. Bất kể tại vị thế nào có thể gây ra lỗ cũng là mục tiêu để tính bằng phương pháp đo lường VaR. VaR thường được dùng nhiều để đo lường mức lỗ trong rủi ro thị trường, nhưng nó cũng có thể được dùng để đo lường rủi ro tín dụng một số loại rủi ro khác. Chúng ta hiểu rằng VaR là một cách đo lường rủi ro dựa trên xác suất của khả năng lỗ giới hạn. Định nghĩa này là rất chung chung. Tuy nhiên, nếu nói một cách ràng hơn, giá trịrủi ro là một ước lượng của mức lỗ (số tiền tối thiểu bị lỗ) mà chúng ta kì vọng vượt quá với một xác suất cho sẵn trong một thời kì cụ thể nào đó. Hình 1.3 : Minh họa VaR trong phân phối TSSL danh mục Ta xem xét ví dụ sau về VaR của một danh mục đầu tư: VaR của 1 danh mục là 1.5 triệu USD cho một ngày với xác suất là 0.05. Diễn tả lại bằng một cách khác: có 5% khả năng mà danh mục sẽ mất ít nhất 1.5 triệu USD trong một ngày, nghĩa là trên thực tế 1.5 triệu USD là mức thấp nhất bị lỗ. Với một sự quan tâm đáng kể, có thể diễn tả VaR với ý nghĩa xác 7 suất lớn nhất xảy ra: với xác suất 95% khoản lỗ không vượt quá 1.5 triệu USD nội trong một ngày. Cách hiểu này được biết đến nhiều trong thực hành về VaR thông qua việc sử dụng mức độ tin cậy: như ví dụ vừa rồi, chúng ta có thể nói rằng với độ tin cậy 95%, VaR cho 1 danh mục là 1.5 triệu USD cho một ngày (từ đó có thể suy ra 95% VaR của 1 ngày). Chúng ta thích thể hiện VaR như là một khoản lỗ nhỏ nhất với một xác suất cho sẵn. Cách tiếp cận này khá thận trọng, vì nó nhắc chúng ta nhớ rằng khoản lỗ có thể rất xấu. 2.2 Các thông số ảnh hưởng đến VaR Mặc dù VaR trở thành một tiêu chuẩn đánh giá thông dụng cho doanh nghiệp, nhưng nó có thể được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau, xây dựng một cách đo lường VaR thích hợp đòi hỏi người sử dụng phải quyết định rất nhiều trong cấu trúc tính toán. Ba thông số quan trọng nhất là phải lấy được một độ tin cậy, xác định khoảng thời gian đo lường VaR, chọn một cách tiếp cận xác định để mô hình hóa phân bố lời lỗ. - Mức độ tin cậy Xác suất được chọn thông thường là 0.05 hoặc 0.01 (tương đương với 95% hay 99% mức độ tin cậy). Sử dụng mức 0.01 dẫn đến một sự ước lượng VaR khá thận trọng, vì nó định ra con số mà tại mức nơi đáng lý ra chỉ có 1 % xác suất bị lỗ thì sẽ xấu hơn là mức VaR đã tính. Đây là sự đánh đổi, tuy nhiên, có phải ước lượng rủi ro VaR sẽ lớn hơn tại mức xác suất 0.01 so với tại mức xác suất 0.05? Trong ví dụ trên, chúng ta có thể tuyên bố rằng VaR là 2.1 triệu USD cho một ngày tại xác suất 0.01. Nhà quản trị rủi ro chọn mức xác suất 0.01 hay 0.05 ? Không có một quy luật nhất định nào để có thể kết luận rằng nên chọn mức xác suất này thay vì mức kia. Đối với danh mục, với đặc điểm rủi ro tập trung lớn, hai mức xác suất này sẽ cung cấp thông tin chính xác cần thiết. Tuy nhiên, đường phân phối lời lỗ có thể bao gồm chi tiết thông tin cho danh mục có rủi ro phân tán trong trường hợp này nhà quản trị có thể cần phải chọn một độ tin cậy cao hơn. 8 - Khoảng thời gian đo lường Quyết định quan trọng thứ hai đối với người sử dụng VaR là chọn được khoảng thời gian. VaR thường đo lường trên một ngày, nhưng khác lạ là khoảng thời gian dài thường thông dụng hơn. Các định chế ngân hàng thích chu kì thời gian 2 tuần. Nhiều công ty báo cáo VaR theo quý năm để thích hợp với chu kỳ báo cáo hoạt động kinh doanh. Ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu cơ, những nhà giao dịch (dealer) có vẻ thích đo lường VaR theo ngày, có lẽ vì vị thế của họ có mức luân chuyển vốn cao. Bất kể khoảng thời gian nào được chọn, nếu thời gian càng dài, con số VaR sẽ càng lớn vì trọng số của mức lỗ mong đợi thay đổi trực tiếp với thời gian dài mà nó đo lường. Một cá nhân hay một tổ chức chịu trách nhiệp quản trị rủi ro sẽ chọn khoảng thời gian riêng. - Đơn vị tiền tệ Giá trị tại rủi ro là một phương pháp đưa ra một cái nhìn tổng thể về rủi ro thông qua xác suất cả những tính toán định lượng. Nói cách khác, VaR là một sự đo lường bằng tiền về rủi ro. Như vậy, việc lựa chọn đơn vị tiền tệ là rất quan trọng để trả lời cho câu hỏi: “Số tiền mà tôi có thể bị lỗ trong một khoảng thời gian là bao nhiêu?”. 2.3 Các giả thiết của mô hình Thông thường giá trị rủi ro (VaR) phụ thuộc vào các giả định sau đây (trừ một số phương pháp tiếp cận VaR phi tham số có những điểm khác): Tính dừng: Một chuỗi được gọi là dừng nếu kỳ vọng, phương sai hiệp phương sai không thay đổi theo thời gian. Điều này cũng có nghĩa là phân bố xác suất của chuỗi là không thay đổi theo thời gian. Bước ngẫu nhiên: Một biến Yt được định nghĩa là một bước ngẫu nhiên nếu Y t = Y t -1 + u t mà trong đó u t là nhiễu trắng (có trung bình bằng không, phương sai không đổi hiệp phương sai bằng không). Giá trị không âm: Các tài sản nhất thiết phải là các giá trị không âm. Khoảng thời gian đo lường: VaR thường đo lường trên một ngày, nhưng khác lạ là khoảng thời gian dài thường thông dụng hơn. Các định chế ngân 9 hàng thích chu kì thời gian 2 tuần. Nhiều công ty báo cáo VaR theo quý năm để thích hợp với chu kỳ báo cáo hoạt động kinh doanh. Ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu cơ, những nhà giao dịch (dealer) có vẻ thích đo lường VaR theo ngày, có lẽ vì vị thế của họ có mức luân chuyển vốn cao. Bất kể khoảng thời gian nào được chọn, nếu thời gian càng dài, con số VaR sẽ càng lớn vì trọng số của mức lỗ mong đợi thay đổi trực tiếp với thời gian dài mà nó đo lường. Một cá nhân hay một tổ chức chịu trách nhiệp quản trị rủi ro sẽ chọn khoảng thời gian riêng. Phân phối chuẩn: Trong một số phương pháp tính VaR, thì giả thiết lợi suất tài sản tuân theo quy luật phân phối chuẩn, chỉ trừ một số phương pháp tiếp cận VaR phi tham số như Monte Carlo. 2.4 Các phương pháp ước tính VaR Trong thực tế các giả thiết để tính VaR thường xuyên bị vi phạm. Người ta luôn muốn tìm giá trị VaR, ước tính được giá trị này càng gần giá trị tổn thất trong thực tế nhất. Vì thế, các mô hình VaR dần được cải thiện để dần cải thiện cho các giả thiết bị vi phạm. Hiện nay có bốn phương pháp thông dụng nhất để tính VaR theo 2 cách tiếp cận : Cách tiếp cận phi tham số • Mô phỏng lịch sử (historical simulation) • Mô phỏng Monte Carlo Cách tiếp cận tham số • phương sai - hiệp phương sai (variance-covariance method) • RiskMetrics 2.4.1.1 Mô phỏng lịch sử (historical simulation) Mô phỏng lịch sử là đại diện nổi tiếng phổ biến nhất của cách tiếp cận này. Phương pháp đơn giản này đưa ra giả thuyết rằng sự phân bố tỷ suất sinh lợi trong quá khứ có thể tái diễn trong tương lai. Nói cụ thể, VaR được xác định như sau : 10 1. tính giá trị hiện tại của danh mục đầu tư 2. tổng hợp tất cả các tỷ suất sinh lợi quá khứ của danh mục đầu tư này theo từng hệ số rủi ro (giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất, vv) 3. xếp các tỷ suất sinh lợi theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất 4. tính VaR theo độ tin cậy số liệu tỷ suất sinh lợi quá khứ. Ví dụ : nếu ta có một danh sách bao gồm 1400 dữ liệu quá khứ (historical data) nếu độ tin cậy là 95%, thì VaR là giá trị thứ 70 trong danh sách này = (1 − 0.95) × 1400. Nếu độ tin cậy là 99% thì VaR là giá trị thứ 14. Ưu nhược điểm: Phương pháp lịch sử có thuận lợi là không có tham số (nghĩa là bao gồm cả chấp nhận phân phối xác suất nhỏ nhất), giúp cho người dùng tránh được tất cả những giả định về loại phân phối xác suất để phân bố TSSL. Tuy nhiên, bất lợi là phương pháp này dựa hoàn toàn vào sự kiện trong quá khứ, bất kể phân phối nào chiếm ưu thế trong quá khứ sẽ không ảnh hưởng đến tương lai. Đặc biệt, thời kì của những TSSL bất thường âm khá lớn sẽ khó có thể làm thông tin để đánh giá được tương lai. Vấn đề này cũng ảnh hưởng lên những phương pháp đo lường rủi ro khác, bao gồm cả phương pháp phân tích mô phỏng Monte Carlo, cả hai bị ảnh hưởng từ dữ liệu đầu vào, thường xuyên hay không thường xuyên, từ giá quá khứ liên quan của những chứng khoán trong danh mục. 2.4.1.2 Mô phỏng Monte Carlo Phương pháp thứ 3 được giới thiệu để tính VaR là phương pháp mô phỏng Monte Carlo. Về tống quát, mô phỏng Monte Carlo đưa ra những kết quả ngẫu nhiên nên ta có thể kiểm tra cái gì xảy ra sẽ tạo loại rủi ro như thế nào. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi cả trong nhiều ngành khoa học cũng như trong kinh doanh để phát hiện ra nhiều những vấn đề khác nhau. Trong thế giới tài chính những năm gần đây, đây đã trở thành một kĩ thuật cực kì quan trọng để đo lường rủi ro. Mô phỏng Monte Carlo sử dụng một phân phối xác suất cho mỗi biến số của lãi suất một kĩ thuật để đưa ra những kết quả ngẫu nhiên dựa [...]... thể cho chúng ta con số dự báo của mức lỗ tối đa Chính vì thế, một cách tiếp cận mới trong đo lường rủi ro thị trường của danh mục đó chính là thông qua việc sử dụng thước đo Tổn thất kỳ vọng (Expected Shortfall – ES) được đề cập trong thuyết cực trị EVT Trong mục này chúng ta sẽ tìm hiểu về thước đo rủi ro này các phương pháp ước lượng nó 2.4.2.1 Khái niệm Sau khi đã tính VaR của danh mục chúng ta... của những mô hình quản trị rủi ro thị trường vốn – Trường hợp của Var Models “ – Đặng Hữu Mẫn – Tạp chí khoa học công nghệ - số 5.2009 7 Luận Văn “Lý thuyết cực trị ứng dụng trong đo lường rủi ro tài chính – Lê Đức Thọ 8 Luận Văn “Ứng dụng Var trong việc xác định giá trị rủi ro đối với cổ phiếu trong thị trường chứng khoán Việt Nam” –- Trần Thế Hưng 9 Luận Văn “ Mô hình Var trong đầu tư cổ phiếu... (ES) của danh mục được là độ đo rủi ro bổ sung cho VaR nhưng ý nghĩa tầm quan trọng của nó trong quản trị rủi ro tài chính là rất Do cấu trúc phức tạp hơn VaR nên để tính toán, ước lượng ES cần phát triển các phương pháp phù hợp, đặc biệt khi ta đề cập tới danh mục có cấu trúc phức tạp như các danh mục của tổ chức tài chính, tín dụng 17 III Phương pháp nghiên cứu Trong phần ví dụ minh họa, chúng... hai phương pháp chính ước lượng ES: phương pháp tham số phi tham số Phương pháp tham số dựa trên giả định về phân phối của lợi suất r: chẳng hạn phân phối chuẩn, TStudent, Pareto tổng quát, Sau đó từ số liệu quá khứ của r, sử dụng các phương pháp ước lượng trong thống kê, kinh tế lượng (hợp lý tối đa, moment tổng quát, 16 ARCH, GARCH…) để ước lượng các tham số đặc trưng của phân phối suy ra các. .. Theory ( Thuyết Cực Trị ) Như ta đã biết , mô hình VaR được sử dụng khá phổ biến trong quản trị rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng của danh mục Tuy nhiên VaR có những hạn chế nhất định cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn đó là chỉ cho chúng ta biết được con số dự báo tối đa của khoản lỗ trong một mức độ tin cậy nào đó Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt dẫn nằm ngoài khoảng tin cậy, mô... sử mỗi hệ số rủi ro được phân bố chuẩn với kỳ vọng là giá trị của hệ số rủi ro ngày hôm nay từ một tập hợp số liệu thị trường mới nhất từ mô hình xác suất trên ta có thể tính mức biến động của mỗi hệ số rủi ro mối tương quan giữa các hệ số rủi ro 2.2 tái đánh giá danh mục đầu tư Vi trong kịch bản thị trường trên 2.3 ước tính tỷ suất sinh lợi (khoản lời/lỗ) ri = Vi − Vi−1 (giá trị danh mục... nghiệp một chiến lược quản trị chi tiết đầy đủ chứ không chỉ đơn thuần dựa trên một mô hình Var đơn nhất nào đó Chẳng hạn như việc sử dụng kết hợp mô hình EVT stress testing, cùng với đó thực hiện các kiểm định hậu nghiệm - back testing nhằm điều chỉnh các dự báo theo sát thực tế là có thể một trong những phương pháp các nhà quản trị rủi ro có thể tham khảo 22 Danh mục tài liệu tham khảo 1 Best... VaR tính trung bình (kỳ vọng) của các mức tổn thất này Ta có đi nh nghĩa sau: Tổn thất kỳ vọng của danh mục với độ tin cậy (1- α)100%, ký hiệu là ES(α), là đại lượng kỳ vọng có điều kiện: Nhờ một số tính chất ưu việt hơn VaR, việc sử dụng độ đo rủi ro ES thể hiện việc đo lường rủi ro đầy đủ hơn khi dùng VaR 2.4.2.2 Phương pháp thực nghiệm ước lượng ES Để thuận tiên trong phân tích thống kê tính... Như chúng ta đã biết, chính vì giả giả định phân phối chuẩn nên không thể nào các mô hình Var có thể dự báo một cách tương đối chính xác các sự kiện đặc biệt nằm ngoài khoảng tin cậy của chúng ta, hay nói cách khác là rơi vào phần đuôi của đường chuông phân phối chuẩn Do các dữ liệu phân tích bản thân nó đã không thật sự mang phân phối chuẩn, tuy nhiên các nhà quản trị rủi ro hoặc các nhà đầu tư đã cố... cho độ lớn của “ đuôi “ trong hàm phân phối Chính vì thế, điều này dấn đến những kết quả dự báo chính xác hơn cho các mô hình đã tiến hành lượng hóa độ lớn của cái “ đuôi” này Tuy nhiên, nói như vậy không đồng nghĩa với việc khẳng định thực sự tồn tại một mô hình Var tối ưu có thể dự báo chính xác hoàn toàn những biến động của tỉ suất sinh lợi trong tương lai Các nhà quả trị rủi ro cần phải hoạch định . GVHD : TS.NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO KHOA : Tài Chính Doanh Nghiệp LỚP : Ngày 2 KHÓA : 21 NHÓM : 24 Nguyễn Quang Sơn Vũ Thị Giang Nguyễn Thành Ân 33 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN BỘ GIÁO

Ngày đăng: 28/04/2014, 16:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan