Công tác bảo vệ môi trường trong các công trình thủy lợi

5 1.3K 10
Công tác bảo vệ môi trường trong các công trình thủy lợi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. Đánh giá kết công tác bảo vệ môi trường trong các công trình thủy lợi (CTTL) giai đoạn 2006 – 2010. 1- Hiện trạng về ô nhiễm trong các hệ thống CTTL do nước thải:

CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Tổng cục Thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và PTNT I. Đánh giá kết công tác bảo vệ môi trường trong các công trình thủy lợi (CTTL) giai đoạn 2006 – 2010. 1- Hiện trạng về ô nhiễm trong các hệ thống CTTL do nước thải: + Hầu hết hệ thống CTTL đều đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. + Tình trạng ô nhiễm trên các hệ thống thủy nông rất phức tạp và luôn biến động theo không gian và thời gian, phụ thuộc rất lớn vào các nguồn thải trên hệ thống cũng như việc vận hành của các công trình trên hệ thống. + Các nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm cho các hệ thống thủy nông bao gồm: ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt tập trung; ô nhiễm do các làng nghề trên hệ thống; ô nhiễm do khu công nghiệp; mực nước đầu vào trên hệ thống qua thấp. + Kết quả khảo sát đo đạc trên hệ thống CTTL qua các năm cho thấy tình trạng ô nhiễm chất lượng nước ngày càng tăng lên qua các năm tuy nhiên xu hướng tăng lên qua các năm chưa rõ nét. + Chất lượng nước không đảm bảo chủ yếu bởi các yếu tố chính như hàm lượng chất hữu cơ cao, nhu cầu oxy sinh học, hoá học cao, hàm lượng các chất chứa N và P, hàm lượng vi khuẩn là khá lớn. + Việc vận hành hệ thống không hợp lý cũng sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm thêm trầm trọng như vào các tháng ít nước. + Tình trạng mực nước trên sông quá thấp nên lưu lượng nước đưa vào công trình đầu mối quá thấp không đủ khả năng pha loãng nước thải tại một số hệ thống. 2- Hiện trạng về ô nhiễm trong các hệ thống CTTL do rác thải: + Hệ thống thuỷ lợi bị gây ô nhiễm rất lớn từ rác thải: Rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, y tế,… + Lượng rác thải khi đổ vào các hệ thống sông ngòi, ao hồ, công trình thuỷ lợi đã gây ô nhiễm mạnh, gây bồi lấp làm co hẹp dòng chảy đã dẫn đến tình trạng không đáp ứng được nhu cầu nước của các công trình. + Quản lý rác thải xả vào các hệ thống thuỷ lợi vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết. Một trong những lý do là hầu hết rác thải đều đổ ra từ các khu dân cư và do ý thức của người dân, đặc biệt là những khu vực chưa có bãi rác tập trung. Để giải quyết triệt để vấn đề này cần phải giải quyết tại nguồn phát thải. Đây là vấn đề liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp đặc biệt là ngành Tài nguyên và Môi trường. 3- Mặt được và chưa được: Đã làm được: + Đã ban hành một số văn bản về quản lý chất lượng nước trong hệ thống công trình Thuỷ lợi. + Điều tra đánh giá ô nhiễm nước trong một số hệ thống thuỷ lợi vùng triều khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đề xuất giải pháp. + Tổng hợp, đánh giá môi trường nước trong các hệ thống thuỷ lợi lớn khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Chưa làm được: + Các văn bản về quản lý chất lượng nước trong hệ thống CTTL còn ít, còn thiếu và không đáp ứng nhu cầu hiện nay. + Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các CTTL cho đến thời điểm hiện nay vẫn do Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quản lý tất cả các công việc từ khâu xây dựng kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ môi trường. Sau khi có quyết định số 3122/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phân cấp quản lý nhiệm vụ Khoa học, Công nghệ và Môi truờng cho 3 Tổng cục; Việc phân cấp quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh vực thủy lợi rất hạn chế. Tổng cục chỉ được bàn giao quản lý một đề tài. Kinh phí được giao cho triển khai công tác môi trường bằng kinh phí của Cục Thuỷ lợi cũ (xem phụ lục 1) nên rất khó hoàn thành công tác quản lý môi trường ngành. + Tổng cục được giao nhiệm vụ thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường và Đánh giá môi trường chiến lược nhưng thực tế nhiệm vụ này không được triển khai vì các dự án Thuỷ lợi hầu hết do Bộ phê duyệt; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện nhiệm vụ này. + Kinh phí quản lý môi trường không được giao nên không thể triển khai các công tác quản lý nhà nước về môi trường. II. Định hướng bảo vệ môi trường, giải pháp thực hiện giai đoạn 2011-2015 + Tiếp tục đánh giá ô nhiễm môi trường tại các hệ thống công trình thuỷ lợi lớn trên phạm vi toàn quốc. + Giám sát đánh giá ô nhiễm môi trường tại các hồ chứa nước đặc biệt là các hồ phục vụ đa mục tiêu. + Quản lý các nhiệm vụ môi trường Ngành theo sự phân công của Bộ. III. Kiến nghị: + Đề nghị Bộ bố trí kinh phí cho công tác quản lý môi trường năm 2011 cho Tổng cục, để Tổng cục thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường. + Đề nghị Bộ sớm sửa đổi các văn bản không phù hợp với quyết định số 3122/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phân cấp quản lý nhiệm vụ Khoa học, Công nghệ và Môi truờng cho 3 Tổng cục./. PHỤ LỤC: NHIỆM VỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BỘ GIAO THỰC HIỆN TT Tên nhiệm vụ Năm thực hiện Kinh phí (tr.đ) Kết quả đạt được 1 Theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 về tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch. 2008 50 Đánh giá độc lập tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 về tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch. Kiến nghị điều chỉnh kế hoạch những năm tiếp theo 2 Tổng hợp, đánh giá môi trường nước trong các hệ thống thuỷ lợi lớn khu vực đồng bằng Bắc Bộ. 2009 200 Đánh giá được hiện trạng môi trường nước trong các hệ thống thuỷ lợi lớn khu vực đồng bằng Bắc Bộ phục vụ công tác quản lý môi trường ngành nông nghiệp nói chung và ngành thuỷ lợi nói riêng. 3 Điều tra đánh giá ô nhiễm nước trong hệ thống thuỷ lợi vùng triều khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đề xuất giải pháp. 2010 200 Đánh giá ô nhiễm môi trường các hệ thống Thuỷ lợi ven biển, đã đánh giá được mức độ ô nhiễm hệ thống Thuỷ lợi Đa Độ. Đã đề xuất các giải pháp xử lý giảm ô nhiễm môi truờng tại hệ thống này. 4 Xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ môi trường nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ dân sinh, kinh tế sản xuất thủy sản và nông nghiệp sạch. 2011 150 Đánh giá ô nhiễm nước trong hệ thống thuỷ lợi sông Chu. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ môi trường nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ dân sinh, kinh tế sản xuất thủy sản và nông nghiệp sạch. Hội thảo bảo vệ môi trường ngành thủy lợi. Kiểm tra môi trường trong hệ thống công 50 Hội thảo bảo vệ môi trường ngành thủy lợi. Kiểm tra môi trường trong hệ thống công trình thủy lợi. Họp hội đồng xây dựng, đánh giá các nhiệm trình thủy lợi. Họp hội đồng xây dựng, đánh giá các nhiệm vụ môi trường. vụ môi trường. . CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Tổng cục Thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và PTNT I. Đánh giá kết công tác bảo vệ môi trường trong các. thảo bảo vệ môi trường ngành thủy lợi. Kiểm tra môi trường trong hệ thống công 50 Hội thảo bảo vệ môi trường ngành thủy lợi. Kiểm

Ngày đăng: 15/01/2013, 16:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan