bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường

22 1.2K 0
bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUYẾT ĐỊNH Về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------------------------------- Số: 22/2006/QĐ-BTNMT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHỈA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------------------- Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2006 QUYẾT ĐỊNH Về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường ---------------------------------- BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sau khi thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ về việc thay thế các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Công văn số 2907/BKHCN-TĐC ngày 30 tháng 10 năm 2006); Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tạo Quyết định số 1696/QĐ- BKHCN ngày 28 tháng 7 năm 2006: -TCVN 5937:2005 - Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. -TCVN 5938:2005 – Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. -TCVN 5939:2005 – Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. -TCVN 5940:2005 – Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. -TCVN 5945:2005 – Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải. Điều 2. Áp dụng cột B, Bảng 1 TCVN 5939:2005, hệ số vùng (Kv) và hệ số lưu lượng nguồn thải (Kp) đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ xây dựng mới. Áp dụng cột A, Bảng 1 TCVN 5939:2005, hệ số vùng (Kv) và hệ số lưu lượng nguồn thải (Kp) đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2003 đến thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành. Áp dụng cột A, Bảng 1 TCVN 5939:2005 đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2003. Áp dụng cột B, Bảng 1 TCVN 5939:2005, hệ số vùng (Kv) và hệ số lưu lượng nguồn thải (Kp) đối với tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Giá trị hệ số, phương pháp tính nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Quyết định này. Điều 3. Áp dụng hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận (Kp) và hệ số lưu lượng nguồn thải (Kf) đối với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp TCVN 5945:2005. Giá trị các hệ số, phương pháp tính nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm được quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này. Điều 4. Bãi bỏ áp dụng các tiêu chuẩn TCVN 5937:1995, TCVN 5938:1995, TCVN 5939:1995, TCVN 5940:1995, TCVN 5945:1995, TCVN 6980:2001, TCVN 6981:2001, TCVN 6982:2001, TCVN 6983:2001, TCVN 6984:2001, TCVN 6985:2001, TCVN 6986:2001, TCVN 6987:2001, TCVN 6991:2001, TCVN 6992:2001, TCVN 6993:2001, TCVN 6994:2001, TCVN 6995:2001 và TCVN 6996:2001 trong Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. BỘ TRƯỞNG Mai Ái Trực đã ký PHỤ LỤC 1 QUY ĐỊNH HỆ SỐ LƯU LƯỢNG NGUỒN THẢI (Kp), HỆ SỐ VÙNG (Kv) VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH NỒNG ĐỘ TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP (Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) 1.Công thức tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp Nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiểm trong khí thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường không khí được tính như sau: C max = C x Kp x Kv Trong đó: C max là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiểm trong khí thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường không khí, tính bằng miligam trên mét khối khí thải ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm 3 ); C là giá trị nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5939:2005; Kp là hệ số theo lưu lượng nguồn thải; Kv là hệ số vùng, khu vực, nơi có cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ. 2.Giá trị hệ số Kp Giá trị hệ số Kp được quy định tại Bảng 1A dưới đây. Bảng 1A: Giá trị hệ số Kp ứng với lưu lượng nguồn thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải vào môi trường không khí. Lưu lượng nguồn thải Đơn vị tính: mét khối/giờ (m 3 /h) Giá trị hệ số Kp P ≤ 20.000 1 20.000≤ P ≤ 100.000 0,9 P > 100.000 0,8 P là tổng lưu lượng các nguồn khí thải của một cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải vào môi trường không khí. 3.Giá trị hệ số Kv Giá trị hệ số Kv được quy định tại Bảng 2A dưới đây. Bảng 2A: Giá trị hệ số Kv ứng với các vùng, khu cực có cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ. Phân vùng Giá trị hệ số Kv Vùng 1 Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1) ; rừng đặc dụng (2) ; cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02km. 0,6 Vùng 2 Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1) ; vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 02km; cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02km. 0,8 Vùng 3 Khu công nghiệp; đô thị loại V (1) ; vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 02km; cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02km (4) . 1,0 Vùng 4 Nông thôn. 1,2 Vùng 5 Nông thôn miền núi. 1,4 Chú thích: (1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. (2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: Vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. (3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng. (4) Trường hợp cơ sở sản xuất có khoảng cách đến ranh giới 02 vùng trở lên nhỏ hơn 2km thì áp dụng hệ số khu vực Kv tương ứng ưu tiên lần lượt theo các vùng 1, 2, 3, 4 và 5 (Kv tương ứng là 0,6; 0,8; 1; 1,2 và 1,4). PHỤ LỤC 2 QUY ĐỊNH HỆ SỐ LƯU LƯỢNG NGUỒN THẢI (Kf), HỆ SỐ LƯU LƯỢNG / DUNG TÍCH NGUỒN TIẾP NHẬN (Kq) VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH NỒNG ĐỘ TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP (Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) 1.Công thức tính nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp a)Nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra các vực nước được tính như sau: C max = C x Kq x Kf Trong đó: C max là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiểm trong nước thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra các vực nước, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l); C là giá trị nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945:2005; Kq là hệ số theo lưu lượng / dung tích nguồn tiếp nhận nước thải. Kf là hệ số theo lưu lượng nguồn thải. b)Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp cho cột C và các thông số có số thứ tự từ 1 đến 4, từ 34 đến 37 quy định trong Bảng 1 của TCVN 5945: 2005. 2.Giá trị hệ số Kq a)Giá trị hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là sông được quy định tại Bảng 1B dưới đây. Bảng 1B: Giá trị hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải. Lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải Đơn vị tính: mét khối/giây (m 3 /s) Giá trị hệ số Kq Q ≤ 50 0,9 50 < Q ≤ 200 1 Q > 200 1,1 Q là lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải. Giá trị Q được tính theo giá trị trung bình 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia). Trường hợp các kênh, rạch, suối nhỏ không có số liệu về lưu lượng thì giá trị Kq = 0,9. b)Giá trị hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là hồ được quy định tại Bảng 2B dưới đây. Bảng 2B: Giá trị hệ số Kq ứng với dung tích hồ tiếp nhận nguồn nước thải. Dung tích hồ tiếp nhận nguồn nước thải Đơn vị tính: Triệu mét khối (10 6 m 3 ) Giá trị hệ số Kq V ≤ 10 0,6 10 < V ≤ 100 0,8 V > 100 1,0 V là dung tích hồ tiếp nhận nguồn nước thải. Giá trị V được tính theo giá trị trung bình 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia) c) Đối với nguồn tiếp nhận nước thải công nghiệp là vùng nước biển ven bờ thì giá trị hệ số Kq = 1,2. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải công nghiệp là vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh; thể thao và giải trí dưới nước thì giá trị hệ số Kq = 1. 3.Giá trị hệ số Kf Giá trị hệ số Kf được quy định tại Bảng 3B dưới đây. Bảng 3B: Giá trị hệ số Kf ứng với lưu lượng nguồn nước thải. Lưu lượng nguồn nước thải Đơn vị tính: mét khối / ngày đêm (m 3 /24h) Giá trị hệ số Kf F ≤ 50 1,2 50 < F ≤ 500 1,1 500 < F ≤ 5000 1,0 F > 5000 0,9 4. Quy định việc áp dụng các thông số ô nhiểm mới và các thông số khắt khe hơn đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động. Áp dụng các thông số quy định mới so với TCVN 5945:1995 có số thứ tự 3; 4; 25; 27; 30; 35 tại Bảng 1 TCVN 5945:2005 chậm nhất kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008. Các thông số điều chỉnh khắt khe hơn: COD cột B; Cadimi; Niken cột B; Tổng nitơ; Coliform tạm thời áp dụng giá trị quy định tại Bảng 1 TCVN 5945:1995. Chậm nhất kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ phải áp dụng TCVN 5945:2005, hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận (Kq) và hệ số lưu lượng nguồn thải (Kf). PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (TCVN 2005) VỀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1969/QĐ-BKHCN NGÀY 28 THÁNG 7 NĂM 2006 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.TCVN 5937:2005 - Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. 2.TCVN 5938:2005 - Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. 3.TCVN 5939:2005 - Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. 4.TCVN 5940:2005 - Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. 5.TCVN 5945:2005 - Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải. ----------- TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5937:2005 ------------- Chất lượng không khí – tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh Air quality – ambient air quality standards TCVN 5937:2005 thay thế cho TCVN 5937:1995. 1.Phạm vi áp dụng 1.1 Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu huỳnh đioxit (SO 2 ), cacbon oxit (CO), nitơ oxit (NO x ), ôzôn (O 3 ), bụi lơ lửng và bụi PM10 (bụi ≤ 10 µm) và chì (Pb) trong không khí xung quanh. 1.2 Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí. 1.3 Tiêu chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà. 2.Giá trị giới hạn Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh qui định trong bảng 1. Bảng 1: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. Đơn vị: Microgam trên mét khối (µg/m 3 ) Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 8 giờ Trung bình 24 giờ Trung bình năm (Trung bình số học) Phương pháp xác định SO 2 350 - 125 50 Pararosalin hoặc huỳnh quang cực tím CO 30000 10000 - - Quang phổ hồng ngoại không phân tán (NDIR) NO 2 200 - - 40 Huỳnh quang hoá học pha khí O 3 180 120 80 - Trắc quang tử ngoại Bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 140 Lấy mẫu thể tích lớn Phân tích khối lượng Bụi ≤ 10µm (PM10) - - 150 50 Phân tích khối lượng hoặc tách quán tính Pb - - 1,5 0,5 Lấy mẫu thể tích lớn và quang phổ hấp thụ nguyên tử CHÚ THÍCH: PM10: Bụi lơ lửng có kích thước khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10µm; Dấu gạch ngang (-): Không quy định [...]... số học; KPHT: không phát hiện thấy TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5939:2005 - Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ Air quality – Industrial emission standards – Inorganic substances and dusts TCVN 5939:2005 thay thế cho TCVN 5939:1995, TCVN 6991:2001, TCVN 6992:2001 và TCVN 6993:2001 1.Phạm vi áp dụng 1.1 Tiêu chuẩn này quy định giá trị nồng độ tối... 10 10 30 50 20 7,5 1500 1000 2000 7,5 500 580 1000 100 50 2000 1000 1000 500 CHÚ THÍCH: *) Mét khối khí thải chuẩn nói trong tiêu chuẩn này là một mét khối khí thải ở nhiệt độ 0oC và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5940:2005 Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ Airquality – Industrial emission standards – Organic substances... CH2=CHC6H4CH3 480 CHÚ THÍCH: 1)Mét khối khí thải chuẩn nói trong tiêu chuẩn này là một mét khối khí thải ở điều kiện nhiệt độ 00C và áp suất tuyệt đối 760mm thủy ngân 2)Số CAS: Số đăng ký hóa chất theo quốc tế (Chemical Abstracts Service Registry Number) dùng để phân định các hóa chất -TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5945:2005 -Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải Industrial waste water – Discharge... động của con người 1.2 Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức chất lượng không khí và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí 1.3 Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với không khí trong phạm vi các cơ sở sản xuất công nghiệp và không khí trong nhà 2.Giá trị giới hạn 2.1 Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh được quy định trong bảng 1 2.2 Phương pháp lấy mẫu, phân tích,... -TIÊU CHUẨN VIỆT NAM - TCVN 5938:2005 Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh Air quality – maximum allowable concentration of hazardous substanves in ambient air TCVN 5938: 2005 thay thế cho TCVN 5938:1995 1.Phạm vi áp dụng 1.1 Tiêu chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của một số... 6994:2001, TCVN 6995:2001 và TCVN 6996:2001 1 Phạm vi áp dụng 1.1 Tiêu chuẩn này quy định giá trị tối đa nồng độ của một số chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp khi thải vào không khí xung quanh Khí thải công nghiệp nói trong tiêu chuẩn này là khí thải do con người tạo ra từ các quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác 1.2 Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát nồng độ các chất hữu cơ... Giá trị giới hạn quy định ở cột A áp dụng cho các nhà máy, cơ sở đang hoạt động Giá trị giới hạn quy định ở cột B áp dụng cho các nhà máy, cơ sở xây dựng mới Chú thích: 1) Thành phần khí thải có tính đặc thù theo ngành công nghiệp của một số hoạt động sản xuất, kinh doanh – dịch vụ cụ thể, được quy định trong các tiêu chuẩn riêng 2) Các nhà máy, cơ sở đang hoạt động áp dụng các giá trị giới hạn qui định... 6987:2001 1.Phạm vi áp dụng 1.1 Tiêu chuẩn này qui định giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm tromg nước thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ,… (gọi chung là “nước thải công nghiệp”) 1.2 Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp khai thải vào các thủy vực có mục đích sử dụng nước cho sinh hoạt, thủy vực có các mục đích sử dụng nước với yêu... cụ thể, được quy định tại các tiêu chuẩn riêng 2.2 Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán để xác định giá trị nồng độ các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp được áp dụng theo các TCVN tương ứng hoặc theo phương pháp do cơ quan có thẩm quyền chỉ định Bảng 1 – Giới hạn tối đa cho phép các chất hữu cơ khi thải vào không khí Đơn vị: Miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm 3) TT 1 2 3 4 5 6... nồng độ tối đa của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp khi thải vào không khí xung quanh Khí thải công nghiệp nói trong tiêu chuẩn này là khí thải do con người tạo ra từ các quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác 1.2 Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát nồng độ bụi và các chất vô cơ tong khí thải công nghiệp khi thải vào không khí xung quanh 2 Giá trị giới hạn 2.1 Danh . 2006 QUYẾT ĐỊNH Về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường ---------------------------------- BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Căn cứ. trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Ngày đăng: 15/01/2013, 16:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan