Giới thiệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

4 770 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Giới thiệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giới thiệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Địa chỉ: 459 Tôn Đức Thắng, Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Điện thoại: (0511) 34841 323 Fax: (0511) 3842 953 Email: ued@dce.udn.vn Website: www.ued.udn.vn Trường Đại học phạm là một trong tám thành viên của Đại học Đà Nẵng, được thành lập theo Nghị định số 32/CP ngày 04-04-1994 của Thủ tướng Chính phủ, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các cấp; đào tạo cử nhân khoa học; đào tạo sau đại học; giảng dạy các môn khoa học cơ bản cho các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng; nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Năm 2012, trường được Bộ Giáo dục - Đào tạo và Đại học Đà Nẵng cho phép tuyển sinh đại học hệ chính quy trên phạm vi toàn quốc 27 ngành đào tạo, trong đó có 11 ngành thuộc khối đại học phạm và 16 ngành thuộc khối cử nhân khoa học. Theo dự kiến, trong 1.800 chỉ tiêu phân bổ như sau: TT Ngành đào tạo Khối thi Chỉ tiêu TT Ngành đào tạo Khối thi Chỉ tiêu KHỐI NGÀNH ĐẠI HỌC PHẠM KHỐI NGÀNH CỬ NHÂN KHOA HỌC 1 SP Toán học A, A1 60 1 Toán ứng dụng (chuyên ngành Toán ứng dụng trong kinh tế) A, A1 80 2 SP Tin học A, A1 60 2 Công nghệ thông tin A, A1 80 3 SP Vật lý A 60 3 Vật lý học A 60 4 SP Hoá học A 60 4 Hóa học (Chuyên ngành Phân tích- môi trường) A 60 5 SP Sinh học B 60 5 Hóa học (Chuyên ngành Hóa dược) A 60 6 SP Giáo dục Chính trị C, D1 60 6 Khoa học Môi trường (Chuyên ngành Quản lý môi trường) A 60 7 Quản lý tài nguyên và môi trường B 60 7 SP Ngữ Văn C 60 8 Công nghệ sinh học (Chuyên ngành Ứng dụng CNSH trong nông nghiệp – dược liệu – môi trường) B 60 8 SP Lịch sử C 60 9 Văn học C 70 10 Văn hoá học C 60 9 SP Địa lý C 60 11 Báo chí C, D1 70 12 Việt Nam học (Chuyên ngành Văn hoá- du lịch) C, D1 60 10 Giáo dục Tiểu học D1 120 13 Địa lý (Chuyên ngành Địa lý tài nguyên – môi trường) A,B 60 14 Địa lý (Chuyên ngành Địa lý du lịch) C 60 11 Giáo dục Mầm non M 120 15 Tâm lý học B, C 60 16 Công tác xã hội C, D1 60 Cộng 780 Cộng 102 0 PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH * Tuyển sinh theo Quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điểm xét trúng tuyển theo ngành đào tạo. Khối D1 thi Toán, Văn, Tiếng Anh (Tiếng Anh không nhân hệ số). Khối A1 thi Toán, Vật lý, Ngoại ngữ. Khối M thi Toán, Văn, Năng khiếu (Hát, Đọc, Kể chuyện - Năng khiếu không nhân hệ số). * Thời gian đào tạo đai học: 4 năm. Đào tạo theo học chế tín chỉ. * Trường Đại học phạm hiện đang tiến hành đào tạo hệ vừa làm vừa học, đào tạo liên thông từ trình độ trung học chuyên nghiệp, trình độ cao đẳng lên trình độ đại học tất cả các ngành có trong danh mục đào tạo hệ chính quy; mở lớp tại trường và tại các cơ sở liên kết (các TTGD Thường xuyên tỉnh, các trường cao đẳng, đại học trong nước). GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NĂM 2012 CÁC NGÀNH SƯ PHẠM Sinh viên trong quá trình học tập được trang bị hệ thống kiến thức chung về khoa học Mác - Lênin & Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc Phòng; hệ thống kiến thức về khoa học phạm (Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Phương pháp giảng dạy bộ môn, Quản lý hành chính nhà nước & Quản lý ngành giáo dục - đào tạo); các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội có liên quan; hệ thống kiến thức căn bản và chuyên sâu về từng chuyên ngành ở trình độ đại học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng Cử nhân Khoa học, hệ chính quy, ngành đào tạo (theo từng lĩnh vực chuyên môn của các ngành thuộc khối phạm ); có thể: - Xin tuyển dụng làm công chức giảng dạy ở bậc phổ thông (Trung học phổ thông hoặc trung học sở), (bậc Tiểu học đối với ngành Giáo dục Tiểu học; bậc Mầm non đối với ngành Giáo dục Mầm non) tại các Sở Giáo dục - Đào tạo trong cả nước hoặc tại các trường phổ thông tư thục; - Nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện, có thể xin làm giảng viên của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở dạy nghề . trong cả nước (phù hợp với từng ngành được đào tạo); - Tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn thông qua các kỳ thi tuyển cao học, nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo trong ngoài nước; - Nếu không có nguyện vọng làm nghề phạm, cũng có thể lựa chọn xin việc ở các tổ chức, cơ sở khác ngoài ngành giáo dục phù hợp với chuyên môn được đào tạo. CÁC NGÀNH CỬ NHÂN Sinh viên trong quá trình học tập được trang bị hệ thống kiến thức chung về khoa học Mác - Lênin & Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc Phòng; các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội có liên quan; hệ thống kiến thức căn bản và chuyên sâu về từng chuyên ngành ở trình độ đại học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng Cử nhân Khoa học, hệ chính quy, ngành đào tạo (theo từng lĩnh vực chuyên môn); có thể: - Xin việc ở các tổ chức, cơ sở phù hợp với chuyên môn được đào tạo (các cơ sở nghiên cứu khoa học; các công ty theo hướng ứng dụng, phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ; các cơ quan, dự án quản lý, quy hoạch, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ .). - Nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện, có thể xin làm giảng viên của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở dạy nghề . trong cả nước (phù hợp với từng ngành được đào tạo); - Tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn thông qua các kỳ thi tuyển cao học, nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo trong ngoài nước; - Ngoài ra, có thể học thêm Chứng chỉ Nghiệp vụ phạm và Chứng chỉ Quản lý Hành chính Nhà nước và Quản lý ngành Giáo dục - Đào tạo (có đào tạo tại trường Đại học phạm - Đại học Đà Nẵng) để xin tuyển dụng làm công chức trong ngành giáo dục - đào tạo. * LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN ĐƯỢC ĐÀO TẠO CỤ THỂ CỦA TỪNG NGÀNH: - Ngành Cử nhân Toán ứng dụng (Chuyên ngành Toán ứng dụng trong kinh tế): các kiến thức về Toán, ứng dụng toán vào các lĩnh vực kinh tế, sản xuất trong đời sống xã hội, triển khai các dự án phát triển thuộc các lĩnh vực khác nhau. - Ngành Công nghệ Thông tin: các kiến thức có liên quan đến Công nghệ thông tin: Tin học căn bản, Lập trình, Quản trị và thiết kế Web, xử lý các phần mềm, Quản trị mạng, các hệ điều hành ., ứng dụng tin học vào vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội, triển khai các dự án . - Ngành Cử nhân Vật lý học: các kiến thức có liên quan đến vật lý đại cương, thí nghiệm vật lý, vật lý lý thuyết, điện từ học, thiên văn học, điện tử, viễn thông, toán học, tin học ứng dụng trong vật lý . - Ngành Cử nhân hóa học (Chuyên ngành Phân tích - Môi trường): các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hoá học phân tích - môi trường, các kỹ năng thực hành thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu khoa học, ứng dụng hóa học vào việc phân tích, kiểm nghiệm, xử lý các đối tượng, môi trường khác nhau trong thực tế. - Ngành Cử nhân hóa học (Chuyên ngành Hóa dược): các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực hoá dược, các kỹ năng thực hành thực nghiệm cần thiết, phương pháp nghiên cứu khoa học, ứng dụng hóa dược vào việc phân tích, kiểm nghiệm, bào chế các dược phẩm. - Ngành Cử nhân Khoa học Môi trường (Chuyên ngành Quản lý môi trường): các kiến thức về khoa học môi trường và kỹ năng quản lý, nghiên cứu và thực hiện các chương trình, dự án, bảo vệ môi MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CỦA CÁC NGÀNH MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CỦA CÁC NGÀNH trường, đánh giá tác động lên môi trường của các hoạt động kinh tế xã hội; quy hoạch môi trường; đề xuất các biện pháp, chính sách và kinh tế cho hoạt động bảo vệ môi trường. - Ngành Cử nhân Quản lý Tài nguyên và Môi trường: các kiến thức cơ bản về lĩnh vực tài nguyên, môi trường và kỹ năng quản lý, nghiên cứu và thực hiện các chương trình, dự án, bảo vệ tài nguyên môi trường; đánh giá tác động lên môi trường của các hoạt động kinh tế xã hội; quy hoạch tài nguyên môi trường; đề xuất các biện pháp, chính sách và kinh tế cho hoạt động khai thác bảo vệ tài nguyên môi trường. - Ngành Cử nhân Công nghệ Sinh học (Chuyên ngành Ứng dụng CNSH trong nông nghiệp - dược liệu - môi trường): các kiến thức cơ bản về sinh học, công nghệ sinh học và ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực nông nghiệp, dược liệu và môi trường, có khả năng nghiên cứu và thực hành sản xuất, thực hiện các chương trình, dự án trong các lĩnh vực công nghệ sinh học (động vật, thực vật, vi sinh vật) phục vụ sản xuất nông nghiệp, dược liệu và bảo vệ môi trường. - Cử nhân Văn học: các kiến thức cơ bản về văn học, văn học sử, lý luận văn học, ngôn ngữ học, các nền văn học và ứng dụng văn học vào các lĩnh vực trong đời sống xã hội (báo chí, xuất bản, quản lý hoạt động văn hóa, văn học, giảng dạy văn học .), khả năng nghiên cứu văn học, bảo tồn di sản văn học dân tộc; giới thiệu những nền văn học trên thế giới; các kỹ năng tham gia đời sống văn học đương đại (phê bình, thẩm định, sáng tác văn học .). - Cử nhân Văn hóa học: các kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về văn hoá học (văn hoá nói chung, văn hoá dân tộc), khả năng nghiên cứu và giảng dạy về văn hoá học, quản lý văn hoá nghệ thuật. Đối với người nước ngoài, người học còn được trang bị kiến thức và kỹ năng tiếng Việt đủ để nghiên cứu và giảng dạy văn hoá Việt Nam (ở nước ngoài). - Cử nhân Báo chí: các kiến thức có hệ thống, cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ báo chí (phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình); nghiên cứu khoa học về báo chí và truyền thông đại chúng; quản lý thông tin báo chí. - Cử nhân Việt Nam học (Chuyên ngành Văn hóa - Du lịch): các kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về Việt Nam học, khả năng nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam học, văn hóa Việt Nam; kỹ năng hướng dẫn viên du lịch; kỹ năng giới thiệu và những thao tác cần thiết về những vấn đề có liên quan đến đất nước Việt Nam (tại các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước). - Cử nhân Địa lý (Chuyên ngành Địa lý tài nguyên - môi trường): các kiến thức cơ sở của ngành (cơ sở địa lý tự nhiên, cơ sở địa lý kinh tế - xã hội, địa mạo, thủy văn, khí hậu, thổ nhưỡng, địa sinh vật, cảnh quan, địa lý Việt Nam, địa lý thế giới, trắc địa, bản đồ, GIS, viễn thám .); hiểu biết về quy luật thành tạo, phát triển và tác động lẫn nhau của các địa quyển, sự phân bố và diễn biến của các dạng tài nguyên, môi trường; kiến thức chuyên sâu về địa lý môi trường, sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên, phân tích đánh giá tác động môi trường, kinh tế môi trường và bảo vệ môi trường. Có kỹ năng thực hành các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, tổng hợp và chuyên ngành, tiếp cận dễ dàng với những vấn đề thực tiễn đặt ra trên cơ sở vận dụng đúng mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế, giữa con người và môi trườngsự phát triển bền vững. - Cử nhân Địa lý (Chuyên ngành Địa lý du lịch): các kiến thức cơ sở của ngành (cơ sở địa lý tự nhiên, cơ sở địa lý kinh tế - xã hội, địa mạo, thủy văn, khí hậu, thổ nhưỡng, địa sinh vật, cảnh quan, địa lý Việt Nam, địa lý thế giới, trắc địa, bản đồ, GIS, viễn thám .); kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành phù hợp với yêu cầu thực tiễn đang đặt ra trong lĩnh vực địa lý du lịch. Có kỹ năng thực hành các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, tổng hợp và chuyên ngành, tiếp cận dễ dàng với những vấn đề thực tiễn đặt ra có liên quan đến lĩnh vực địa lý du lịch. - Cử nhân Tâm lý học: các kiến thức cơ bản, chuyên sâu về tâm lý người; kỹ năng thực hành tâm lý phục vụ cho việc ứng dụng tâm lý học vào cuộc sống; nghiên cứu khoa học tâm lý; kỹ năng tham gia vào các lĩnh vực hoạt động có sử dụng kiến thức tâm lý học vô cùng đa dạng trong đời sống xã hội. - Cử nhân Công tác xã hội: các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các lĩnh vực có liên quan đến công tác xã hội đáp ứng tốt yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp và tiếp tục học lên các bậc học cao hơn. k n ng th c hành ngh nghi p v công tác xã h i, cóỹ ă ự ề ệ ề ộ kh n ng phát hi n, gi i quy t nh ng v n trong m iả ă ệ ả ế ữ ấ đề ố quan h xã h i và nâng cao n ng l c con ng i. Có khệ ộ ă ự ườ ả n ng t h c, làm vi c c l p làm vi c theo nhóm,ă ự ọ ệ độ ậ ệ nghiên c u khoa h c v các v n có liên quan trongứ ọ ề ấ đề l nh v c công tác xã h i, thao tác và làm vi c theo nhómĩ ự ộ ệ nghiên c u có hi u qu .ứ ệ ả Trường Đại học phạm - Đại học Đà Nẵng nhiệt liệt chào đón các bạn thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào trường ! . TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Địa chỉ: 459 Tôn Đức Thắng, Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Điện. * Thời gian đào tạo đai học: 4 năm. Đào tạo theo học chế tín chỉ. * Trường Đại học Sư phạm hiện đang tiến hành đào tạo hệ vừa làm vừa học, đào tạo liên

Ngày đăng: 15/01/2013, 11:30

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan