đánh giá hiện trạng sử dụng túi nilon phân hủy sinh học và đề xuất các tiêu chí để đánh giá chất lượng túi nilon phân hủy sinh học

125 5.5K 26
đánh giá hiện trạng sử dụng túi nilon phân hủy sinh học và đề xuất các tiêu chí để đánh giá chất lượng túi nilon phân hủy sinh học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với ưu điểm của tính tiện dụng, bền giá thấp, túi nylon hiện đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây trên thế giới đều cho thấy túi nylon khó phân hủy, tồn tại lâu trong môi trường do đó gây ra nhiều tác động tiêu cực như làm xấu cảnh quan đô thị, tắc nghẽn cống rãnh, mất diện tích bãi chôn lấp… Đến nay, vấn đề hạn chế sử dụng túi nylon đã bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam. Nguyên nhân quan trọng của việc sử dụng quá mức cần thiết túi nylon là do thói quen nhận thức của người dân về việc sử dụng lãng phí túi nylon còn thấp, do tính tiện lợi không thể thay thế của túi nylon do túi nylon được phát miễn phí khi mua hàng. Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, cấm sử dụng túi nylon là không khả thi sẽ gặp sự phản đối từ cộng đồng. Do đó, bước đầu quan trọng để giảm sử dụng túi nylon là cần có sản phẩm thân thiện môi trường thay thế túi nilon truyền thống, khi có sản phẩm thay thế người dân sẽ dần thay đổi nhận thức hành vi tiêu dùng, một số sản phẩm thay thế túi nilon như túi vải, túi giấy, túi nilon phân hủy sinh học… Tuy nhiên, chất lượng của các loại túi này cũng cần được quan tâm sâu sắc hơn… Chính vì vậy, đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng túi nylon phân hủy sinh học đề xuất các tiêu chí để đánh giá chất lượng của túi nilon phân hủy sinh học” nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình sử dụng các sản phẩm túi nilon thân thiện môi trường hiện nay từ đó có những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm giảm lượng túi nylon sử dụng, bảo vệ môi trường sức khoẻ cộng đồng. 2. Tình hình nghiên cứu Với mục đích giảm lượng túi nylon phát thải vào môi trường hiện nay trên thị trường xuất hiện các loại túi thân thiện môi trường: túi vải, túi giấy, túi vải không dệt, túi nylon phân hủy sinh học. Xét về tính kinh tế, phổ biến, khả năng tiện ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2 dụng túi nylon phân hủy sinh học có nhiều tiềm năng trong thay thế túi nylon truyền thống. Trên thị trường mặt hàng túi nylon phân hủy sinh học ngày càng được sản xuất rộng rãi, phổ biến với nhiều thành phần chủng loại khác nhau. Một số doanh nghiệp sản xuất điển hình như: Công ty cổ phần Văn hóa Tân Bình (ALTA), Công ty Phúc Lê Gia, Công ty cổ phần bao bì Vafaco, Công ty ECOVINA, Công ty TNHH Một Bước Tiến… Tuy nhiên chất lượng của túi nylon phân hủy sinh học trên thị trường gây nhiều hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng cũng như các nhà nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy vào năm 2008 khi sản phẩm túi nilon phân hủy sinh họcchất phụ gia phân hủy được đưa ra thị trường các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm khả năng phân hủy của túi trong môi trường thí nghiệm. Viện Khoa học vật liệu (thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) đã tiến hành chôn thử túi nilon xuống đất. Sau bốn tháng mẫu túi nilon không có thay đổi gì nhiều so với lúc ban đầu. Khả năng phân hủy túi trên thị trường chưa được đảm bảo, chúng có thể phân hủy lâu hơn thời gian nhà sản xuất đưa ra, phân hủy không đồng đều, không hoàn toàn. Vào năm 2010 Thái Hoàng các cộng sự đã có công trình nghiên cứu sự biến đổi hình thái cấu trúc, khả năng phân hủy của Poly(Axit lactic) polyme blend Poly(Axit lactic)/Copolyme Etylen - Vinyl axetat (EVA) trong môi trường đất tự nhiên. Qua quá trình nghiên cứu tác giả đã khẳng định khi kết hợp giữa EVA PLA thì polyme blend này có khả năng phân hủy trong môi trường đất tự nhiên. Sự phân hủy để lại các hốc “ăn mòn” trên khắp bề mặt vật liệu, tuy nhiên sự phân hủy này là không hoàn toàn. 3. Mục đích − Tổng quan tình hình nhu cầu sử dụng túi nylon phân hủy sinh học trên thị trường. − Đánh giá chất lượng các sản phẩm túi nylon thân thiện môi trường trên thị trường đề xuất giải pháp, tiêu chí đánh giá chất lượng túi. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu − Thu thập các tài liệu về thành phần hóa học tác hại bao nylon đối với môi trường. − Thống kê các giải pháp giảm thiểu tác hại túi nylon mà nước ta một số nước trên Thế giới đã áp dụng. − Thu thập các tài liệu liên quan về giải pháp sử dụng vật liệu bao bì phân hủy sinh học. − Đánh giá hiện trạng sản xuất nhu cầu sử dụng túi nilon phân hủy sinh học trên điạ bàn Tp.HCM. − Đánh giá chất lượng túi nilon phân hủy sinh học dựa trên các công trình nghiên cứu từ đó đề xuất các tiêu chí để đánh giá chất lượng của túi nilon phân hủy sinh học. 5. Phương pháp nghiên cứu − Phương pháp thu thập tài liệu : Thu thập các tài liệu liên quan, thông tin đại chúng như báo đài, internet, sách vở tác giả thu thập những thông tin liên quan đến bao nylon; các phương pháp sản xuất. − Phương pháp tổng hợp, đánh giá, thống kê: Tổng hợp, phân tích, đánh giá thống kê các tài liệu liên quan đến nghiên cứu, sản xuất, sử dụng túi nylon phân hủy sinh học. 6. Phạm vi nghiên cứu − Bao bì có nguồn gốc plastic. − Bao bì phân hủy sinh học. − Bao bì thân thiện môi trường. 7. Ý nghĩa đề tài − Ý nghĩa khoa học: Cung cấp thông tin quan trọng về chất lượng túi nylon tự hủy trên thị trường, đề xuất các giải pháp, tiêu chí đánh giá chất lượng túi nylon phân hủy sinh học. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 4 − Ý nghĩa kinh tế: Từ kết quả đánh giá chất lượng túi tự hủy hiện nay đưa ra các đề xuất, giải pháp hữu hiệu hơn để sản xuất túi nylon tự hủy đảm bảo về chất lượng kỹ thuật mà giá thành hợp lý nhằm giảm bớt ghánh nặng trong quản lý chất thải rắn cũng như cải thiện môi trường tại Tp. Hồ Chí Minh. − Ý nghĩa xã hội: Đánh giá hiệu quả của việc thay túi tự hủy cho túi nylon trong thay đổi thói quen tiêu dùng hàng ngày. 8. Cấu trúc đề tài CHƯƠNG 1: Khái quát chung về túi nylon có nguồn gốc Plastic CHƯƠNG 2: Các giải pháp giảm thiểu tác hại từ túi nylon CHƯƠNG 3: Tổng quan về nhựa phân hủy sinh học CHƯƠNG 4: Hiện trạng sử dụng túi nylon phân hủy sinh học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 5: Đánh giá chất lượng túi nylon phân hủy sinh học đề xuất các tiêu chí để đánh giá chất lượng của túi nylon phân hủy sinh học. CHƯƠNG 6: Kết luận – Kiến nghị ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 5 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÚI NILON CÓ NGUỒN GỐC PLASTIC 1.1 Tổng quan về túi nilon có nguồn gốc plastic 1.1.1 Thành phần Túi nylon là một loại bao bì dẻo dùng chứa đựng, vận chuyển thức ăn, hoá chất, nước… Trong bài luận văn này túi ni lông được đề cập đến là túi nylon mua sắm hàng hoá với những thành phần chính là nhựa PE (còn gọi là túi xốp). PE là chất dẻo thông dụng thường thấy trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. PE là một loại nhựa dẻo thường dùng trong nghành công nghiệp hoá chất sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng. PE có cấu trúc đơn giản chỉ là một mạch Cacbon dài, với hai nguyên tử Hidro một nguyên tử Cacbon. Hình 1.1. Mô hình 3D của PE Công thức cấu tạo của PE: (  CH 2  CH 2 ) n Hay 1) Sản xuất: PE được tạo ra từ phản ứng trùng hợp C 2 H 2 , một loại khí nhẹ có nguồn gốc từ dầu hoả, không tái tạo được. Nó còn được tạo ra từ phản ứng trùng hợp gốc, trùng hợp cộng anion, phản ứng trùng hợp phối trí ion hay phản ứng trùng hợp cộng anion. 2) Phân loại nhựa PE PE được chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào tỉ trọng sự phân nhánh của chúng. Sau đây là một số loại PE: − HHMWPE (Ultramole high molecular weight PE): PE có khối lượng phân tử cực cao. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 6 − HMWPE (High molecular weight PE): PE có khối lượng phân tử cao. − HDPE (High density PE): PE tỉ trọng cao. − HDXLPE (High density cross linked PE): PE khâu mạch tỉ trọng cao. − PEXLPE (Cross linked PE): PE khâu mạch. − MDPE (Medium density PE): PE tỉ trọng trung bình. − LDPE: PE tỉ trọng thấp. − LLDPE (Linear low density PE): PE tỉ trọng thấp mạch thẳng. − VLDPE (Very low density PE): PE tỉ trọng cực thấp. Hai loại PE thường dùng để sản xuất túi Nylon là HDPE LDPE. a) Sản xuất HDPE Sản xuất HDPE bằng phản ứng trùng hợp cộng với xúc tác oxide kim loại đòi hỏi: − Nhiệt độ: ≈ 300 0 C. − Áp suất 1at (101,3 kPa). − Xúc tác oxide kim loại nhôm (xúc tác metan ocene). Sau khi trùng hợp, polymer (polythene) được thu lại qua sự làm lạnh hay sự bay hơi dung môi. Sản xuất HDPE bằng sự trùng hợp phối trí đòi hỏi − Nhiệt độ: 50 - 70 0 C − Áp suất thấp − Xúc tác phối trí ở dạng keo huyền phù bằng phản ứng giữa ankyl nhôm titan chloride (TiCl 4 ) trong dung môi heptan (C 7 H 16 ). Polymer (polythene) được hình thành ở dạng bột hay dạng hạt không tan trong dung dịch phản ứng. Khi phản ứng trùng hợp kết thúc thêm nước hay acid để đốt cháy xúc tác, cuối cùng là lọc, rửa sấy khô polymer. b) Sản xuất LDPE Sản xuất LDPE bằng phản ứng trùng hợp cộng với xúc tác oxide kim loại đòi hỏi: − Nhiệt độ: 100 - 300 0 C ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 7 − Áp suất rất cao: 1500 - 3000 at − Oxy hay peroxide hữu cơ (dibuty) peroxide, benzoyl peroxide hay diethyl peroxide đóng vai trò khơi mào. Chất khơi mào là chất được thêm vào một khối lượng nhỏ phân huỷ dưới ánh sáng hay nhiệt độ để sản sinh ra gốc tự do (R) gốc tự do được tạo thành khi liên kết cộng hoá trị bị phá vỡ electron liên kết rời khỏi các nguyên tử bị phá vỡ. Bởi vì liên kết O-O rất yếu của gốc tự do dễ dàng được sinh ra từ oxy hay peroxide. Benzene hoặc chloro benzene dùng như những dung môi vì cả polymer (polythene) monomer (othene) hoà tan trong những chất này ở nhiệt độ áp suất sử dụng, nước những dung dịch khác có thể thêm vào để giảm nhiệt của phản ứng trùng hợp toả nhiệt nhiều. CH 2 =CH 2 + R → CH 2 CH 2 R Ethane initiator CH 2 = CH 2 + CH 2  CH 2 R → CH 2  CH 2  CH 2  CH 2 R Qúa trình sẽ tiếp tục cho đến khi tạo thành polythene. ( CH 2  CH 2 ) n Polymer là những phần tử có liên kết chặt chẽ nên những vi khuẩn hay vi sinh vật khác khó có thể phân huỷ. Túi nilon lại có nguồn gốc từ polymer nên rất bền, cần hàng năm mới phân huỷ vào môi trường. “Chúng hầu như không phân huỷ khi chôn dưới đất trừ phi bị đốt hay có những phản ứng hoá học nào đó”. Theo ông Norihisa Hirata chuyên gia về mảng phân loại rác tại nguồn của dự án 3R-HN. 1.1.2 Công nghệ sản xuất nylon Hợp chất cao phân tử nylon tạo thành bởi hai phân tử khá lớn tương tác với nhau với mức nhiệt vừa phải (từ 285°C hoặc 545°F) áp suất trong bình phản ứng hay nồi hấp. Một trong những phân tử ban đầu là diaminohexane-1,6 (còn được gọi là hexamethylenediamine). Khi chúng kết hợp với nhau, chúng tạo thành một phân tử lớn hơn; việc loại bỏ nước trong phản ứng hóa học được biết đến như sự trùng hợp ngưng tụ (ngưng tụ vì nước đã bị loại bỏ, trùng hợp do một phân tử lớn hơn liên tục được tạo ra). Hợp chất cao phân tử được hình thành trong phản ứng hóa học ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 8 này là loại nylon phổ biến nhất - nylon 6,6 vì mỗi phân tử này có chứa 6 nguyên tử Cacbon; những loại nylon khác được tạo thành bởi những phân tử ban đầu khác nhau. Thông thường phản ứng hóa học này tạo ra một dải hoặc mảng lớn nylon, sau đó chúng sẽ bị cắt thành các miếng nhỏ. Những miếng nhỏ này chính là những vật liệu thô dùng để sản xuất các sản phẩm nhựa dùng trong đời sống hằng ngày 1.1.3 Phân loại, đặc tính Các loại túi nylon hiện nay dùng trong mua sắm hàng hoá là túi HDPE LDPE. − HDPE: túi polyethylene tỷ trọng cao hay còn gọi túi xốp mỏng, không dán nhãn, thường dùng trong các siêu thị, cửa hàng thức ăn nhanh đại lý sản xuất. − LDPE: là những túi dày hơn, có dán nhãn dùng trong cửa hàng bán những sản phẩm chất lượng cao. Túi LDPE Túi HDPE Hình 1.2. Các loại túi nilon Bảng 1.1 Đặc tính của LDPE HDPE Đặc tính LDPE HDPE Điểm nóng chảy ≈ 115 0 C ≈135 0 C Độ kết dính Độ kết dính thấp (50 - 60%) mạch chính bao gồm nhiều mạch bền 2 - 4 Cacbon, dẫn đến sự sắp xếp không đều tính kết dính thấp (không kết tinh) Độ kết dính cao (90%) bên trong mạch chính 200 nguyên tử Cacbon gồm ít hơn một mạch bên tạo thành một mạch thẳng dài, dẫn đến sắp xếp đều đặn độ kết tinh cao. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 9 Tính dẻo Dẻo hơn HDPE vì có độ kết tinh nhỏ hơn. Ít dẻo hơn LDPE vì có độ kết tinh cao hơn. Độ bền Không bền bằng HDPE do sự sắp xếp không đều trong mạch polymer Bền do sự sắp xếp đều đặn Tính chịu nhiệt Duy trì được tính dẻo trong phạm vi nhiệt đọ rộng lớn, nhưng tỉ trọng giảm đột ngột ở nhiệt độ phòng. Được dùng trên 100 0 C. Tính trong suốt Trong suốt hơn vì nó vô định hình hơn. Đục hơn LDPE vì nó có tính kết tinh cao hơn. Tỉ trọng 0,91 – 0,94 g/cm 3 0,95 - 0,97 g/cm 3 Các tính chất hoá học Trơ về phương diện hoá học, chịu tốt đối với ac id alkalis. Khi tiếp xúc với ánh sáng chất oxi hoá sẽ bị mất đi tính bền. Trơ về phương diện hoá học Ứng dụng Túi ni lông, tấm phủ nhựa, chai nhựa Túi lạnh, túi xốp, ống nước, dây cáp. 1.1.4 Vai trò, tác dụng của túi nilon Với ứng dụng phổ biến trong cuộc sống cho thấy túi nylon có nhiều ưu điểm đối với chúng ta, cụ thể như: − Túi nylon nhẹ, giá rẻ lại chắc chắn. Chính vì giá thành quá rẻ, túi nylon được phát một cách miễn phí khách hàng muốn lấy bao nhiêu tuỳ thích. − Túi nylon có thể đựng thực phẩm ẩm ướt như thịt, cá hay nước, mà túi giấy hay túi vải không đựng được. − Túi nylon bọc bên ngoài bảo quản an toàn thực phẩm. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 10 − Túi nylon bọc bên ngoài hàng hoá chống bụi, gỉ, ướt dễ dàng vận chuyển hàng hoá. − Túi nylon có thể tái sử dụng đựng các vật phẩm khác hay làm túi đựng rác. 1.2 Tác hại của túi nilon đến môi trường Năm 1937, khi vật liệu nylon ra đời, thế giới đã đón nhận nó như một phát kiến vĩ đại, bởi thuộc tính không thấm nước bền vững trong tự nhiên, giá thành rẻ cũng như khả năng ứng dụng phong phú đa dạng trong sản xuất đời sống. Song, từ những năm cuối thế kỷ 20 cho đến nay, sự lạm dụng nylon trong đời sống sinh hoạt đã tạo nên một thảm họa mới cho con người, bởi chính những thuộc tính của nylon, giá thành rẻ, không thấm nước bền vững. Nylon đã trở thành con dao hai lưỡi, sự lạm dụng nylon đã gây ra một thảm họa môi trường trong đời sống hiện nay trong tương lai lâu dài. "Ô nhiễm trắng" - đó là cái tên mà nhân loại đã đặt cho thảm họa nylon trong sự phát triển hiện đại ngày nay, một thảm họa chính con người đang tự gây nên cho chính bản thân mình đồng loại từng ngày, từng giờ. Chiếc túi nylon tuy nhỏ bé nhưng lại có tác hại khôn lường. 1.2.1 Đối với môi trường đất Túi nilon là loại chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất từ hàng chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Sự phân huỷ không hoàn toàn của túi nilon sẽ để lại trong đất những mảnh vụn, không có điều kiện cho vi sinh vật phát triển sẽ làm cho đất chóng bạc màu, không tơi xốp. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, chất dinh dưỡng. (Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011). Ngoài ra, trong điều kiện nóng ẩm túi nylon trên mặt đất là nơi cư ngụ lý tưởng cho các sinh vật, côn trùng mang bệnh phát triển, gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường sinh thái. Ở những vùng đồi núi, túi nylon làm giảm số lượng thực vật, do đó giảm sự liên kết đất, có thể gây trượt đất. [...]... chuyển từ sử dụng túi nylon dùng 31 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP một lần sang các lọai túi dùng một lần khác như túi giấy, túi nylon phân hủy sinh học không đem lại hiệu quả đáng kể về mặt môi trường do lượng năng lượng tài nguyên tiêu thụ, lượng khí nhà kính phát sinh Phân tích vòng đời các loại túi (tính đến nguyên liệu sản xuất, quá trình sản xuất, quá trình vận chuyển đến người tiêu dùng, loại hình sử dụng của... ni lông khó phân hủy từ khâu sản xuất, tiêu dùng đến khâu thu hồi, tái chế; hạn chế việc người dân sử dụng túi ni-lông gây ô nhiễm môi trường, loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất túi ni lông khó phân hủy trong đời sống; khuyến khích người tiêu dùng tăng cường sử dụng túi thân thiện môi trường đến năm 2020 sẽ thu gom tái sử dụng được 35 % tổng lượng túi nilông khó phân hủy trong sinh hoạt, tái chế... do sử dụng túi ni-lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 dự kiến trình Chính phủ phê duyệt trong tháng 8/2012, mục tiêu đến năm 2015, Việt Nam sẽ giảm 40% khối lượng túi nhựa sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh so với năm 2010 đưa lượng bao bì thân thiện môi trường tương ứng vào thay thế Đồng thời, đề án cũng sẽ tập trung kiểm soát việc sử dụng túi ni lông khó phân. .. khi tái sinh, tái chế, tái sử dụng chúng sẽ giảm chi phí xử lý chúng, tăng tuổi thọ các bãi chôn lấp Đồng thời thu hồi được lợi nhuận từ việc bán phế liệu 2.1.2 Sản xuất túi nilon phân hủy sinh học Các loại polyme phân hủy sinh học hay nhựa phân hủy sinh học (NPHSH) là loại nhựa có nguồn gốc tự nhiên như khoai mì, bột bắp, đay, có thể tái tạo, tiêu hủy hoặc tái chế đang được sự quan tâm của các quốc... nylon sử dụng lại nhiều lần (túi vải không dệt) Là loại túi dễ dàng nhất khi sử dụng Nó không “thân thiện” như túi tự hủy sinh học nhưng lại có thể áp dụng ngay, không cần một thời gian để kiểm nghiệm chứng nhận như túi tự hủy So với túi vải, giá thành của nó rẻ hơn, có thể sử dụng rộng rãi tại nhiều nơi như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại Khi túi bị hư hay cũ, không còn dùng được, người tiêu. .. tiêu dùng, quá trình thải bỏ) cho thấy việc chuyển từ sử dụng các loại túi sử dụng một lần sang các loại túi sử dụng nhiều lần sẽ đem lại hiệu quả môi trường đáng kể Nghiên cứu trên cũng cho thấy chuyển đổi sang sử dụng loại túi dệt HDPE dùng nhiều lần ( túi lớn loại HDPE) đem lại hiệu quả môi trường lớn nhất, vì các lý do sau: − Hiệu quả về sử dụng tài nguyên (lượng nguyên liệu sử dụng trong sản xuất) ... ngang có thể được sử dụng làm phin lọc hoặc để chuyển đổi thành các sản phẩm có trọng lượng phân tử thấp Có thể tái chế polyurethane (nhựa tổng hợp dùng chế tạo sơn), mặc dù có những hạn chế nhất định Chất thải là đế giày bằng polyurethane có thể được sử dụng để sản xuất ra đế giày mới d) Tạo Polime sinh học nhựa phân hủy sinh học dưới tác dụng của ánh sáng: Việc tạo ra khả năng phân hủy của polime... thói quen sử dụng túi nilon Trong “ngày không túi nilon , cùng với công tác vận động người dân du khách không sử dụng túi nilon, các đội tình nguyện viên sẽ ra quân thu gom rác thải túi nilon trong thành phố; đồng thời phát hành 20.000 túi thân thiện môi trường đến các hộ gia đình khai trương hệ thống cửa hàng, cửa hiệu không phát túi nilon Hình 2.13 Hoạt động trong “ngày không túi nilon Theo... thoái hóa gây ra bởi các hoạt động sinh học, nó thường sẽ xảy ra đồng thời với nhau đôi khi được khởi xướng bởi sự thoái hóa không phải sinh học như quá trình quang hóa hay thủy phân Nhiều polymer khác nhau có thể thủy phân, các cơ chế khác nhau của thủy phân thường hiện diện trong hầu hết các môi trường Sự thoái hóa sinh học diễn ra thông qua các hoạt động của các enzym hoặc bởi các sản phẩm (chẳng... hại của túi nylon Dễ sản xuất, dễ mua, tiện dụng, giá lại rẻ nên hầu như ở đâu, túi nylon cũng có mặt Vì vậy, Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM đã trình lên UBND TP.HCM kế hoạch thực hiện giảm thiểu sử dụng túi nylon theo hướng tác động đến người bán lẻ người tiêu dùng để chuyển sang các loại túi thay thế túi nilon Được như vậy thì không chỉ có tác dụng tiết kiệm được nguyên vật liệu năng lượng, . nhiên, chất lượng của các loại túi này cũng cần được quan tâm sâu sắc hơn… Chính vì vậy, đề tài: Đánh giá hiện trạng sử dụng túi nylon phân hủy sinh học và đề xuất các tiêu chí để đánh giá chất. Tp.HCM. − Đánh giá chất lượng túi nilon phân hủy sinh học dựa trên các công trình nghiên cứu từ đó đề xuất các tiêu chí để đánh giá chất lượng của túi nilon phân hủy sinh học. 5. Phương pháp. bàn Tp. Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 5: Đánh giá chất lượng túi nylon phân hủy sinh học và đề xuất các tiêu chí để đánh giá chất lượng của túi nylon phân hủy sinh học. CHƯƠNG 6: Kết luận – Kiến nghị

Ngày đăng: 26/04/2014, 12:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • HOAN CHINH

    • MỞ ĐẦU

      • 1. Tính cấp thiết của đề tài

      • 2. Tình hình nghiên cứu

      • 3. Mục đích

      • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

      • 5. Phương pháp nghiên cứu

      • 6. Phạm vi nghiên cứu

      • 8. Cấu trúc đề tài

      • CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÚI NILON CÓ NGUỒN GỐC PLASTIC

        • 1.1 Tổng quan về túi nilon có nguồn gốc plastic

          • 1.1.1 Thành phần

          • 1.1.2 Công nghệ sản xuất nylon

          • 1.1.3 Phân loại, đặc tính

          • 1.1.4 Vai trò, tác dụng của túi nilon

          • 1.2 Tác hại của túi nilon đến môi trường

            • 1.2.1 Đối với môi trường đất

            • 1.2.2 Đối với môi trường nước

            • 1.2.3 Đối với môi trường không khí

            • 1.2.4 Tiêu thụ tài nguyên

            • 1.2.5 Cảnh quan

            • 1.3 Đối với động vật

              • 1.3.1 Động vật trên cạn

              • 1.3.2 Động vật dưới nước

              • 1.4 Đối với con người

                • 1.4.1 Sức khỏe

                • 1.4.2 Kinh tế xã hội

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan