phương hướng và một số giải pháp phát triển ngân hàng

24 168 0
phương hướng và một số giải pháp phát triển ngân hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Sau một thời gian học tập nghiên cứu cùng với việc được xem xét, tìm hiểu, quan sát tình hình thực tế tại Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương khu vực Chương Dương trong thời gian thực tập vừa qua. Đặc biệt với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của ban lãnh đạo ngân hàng, các cô chú, anh chị ở các phòng ban đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp tại Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương khu vực Chương Dương. Em xin gửi lời cám ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân - những người đã cung cấp cơ sở kiến thức về kinh tế xã hội, người đã trực tiếp hướng dẫn để em có thể hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Do Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương khu vực Chương Dương vừa bước vào giai đoạn hiện đại hóa nên một số chỉ tiêu, kết quả kinh doanh trong năm 2004 chưa được tổng hợp nên trong bản Báo cáo thực tập tổng hợp này em xin dùng những số liệu thu thập tính đến ngày 31/12/2003 để phân tích. Báo cáo thực tập tổng hợp này bao gồm các phần sau: Phần I: Quá trình phát triển Chi nhánh. Phần II: Mô hình tổ chức của Chi nhánh. Phần III: Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phần IV: Những khó khăn tồn tại. Phần V: Phương hướng một số giải pháp phát triển ngân hàng. Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh đạo toàn thể cán bộ ngân hàng vì sự giúp đỡ tận tình trong thời gian qua. 1 Phần I Quá trình phát triển chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương 1. Hình Thành Nhằm làm cho hệ thống ngân hàng Việt Nam thích ứng với cơ chế quản lý mới - cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa, Chính phủ đã quyết định cải cách hệ thống ngân hàng. Trong đó hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức thành hệ thống ngân hàng hai cấp bao gồm: Ngân hàng Nhà nước ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước được tổ chức thành hệ thống từ Trung Ương đến cấp tỉnh, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ hoạt động ngân hàng. Ngân hàng thương mại quốc doanh bao gồm Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Viêt Nam, Ngân hàng Đầu Tư Xây Dựng Việt Nam Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, thực hiện chức năng kinh doanh theo những lĩnh vực tương ứng với tên gọi. Theo quyết định 53 Hội Đồng Bộ Trưởng về việc thành lập hệ thống Ngân hàng thương mại quốc doanh tháng 7 năm 1988. Hệ thống Ngân Hàng Công Thương (NHCT) Việt Nam được thành lập trên toàn quốc. Tháng 8 năm 1988 Ngân hàng Nhà Nước huyện Gia Lâm được tách thành NHCT Chương Dương Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Châu Quỳ. Cho đến nay Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương đã trải qua 17 năm phát triển. Trong suốt 17 năm đó, Chi nhánh NHCT Chương Dương luôn khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế, đứng vững phát triển trong cơ chế mới. 2. Quá trình phát triển của Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương Ngân hàng Công thương Chương Dương có trụ sở tại số 32 Ngõ 289 đường Ngọc Lâm Quận Long Biên, Hà Nội. Nằm trên địa bàn tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, các hoạt động thương mại dịch vụ cũng khá phát triển, mức sống dân cư cao so với mặt bằng chung của cả nước. 2 Hơn 15 năm phát triển mạng lưới chi nhánh NHCT Chương Dương đã có nhiều sự thay đổi. Tháng 6/1993, với mục tiêu mở rộng mạng lưới, nâng cao thị phần cho ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh, NHCT Chương Dương đã thành lập phòng giao dịch Yên Viên. Tiếp đó vào tháng 1/1994 tháng 1/1995 lần lượt phòng giao dịch Đức Giang, phòng giao dịch Đông Anh được thành lập Tháng 1/1996, Phòng giao dịch Đông Anh được nâng cấp thành chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam. Tháng 2/2001, hai phòng giao dịch Yên Viên Đức Giang được nâng cấp thành chi nhánh cấp 2 thuộc NHCT Chương Dương với chức năng, con dấu trụ sở riêng biệt. Tháng 4/2003, 2 chi nhánh Yên Viên Đức Giang một lần nữa được nâng cấp thành chi nhánh phụ thuộc NHCT Việt Nam. Là chi nhánh của NHCT Việt Nam nên chi nhánh NHCT Chương Dương là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Theo điều 30 của điều lệ về tổ chức hoạt động của NHCT Việt Nam thì chi nhánh NHCT Chương Dương là đại diện uỷ quyền của NHCT, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của NHCT, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ quyền lợi đối với NHCT. NHCT chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa vụ phát sinh do sự cam kết của các đơn vị này. Được phép kí kết các hợp đồng kinh tế, được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự theo sự phân cấp uỷ quyền của NHCT. 3 Phần II Mô hình tổ chức của Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương 1. đồ tổ chức Để đáp ứng nhu cầu mở rộng nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng, được sự cho phép của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam,bắt đầu từ 1/4/2005 Chi nhành NHCT khu vực Chương Dương sẽ hoạt động theo mô hình hiện đại mới gồm 11 phòng ban 11 quỹ tiết kiệm. Phòng Kế toán giao dịch. Phòng Tài trợ thương mại. Phòng Khách hàng số 1. Phòng Khách hàng số 2. Phòng Khách hàng cá nhân. Phòng Thông tin điện toán. Phòng Tổ chức hành chính. Phòng tiền tệ - kho quỹ. Phòng Kiểm soát nội bộ. Phòng Tổng hợp tiếp thị Phòng Kế toán tài chính. 11 quỹ tiết kiệm Với tổng số 132 cán bộ công nhân viên. Trong đó: Thạc sĩ: 2 người Đại học: 83 người Cao đẳng: 14 người Trung cấp chứng chỉ nghiệp vụ Ngân hàng: 22 người cấp, chưa đào tạo: 11 người 4 đồ tổ chức của NHCT Chương Dương 2. Chức năng, nhiệm vụ * Phòng kế toán giao dịch Là phòng có chức năng thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp tư vấn các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng. Xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước của NHCT Việt Nam. Phối hợp với phòng Thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy: Nhận các số liệu, tham số mới nhất từ NHCT Việt Nam; Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: Mở đóng các tài khoản; Các giao dịch gửi rút tiền từ tài khoản; Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền VND, các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, 5 Phòng kế toán giao dịch Phòng Tài trợ thương mại Phòng Khách hàng số 1 Phòng Khách hàng số 2 Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Thông tin điện toán Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tiền tệ - kho quỹ Phòng Kiểm soát nội bộ Phòng Tổng hợp tiếp thị Phòng Kế toán tài chính Ban giám đốc séc, nhờ thu phi thương mại; Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, xóa nợ, thu lãi; Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác như bảo quản giấy tờ, cho thuê két; Kiểm tra, tính thu phí của khách hàng khi thực hiện các giao dịch ngân hàng cũng như thực hiện việc kiểm tra tính lãi cho vay lãi huy động. Thực hiện các công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng. Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, séc giấy tờ có giá. Quản lý hồ thông tin của khác hàng, mẫu chữ kí khách hàng. Kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu lập báo cáo phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên, làm các báo cáo, đóng nhật kí theo quy định. * Phòng tài trợ thương mại Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến L/C xuất khẩu, L/C nhập khẩu, các nghiệp vụ nhờ thu liên quan tới xuất nhập khẩu. Phối hợp với phòng Khách hàng số 1, phòng Khách hàng số 2 để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ. Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ: Như xây dựng giá mua, giá bán hàng ngày, thực hiện việc mua bán ngoại tệ. Phối hợp với phòng Kế toán Giao dịch thực hiện chuyển tiền sang nước ngoài theo quy định của NHCT Việt Nam. * Phòng Khách hàng số 1( Doanh nghiệp lớn) Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn (có số vốn kinh doanh từ 10 tỷ VND trở lên). Phòng Khách hàng số 1 thực hiện các nghiệp ngân hàng chủ yếu sau: Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam ngoại tệ từ khách hàng là những doanh nghiệp lớn. Phối hợp với phòng Tiếp thị Tổng hợp làm công tác chăm sóc khách hàng phát triển sản phẩm. 6 Thẩm định hạn mức tín dụng, thực hiện nghiệp vụ cho vay hay bảo lãnh. Đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản vay trong sau khi cho vay. Phối hợp chặt chẽ với các phòng liên quan thực hiện việc thu nợ, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời, đúng hạn, đúng hợp đồng đã kí. * Phòng khách hàng số 2 (doanh nghiệp vừa nhỏ) Đây là phòng nghiệp vụ có chức năng trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa nhỏ để khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam ngoại tệ. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Nhiệm vụ của phòng Khách hàng số 2 tương tụ như nhiệm vụ của phòng Khánh hàng số 1 chỉ khác về đối tượng giao dịch. * Phòng Khách hàng cá nhân Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để huy động vốn bằng VND ngoại tệ. Phòng Khách hàng cá nhân thực hiện các nhiệm vụ giống như phòng Khách hàng số 1 số 2, chỉ khác nhau về đối tượng khách hàng giao dịch. Ngoài ra phòng Khách hàng cá nhân còn tổ chức việc thực hiện giám sát, kiểm tra hoạt động của Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch; thực hiện các nghiệp vụ về Bảo hiểm nhân thọ các loại bảo hiểm khác theo hướng dẫn của NHCT Việt Nam. * Phòng thông tin điện toán Đây là phòng thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính ở chi nhánh. Nhiệm vụ của phòng Thông tin điện toán là thực hiện công tác quản lý về mặt công nghệ với toàn bộ hệ thống thông tin của Chi nhánh theo thẩm quyền được giao. Thực hiện triển khai các hệ thống, phần mềm mới, các phiên bản mới cập nhật từ phía NHCT Việt Nam cho Chi nhánh. Ngoài ra phòng Thông tin 7 điện toán còn thực hiện việc lập gửi các báo cáo bằng FILE theo quy định hiện hành của NHCT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước. Quản lý hệ thống giao dịch trên máy như việc thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày. Phối hợp với các phòng liên quan để đảm bảo thông suốt các giao dịch của Chi nhánh. * Phòng Tiền tệ kho quỹ Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước NHCT Việt Nam. ứng thu tiền cho các Quỹ tiêt kiệm, các điểm giao dịch trong ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. Phòng Tiền tệ kho quỹ có nhiệm vụ phối hợp với phòng Kế toàn giao dịch, phòng Tổ chức hành chính thực hiện việc điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh với Ngân hàng Nhà nước, các NHCT trên địa bàn, các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch, Phòng giao dịch, máy rút tiền tự động (ATM) an toàn, đúng chế độ. Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển séc du lịch, hóa đơn thanh toán thẻ VISA, MASTERCARD về Trụ sở chính hoặc các đầu mối để gửi đi nước ngoài nhờ thu. Phòng cũng có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, phát hiện các sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo kịp thời lên Ban giám đốc để xử lý. * Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Tổ chức Hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước quy định của NHCT Việt Nam. Thưc hiện công tác quản trị văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn Chi nhánh. Nhiệm vụ của phòng Tổ chức Hành chính là quản lý, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực yêu cầu chuyên môn. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện việc đào tạo cán bộ công nhân viên. 8 Thực hiện việc mua sắm, xây dựng cơ bản theo đúng chế độ, yêu cầu để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho các công tác ngân hàng. Ngoài ra phòng Tổ chức Hành chính còn tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ cán bộ theo đúng quy định của Nhà nước của NHCT Việt Nam. * Phòng kiểm tra nội bộ Phòng kiểm tra nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động của Chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước cơ chế quản lý của ngành. Phòng Kiểm tra nội bộ không trực tiếp tham gia các giao dịch nhưng lại có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm toán hàng ngày các giao dịch lớn hoặc các nghiệp vụ theo quy định. Phòng trực tiếp tiếp nhận giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức cá nhân có nội dung liên quan đến hoạt động của Chi nhánh, của cán bộ ngân hàng. Phòng phải báo cáo, kiến nghị lên Ban giám đốc biện pháp xử lý cá nhân, tổ chức có sai phạm được phát hiện. Ngoài ra phòng Kiểm soát nội bộ còn làm đầu mối khi có đoàn kiểm tra, kiểm toán hoặc thanh tra đến làm việc tại Chi nhánh. Phối hợp với phòng Kế toán tài chính, phòng Tổ chức hành chính tham gia việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định một số việc khác dưới tư cách giám sát. * Phòng Tổng hợp tiếp thị Đây là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. Phòng có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tư vấn đầu tư, các dịch vụ về thẻ, dịch vụ bảo hiểm… Phòng thực hiện nghiệp vụ đầu mối về thẻ như lắp đặt, vận hành, xử lý lỗi thẻ ATM, giải quyết các vướng mắc của khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ. 9 * Phòng Kế toán tài chính Phòng Kế toán tài chính là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước của NHCT Việt Nam. Phòng Kế toán tài chính có nhiệm vụ chi trả lương các khoản thu nhập khác cho cán bộ công nhân viên hàng tháng. Tính trích nộp thuế, bảo hiểm theo đúng chế độ. Phòng phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch thực hiện quỹ tiền lương quý, năm theo quy định của Nhà nước của NHCT Việt Nam đồng thời phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của Chi nhánh. Phòng Kế toán tài chính còn thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, phối hợp với phòng ngân quỹ kiểm soát đối chiếu tiền mặt hàng ngày. Tổ chức quản lý theo dõi hạch toán tài sản cố định, công cụ lao động, chi tiêu nội bộ của Chi nhánh. Phối hợp với phòng Tổ chức hành chính lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, mua sắm tài sản cố định. 10 [...]... trong ngõ, không thuận lợi trong quan hệ giao dịch tiếp thị 20 Phần V Phương hướng một số giảI pháp phát triển ngân hàng 1 Phương hướng phát triển Để tiếp tục giữ vững tốc độ phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng như duy trì sự phát triển ổn định của Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương, Ban Giám đốc Chi nhánh đã đề ra phương hướng phát triển làm cơ sở cho các hoạt động của chi nhánh... toàn diện vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh Chăm lo sức khoẻ cho người lao động tổ chức các phong trào học tập văn hoá thể thao trong cơ quan 2 Giải pháp phát triển Sau một thời gian tìm hiểu thực tế hoạt động của NHCT chi nhánh Chương Dương, trực tiếp thấy được những kết quả cũng như những khó khăn tồn tại phương hướng phát triển của ngân hàng, Em xin đưa ra một số đề xuất để phát triển Chi... tiếp thị đối với những khách hàng mới, quan tâm tới những doanh nghiệp vừa nhỏ, các doanh nghiêp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp tư nhân cá thể có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả, có tài sản đảm bảo tránh tập trung vào một ngành hàng, một khách hàng, tạo ra một cơ cấu dư nợ hợp lý giữa dư nợ ngắn hạn trung dài hạn, giữa doanh nghiệp nhà nước các thành phần kinh tế... KẾT LUẬN Như vậy sau một thời gian ngắn thực tâp ở Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương, em đã được tiếp xúc, xem xét tình hình hoạt động, những kết quả đạt được cũng như những khó khăn còn tồn tại, phương hướng phát triển chung của NHCT Việt Nam phương hướng phát triển cụ thể mà Chi nhánh đã đề ra Từ đó em đã có thể hoàn thành bản báo cáo tổng hợp rút ra được những nhận xét hình thành nên ý... trung dài hạn tuy chưa thật hợp lý nhưng đã giữ vững duy trì ổn định hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đem lại mức lợi nhuận tương đối cao Trong đầu tư cho vay, Chi nhánh đã chú trọng đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực có xu hướng phát triển, sản phẩm dịch vụ có ưu thế cạnh tranh cao trong nước tham gia hội nhập như ngành Điện, ngành Bưu chính viễn thông, Dầu khí Hầu hết các dự án đều phát. .. tệ thanh toán quốc tế, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng Đảm bảo thu chi tiền mặt cho khách hàng kịp thời nhanh chóng an toàn, không để tiền mặt tồn quỹ quá quy định Củng cố xây dựng đội ngũ làm công tác kiểm ngân có tay nghề giỏi, đức tính trong sạch, liêm khiết Nâng cao chất lượng hạch toán kế toán thông tin kinh tế Phối hợp với phòng Kinh doanh theo dõi thu hồi nợ đến hạn, quá hạn và. .. suất so với các ngân hàng khác 2 Đầu tư cho vay Theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam về nâng cao chất lượng hiệu quả an toàn với phương châm Phát triển An toàn- Hiệu quả- Bền vững”, tăng trưởng tín dụng phải gắn liền với chất lượng tín dụng Hoạt động đầu tư tín dụng của chi nhánh vẫn được duy trì ổn định Trên cơ sở đánh giá phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính mức độ tín nhiệm... đồng Dollar Mỹ mất giá so với một số đồng ngoại tệ mạnh khác…Nhưng bằng nỗ lực không ngừng của cán bộ nhân viên ngân hàng sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban nghiệp vụ trong Chi nhánh nên hoạt động kinh doanh đối ngoại cũng đạt được những thành tích đáng kể Cụ thể: 2.3.1 Kinh doanh ngoại tệ Doanh số mua bán các loại ngoại tệ chủ yếu như sau: Đồng Dollar Mỹ: Mua vào: 68.3 triệu USD Bán ra: 68.1... đối với một dự án tín dụng Việc xếp loại doanh nghiệp có thể dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau nhưng cần phải xem xét một cách toàn diện từ tình hình thực tế của doanh nghiệp, khả năng vay, khả năng thanh toán đảm bảo tín dụng + Theo dõi thu nợ, thu lãi đúng hạn, xử lý kịp thời các khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn + Phân loại, đánh giá, xác định rõ nguyên nhân để đề ra giải pháp, phương hướng giải quyết... nợ tín dụng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng 1 Công tác huy động vốn Bất kì một cá nhân hay doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh đều cần phải có vốn Với ngân hàng cũng vậy, nhưng đặc biệt hơn khi hàng hóa kinh doanh của ngân hàng lại là tiền tệ Đi vay để cho vay là đặc trưng cơ bản của hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay, nên hoạt động huy động vốn là cơ sở, nền tảng . tệ và hoạt động ngân hàng. Ngân hàng thương mại quốc doanh bao gồm Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Viêt Nam, Ngân hàng Đầu Tư Xây Dựng Việt Nam và Ngân hàng. trình phát triển Chi nhánh. Phần II: Mô hình tổ chức của Chi nhánh. Phần III: Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phần IV: Những khó khăn và tồn tại. Phần V: Phương hướng và một số giải. giải pháp phát triển ngân hàng. Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ ngân hàng vì sự giúp đỡ tận tình trong thời gian qua. 1 Phần I Quá trình phát triển

Ngày đăng: 26/04/2014, 08:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan